Bối Cảnh Lịch Sử Xã Hội Và Tình Hình Văn Học Việt Nam Từ Sau Năm 1975

Bước chân của những đứa trẻ như bé Kim rồi sẽ về đâu trên con đường đời đầy cạm bẫy và khổ đau ấy? Những tác phẩm viết về cuộc đời của những đứa trẻ bị bỏ rơi trong tiểu thuyết miền Nam thời kỳ này cứ kéo dài mãi, như thể con đường tăm tối phía trước các em là những con đường thăm thẳm khôn cùng…

Bên cạnh việc xuất hiện khá nhiều nhân vật những đứa bé bị bỏ rơi thì văn xuôi đô thị miền Nam cũng thường đề cập đến những thân phận phụ nữ long đong, phiêu dạt khát khao đi tìm lẽ sống.

Như chúng ta đều biết, xưa kia, người phụ nữ Việt Nam thường chỉ quẩn quanh bên bếp núc canh cửi trong nhà, nếu có đi xa lắm thì cũng ít khi bước ra khỏi lũy tre làng mình. Khi lấy chồng, người con gái cũng được khuyên “lấy chồng khó giữa làng hơn lấy chồng sang thiên hạ”, “Ta về ta tắm ao ta. Dù trong dù đục ao nhà vẫn hơn”. Dân gian xưa quan niệm rằng người phụ nữ sảy chân khỏi làng, khỏi nhà thường sẽ gặp nhiều bất trắc. Cuộc sống bình yên bên cha mẹ, chồng con mới chính là cuộc sống yên bình. Đầu thế kỷ XX, người phụ nữ trong thơ của Tú Xương đã bước chân ra khỏi ngôi làng của mình để buôn bán, nuôi chồng chăm con. Mặc dù vất vả nhưng người phụ nữ có niềm vui riêng của mình khi gia đình của họ được chăm sóc, thương yêu bằng bàn tay tần tảo khuya sớm. Dẫu vậy, nhưng hình ảnh người phụ nữ tha hương vẫn thường gắn liền với những “lặn lội”, “eo sèo” và đơn bóng.

Trong văn học miền Nam 1954 – 1975, những nhân vật nữ luôn bị đặt trong những cuộc hành trình dài triền miên. Khác với những người phụ nữ tha hương buôn bán đầu thế kỷ, những người phụ nữ thời kỳ này đi tìm lý tưởng sống, đi tìm lối thoát cho cuộc đời và thực hiện những khát vọng cá nhân. Vì thế, bước chân của họ không phải chỉ là bước chân ly hương do hoàn cảnh khách quan mà thậm chí là những bước chân trốn chạy khỏi quê hương. Nhưng cuối cùng, những bước chân ấy của họ chỉ mang lại cảm giác trôi dạt, cô độc.

Sinh ra tại một tỉnh lẻ ở Vĩnh Long, cuộc đời của nhân vật Liễu trong Thú hoang của Nguyễn Thị Thụy Vũ tưởng đâu có được cuộc sống êm đềm; chẳng ngờ

lại vô cùng chật chội và tù túng bởi nơi ấy con người sống với nhau đầy thành kiến và độc ác. Chán chường với cuộc sống đơn điệu, mòn mỏi và tù hãm, nhất là khi phải chứng kiến bi kịch của những người xung quanh, Liễu đã quyết định rời xa quê lên Sài Gòn lập nghiệp. Tuy nhiên, trong bối cảnh ly tán ấy, Sài Gòn liệu có phải là bến đỗ bình an cho cuộc đời Liễu?

Nhân vật Khanh trong tiểu thuyết Tôi nhìn tôi trên vách của Túy Hồng là một cô gái Huế, do loạn ly nên cả gia đình vào Sài Gòn sinh sống. Khanh lấy một người chồng gốc Bắc và hai vợ chồng sống chung trong ngôi nhà của gia đình Khanh. Cuộc sống bất ổn trong đời sống vợ chồng bởi những cuộc khẩu chiến kéo dài giữa “gái Huế” và “trai Bắc” khiến Khanh buồn nhớ quê hương và cảm thấy bơ vơ nơi đất khách quê người.

