Kết Quả Khảo Sát Ý Kiên Phản Hồi Của Công Chúng

thiếu thận trọng. Theo tôi, báo chí cần thực hiện đúng tôn chỉ mục đích của mình theo quy định của pháp luật, thể hiện đúng vị trí, vai trò là cơ quan ngôn luận, diễn đàn của xã hội, thực hiện tốt sứ mệnh là người tuyên truyền tập thể, cổ động tập thể và tổ chức tập thể, đi trước, đón đầu và thực hiện tốt nhiệm vụ định hướng dư luận, giúp cho người dân có cái nhìn đúng đắn và khách quan hơn đối với việc tham gia BHYT học sinh, sinh viên”.

ThS. Dương Ngọc Ánh, là người giúp Tổng Biên tập Tạp chí BHXH phụ trách nội dung của Tạp chí, với cái nhìn của người trong cuộc, bà cho rằng: “Các cơ quan báo chí nói chung, trong đó có Báo Lao động, Báo điện tử Dân trí và Báo điện tử VnExpress, đã làm khá tốt việc truyền thông về những thay đổi của chính sách đến phụ huynh và HSSV cũng như kịp thời phát hiện, phản ánh những bất cập trong tổ chức thực hiện. Để đưa một chính sách mới hoặc một điều chỉnh mới trong chính sách vào cuộc sống, theo tôi thông tin nhanh nhạy và kịp thời lên tiến đấu tranh phản biện với những vướng mắc, bất cập là hết sức cần thiết, nhưng phải trên tinh thần phản biện xây dựng và cần thận trọng, bình tĩnh thông tin hướng dẫn dư luận hiểu đúng, làm đúng chính sách, pháp luật, không nên làm “nóng” tình hình trong thời điểm nhạy cảm, gây khó khăn cho cơ quan, đơn vị, nhà trường tổ chức thực hiện, tác động bất lợi tới việc thực thi chính sách, pháp luật của xã hội. Tôi còn nhớ, thời điểm đầu tháng 9/2015, báo điện tử VnExpress, đăng bài báo “Ai cần bảo hiểm y tếcủa tác giả Thanh Hằng chia sẻ về sự cần thiết, ý nghĩa mục đích phải thực hiện BHYT cho học sinh, sinh viên, nhất là khi các cháu đau ốm nặng, chữa trị tốn kém. Bài báo phản biện lại dư luận phản ứng về việc tăng mức đóng BHYT học sinh, sinh viên, chúng tôi đã sử dụng lại ý kiến này để viết bài tăng thêm sự đồng thuận của xã hội về chính sách này. Đáng tiếc là những bài báo như vậy xuất hiên trên báo rất ít”.

- Các hình thức chuyển tải còn đơn điệu, hầu hết các tờ báo lớn, có đông độc giả như Lao động, điện tử Dân trí và VnExpress chưa bố trí chuyên mục riêng, ngay cả thời điểm trước, trong và sau thời điểm chính sách mới về

BHYT học sinh, sinh viên; các tờ báo tập trung chủ yếu sử dụng ở các thể loại thông tấn, các thể loại báo chí hiệu quả khác như phóng sự, điều tra, bình luận hầu như còn vắng bóng…

Nhìn nhận về vấn đề sử dụng thể loại báo chí của các tờ báo được khảo sát, TS. Trần Bá Dung, Trưởng ban Nghiệp vụ, Hội Nhà báo Việt Nam trong trả lời phỏng vấn sâu của tác giả cũng đã đánh giá: “Do BHYT học sinh, sinh viên là vấn đề còn mới, hoạt động mang tính chuyên ngành, hiểu biết của bản thân các nhà báo cũng còn hạn chế, cho nên việc sáng tạo những tác phẩm báo chí viết về lĩnh vực này cũng gặp nhiều khó khăn, chất lượng chưa cao. Thực tế cho thấy, báo chí thường sử dụng các thể loại báo chí thông dụng để chuyển tải, như đưa tin, phỏng vấn, viết bài phản ánh…; các bài viết về BHYT học sinh, sinh viên ở các thể loại báo chí mũi nhọn, như phóng sự, điều tra... rất hiếm thấy”.

- Thực trạng chung của nền báo chí nước ta đang trong quá trình phát triển, hướng đến một nền báo chí chuyên nghiệp, nhưng còn nhiều bất cập, vì phải phụ thuộc vào hàng loạt điều kiện cần và đủ khác. Hoạt động báo chí chuyên nghiệp phải mang tính hệ thống, đồng bộ, thống nhất và tính chuyên môn hóa cao. Báo chí hoạt động đúng nghĩa của từ chuyên nghiệp đòi hỏi cả dây chuyền hoạt động đều phải đáp ứng được yêu cầu về tính chuyên nghiệp, kể cả các bộ phận mang tính hỗ trợ xuất bản, phát hành, quảng cáo, hành chính, trị sự.

