+ Tổ chức trùng tu, bảo tồn các di tích lịch sử văn hóa ở TTH theo đúng các chuẩn mực quốc gia và quốc tế; tiến đến đảm nhận việc trùng tu, bảo tồn các di tích hoặc chuyển giao các quy trình công nghệ trùng tu và bảo tồn di tích cho các tổ chức xã hội theo nhu cầu.
- Nhà nước tăng cường đầu tư kinh phí, đồng thời mở rộng việc huy động các nguồn lực đầu tư cho vấn đề giữ gìn và phát huy DSVH ở TTH. Cần chú ý, tăng cường đầu tư cho hoạt động này là không chỉ tăng cường về số lượng kinh phí đầu tư mà tỷ lệ đầu tư cho các hoạt động cũng phải được chú trọng cân đối phù hợp.
Thứ sáu, giải pháp gắn kết chặt chẽ DSVH với phát triển du lịch ở tỉnh TTH.
Bảo vệ, giữ gìn DSVH mới chỉ là một nữa nhiệm vụ, đương nhiên phải ưu tiên làm trước. Giữ gìn DSVH không đồng nghĩa với cách hiểu “giữ nguyên hiện trạng” hoặc “ôm khư khư”. Việc phát huy DSVH bằng khai thác phát triển du lịch sẽ đem lại nhiều lợi ích. Văn hóa và du lịch có mối quan hệ biện chứng và trực tiếp, văn hóa là tiền đề để phát triển du lịch. Đối với TTH, muốn bảo vệ sự toàn vẹn cho văn hóa nói chung và DSVH nói riêng như tăng thêm kinh phí cho tu bổ di tích, tạo thêm công ăn việc làm cho cộng đồng địa phương, nâng cao đời sống cho những người trực tiếp trong nom di tích… thì nên lựa chọn giải pháp gắn kết chặt chẽ phát huy DSVH với phát triển du lịch.
Du lịch là một ngành kinh tế có định hướng tài nguyên một cách rõ rệt, hay nói một cách khác du lịch chỉ có thể phát triển trên cơ sở khai thác các giá trị tài nguyên du lịch. Đứng từ góc độ này, các giá trị DSVH được xem là dạng tài nguyên du lịch để khai thác tạo ra các sản phẩm du lịch hấp dẫn, khác biệt và có khả năng cạnh tranh không chỉ giữa các vùng miền, các địa phương trong nước mà còn giữa Việt Nam với các nước trong khu vực và quốc tế.
Có nhiều phương thức tiếp cận để phát huy các giá trị DSVH, tuy nhiên du lịch được xem là phương thức phát huy có hiệu quả nhất, đặc biệt đối với bạn bè quốc tế. Không phải ngẫu nhiên du lịch được xem là “cầu nối” giữa các dân tộc, giữa các nền văn hóa trên thế giới. Qua hoạt động hướng dẫn du
lịch, du khách có cơ hội không chỉ được được tận mắt nhìn thấy trong thực tế, mà còn được hiểu về giá trị các DSVH nơi mình đến du lịch. Nhiều giá trị văn hóa chỉ có thể cảm nhận được trong những khung cảnh thực của tự nhiên, của nếp sống truyền thống cộng đồng mà không thể có phim ảnh, diễn xuất nào có thể chuyển tải được. Và chỉ có du lịch mới có thể đem lại cho du khách những trải nghiệm đặc biệt, sống động.
Công tác giữ gìn các giá trị DSVH đòi hỏi có kinh phí cho hoạt động thu thập, nghiên cứu di sản; bảo vệ, tu sửa, tôn tạo, v.v. bên cạnh những yêu cầu về kinh nghiệm, về đội ngũ, về trình độ khoa học công nghệ, v.v. trong lĩnh vực bảo tồn. Nguồn kinh phí dành cho hoạt động giữ gìn DSVH từ ngân sách nhà nước và hợp tác quốc tế thường rất hạn hẹp so với nhu cầu thực tế. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả của công tác giữ gìn DSVH . Trong bối cảnh trên, nguồn thu từ du lịch sẽ là đóng góp quan trọng cho hoạt động giữ gìn của chính những giá trị văn hoá.
Có thể bạn quan tâm!