Bốn cô con gái của hai ông bà già Nam Thành trong tiểu thuyết Đò dọc của Bình Nguyên thì bộc lộ nỗi buồn ra mặt khi phải trôi dạt từ Sài Gòn về Biên Hòa. Với họ, Sài Gòn không chỉ thân thuộc mà còn chứa chan kỷ niệm. Họ vẫn chỉ coi Thái Huyên trang là một nơi sống tạm bợ và luôn đau đáu được trở về…

Những chuyến ra đi của những người phụ nữ trong văn học miền Nam 1954

– 1975 hoàn toàn do yếu tố khách quan mang lại. Chiến tranh, loạn lạc, ly tán là những điều mà chẳng người phụ nữ nào mong muốn. Cuối cùng, dẫu ở, dẫu đi thì họ vẫn cô độc, vẫn lẻ loi bởi con đường tìm đến những bến đỗ hạnh phúc của họ đã bị chiến tranh như bức rào chắn khổng lồ che lối.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 173 trang tài liệu này.

Viết về những người phụ nữ trong một xã hội bất ổn và đầy biến động, dường như các nhà văn miền Nam 1954 – 1975 muốn gửi gắm vào đó tất cả nỗi cảm thông với những thân phận phụ nữ bị bỏ rơi, bị vùi dập, cố trốn chạy thoát khỏi hoàn cảnh trái ngang nhưng cuối cùng lại bế tắc, bất hạnh. Và cuối cùng, một mảng mà chúng tôi không thể không đề cập đến khi viết về văn xuôi đô thị miền Nam là hình ảnh những nhân vật nữ khát khao tình yêu, khát khao được sống thật với chính mình trong cuộc sống tình dục.

Nhân vật nữ trong văn học đô thị miền Nam 1954 – 1975 vốn khao khát sống, khao khát được giải phóng bản thể, tràn trề hy vọng về một cuộc sống hạnh phúc đủ đầy sau mỗi bước chân ly hương nhưng hiện thực xã hội ngột ngạt lại không cho họ sự an bình. Nhắm mắt cho đời trôi nổi, phiêu dạt, nhiều nhân vật nữ rơi vào đám bùn đen dưới đáy xã hội, số khác chọn tình yêu để làm cứu cánh và cũng là để khẳng định bản ngã.

Vấn đề phái tính và âm hưởng nữ quyền trong văn xuôi Việt Nam đương đại qua sáng tác của một số nhà văn nữ tiêu biểu - 9

Tách rời lối văn „hiền lành” của những người đi trước như Thụy An, Nguyễn Thị Vinh, Mộng Sơn, Đặng Thị Thanh Phương, Minh Đức Hoài Trinh,… những truyện ngắn sau này của Nhã Ca, Nguyễn Thị Thụy Vũ, Trùng Dương, Túy Hồng, Nguyễn Thị Hoàng có phần “nổi loạn” khi viết về những khao khát yêu đương của người phụ nữ.

Túy Hồng là nhà văn nữ vốn nổi tiếng trong văn học đương thời về những ngôn từ “bạo dạn” khi miêu tả đời sống tình dục. Văn chương Túy Hồng từng là một hiện tượng không ai nghiên cứu văn học giai đoạn này có thể bỏ qua. Nếu Vết thương dậy thì (1967) còn miêu tả người phụ nữ e ấp, thụ động và là nô lệ trong đời sống tình dục thì ở những tác phẩm sau này như Trong mưa móc hạt huyền (1970), Những sợi sắc không (1970), Bướm khuya (1971), Eo biển đa tình (1973),… những nhân vật nữ thẹn thùng ở ngưỡng cửa tình yêu và tình dục đã trở thành những nhân vật sành sỏi, đam mê và có kiểm soát trong dục tình. Nhân vật Trầm – một giáo sư đã ly dị chồng trong Những sợi sắc không là một nhân vật như thế. Trầm sống độc lập, phóng khoáng, hút thuốc lá, sẵn sàng uống rượu mạnh với các bạn trai và nhất là sống buông thả một cách có kiểm soát.

Viết về tình dục nơi người phụ nữ, ngòi bút Túy Hồng bạo dạn, thẳng thắn với những cảm xúc mạnh mẽ, dữ dội về sinh lý. Nét độc đáo ở ngòi bút Túy Hồng là cách sử dụng ngôn từ khéo léo như có phép thuật. Bà thường dùng những dư vị rất đời thường mặn như muối, cay như ớt, đắng như bồ hòn, hôi như bọ xít,… để cụ thể hóa những xúc cảm nữ. Nhưng có lẽ, sự quyến rũ chính của văn chương Túy Hồng là ở điểm bà đã dám mở toang cánh cửa khuê phòng của mình để độc giả,

nhất là độc giả nam có thể trải nghiệm những điều sâu kín trong nỗi lòng người phụ nữ.