Về vấn đề này, ThS. Dương Ngọc Ánh nhận định: “Tôi cho rằng, vì phạm vi nội dung phản ánh của các tờ báo này khá rộng, do đội ngũ phóng viên chuyên trách lĩnh vực BHYT của các tờ báo này chưa thực sự am hiểu về chính sách, vì thế chưa triển khai được nhiều bài viết chuyên sâu về lĩnh vực BHYT học sinh, sinh viên. Mặt khác do chưa có sự cân nhắc thận trọng khi đăng tải những thông tin phản ứng của người dân, cho nên đã gây ra những bất lợi cho việc triển khai những quy định mới của chính sách BHYT học

sinh, sinh viên ở thời điểm 01/01/2015, khi đồng loạt triển khai rất nhiều quy định mới về BHYT học sinh, sinh viên”.

Qua khảo sát thực tế cho thấy các cơ quan báo chí hiện nay chưa chú trọng, quan tâm phản ánh nhiều đến mảng đề tài về BHYT. Đa số các cơ quan báo chí chưa bố trí phóng viên chuyên trách về vấn đề này, trong khi BHYT là một nội dung tương đối khó, đòi hỏi người viết phải có nhận thức sâu, hiểu rõ chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước, nắm rõ các quy định của Luật BHYT. Cũng vì các cơ quan báo chí chưa bố trí phóng viên chuyên trách này nên các bài viết về BHYT chưa thực sự đạt đến độ sâu thông tin cần thiết.

Khảo sát thực trạng sử dụng thể loại báo chí chuyển tải nội dung về BHYT cũng cho thấy một thực tế là các cơ quan quản lý, chỉ đạo báo chí cũng chưa thực sự quan tâm đến lãnh đạo, chỉ đạo, định hướng riêng trong hoạt động truyền thông về BHYT, chưa có chiến lược, kế hoạch truyền thông cụ thể cho lĩnh vực quan trọng này. Nguyên nhân của những điểm hạn chế trong sử dụng thể loại báo chí trong phản ánh BHYT theo chúng tôi do đội ngũ cán bộ, phóng viên các báo còn mỏng và chuyên môn nghiệp vụ báo chí còn hạn chế nhất định.

Qua tìm hiểu của chúng tôi, một trong những nguyên nhân sâu xa, dẫn đến những tồn tại, hạn chế nêu trên là những bất cập trong công tác tổ chức, bộ máy và quản lý hoạt động thông tin, tuyên truyền BHYT hiện nay. Việc tổ chức công tác tuyên truyền về lĩnh vực BHYT chưa được quan tâm đầu tư thỏa đáng và chưa có sự phối kết hợp chặt chẽ giữa các ngành chức năng. Nguồn thông tin, tư liệu cung cấp cho phóng viên không đầy đủ, kịp thời, dẫn đến việc báo chí thiếu thông tin, không nắm bắt kịp thời những thay đổi trong chế độ, chính sách BHYT. Từ chỗ không có thông tin, không nắm chắc tình hình phóng viên báo chí khó có thể triển khai các thể loại báo chí phù hợp để chuyển tải tốt nhất nội dung BHYT đáp ứng nhu cầu của công chúng.

2.5. Kết quả khảo sát ý kiên phản hồi của công chúng

Để có thêm cơ sở dữ liệu tham khảo xây dựng giải pháp nâng cao chất lượng thông tin về BHYT học sinh, sinh viên trong thời gian tới, chúng tôi đã tiến hành một cuộc điều tra khảo sát ý kiến phản hồi của công chúng, là các bậc cha, mẹ học sinh, sinh viên - đối tượng gián tiếp, nhưng quyết định việc đóng góp tài chính, tham gia BHYT của đối tượng đặc biệt này.

Chúng tôi sử dụng phương pháp điều tra khảo sát bằng bảng hỏi, với những câu hỏi in sẵn trên giấy, gửi lấy ý kiến trực tiếp đối tượng cần hỏi. Để đảm bảo tính khách quan của nghiên cứu, chúng tôi chọn mẫu điều tra vừa mang tính ngẫu nhiên, vừa mang tính đại diện, với cách tiếp cận phi xác xuất.

