Nhà Văn Hà Thị Cẩm Anh Trong Nền Văn Xuôi Các Dân Tộc Thiểu Số Hiện Đại Việt Nam

Trước hết, tín ngưỡng dân gian Mường có những nét độc đáo riêng. Người Mường đã xác lập một tín ngưỡng bản địa đa thần, nặng về thần tự nhiên. Họ có các tục thờ: thờ Mó nước, thờ chủ đất, thờ động vật, tục thờ cây, tục thờ tổ tiên. Đặc biệt, trong tục thờ cây thì cây si được người Mường sùng bái nhất, đó là loại cây thần - loại cây sinh ra trời đất và muôn loài. Ngoài ra, khi nói đến tín ngưỡng của người Mường, chúng ta không thể không nói đến nghi lễ Mo trong đời sống tinh thần của họ: “Đối với người Mường thì “mo” theo nghĩa của động từ có nghĩa là xướng lên theo những làn điệu nhất định những bài cúng, những khúc mo nhòm, những cát mo kể trong các nghi lễ phục vụ đời sống của từng gia đình và cộng đồng” [34, tr.31]. Mo Mường được chia thành ba loại: thể loại mo nghi thức, thể loại mo kể, thể loại mo nhòm. Ông Mo có một vị trí vô cùng quan trọng trong đời sống tinh thần của người Mường. Mỗi bản Mường đều có ít nhất một gia đình làm mo từ đời này qua đời khác để đảm bảo công việc nghi lễ tín ngưỡng, tâm linh cho mường bản. Ông Mo là yếu nhân có vai trò thông quan với những lực lượng siêu nhiên mà con người tin rằng có liên quan đến cuộc sống của họ. Vì thế ông Mo là người thực hiện lễ cúng các thần linh cũng như những lực lượng siêu nhiên khác. Nhìn chung, Mo Mường cũng là một nét đặc sắc trong văn hoá dân tộc Mường: “Ông Mo là nội dung trong cái gọi là “bản sắc văn hoá truyền thống” của người Mường. Ông Mo vẫn đang có một vai trò quan trọng trong đời sống tinh thần người Mường và sẽ còn tồn tại cùng với niềm tin và tín ngưỡng Mo là một phần quan trọng trong đời sống dân Mường” [34, tr.99].

Nói đến bản sắc văn hoá Mường, chúng ta không thể chỉ nói đến Mo Mường mà không nói đến điệu hát xường ru. Theo nghĩa rộng, “Xường là làn điệu tiêu biểu chủ yếu của dân ca Mường, bao gồm cả xường chúc, xường kể, xường sắc bùa, xường giao duyên v.v…thường được hát trong những dịp vui như mừng nhà mới, chúc mừng đầu xuân, trong các cuộc hát đối đáp giao duyên” [14, tr.12]. Còn theo nghĩa hẹp, “xường là lối hát giao duyên của người

Mường” [14, tr.12]. Có thể nói, xường là thể loại dân ca tiêu biểu và gắn bó sâu sắc với đời sống sinh hoạt của người Mường ở mọi lúc, mọi nơi: khi trên đường đi lên nương, đi xuống suối, khi trong các ngôi nhà sàn mới dựng, khi thì bên bếp lửa, bên chĩnh rượu cần, khi thì thu hút cả bản làng vào những cuộc xường giao duyên hấp dẫn, kéo dài từ đêm này sang đêm khác. Xường có vai trò quan trọng trong đời sống tinh thần của dân tộc Mường: “Sinh hoạt xường giao duyên đối với người Mường ở Thanh Hoá không chỉ thực hiện chức năng trao gửi tình cảm lứa đôi mà còn là phong tục, tập quán, giao tiếp, một sinh hoạt văn hoá văn nghệ được yêu thích. Họ quan niệm rằng con người muốn thành thân thì phải đi học xường, đời sống dù có nhiều của cải vật chất mà không biết xường hoặc thiếu vắng tiếng xường thì vẫn tẻ nhạt và thiếu hụt” [14, tr.12].