- Phương Hướng Cơ Bản, Tầm Nhìn Nâng Cao Hiệu Quả Việc Giữ Gìn Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Ở Thừa Thiên Huế Hiện Nay
- Những Giải Pháp Cơ Bản Để Nâng Cao Việc Giữ Gìn Và Phát Huy Các Di Sản Văn Hóa Ở Thừa Thiên Huế Hiện Nay
- Vấn đề giữ gìn và phát huy di sản văn hóa ở Thừa Thiên Huế hiện nay - 18
- Vấn đề giữ gìn và phát huy di sản văn hóa ở Thừa Thiên Huế hiện nay - 20
- Danh Mục Các Dự Án Đã Thực Hiện Giai Đoạn Từ 1996 Đến 2012
- Vấn đề giữ gìn và phát huy di sản văn hóa ở Thừa Thiên Huế hiện nay - 22
Xem toàn bộ 187 trang tài liệu này.
Có thể thấy mối quan hệ tương hỗ mật thiết giữa giữ gìn với phát huy DSVH và giữa giữ gìn, phát huy DSVH với hoạt động phát triển du lịch. Đây là những mối quan hệ biện chứng cần được các cấp chính quyền và nhân dân tỉnh TTH nhìn nhận một cách khách quan, đầy đủ để xây dựng định hướng khai thác có hiệu quả các gía trị DSVH phục vụ phát triển du lịch và xây dựng các chính sách phù hợp để du lịch có thể có những đóng góp tích cực và trách nhiệm nhất cho hoạt động giữ gìn, phát huy các giá trị DSVH, hay nói cách khác việc giữ gìn và phát huy giá trị DSVH chính là một định hướng quan trọng nhằm hỗ trợ phát triển du lịch. Khoản 3 Điều 10 Pháp lệnh Du lịch quy định: “Tài nguyên du lịch là cảnh quan thiên nhiên, di tích lịch sử, di tích cách mạng, quá trình lao động sáng tạo của con người có thể được sử dụng nhằm thỏa mãn nhu cầu du lịch; hình thành các điểm du lịch, khu du lịch nhằm tạo ra sự hấp dẫn du lịch”. Như vậy, nếu làm tốt việc giữ gìn và phát huy giá trị DSVH và thiên nhiên chính là góp phần giữ gìn và phát huy giá trị nguồn tài nguyên du lịch của TTH. Trong quá trình gắn kết DSVH với du lịch cần chú ý mấy điểm sau:
Một là, cần đẩy mạnh nghiên cứu và phát huy các DSVH đặc sắc của TTH trong quá trình phát triển du lịch.
DSVH ở TTH được thể hiện thông qua các loại hình: Kiến trúc, lễ hội, đời sống… đây là những tài sản vô giá, là chìa khóa để phát triển du lịch, thể hiện qua nhiều giá trị riêng biệt.
- Tính lịch sử: đó là sự nối tiếp của nhiều giá trị truyền thống qua các giai đoạn lịch sử: tiền sơ sử, Chămpa, Đại Việt, Tây Sơn, Triều Nguyễn…
- Tính phong phú, đa dạng của văn hóa: gồm văn hóa dân gian, văn hóa cung đình được kế thừa sáng tạo và bổ sung lẫn nhau.
- Tính hội tụ và lan tỏa: đỉnh cao trình độ của dân tộc Việt Nam qua 4 thế kỷ từ quá trình hình thành thủ phủ Đàng trong đến trị sở kinh đô của các thời đại.
- Tính tiêu biểu: thể hiện qua sự độc đáo của kiến trúc cung đình, kiến trúc
tôn giáo, kiến trúc dân gian, tư tưởng, phong cách, lối sông con người Huế.
