Vấn đề giữ gìn và phát huy di sản văn hóa ở Thừa Thiên Huế hiện nay - 20


còn nhiều hạn chế, bất cập. Những nguyên nhân được rút ra từ thực tiễn và những vấn đề đặt ra cần phải được nhận thức đúng để nâng cao hơn nữa chất lượng của việc giữ gìn và phát huy DSVH ở TTH trong tình hình mới.

5. Nâng cao chất lượng, hiệu quả của việc giữ gìn và phát huy DSVH ở TTH trong giai đoạn hiện nay cần quán triệt quan điểm của Đảng về DSVH, phải đảm bảo tính kế thừa, đổi mới và nhìn nhận sự cần thiết phải bảo vệ DSVH trong điều kiện KTTT. Phải thực hiện hệ thống các giải pháp toàn diện, đồng bộ nhằm nâng cao chất lượng công tác này. Căn cứ vào đặc điểm riêng của tỉnh TTH mà các chủ thể, tỉnh ủy, UBND và ngành văn hóa cần vận dụng thực hiện cho phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả công tác giữ gìn và phát huy DSVH ở TTH đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong những giai đoạn tiếp theo.

6. Không một DSVH nào để lại mà không kèm theo một trách nhiệm. Với ý thức góp phần xây dựng đời sống kinh tế- xã hội hôm nay và chuyển giao tài sản văn hóa một cách trọn vẹn đầy đủ cho thế hệ mai sau, sự nghiệp giữ gìn và phát huy DSVH nói chung và ở tỉnh TTH nói riêng phải không ngừng nổ lực, tìm tòi, tạo ra những sáng tạo mới, và đặc biệt là sự quyết tâm của các cấp chính quyền địa phương cùng toàn thể nhân dân nhằm góp phần vào sự nghiệp xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. KIẾN NGHỊ

1. Đối với Trung ương

- Kiến nghị đưa dự án Quy hoạch bảo tồn và phát huy giá trị di tích cố đô Huế vào dự án ưu tiên của Nhà nước nhằm tạo điều kiện chủ động nguồn vốn đầu tư. Nâng cấp đầu tư kinh phí cả về tu bổ công trình, bảo vệ, bảo quản hiện vật và phục hồi các DSVH phi vật thể. Hiện nay, còn khá nhiều di tích bị xuống cấp do ảnh hưởng của thiên tai khí hậu cần tu bổ và rõ ràng, DSVH ở TTH là tài sản quan trọng của quốc gia, được coi là “quốc gia chi bảo”. DSVH sẽ không thể tồn tại và phát triển nếu sự tài trợ từ Nhà nước. Chính vì thế, Trung ương cần điều tiết, cốt sao có nguồn vốn kịp thời nhằm đảm bảo cho các công trình thực thi theo kế hoạch, không bị chậm lại hoặc gián đoạn.


- Nhà nước nên xây dựng đề án thiết lập Quỹ quốc gia văn hóa Việt Nam nhằm huy động các nguồn kinh phí, các tài sản hiến tặng. Điều chỉnh một phần lãi ở những đơn vị kinh doanh có lợi nhuận cao để đầu tư cho các di tích lịch sử văn hóa tiêu biểu đang xuống cấp và DSVH phi vật thể đặc sắc đang bị mai một.

- Đề nghị Bộ văn hóa thể thao và du lịch tiếp tục duy trì tạp chí chuyên ngành DSVH để phục vụ cho việc trao đổi học thuật, phổ biến thông tin. Hiện nay, đội ngũ cán bộ nghiên cứu văn hóa khá đông, đối tượng để nghiên cứu DSVH rất phong phú, đây là điều kiện thuận lợi để tạp chí DSVH có nội dung sâu sắc. Cần đi sâu xây dựng tạp chí có nội dung thiết thực về các lĩnh vực tu bổ di tích, bảo quản hiện vật, phục dựng các di sản lễ hội…Tăng cường mở các lớp tập huấn nhằm nâng cao trình độ, năng lực cho đội ngũ cán bộ văn hóa cơ sở để hội nhập với quốc tế.

2. Đối với tỉnh Thừa Thiên Huế

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 187 trang tài liệu này.