Khác với Túy Hồng, Nguyễn Thị Thụy Vũ lại có cách riêng của mình trong việc thể hiện đời sống tình dục của người phụ nữ. Nhân vật nữ của Thụy Vũ thường là nhân vật các “cô gái già” hoặc các cô gái buôn hương bán phấn. Đưa vào văn học những hình tượng nhân vật như vậy, người ta thấy tác phẩm của Thụy Vũ mang dáng dấp của hiện thực xã hội pha chút bóng dáng văn chương nổi loạn thuộc văn học hiện sinh. Mèo đêm là một quyển sách gồm bốn truyện ngắn. Hai truyện ngắn Một buổi chiều Đợi chuyến đi xa nói về tâm trạng day dứt thèm thuồng tình yêu lẫn tình dục của một cô gái già. Còn hai truyện ngắn Mèo đêm Nắng chiều vàng thì viết về các cô gái bán snack bar dan díu với bọn lính Mỹ. Tình yêu, tình dục trong tác phẩm của Thụy Vũ được miêu tả đôi khi thật êm dịu, thơ mộng, nhưng có lúc lại chứa chất mầm mống nổi loạn. Truyện ngắn Tiếng hát lại khai thác ở một góc độ khác: một cô gái tha phương cầu thực tình cờ bước vào thế giới văn nghệ sĩ thời thượng. Cô phải ăn nằm với một chàng du ca mà cũng không biết những cuộc làm tình không mấy hào hứng ấy sẽ đưa cô đi đến đâu.

Còn với nữ nhà văn Nguyễn Thị Hoàng thì lòng khao khát tính dục lại được những nhân vật nữ của Bà thể hiện bằng một lối sống khác đời – lối sống vượt lên trên cả những dè bỉu, sỉ vả của dư luận để được yêu, được là chính mình. Ngay từ khi tác phẩm đầu tay Vòng tay học trò của Nguyễn Thị Hoàng ra mắt công chúng vào năm 1966 thì ngay lập tức, nó khiến dư luận xôn xao. Vào thời ấy, khi những tư tưởng của Nho giáo, Khổng giáo vẫn còn ảnh hưởng sâu đậm trong cuộc sống con người thì Vòng tay học trò phải chịu đựng không ít điều tiếng và thậm chí cuộc sống riêng tư của Nguyễn Thị Hoàng cũng bị đem ra soi xét. Từng có nhiều ý kiến phê phán tác phẩm này có nội dung vô luân do viết về quan hệ tình cảm giữa một cô giáo trẻ và một cậu học trò phổ thông trong trường. Người ta cho rằng tác phẩm này được Nguyễn Thị Hoàng viết về chính cuộc sống của Bà trong thời gian dạy học ở Đà Lạt. Sau này, khi những tác phẩm Trên thiên đường ký ức (1967), Về

trong sương mù (1970), Bây giờ và mãi mãi (1974),… ra đời thì người ta lại tiếp tục trộn lẫn chuyện đời tư của Nguyễn Thị Hoàng với tác phẩm bởi những truân chuyên trong tình yêu của Bà.

Nội dung truyện của Nguyễn Thị Hoàng thường là những câu chuyện bế tắc. Nhân vật của Bà bế tắc trong cả đời sống thường nhật lẫn trong tình yêu. Bởi bế tắc nên họ luôn có khát vọng tìm cách giải thoát. Nhân vật nữ trong tác phẩm của Nguyễn Thị Hoàng bao giờ cũng khát khao đi tìm một đời sống thật của mình, đi tìm kiếm chính mình. Những nhân vật nữ lang thang bất định, xa rời với phận sự gia đình bởi họ không bao giờ thỏa mãn những khát khao đã bị dư luận đương thời coi là “nổi loạn”, là “vô luân”. Trước những mỉa mai của dư luận, Nguyễn Thị Hoàng chọn cách sống… thản nhiên. Có lẽ, giữa những mênh mông mù mịt của cuộc đời thì chỉ có cách sống thản nhiên mới khiến Nguyễn Thị Hoàng cho nhân vật nữ của mình được nếm trải, được sống thật là chính mình.

Có thể nói, hầu hết những nữ sĩ trên văn đàn văn học miền Nam 1954 – 1975 từ Nhã Ca, Trùng Dương, Túy Hồng, Nguyễn Thị Thụy Vũ, Nguyễn Thị Hoàng,… đều ký thác vào nhân vật nữ của mình những khát vọng về cuộc sống tình yêu, tình dục đích thực. Những nếp nghĩ không cần ngụy trang, những cách hành xử không cần giấu giếm, những đòi hỏi, khao khát yêu đương không cần che đậy,… chính là những điều tạo nên thành công của những sứ giả văn chương nữ quyền Nam Bộ lúc bấy giờ.