Phương pháp nghiên cứu để sử dụng tài nguyên văn hóa như thế nào cho hiệu quả thậm chí còn có ý nghĩa quyết định thành công của du lịch hơn là chính bản thân tài sản văn hóa mà chúng ta đang có. Ở đây muốn nói đến giá trị của tri thức, của kiến thức ẩn bên trong các DSVH. Ví dụ, chiều sâu của văn hóa Huế không phải chỉ là mấy trăm năm, đó là một cuộc hành trình dài của lịch sử, nơi hội tụ của nhiều dòng văn hóa. Mảnh đất này đã in dấu vết văn hóa từ thời văn hóa Sa Huỳnh cách đây 3000 năm, văn hóa Chăm hơn 1500 năm, đến các di tích và di sản phi vật thể được xây dựng bởi các Vua Nguyễn và những người kế vị, và kế tiếp là những công trình kiến trúc theo phong cách Pháp dưới thời thực dân. Nếu không hiểu được cội nguồn của các nguồn tài nguyên văn hóa Huế, thật khó có thể xây dựng được một cơ sở cho các bài thuyết trình hướng dẫn du khách và giới thiệu hiện vật trưng bày. Về vấn đề này, quan trọng là tỉnh TTH cần phát triển một hệ thống các nhà bảo tàng, trung tâm khảo cổ, lịch sử và thẩm mỹ, mà trung tâm DSVH Huế hiện có chỉ là một phần của hệ thống này. Nhiều DSVH độc đáo vẫn chưa được phát hiện hoặc không được giữ gìn tốt trong các công trình công cộng cũ, là những nơi cần được khôi phục. Với sự hội
tụ của nhiều nghề thủ công và lịch sử liên quan, TTH có thể trở thành một trong những hệ thống bảo tàng khảo cổ và lịch sử được giữ gìn ở Việt Nam, và thậm chí là trong khu vực.
Việc nghiên cứu giá trị văn hóa đòi hỏi phải thể hiện tính xã hội cao và công việc phải thực tế khách quan. Vấn đề giữ gìn và phát huy giá trị DSVH, phục dựng và giữ gìn các lễ hội phải tiếp thu các thành tựu khoa học kết hợp với nghiên cứu tình hình thực tế. Nếu không sẽ dẫn đến những sự hiểu lầm về sau, sẽ giảm các giá trị đích thực của văn hóa. Trong quá trình đưa các giá trị truyền thống vào phục vụ du khách cần xem xét và có biện pháp thích hợp cho từng bước đi, tránh các khuynh hướng chỉ nhằm mục đích thương mại mà làm mất đi giá trị của các DSVH.
Hai là, cần khai thác có hiệu quả các giá trị các DSVH để phát triển những sản phẩm du lịch đặc thù có tính cạnh tranh cao, thu hút khách du lịch. Hiện nay, một trong những hạn chế cơ bản của du lịch ở Việt Nam nói chung và TTH nói riêng là thiếu các sản phẩm du lịch đặc thù có tính cạnh tranh cao trong khu vực và quốc tế. Chiến lược phát triển du lịch tỉnh TTH trong giai đoạn tới sẽ ưu tiên khắc phục hạn chế này. Trong trường hợp này, bản thân các DSVH, đặc biệt là các di sản thế giới là những tài nguyên du lịch có giá trị. Vấn đề là cần có quy hoạch và đầu tư hợp lý để biến những giá trị DSVH thành sản phẩm du lịch có sức cạnh tranh, thu hút khách du lịch. Sự tăng trưởng về khách du lịch đến các điểm di sản sẽ đồng nghĩa với việc
những giá trị di sản này sẽ càng được phát huy.
Trong những năm tới, tỉnh TTH cần chú ý hơn nữa trong việc nâng cao
hiệu quả các loại hình du lịch đặc sắc, như:
- Phát huy giá trị các điểm du lịch hấp dẫn cùng một số di tích tiềm năng: Bên cạnh di tích Hoàng Thành, lăng tẩm, chùa chiền cần nối kết nâng cao hiệu quả các di tích khác như hồ Tịnh Tâm, Hổ Quyền- Voi Ré, các di tích lịch sử cách mạng như di tích Nguyễn Tri Phương, Nguyễn Chí Thanh, Nguyễn CHí Diễu, di tích lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh…cần khai thác, tăng cường mở rộng các tuyến du lịch đến các di tích lịch sử độc đáo mới được trùng tu, các bảo tàng,… nhằm tạo sự hấp dẫn phong phú cho các tour du lịch văn hóa.
- Phát huy giá trị các làng nghề truyền thống phục vụ cho du lịch phát triển: TTH tồn tại rất nhiều làng nghề truyền thống lâu đời như phường Phường Đúc, làng Kim hoàn Kế Môn, làng gốm Phước Tích, làng điêu khắc Mỹ Xuyên, làng rèn Hiền Lương, làng tranh Lại Ân, làng hoa giấy Thanh Tiên… Đến nay, một số làng nghề này vẫn còn duy trì và hòa nhập với nền sản xuất hiện tại. Những làng nghề thủ công này là một thực thể sống động, tạo nên nét đặc trưng văn hóa, đồng thời đem lại nguồn lợi về kinh tế. Do đó, ngoài việc tỉnh cần có chính sách hỗ trợ vốn cho phát triển làng nghề thì cần tập trung hình thành những tuyến tham quan hợp lý, tổ chức các hoạt động triễn lãm bên cạnh các xưởng và nơi sản xuất để mọi người thấy thao tác trình diễn và mua sản phẩm. Nên duy trì Festival làng nghề truyền thống để phổ biến, quảng bá sản phẩm thủ công mỹ nghệ, tìm cách khôi phục, phát triển các nghề thủ công truyền thống để thu hút thêm khách du lịch đến Huế.