- Đề nghị Tỉnh ủy, UBND tỉnh TTH tăng cường chỉ đạo các ngành phối hợp có các biện pháp cụ thể để thực hiện tốt các nội dung trong quyết định 818/QĐ- TTg ngày 7/6/2010 của Thủ tướng chính phủ về điều chỉnh quy hoạch bảo tồn và phát huy giá trị di tích Cố đô Huế giai đoạn 2010- 2020. Có kế hoạch triển khai đồng bộ những nội dung thực hiện trong giai đoạn 4.

- Đề nghị tỉnh chỉ đạo và có chính sách thuận lợi để di dời, giải tỏa một số hộ dân sống trong khu di tích để trả lại tính nguyên vẹn cho khu di tích và thuận lợi cho công tác tu bổ, tôn tạo di tích.

Vấn đề giữ gìn và phát huy di sản văn hóa ở Thừa Thiên Huế hiện nay - 20

- Tỉnh cần phối hợp chặt chẽ cùng Bộ Văn hóa thể thao và du lịch tổ chức nghiên cứu các đề tài lớn, nhằm xác định các giá trị DSVH phi vật thể, xem cái gì có giá trị cần phải nghiên cứu, giữ gìn và phát huy, cái gì cần loại bỏ. Vì hiện nay, ở một số địa phương, nhiều ngành nghề truyền thống, nhiều loại hình nghệ thuật đang có nguy cơ bị biến dạng hoặc bị xóa sổ nhưng vẫn chưa có các biện pháp để giữ gìn, bảo quản.

Cần tập trung đầu tư kinh phí để khôi phục các ngành nghề đặc sắc để

phục vụ du lịch và giữ gìn văn hóa. Có chính sách đãi ngộ để tranh thủ truyền


nghề của các nghệ nhân cho thế hệ trẻ về kinh nghiệm, kiến thức nghề để khích lệ họ chuyển giao tích cực hơn. Cần xem các nghệ nhân, nghệ sĩ như những “bảo tàng sống” đang lưu giữ vốn quý về văn hóa. Khi tiến hành nghiên cứu phục vụ lễ hội, ngành nghề cần tính toán một cách khoa học, hoạch định rõ ràng để tránh tình trạng phục hồi tràn lan, ít hiệu quả.

- Đề nghị tỉnh TTH đôn đốc, chỉ đạo ngành giáo dục tổ chức biên soạn tài liệu giáo khoa đưa giáo dục ý thức bảo vệ DSVH vào trường học. Tổ chức nhiều hơn các giờ học ngoại khóa ở khu di sản vì việc giáo dục truyền thống cho thế hệ trẻ thông qua tiếp xúc với DSVH là rất cần thiết và có ý nghĩa. Di tích lịch sử văn hóa là những kinh thông tin nguyên gốc của quá khứ gởi cho hiện tại, nó giúp cho mỗi dân tộc khi bước vào cuộc sống luôn thành kính tìm đến để học hỏi và chiêm ngưỡng. Trong các nội dung biên soạn cần tập trung những khía cạnh như truyền thống yêu nước, tinh thần sáng tạo, tinh thần hiếu học của dân tộc, ý thức tôn trọng thuần phong mỹ tục, nét đặc sắc của văn hóa Huế…


DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN


1. Trần Thị Hồng Minh (2009), Vận dụng tư tưởng văn hóa Hồ Chí Minh vào việc xây dựng lối sống cho thanh niên hiện nay, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở.

2. Trần Thị Hồng Minh (2012), "Những định hướng về phát triển văn hóa Việt Nam theo tinh thần nghị quyết Đại hội XI của Đảng", Tạp chí Mặt trận, (102), tr.30-37.

3. Trần Thị Hồng Minh (2012), "Giải pháp bảo tồn, phát huy di sản văn hóa Huế đáp ứng nhu cầu hội nhập quốc tế", Tạp chí Giáo dục lý, (189), tr.73-77.

4. Trần Thị Hồng Minh (2013), "Tăng cường quản lý hoạt động văn hóa, nhằm phát huy các giá trị văn hóa truyền thống", Tạp chí Lý luận Chính trị, (8), tr.56- 59.


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Phan Thuận An (1999), Kinh thành Huế, Nxb Thuận Hóa Huế.

2. Phan Thuận An (2009), Kiến trúc cố đô Huế, Nxb Đà Nẵng.

3. Ban Tư tưởng - Văn hóa Trung ương, Vụ Giáo dục lý luận chính trị (1994), Tìm hiểu về văn hóa, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

4. Trần Quốc Bảng (1995), "Chính sách văn hóa đối với phát triển", Tạp chí Văn hóa nghệ thuật, (6).

5. Nguyễn Duy Bắc (Chủ biên) (2008), Sự biến đổi các giá trị văn hóa trong bối cảnh xây dựng nền kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay, Nxb Từ điển bách khoa và Viện Văn hóa.

6. Nguyễn Chí Bền (2000), Văn hóa Việt Nam - những suy ngẫm, Nxb Văn

hóa dân tộc, Hà Nội.

7. Nguyễn Chí Bền (2007), "Bảo tồn DSVH phi vật thể ở nước ta hiện

nay", Tạp chí Cộng sản, (7/127).

8. Nguyễn Chí Bền (Chủ biên) (2010), Bảo tồn, phát huy giá trị DSVH vật thể Thăng Long - Hà Nội, Nxb Hà Nội.

9. Trần Văn Bính (2010), Văn hóa Việt Nam trên con đường đổi mới những thời cơ và thách thức, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.

10. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Cục Di sản Văn hóa (006), Một con đường tiếp cận di sản văn hóa, Tập 2, Hà Nội.

11. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Cục Di sản Văn hóa (2008), Một con đường tiếp cận di sản văn hóa, Tập 3, Hà Nội.

12. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Cục Di sản Văn hóa (2009), Một con đường tiếp cận di sản văn hóa, Tập 4, Hà Nội.

13. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Cục Di sản Văn hóa (2010), Một con đường tiếp cận di sản văn hóa, Tập 5, Hà Nội.

14. Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch, Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế, Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế (2006), Đề án điều chỉnh quy hoạch bảo tồn phát huy di tích cố đô Huế giai đoạn 2010- 2020, Huế.

15. Bộ Văn hoá - Thông tin (2003), Quy định của Nhà nước về hoạt động và quản lý văn hoá thông tin, Nxb Văn hoá thông tin, Hà Nội.


16. Bộ Văn hóa Thông tin, Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế, Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế (2006), Đề án điều chỉnh quy hoạch bảo tồn phát huy di tích cố đô Huế giai đoạn 1996- 2015, Huế.

17. Trường Chinh (1974), Chủ nghĩa Mác và văn hóa Việt Nam, Nxb Sự thật, Hà Nội.

18. Nguyễn Trọng Chuẩn, Nguyễn Văn Huyên, Đỗ Huy (2002), Giá trị truyền thống trong những thách thức của toàn cầu hóa, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

19. Nguyễn Trọng Chuẩn (2002), "Vấn đề khai thác những giá trị văn hóa

truyền thống vì mục tiêu phát triển", Tạp chí Triết học, (2).

20. Hoàng Chương (2012), "Thực trạng vấn đề bảo tồn và phát huy văn hóa

dân tộc", Báo Nhân Dân, ngày 2/4/2012, tr.5.

21. Cục Di sản văn hóa (2007), Bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể, Tập 1,

Nxb Thế giới, Hà Nội.

22. Đoàn Bá Cự (1997), "Bảo tồn di tích và vấn đề xã hội hóa văn hóa", Tạp chí Văn hóa nghệ thuật, (1/151).

23. Trần Huy Hùng Cường (2005), Đường đến di sản thế giới miền Trung, Nxb Trẻ, thành phố Hồ Chí Minh.

24. Thành Duy (1996), Văn hóa trong phát triển của xã hội Việt Nam, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.

25. Phan Tiến Dũng, "Bảo tồn DSVH phi vật thể - một yếu tố cơ bản làm cho giá trị quần thể di tích Huế luôn được tỏa sáng", http://tapchi songhuong.com.vn/index.php?main=newsdetail&pid=39&catid=52 &ID=2763&shname=

26. Đinh Xuân Dũng (2004), Mấy cảm nhận về văn hóa, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

27. Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

28. Đảng Cộng sản Việt Nam (1998), Văn kiện Hội nghị lần thứ năm Ban

Chấp hành Trung ương khóa VIII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

29. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.


30. Đảng Cộng sản Việt Nam (2004), Các nghị quyết của Trung ương Đảng (2001- 2004), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

31. Đảng Cộng sản Việt Nam (2005), Văn kiện Đảng, Toàn tập, Tập 52, Nxb

Chính trị quốc gia, Hà Nội.

32. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

33. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội.

34. Nguyễn Khoa Điềm (Chủ biên) (2002), Xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

35. Phạm Văn Đồng (1995), Văn hóa và đổi mới, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

36. Phạm Duy Đức (2008), Quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về văn hóa, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

37. Phạm Duy Đức (Chủ biên) (2009), Phát triển văn hóa Việt nam giai đoạn 2011-2020 những vấn đề phương pháp luận, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

38. Phạm Duy Đức (Chủ biên) (2010), Thành tựu trong xây dựng và phát triển văn hóa Việt Nam 25 năm đổi mới (1986- 2010), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

39. Nguyễn Phú Đức (2003), "Di sản văn hóa Huế với phát triển du lịch",

Tạp chí Huế xưa và nay, (60).

40. Hiếu Giang (2003), "Về giá trị văn hoá phi vật thể Thăng Long - Hà Nội",

Tạp chí Di sản văn hoá, (3), tr.90-92, 32.

41. Trần Văn Giàu (Chủ biên) (1996), Giá trị tinh thần truyền thống của dân tộc Việt Nam, Tái bản, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.

42. Phạm Thanh Hà (2011), Giữ gìn bản sắc dân tộc Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

43. Phạm Minh Hạc (1996), Phát triển văn hóa, giữ gìn và phát huy bản sắc dân tộc kết hợp tinh hoa nhân loại, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.

44. Đinh Hồng Hải, Nguyễn Viết Cường (2005), Bảo tồn và khai thác văn hóa - một số vấn đề cần đặt ra, Kỷ yếu Hội nghị thông báo Văn hóa dân gian năm 2004.


45. Phan Thanh Hải (2012), "Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa Huế: cơ hội

và thách thức", Tạp chí Xưa và Nay, (112+113).

46. Phan Thanh Hải (2012), “30 năm bảo tồn và phát huy DSVH Huế”, Tạp chí Huế xưa và nay, (109).

47. Lê Như Hoa (2003), Bản sắc văn hóa trong lối sống hiện đại, Nxb Thông tin, Hà Nội.

48. Hội Văn nghệ dân gian Thừa Thiên Huế (1991), Bảo tồn và phát triển văn nghệ dân gian Thừa Thiên Huế, Huế.

49. Đỗ Huy (Chủ biên) (1996), Văn hóa mới Việt Nam- sự thống nhất và đa dạng, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.

50. Đỗ Huy (2002), Nhận diện văn hóa Việt Nam và sự biến đổi của nó trong thế kỹ XX, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

51. Đỗ Huy (2005), Văn hóa và phát triển, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

52. Nguyên Văn Huyên (1996), Góp phần nghiên cứu văn hóa Việt Nam, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.

53. Nguyễn Văn Huyên (1999), "Công nghiệp hóa, hiện đại hóa và vấn đề

giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc", Tạp chí Triết học, (1/107).

54. Nguyễn Văn Huyên (Chủ biên) (2006), Văn hóa mục tiêu và động lực của sự phát triển xã hội, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

55. Nguyễn Văn Huyên (2007), "Công nghiệp hóa, hiện đại hóa và vấn đề

giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc", Tạp chí Triết học.

56. Lê Văn Huyên (2002), Lễ hội Huế thời Nguyễn, tuyển tập những bài nghiên cứu về thời Nguyễn, Sở Khoa học công nghệ và môi trường Thừa Thiên Huế.

57. Trần Huyền (2009), "Bảo toàn tính xác thực của di sản văn hóa phi vật thể

trong hoạt động du lịch và tổ chức lễ hội", Tạp chí Xưa và Nay, (96).

58. Nguyễn Quốc Hùng (2001), "Bảo tồn di sản văn hóa phi vật thể - khái niệm và nhận thức", Tạp chí Văn hóa nghệ thuật, (4/202).

59. Nguyễn Quốc Hùng (2003), "Hành trình 10 năm của di sản văn hóa

Huế", Tạp chí Huế xưa và nay, (60).

.....

⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 05/11/2022