Sắc thái văn hoá Mường còn thể hiện trong nhận thức xã hội. Kho tàng văn hoá Mường xứ Thanh giàu chất bản địa, có bản lĩnh vững vàng nên đạo Phật, đạo Gia tô… không dễ gì xâm nhập được. Ngay từ khi chưa có chữ viết, người Mường đã sáng tạo nền văn học dân gian phong phú thể hiện nhận thức của mình về tự nhiên, xã hội. Ngoài ra, còn phải kể đến giá trị nhân bản của trò diễn dân gian Mường như Pồn – Pôông (múa hát quanh cây bông). Cây bông là một loại cây nhân tạo, được đẽo gọt tinh xảo, khéo léo từ một loại gỗ thân mềm gọi là cây Chạng - Bạng, rồi bôi phẩm xanh, đỏ, tím, vàng. Người Mường múa hát quanh cây bông trong dịp được mùa, dịp ếch nhái đón mưa rào, dịp mừng nhà mới. Hội múa hát Pồn Pôông có ý nghĩa linh thiêng, đó là lúc lòng người hoà nhập vào ước mơ, sinh hoạt văn hoá cộng đồng. Văn hóa Mường còn thể hiện trong các tục lệ cưới hỏi, tang ma, tung còn, phường bùa…

Sắc thái văn hoá Mường không chỉ thể hiện ở điệu hát xường, mo Mường mà còn thể hiện trong đời sống vật chất của người Mường. Văn hoá Mường cũng có những nét đặc trưng riêng trong sinh hoạt thường ngày như vấn đề ăn, mặc, ở. Tục ngữ Mường Trong từng có câu:

“Mặc hoa vặn Ăn chọn vùng

Ở nhà sàn có gạc nai, sừng hoẵng”

“Từ khi có giống lúa, người Mường đã lấy gạo nếp ruộng, nếp nương, ngâm, vò gạo, đồ xôi trong cái hông (chõ) làm bằng khúc gỗ khoét rỗng, cái hông đó bắc lên niếng đồng (cái nồi ninh) đun bếp cho xôi chín bằng hơi nước. Cách thức “chưng hơi, ủ chín gạo nếp” ấy đã trở thành một tục lệ trong đời sống bếp núc của người Mường. Các câu thành ngữ đầu môi của người Mường Trong đã khắc cốt, ghi xương rằng:“Cơm nếp, đùi gà, nhà ta có ngọc”. Tập quán ăn nếp, làm quà đùm mo cơm nếp, cúng cơm nếp, cơm lam ống nứa là nếp…đã thành thói quen tự bao giờ” [9, tr.9]. Người Mường thường để sẵn cơm nếp trên quang treo cạnh bếp và bất cứ khách qua đường vào nghỉ chân đều được mời xôi thơm, nếp dẻo.

Về nơi ở, người Mường thường ở nhà sàn. Nhà sàn người Mường có hình mai rùa và nó có ý nghĩa rất quan trọng trong đời sống tâm linh của người Mường. Chuyện kể rằng xưa kia khi con người chưa có nhà ở, một hôm người thợ săn bắt được con rùa định đem làm thịt và con rùa xin được tha chết rồi hứa sẽ mách cho cách làm nhà. Bởi vậy, “Có thể hiểu ý nghĩa của nhà sàn người Mường là sự tôn thờ Rùa Vàng từ thuở “sinh ra đất, nước, vũ trụ…” mà sử thi Mường “Đẻ đất Đẻ nước” đã có nguyên một chương Rùa Vàng xin người đi, tìm cây chu Đá, lá chu Đồng, Bông than, Quả thiếc, khi người thợ săn bắt được Rùa, Rùa kêu rằng “ông đừng ăn thịt tôi, thịt tôi không đủ no người già, lòng gan tôi không đủ no trẻ nít. Tha chết, tôi bày cách cho dựng nên cửa nên nhà. Nhìn bốn chân rùa là nên cột cái. Nhìn xương sườn dài, sườn cụt mà xếp làm rui. Nhìn đầu nhìn đuôi làm chái. Nhìn tai, nhìn mắt làm cửa sổ…” [9, tr.10]. Nhà sàn Mường thường có năm gian, bảy gian, chín gian và thường có cầu thang lên nhà đặt ở bên trái nhà.

Ngoài ra, trang phục của người Mường cũng mang đậm dấu ấn văn hoá riêng. Quần áo nam giới Mường gần giống với quần áo nam giới vùng đồng bằng Bắc Bộ: áo thường may dài tay, cổ nẹp một đốt ngón tay, áo dài gần trùm mông có hàng cúc ở hai vạt trước, thân áo may vừa phải không rộng không hẹp. Bộ quần áo nam giới được nhuộm bằng màu nâu hoặc màu chàm. Chiếc quần may rộng và dài đến mắt cá chân. Vào ngày lễ tết cũng mặc thêm áo chùng. Còn về trang phục của phụ nữ Mường thì bộ lễ phục “Vằn, áo, tênh, khăn” (Váy, áo, thắt lưng, khăn) nói lên vẻ đẹp toàn bích của người thiếu nữ Mường Thanh Hoá. Hoa văn dệt cạp váy, rang váy là những hoạ tiết hoa, cây, con được cách điệu đến mức nhuần nhuyễn. Thiếu nữ Mường xứ Thanh thường mặc váy, áo khóm, khăn chàm đậm.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 114 trang tài liệu này.

Trên đây là một vài nét khái quát về những đặc sắc của văn hoá Mường để giúp chúng ta hiểu rõ hơn về vẻ đẹp văn hoá truyền thống của dân tộc Mường. Đó cũng là những căn cứ để chúng ta có thể xác định rõ hơn dấu ấn văn hoá trong sáng tác của nhà văn Hà Thị Cẩm Anh.

1.2. Nhà văn Hà Thị Cẩm Anh trong nền văn xuôi các dân tộc thiểu số hiện đại Việt Nam

Bản sắc văn hóa Mường trong sáng tác của Hà Thị Cẩm Anh - 4

1.2.1. Khái quát về văn xuôi các dân tộc thiểu số hiện đại Việt Nam

Văn học các dân tộc thiểu số hiện đại ra đời từ sau Cách mạng tháng Tám 1945 nhưng mầm mống đã có từ thời Pháp thuộc. So với văn xuôi thì thơ ca của văn học các dân tộc thiểu số ra đời sớm hơn và đã đạt được nhiều thành tựu với các cây bút tiêu biểu như: Nông Quốc Chấn, Nông Minh Châu, Nông Viết Toại, Triều Ân, Y Phương, Lò Ngân Sủn…Văn xuôi các dân tộc thiểu số được đánh dấu bằng sự xuất hiện của thể loại truyện ngắn. Tác phẩm Cuộc đời của Đoàn (1980) của Bàn Tài Đoàn ra đời báo hiệu về nhu cầu sử dụng văn xuôi để mở rộng khả năng phản ánh. Truyện ngắn đầu tiên đánh dấu cho sự ra đời của văn xuôi các dân tộc thiểu số đó là Ché Mèn đi họp (1958) của Nông Minh Châu. Trong giai đoạn năm 1950 – 1960 xuất hiện hàng loạt các tập

truyện ngắn Bên bờ suối tiên của Triều Ân, Cuộn chỉ màu hột đỗ, Học chữ của Lâm Ngọc Thụ, Chuyện Anh Thượng của Nông Minh Châu, Nước suối tiên đào của Vi Hồng…Truyện ngắn phát triển mạnh vào cuối những năm 60 và giai đoạn 1970 - 1980. Các truyện ngắn dù còn non nớt, có nhiều dấu vết vụng về song đã thể hiện được những nét riêng của các tác giả. Nhờ có chủ trương của Đảng cho tập hợp các truyện ngắn in rải rác trên các sách mà tuyển tập của nhiều tác giả hoặc của riêng từng tác giả ra đời: Tiếng hát rừng xa (1969) của Hoàng Hạc - Triều Ân, Mây tan (1973, nhiều tác giả), Đoạn đường ngoặt (1973) của Nông Viết Toại, Tiếng chim gô (1979) của Nông Minh Châu, Niềm vui (1979) của Vi Thị Kim Bình, Tiếng khèn A Pá (1980) của Triều Ân, Những bông hoa ban tím (1982) của Sa Phong Ba…

Có thể nói các nhà văn dân tộc thiểu số luôn có ý thức tìm kiếm hình thức biểu hiện tốt nhất cuộc sống con người miền núi. Văn xuôi các dân tộc thiểu số chủ yếu phản ánh cuộc kháng chiến chống Mỹ và xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc. Rất ít tác phẩm viết về cuộc kháng chiến chống Pháp. Bên cạnh đó, nhiều nhà văn còn đi sâu phản ánh bức tranh hiện thực cuộc sống và tinh thần vươn lên thoát khỏi khó khăn về kinh tế cũng như sự ràng buộc của những tập tục cũ nghèo nàn, lạc hậu. “Có thể nói văn xuôi các dân tộc thiểu số trong thời kì chống Mỹ cứu nước và xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc như là một bức tranh sử thi, ca ngợi con người, cuộc sống nhân dân các dân tộc miền núi” [39, tr.206]. Về nghệ thuật của truyện ngắn, hầu hết các sáng tác đều đậm dấu ấn của văn học dân gian truyền thống, thể hiện rõ nét bản sắc của từng dân tộc. Ngôn ngữ thường mang đậm dấu ấn của tư duy trực giác, cảm tính. Nhân vật chủ yếu được khắc hoạ về ngoại hình và có sự phân tuyến đối lập. Nhân vật trong truyện ngắn của các nhà văn dân tộc thiểu số lúc đầu khá đơn giản, sơ lược, công thức nhưng dần dần đã được chú ý khai thác đời sống nội tâm. Cốt truyện được sắp xếp theo trật tự tuyến tính và kết thúc thường có hậu. Tuy nhiên, cũng có nhiều nhà văn đã sáng tạo cốt truyện đảo ngược và kết thúc

mở. Nhưng nhược điểm chính của truyện ngắn là thiếu khả năng hư cấu và tính sáng tạo.

So với truyện ngắn thì tiểu thuyết ra đời muộn hơn sáu năm nhưng thể loại này cũng đạt được những thành tựu đáng kể. Muối lên rừng (1964) của Nông Minh Châu là cuốn tiểu thuyết đầu tiên của văn học các dân tộc thiểu số. Nếu truyện ngắn nở rộ hàng loạt các sáng tác từ sau Ché Mèn đi họp thì tiểu thuyết chững lại. Bởi đây là thể loại tự sự cỡ lớn, đòi hỏi có vốn sống phong phú, có khả năng tổng hợp cao hơn. Do đó, kể từ khi Muối lên rừng ra đời thì phải đến 14 năm sau, mạch nguồn tiểu thuyết được tiếp nối với Hơ Giang (1978) của Y Điêng. Bước phát triển của tiểu thuyết trong những năm 80 của thế kỉ XX gắn liền với tên tuổi của Vi Hồng. Trong khoảng mười năm, Vi Hồng đã có tới bảy cuốn tiểu thuyết: Đất bằng (1980), Núi cỏ yêu thương (1984), Thung lũng đá rơi (1985), Người trong ống (1990), Gã ngược đời (1990), Vào hang (1990), Lòng dạ đàn bà (1992). Ngoài ra, còn phải kể đến sự góp mặt của Ma Trường Nguyên với Mũi tên ám khói (1991), Gió hoang (1992), Hoàng Thị Cành với Làm dâu (1992), Cướp chồng (1992), Cao Duy Sơn với Người lang thang (1992). Cao Duy Sơn đã khắc phục được một số hạn chế trong nghệ thuật viết tiểu thuyết trước đó khi nhà văn chú ý miêu tả nhân vật với một sự tự ý thức và sáng tạo được những nhân vật có cá tính riêng biệt. Có thể nói, đến Vi Hồng và Cao Duy Sơn thì tiểu thuyết của văn học các dân tộc thiểu số đã có một bước phát triển mới, chững chạc hơn và tự tin hoà nhập vào tiến trình chung của nền văn học Việt Nam hiện đại.

Nhìn chung, trong suốt thập kỉ 90 của thế kỉ XX đến nay, trong khi thơ có xu hướng chững lại thì văn xuôi các dân tộc thiểu số lại có xu hướng phát triển mạnh mẽ. Chưa bao giờ truyện ngắn, kí lại phát triển mạnh mẽ và tiểu thuyết lại nở rộ như thời kì này. Sáng tác của các nhà văn dân tộc thiểu số ngày càng chứng tỏ được những cách tân độc đáo. Lối viết của họ đậm đà chất hiện thực nhưng cũng không kém phần lãng mạn, tài hoa. Nghệ thuật trần thuật cũng

có sự đổi mới bên cạnh việc kế thừa những yếu tố của văn học dân gian truyền thống. Văn xuôi luôn được ưu tiên hàng đầu trong việc phản ánh bức tranh cuộc sống của đồng bào miền núi đang chuyển mình.

1.2. Nhà văn Hà Thị Cẩm Anh trong dòng chảy của văn xuôi các dân tộc thiểu số Việt Nam hiện đại

Hà Thị Cẩm Anh tên khai sinh là Hà Thị Ngọ, sinh ngày 10 tháng 10 năm 1948 tại xã Cẩm Sơn, huyện Cẩm Thuỷ, tỉnh Thanh Hoá. Một nét nổi bật trong tính cách con người Hà Thị Cẩm Anh là sự sôi nổi, bộc trực và vui vẻ. Có lẽ điều này khiến cho những trang văn của bà rất giàu cảm xúc, giàu tính chiến đấu khi dám nói thẳng vào những sự thật của đời sống đang phơi bày trước mắt. Tuy nhiên, đằng sau sự sôi nổi kia ta vẫn nhận ra một Hà Thị Cẩm Anh luôn âm thầm chịu đựng, trung thực và giàu lòng tự trọng, giàu nghị lực sống và can đảm. Vốn văn hoá Mường trong con người Hà Thị Cẩm Anh đã ăn sâu vào huyết quản của bà. Thuở nhỏ, nhà văn thường được nghe mẹ kể những câu chuyện cổ dân gian của người Mường. Cuộc sống tuổi thơ được tắm mình trong suối nguồn văn hoá Mường phần nào đã làm nên diện mạo độc đáo, đậm đà bản sắc văn hoá dân tộc trong những trang viết của Hà Thị Cẩm Anh.

Nhà văn học hết lớp 5 rồi nghỉ học vì hoàn cảnh gia đình khó khăn. Ở nhà buồn nên bà viết truyện cho khuây khoả nỗi lòng. Tác phẩm Thím Cò Khoai được viết khi bà mới 11 tuổi. Sau đó nhà văn theo học lớp bổ túc văn hoá và tham gia học khoá VI trường viết văn Nguyễn Du. Bà được học cùng lớp với những nhà văn đầy tài năng như Phạm Tiến Duật, Ma Văn Kháng, Lê Minh Khuê…Trong thời gian này, bà làm việc tại trại chăn nuôi của xã. Vì một số lí do riêng, Hà Thị Cẩm Anh không tiếp tục theo học Trường viết văn Nguyễn Du. Sau đó, nhà văn được điều khỏi trại chăn nuôi của xã về Ban vận động thành lập Hội văn nghệ Thanh Hoá. Bà là một trong những người thuộc lứa hội viên tham gia sáng lập của Hội văn học nghệ thuật Thanh Hoá. Từ những sáng tác đầu tay của nhà văn như Thím Cò Khoai, Mùa rẫy đến sớm đã

thấm đượm chất mộc mạc, đằm thắm.

Thời kì bao cấp kéo dài, cuộc sống đầy khó khăn, có lúc người ta tưởng nhà văn cất bút hẳn. Nhưng niềm đam mê văn chương và tình yêu cuộc sống không thể nào cắt đứt duyên nợ của bà với nghiệp cầm bút. Từ năm 2000 đến nay, nhà văn công tác tại Hội Văn học - Nghệ thuật tỉnh Thanh Hoá và bắt đầu cầm bút trở lại. Từ năm 2001 đến nay sức viết của Hà Thị Cẩm Anh rất dồi dào. Bao cảm hứng về miền quê xứ Mường dồn nén bây giờ đã tuôn trào trên đầu ngọn bút. Hầu như năm nào, bà cũng sáng tác một tập truyện ngắn. Một loạt các tác phẩm ra đời đã khẳng định được vị trí của nhà văn trong nền văn học các dân tộc thiểu số hiện đại. Có thể nói, Hà Thị Cẩm Anh là một trong những gương mặt tiêu biểu của xứ Mường đã có những khám phá độc đáo về hiện thực cuộc sống, con người miền núi.

Nội dung bao trùm trong các sáng tác của Hà Thị Cẩm Anh là cuộc sống và con người của xứ Mường - miền quê Thanh Hoá của nhà văn đang có nhiều biến động, thay đổi. Với cái nhìn của một người con quê hương, bà luôn tự hào về những vẻ đẹp văn hoá truyền thống, về phong tục tập quán của dân tộc Mường. Bên cạnh đó còn là tình yêu của nhà văn dành cho vẻ đẹp của núi non, của những dòng sông, cánh rừng bạt ngàn ở quê hương được thể hiện rất rõ trong Đứa con trai, Mưa bụi bay bay, Đau mắt đỏ, Trăng rằm…Trong nhiều tác phẩm, nhà văn không giấu được nỗi đau lòng trước việc con người đang tàn phá thiên nhiên. Bởi hành động ấy cũng đồng nghĩa với việc họ tự huỷ diệt chính môi trường sống của mình: “Mất bao nhiêu triệu năm nữa mới tạo ra cho con người có được một môi trường sống giàu có, trong lành và bền vững ? Vậy mà chỉ trong vòng bốn mươi năm, các thế hệ con cháu của mụ Dạ Dần ở mường Trần này đã đủ thời gian phá tanh bành tất cả. Những khu rừng biến mất. Dòng sông nặng trĩu phù sa và ngàn ngạt cá tôm bị biến dạng và cạn kiệt đến tận đáy” [7, tr.180]. Các sáng tác của Hà Thị Cẩm Anh đậm đà bản sắc văn hoá Mường ở chỗ nhà văn đã đi sâu cảm nhận vẻ đẹp của các phong tục tập

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 24/10/2023