Ba là, phát triển du lịch DSVH cần xây dựng mối liên kết giữa cộng đồng với các hoạt động du lịch ở Tỉnh TTH.
Cộng đồng là một phần không thể thiếu của DSVH, trong nhiều trường hợp cộng đồng chính là linh hồn, là tâm điểm của di sản. Tính biện chứng ở đây thể hiện ở chỗ phát triển du lịch di sản không thể tách rời phát triển cộng đồng ở khu vực di sản và lợi ích có được từ du lịch di sản phải được chia sẻ với cộng đồng. Trong trường hợp này, cộng đồng sẽ là nhân tố tích cực góp phần giữ gìn và phát huy các giá trị DSVH trên quê hương của họ. Người dân trong cộng đồng phải là chủ thể trong các lễ hội, trong bảo vệ di tích, tham gia sản xuất các hàng thủ công mỹ nghệ.
Như vậy, đòi hỏi tỉnh phải tăng cường hơn nữa công tác tuyên truyền vận động mọi người dân thực hiện đúng những yêu cầu của Nhà nước, các quy tắc của công đồng. Trong du lịch, muốn người dân tham gia cụ thể, tỉnh phải có những chính sách hỗ trợ mang tính lâu dài để họ có thể chuyển đổi nghề nghiệp, mua sắm thiết bị phương tiện nhằm sản xuất và phục vụ du lịch.
Bên cạnh ý nghĩa trên, phát triển du lịch văn hoá gắn với cộng đồng sẽ còn khai thác được những giá trị DSVH bản địa góp phần làm đa dạng và phong phú hơn sản phẩm du lịch điểm đến, làm tăng tính hấp dẫn và hiệu quả kinh doanh du lịch.
Thứ bảy, giải pháp đẩy mạnh việc hợp tác quốc tế trong lĩnh vực giữ gìn và phát huy DSVH ở TTH
Các hoạt động giữ gìn và phát huy DSVH ở TTH đang diễn ra trong tình hình đất nước thực hiện mở cửa, tăng cường các mối giao lưu và quan hệ quốc tế, do đó đòi hỏi tỉnh TTH phải nhận thức được vai trò to lớn của việc tăng cường hội nhập quốc tế, tiếp cận công nghệ tiên tiến, tranh thủ nguồn vốn tài trợ của quốc tế cho các dự án tu bổ, tôn tạo DSVH vật thể và sưu tầm, nghiên cứu DSVH phi vật thể. Để thực hiên tốt hơn cho công tác này, tỉnh TTH cần chú ý đến cách yếu tố sau:
- Một là, trong quá trình hợp tác quốc tế, các nhà quản lý văn hóa cần trang bị kiến thức, sự hiểu biết để hợp tác với các chuyên gia nhằm tôn tạo, trùng tu hay bảo vệ di sản một cách tốt nhất.
- Hai là, cần nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác tuyên truyền, giới thiệu các DSVH ở TTH cho bạn bè quốc tế hiểu đúng giá trị tư tưởng, thẩm mỹ. Đó cũng là con đường thích hợp nhất để thu hút khách du lịch đến thăm Huế, góp phần phát triển kinh tế xã hội nói chung và ngành du lịch nói riêng.
- Ba là, tỉnh TTH cần có những văn bản đề nghị Chính phủ phê chuẩn và tham gia các công ước quốc tế về bảo tồn các DSVH. Đồng thời, tích cực tham gia các hoạt động của ủy ban Di sản thế giới nhằm thực hiện “Công ước về việc bảo tồn các DSVH và thiên nhiên thế giới”, hướng ứng những nội dung và biện pháp cụ thể của UNESCO về bảo vệ và phát huy giá trị các DSVH phi vật thể.
- Bốn là, cần tham gia với tư cách là thành viên các tổ chức chuyên môn quốc tế về bảo vệ và phát huy giá trị DSVH. Đẩy mạnh hợp tác quốc tế theo hướng hợp tác song phương, đa phương, hợp tác trên các lĩnh vực nghiên cứu, tư vấn chuyên môn, đào tạo nâng cao năng lực cho cán bộ TTH thông qua các chương trình dự án, tập huấn trong nước và nước ngoài. Hợp tác thông qua các dự án trùng tu một số công trình cụ thể v.v. Để việc hợp tác có hiệu quả, chúng ta cần chuẩn bị sẵn một số dự án ở nhiều cấp độ khác nhau để có thể gọi mời các đối tác phù hợp.
Kết luận chương 4
Trong thời đại của chúng ta, trong xu thế toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế thế giới, vấn đề DSVH và giữ gìn, phát huy DSVH có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Xét về một phương diện nào đó thì vấn đề giữ gìn và phát huy DSVH liên quan đến sự tồn tại của các dân tộc. Do vậy, từ thực trạng của chương 3, trong chương 4 luận án đã đưa ra một loạt các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng của công tác giữ gìn và phát huy DSVH ở TTH trong giai đoạn tới. Những giải pháp đó bao gồm: đẩy mạnh tuyên truyền giáo dục để nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của việc giữ gìn và phát huy DSVH; thúc đẩy phát triển kinh tế, tăng tích lũy tạo điều kiện tăng đầu tư cho giữ gìn DSVH; nâng cao năng lực quản lý, các chương trình hành động cụ thể đối với từng loại hình DSVH, các quy phạm về pháp luật; kết hợp chặt chẽ DSVH với phát triển du lịch; đẩy mạnh hợp tác quốc tế trong lĩnh vực giữ gìn và phát huy DSVH ở TTH. Khẳng định, vấn đề giữ gìn và phát huy DSVH ở TTH nếu được nghiên cứu, đánh giá một cách nghiêm túc, khoa học và có quy hoạch đúng đắn sẽ không những đáp ứng được nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh mà còn góp phần không nhỏ trong việc xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
KẾT LUẬN
1. DSVH là bộ phận quan trọng cấu thành nên văn hóa của mỗi quốc gia dân tộc. Những giá trị văn hóa đọng lại trên các DSVH là những bằng chứng về sự trường tồn của cái đẹp, của quá khứ đối với hôm nay và ngày mai. Việc giữ gìn và phát huy các DSVH không những phải đảm bảo sự vẹn toàn các giá trị của thế hệ đi trước để lại mà quan trọng hơn là phải xây dựng niềm tự hào dân tộc, khơi dậy nguồn sức mạnh nội sinh cho quá trình phát triển bền vững của đất nước.
2. TTH là trung tâm văn hóa và du lịch của cả nước. Là nơi đầu tiên của Việt Nam có khu di tích được công nhận là DSVH thế giới. Các DSVH ở TTH có vai trò rất quan trọng, là điểm hội tụ tinh hoa văn hóa dân tộc, là nơi gặp gỡ giao lưu các luồng văn minh nhân loại. Vấn đề giữ gìn và phát huy các giá trị DSVH ở TTH trong giai đoạn đổi mới là một yêu cầu khách quan, cấp thiết hiện nay.
3. Sự nghiệp giữ gìn và phát huy DSVH ở TTH là trách nhiệm của mọi ngành, mọi cấp, trong đó Đảng và Nhà nước giữ vai trò lãnh đạo, vạch đường chỉ lối, các cơ quan tham gia tổ chức thực hiện, song mấu chốt cuối cùng vẫn là chủ thể nhân dân TTH. Chỉ khi nào nhân dân ý thức được trách nhiệm, tham gia xây dựng đời sống văn hóa thì lúc đó công cuộc giữ gìn và phát huy DSVH ở TTH mới mang đầy đủ ý nghĩa giá trị trong cuộc sống xã hội theo đúng phương châm “cách mạng là sự nghiệp của quần chúng”. Công tác trên không nằm ngoài chân lý đó.
4. Công tác giữ gìn và phát huy DSVH ở TTH trong thời gian qua đã đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ: DSVH ở TTH đã vượt qua giai đoạn cứu nguy khẩn cấp và từng bước hồi sinh diện mạo ban đầu của một cố đô lịch sử. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan, nhiều công trình di sản vẫn còn trong tình trạng hư hỏng nặng nề, nhiều lễ hội, ngành nghề truyền thống trong quá trình khôi phục chưa đáp ứng yêu cầu và