Theo định hướng trên, chúng tôi chọn thành phố Hà Nội để tiến hành điều tra khảo sát; bởi lẽ, Hà Nội là thủ đô của cả nước, là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, là trung tâm quyền lực và đầu não của cả nước, nơi đây có gần 10 triệu dân sinh sống với nhiều tầng lớp dân trí khác nhau. Với vị trí địa lý và tầm quan trọng đặc biệt, Hà Nội có đối tượng học sinh, sinh viên đông đảo, đại diện đầy đủ các cấp học, bậc học, là đối tượng bắt buộc tham gia BHYT theo quy định của Luật BHYT. Trên địa bàn Thủ đô, dịch vụ y tế phát triển, chi phí y tế khá cao, người dân cảm nhận được lợi ích, giá trị của chính sách BHYT. Do đó, kết quả điều tra trên địa bàn này sẽ phản ánh tương đối toàn diện những vấn đề nghiên cứu quan tâm.

Để có kết quả ngẫu nhiên, khách quan, nhưng đảm bảo tính đại diện, chúng tôi đã chọn một quận nội thành Hà Nội là quận Thanh Xuân và một huyện ngoại thành Hà Nội là huyện Sóc Sơn để tiến hành điều tra khảo sát ý kiến công chúng. Trong 11 phường của quận Thanh Xuân chúng tôi chọn 03 phường để tiến hành khảo sát, đó là phường Khương Mai, phường Thanh Xuân Bắc và phường Hạ Đình; huyện Sóc Sơn gồm 1 thị trấn và 25 xã, trong đó chúng tôi chọn thị trấn Sóc Sơn , xã Minh Trí và xã Quang Tiến để tiến hành cuộc thăm dò ý kiến. Chúng tôi đã thực hiện bằng cách liên hệ với giáo

viên tại các trường trung học cơ sở, trường tiểu học và trung học phổ thông để nhờ giáo viên tại các trường phát phiếu trực tiếp cho các em học sinh mang về cho phụ huynh. Ngoài ra, chúng tôi cũng trực tiếp đến gặp và phát phiếu cho từng người để lấy được ý kiến xác thực nhất. Đây là những đối tượng liên quan trực tiếp đến việc thực hiện BHYT học sinh, sinh viên.

- Trong tổng số 600 phiếu phát ra thì có 511 phiếu thu về, trong đó có 7 phiếu (tỷ lệ 1,4%) là phiếu trắng. Kết quả này có thể hiểu rằng, người dân đã không hiểu biết hoặc e, ngại không muốn trả lời và cũng có thể cho biết suy nghĩ của họ là không quan tâm đến vấn đề BHYT học sinh, sinh viên.

Tuy nhiên kết quả khảo sát là một bằng chứng xác thực để chứng minh một số vấn đề sau:

Bảng 2.3. Phương tiện tiếp nhận thông tin BHYT học sinh, sinh viên


Số

TT

Phương tiện tiếp nhận thông tin

Số lượng

Tỷ lệ %

1.

Báo in, báo điện tử

119

23.61

2.

Truyền hình

136

26.98

3.

Báo nói, phát thành

79

15.67

4.

Hội nghị, hội thảo

27

5.36

5.

Ấn phẩm truyền thông

39

7.74

6.

Tuyên truyền miệng

81

16.07

7.

Nguồn khác

23

4.56


Cộng

504

100.0

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 146 trang tài liệu này.

Vấn đề đổi mới việc thực hiện Bảo hiểm y tế học sinh, sinh viên trên báo in và báo điện tử ở Việt Nam hiện nay - 11

Như vậy với câu hỏi: “Con đường tiếp nhận thông tin về BHYT học sinh, sinh viên”, kết quả thăm dò có 504 ý kiến phản hồi và được phân tích tại bảng trên cho thấy có 23,61% ý kiến cho rằng họ tiếp nhận thông tin về BHYT học sinh, sinh viên qua báo in và báo điện tử 26,98% là tiếp nhận qua truyền hình; 15,67% là tiếp nhận qua báo nói, phát thanh; 16,07% là tiếp nhận bằng hình thức tuyên truyền miệng và một số rất nhỏ 4,56% là tiếp nhận bằng

các hình thức khác như là pa nô, áp phích, nguồn tin từ nhà trường hoặc các cơ sở y tế. Tiếp nhận thông tin qua Hội nghị, hội thảo là 5,36%; và 7,74% là tiếp nhận thông tin qua Ấn phẩm truyền thông. Theo số liệu trên cho thấy, mặc dù có nhiều cách khác nhau để tiếp nhận thông tin, nhưng báo in và báo điện tử vẫn là phương tiện truyền thông có vai trò nổi trội hơn các phương tiện khác trong cung cấp thông tin BHYT học sinh, sinh viên cho công chúng.

Bảng 2.4. Mức độ quan tâm về BHYT học sinh, sinh viên trên báo in, báo điện tử

Số

TT

Mức độ quan tâm

Số lượng

Tỷ lệ %

1.

Rất quan tâm

120

23,81

2.

Thường xuyên quan tâm

278

55,16

3.

Ít quan tâm

100

19,84

4.

Không quan tâm

6

1,19


Cộng

504

100.00

Với câu hỏi: “Mức độ quan tâm về những thông tin BHYT học sinh, sinh viên”, kết quả thăm dò tại Bảng trên cho thấy có 504 ý kiến phản hồi, trong đó sự quan tâm của phụ huynh đối với vấn đề BHYT học sinh, sinh viên là rất lớn, có tới 23,81% ý kiến cho rằng rất quan tâm, 55,16% thường xuyên quan tâm. Tỷ lệ ít quan tâm là 19,84% và không quan tâm chiếm tỷ lệ chỉ có 1,19%.

Bảng 2.5. Ý kiến đánh giá về tần suất xuất hiện thông tin BHYT học sinh, sinh viên

Số

TT

Tần suất xuất hiện

Số lượng

Tỷ lệ %

1.

Quá nhiều

21

4.20

2.

Bình thường

384

76.00

3.

Quá ít

99

19.80


Cộng

504

100.00

Có 504 ý kiến của phụ huynh học sinh đánh giá về “Tần suất xuất hiện các thông tin về BHYT học sinh, sinh viên trên báo chí in và báo điện tử”, đa số ý kiến cho rằng với tần suất bình thường 76.00%. Tuy nhiên, cũng có tới 19,80% ý kiến cho rằng tần suất đó hiện nay là quá ít và chỉ có 4,20% ý kiến cho rằng tần suất là quá nhiều.

Bảng 2.6. Ý kiến đánh giá về chất lượng nội dung thông tin BHYT học sinh, sinh viên

Số

TT

Chất lượng

Số lượng

Tỷ lệ %

1.

Rất tốt

29

5.8

2.

Tốt

220

43.7

3.

Bình thường

200

39.7

4.

Chưa đạt yêu cầu

55

10.9


Cộng

504

100.0

Kết quả khảo sát cho thấy có 504 ý kiến đánh giá về “Chất lượng thông tin về BHYT học sinh, sinh viên trên báo chí in và báo điện tử”, trong đó có tới 43,7% ý kiến cho rằng chất lượng thông tin tốt; 39,6% ý kiến cho rằng chất lượng bình thường và chưa đạt yêu cầu là 10,9% và chỉ có 5,8% cho rằng rất tốt.

Bảng 2.7. Ý kiến xác nhận những nội dung thông tin BHYT học sinh,sinh viên được quan tâm

Số

TT

Nội dung

Số

lượng

Tỷ lệ

%

1.

Quy định liên quan đến quyền lợi, trách

nhiệm

309

40.13

2.

Hướng dẫn thủ tục tham gia, thụ hưởng chế

độ, chính sách

250

32.47


Số

TT

Nội dung

Số

lượng

Tỷ lệ

%

3.

Người tốt, việc tốt, điển hình tiên tiến

71

9.22

4.

Phê bình, đấu tranh chống tiêu cực

94

12.21

5.

Giám sát, phản biện xã hội

38

4.94

6.

Nội dung thông tin khác

8

1.04


Cộng

770

100.00

Như vậy: với thiết kế câu hỏi nhiều lựa chọn vì vậy đã có 770 ý kiến của phụ huynh học sinh xác nhận về “Những nội dung thông tin quan tâm nhất về BHYT học sinh, sinh viên trên báo in và báo điện tử”, thì nội dung được quan tâm nhiều nhất là thông tin quy định liên quan đến quyền lợi, trách nhiệm chiếm 40,12%; thứ hai là thông tin hướng dẫn thủ tục tham gia, thụ hưởng chế độ, chính sách 32,47%; thứ ba là thông tin phê bình, đấu tranh chống tiêu cực chiếm 12,21%; thứ tư là thông tin người tốt, việc tốt, điển hình tiên tiến 9,22%; thông tin giám sát, phản biện xã hội là 4,94%... Còn lại là 1,04% là các ý kiến khác quan tâm đến nội dung thông tin về thái độ phục vụ của đội ngũ cán bộ nhân viên BHYT và muốn được đón nhận thông tin về BHYT học sinh, sinh viên một cách chi tiết và cụ thể hơn trên báo điện tử.

Bảng 2.8. Những thể loại báo chí chuyển tải nội dung thông tin BHYT học sinh, sinh viên được ưa thích

Số

TT

Thể loại báo chí chuyển tải nội dung

Số lượng

Tỷ lệ %

1.

Tin tức

249

49,40

2.

Phỏng vấn

44

8,73

3.

Điều tra

48

9,52

4.

Phóng sự

88

17,46

5.

Xã luận

21

4,17

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 05/07/2023