Tiểu kết

Như chúng tôi đã đề cập trong phần đầu luận án, viết về nữ giới, đấu tranh bảo vệ cho những người phụ nữ không chỉ có nhà văn nữ mà còn có cả nhà văn nam. Trong chương 2 này, chúng tôi đã khảo sát vấn đề âm hưởng phái tính và nữ quyền trong văn học truyền thống dưới cả hai góc độ: góc độ người phụ nữ như một khách thể thẩm mỹ (trong sáng tác của các nhà văn cả nam và nữ) và như một chủ thể thẩm mỹ (trong sáng tác của các nhà văn nữ viết về giới mình). Nhìn lại văn học Việt Nam truyền thống, chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy tác giả nữ, nhân

vật nữ còn quá ít trong các tác phẩm. Những người phụ nữ trong thời kỳ phong kiến xưa dẫu có bản lĩnh đến mấy thì cũng khó lòng thoát khỏi cái vòng cương toả của luân lý tam tòng; dẫu có cá tính đến mấy thì cuộc đời của họ vẫn chỉ dừng lại ở những xó bếp, góc nhà hay bốn bức tường cửa đóng then cài của những gác tía lầu son. Những người phụ nữ trong văn học Việt Nam trước năm 1975 dẫu có cảm nhận được rõ ràng về bản thể và mong mỏi được giải phóng bản thể thì khát khao của họ cũng phải nén lại để nhường chỗ cho những khát vọng tự do của cả dân tộc; dẫu có “quẫy đạp”, “vùng vẫy” để được là mình thì họ cũng bị coi là những kẻ đi ngược lại với lẽ đời, và rơi vào bất hạnh bởi thiếu vắng sự đồng cảm.

Trong một đất nước vốn coi trọng đạo Mẫu, Việt Nam đã trải qua nhiều biến cố lịch sử; và kéo theo đó là những đổi thay về quan niệm giá trị, cách nhìn, cách cảm về nhân sinh, hơn ai hết, phụ nữ chính là những người chịu tác động trực tiếp nhất bởi những thay đổi của đời sống xã hội. Trong văn học truyền thống, người phụ nữ, dẫu ở tư cách là khách thể thẩm mỹ hay chủ thể thẩm mỹ thì những gì thuộc về riêng tư/ cá nhân họ vẫn chưa từng được thừa nhận. Và đến nay, khát khao được là mình, được trải nghiệm chính cuộc đời mình như “giới thứ nhất” vẫn luôn là mong mỏi của một nửa nhân loại bị xếp vào “giới thứ hai”. Những kết luận rút ra được ở chương 2 này là cơ sở để chúng tôi đánh giá, nhìn nhận vấn đề âm hưởng phái tính và nữ quyền trong văn học Việt Nam đương đại mà chúng tôi sẽ triển khai ở các chương sau.

Chương 3

Ý THỨC PHÁI TÍNH VÀ ÂM HƯỞNG NỮ QUYỀN TRONG

VĂN XUÔI NỮ VIỆT NAM TỪ SAU NĂM 1975 DƯỚI GÓC ĐỘ NỘI DUNG

3.1. Bối cảnh lịch sử xã hội và tình hình văn học Việt Nam từ sau năm 1975

Ngày 30 tháng 4 năm 1975, chiến dịch Hồ Chí Minh kết thúc thắng lợi, tổng thống Việt Nam Cộng hòa từ chức, chính quyền Sài Gòn hoàn toàn sụp đổ. Sau 21 năm kháng chiến chống Mỹ của dân tộc, nước Việt Nam đã được thống nhất, giang sơn đã thu về một mối. Ngay từ những ngày đầu sau khi thống nhất đất nước, người dân Việt Nam đã bước vào một cuộc sống mới với những nhiệm vụ mới không kém nặng nề: khắc phục hậu quả chiến tranh và bước đầu xây dựng Chủ nghĩa xã hội.

Niềm hân hoan, niềm tự hào thắng lợi làm lòng người nô nức. Tuy vậy, những gì mà chiến tranh để lại thì lại khiến người ta không khỏi chạnh lòng, xót xa. Chiến tranh đã phá huỷ nhiều công trình kiến trúc, đã khiến nền kinh tế đất nước khủng hoảng, kiệt quệ, đã biến Việt Nam từ một “hòn ngọc Viễn Đông” trở thành một đất nước nghèo nàn, lạc hậu. Và tổn thương lớn nhất chính là chiến tranh đã cướp đi sinh mạng của hàng triệu con người. Sau chiến tranh, cùng là những người mẹ, người vợ, nhưng những người mẹ, người vợ ở phía “bên này” thì được tấn phong, còn ở phía “bên kia” thì bị coi thường, thậm chí bị nhục mạ. Sau chiến tranh, nhiều người mẹ mất con, nhiều người vợ mất chồng, nhiều người yêu thương mất nhau, nhiều đứa trẻ trở nên côi cút. Không phải ngẫu nhiên mà sau chiến tranh, người ta thấy xuất hiện nhiều “làng Goá”, nhiều “Bến không chồng”. Những người phụ nữ mất chồng, những nữ thanh niên xung phong trở về sau chiến tranh đã “quá lứa lỡ thì” đã tạo ra những “khoảng lặng”, “khoảng trống” trong tâm hồn những người phụ nữ vốn đã cam chịu, đã lặng lẽ nơi làng quê Việt Nam.

Nền văn học của đất nước Việt Nam thống nhất thời kỳ đầu từ năm 1975 đến năm 1985 dường như vẫn vận động theo quán tính của nền văn học thời chiến, vẫn tiếp tục các đề tài về chiến tranh cách mạng và công cuộc xây dựng Chủ nghĩa xã hội, nhiều phương diện của văn học viết về chiến tranh vẫn tiếp tục được khai thác,

phản ánh và hoàn thiện. Vì vậy, các sáng tác thời kỳ này vẫn thể hiện nhãn quan giá trị và nguyên tắc tư duy nghệ thuật của nền văn học sử thi. Nhưng hình như giới sáng tác bắt đầu cảm nhận thấy không thể tiếp tục viết văn như trước. Những ẩn ức chiến tranh, những đổi thay trong đời sống cộng đồng, và cả những phức cảm trong đời sống cá nhân cũng như trong các mối quan hệ xã hội đã khiến những người cầm bút cảm nhận được rõ ràng rằng họ phải “nghĩ khác” và “viết khác”.

Từ năm 1986, đất nước Việt Nam chính thức bước vào công cuộc Đổi mới. Công cuộc đổi mới đã mang lại cho người dân Việt Nam những chuyển biến lớn lao trên mọi phương diện của đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội. Trong bối cảnh của tiến trình giao lưu văn hoá đa chiều, của nền kinh tế thị trường, nhiều giá trị văn hoá xã hội truyền thống đã được nhìn nhận lại. Vai trò, vị trí của nhà nước, của tập thể giảm dần, nhường chỗ cho vai trò của cá nhân, cá thể. Nền kinh tế tập thể quan liêu bao cấp dần nhường chỗ cho nền kinh tế thị trường. Song song với điều kiện phát triển để kinh tế thì điều kiện để nâng cao học vấn cũng là một thành tựu đáng được ghi nhận của công cuộc Đổi mới.

Cùng với chính sách Đổi mới, từ năm 1986, văn học Việt Nam cũng có những biến chuyển lớn lao cả về nội dung lẫn tư tưởng và nghệ thuật. Công cuộc Đổi mới đã mở toang cánh cửa cho nền văn học Việt Nam cả về nhận thức và tâm thức. Âm hưởng anh hùng dần dần lắng xuống, văn học bắt đầu quay về phản ánh cuộc sống bình thường. Thức nhận mới về giá trị con người, về quyền sống, quyền cá nhân đã được các nhà văn, đặc biệt là những nhà văn trẻ cảm nhận sâu sắc. Một thế hệ nhà văn và độc giả mới dần dần hình thành. Nhân vật chính của văn học cũng thay đổi. Văn học quan tâm hơn tới con người cá nhân, tới nhu cầu và khát vọng đời thường họ. Đó là những con người phải đối mặt với chính mình trong cuộc sống không ít khó khăn để tồn tại và vươn lên.

Sau khi chính sách mở cửa, đổi mới năm 1986 được ban hành, quan điểm giới thực sự đã làm thay đổi nhận thức, thái độ và hành vi của nhiều người đối với những vấn đề phụ nữ, bình đẳng, hội nhập và phát triển. Xu hướng toàn cầu hóa

Xem tất cả 173 trang.

Ngày đăng: 17/09/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí