Chủ Trương, Định Hướng Phát Triển Bảo Hiểm Y Tế Học Sinh, Sinh Viên


Số

TT

Thể loại báo chí chuyển tải nội dung

Số lượng

Tỷ lệ %

6.

Bình luận

27

5,36

7.

Phản ánh

27

5,36

8.

Thể loại, hình thức khác

0

0,00


Cộng

504

100,00

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 146 trang tài liệu này.

Vấn đề đổi mới việc thực hiện Bảo hiểm y tế học sinh, sinh viên trên báo in và báo điện tử ở Việt Nam hiện nay - 12

- Về “Thể loại báo chí thích đọc nhất”, kết quả thăm dò cho thấy có 504 ý kiến phản hồi, trong đó thể loại tin tức vẫn là thể loại bạn đọc quan tâm nhiều nhất chiếm tới 49,40%; đứng thứ hai là thể loại phóng sự 17,46%; kế tiếp là điều tra là 9,52% và thể loại phỏng vấn là 8,73%; bài phản ánh và thể loai bình luận chỉ có 5.36% ý kiến trả lời thích đọc và thể loại xã luận công chúng quan tâm chiếm 4,17%.

Như vậy, kết quả điều tra khảo sát ý kiến công chúng trên, cho một số nhận định sau:

- Trong bối cảnh bùng nổ thông tin hiện nay, báo in và báo điện tử vẫn là những loại hình báo chí được họ quan tâm đón đọc, để tìm kiếm thông tin về chính sách BHYT học sinh, sinh viên.

- Với lợi ích thiết thực, liên quan đến quyền lợi, trách nhiệm của con em mình, thông tin về BHYT học sinh, sinh viên là nội dung được người dân rất quan tâm đón đọc trên báo in và báo điện tử.

- Tần xuất xuất hiện thông tin về BHYT học sinh, sinh viên trên báo in và báo điện tử chưa đạt yêu cầu, còn thấp, chưa tương xứng với tiềm năng, thế mạnh của mình.

- Chất lượng thông tin về BHYT học sinh, sinh viên trên báo in và báo điện tử chưa đạt yêu cầu đến bình thường là chủ yếu (trên 50% ý kiến đánh giá).

- Nội dung thông tin về BHYT học sinh, sinh viên trên báo in và báo điện tử được công chúng kỳ vọng, đón đọc không hẳn là đấu tranh, phản biện xã hội, biểu dương người tốt, việc tốt mà chủ yếu là thông tin về quyền lợi,

trách nhiệm tham gia BHYT và thông tin hướng dẫn về thủ tục tham gia, thụ hưởng chế độ, chính sách…

- Hình thức chuyển tải thông tin BHYT học sinh, sinh viên trên báo in, báo điện tử được công chúng quan tâm, thể loại bài phản ánh, bình luận không có nhiều người đón đọc, các thể loại tin tức, phóng sự, phỏng vấn, điều tra thu hút họ nhiều hơn.

- Công chúng mong muốn báo in, báo điện tử cần phát huy vai trò, trách nhiệm truyền thông, thực hiện những giải pháp để nâng cao hơn chất lượng thông tin BHYT học sinh, sinh viên trong thời gian tới, phản ánh đúng, trúng, kịp thời vấn đề dư luận quan tâm, đổi mới hình thức chuyển tải, nâng cao năng lực phóng viên, biên tập viên và bố trí thỏa đáng vị trí, dung lượng đăng tải...

- Bên cạnh việc đề nghị cần phát huy vai trò tuyên truyền chính sách BHYT học sinh, sinh viên hơn nữa trên báo in và báo điện tử; đồng thời cần tăng cường chất lượng khám chữa bệnh cho học sinh, sinh viên; thường xuyên, liên tục tổ chức các hội nghị, hội thảo nói về lợi ích của việc tham gia BHYT để phụ huynh và học sinh, sinh viên tham gia đầy đủ.

2.6. Tiểu kết chương 2

Với phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng, trong đó sử dụng kỹ thuật phỏng vấn có trọng tâm một số các lãnh đạo của BHXH Việt Nam, một số cơ quan báo chí và điều tra xã hội học 511 phụ huynh học sinh, trên địa bàn Hà Nội, kết quả cho thấy:

Trong thời gian 01 năm từ tháng 10/2014 - 10/2015, số lượng tác phẩm có nội dung thông tin về BHYT là 63 bài, trong đó số lượng bài có thông tin về BHYT học sinh sinh viên được công bố và đăng tải là 62 bài trên các báo Lao động, Tạp chí BHXH, báo điện tử Dân trí, báo điện tử VnExpress; Tạp chí BHXH Việt Nam có số lượng bài đăng nhiều nhất chiếm 53,2%;

Thể loại được các nhà báo lựa chọn nhiều nhất là thể loại bài phản ánh (31 bài), chiếm 50%; sau đó đến thể loại tin (19 tin), chiếm 31,3%; phỏng vấn và bình luận, xã luận, tương ứng chiếm từ 3,1 - 6,2 – 8,1%. Thể loại xã luận và phóng sự chỉ xuất hiện trên Tạp chí BHXH với tỷ lệ là 1,5% tương ứng với 1 bài xã luận và 2 bài phóng sự (3,1%). Việc sử dụng các thể loại trên giữa các báo cũng có sự khác biệt rõ rệt.

Báo chí cũng có một số nhược điểm, hạn chế trong công tác thông tin, tuyên truyền về BHYT học sinh, sinh viên, nhất là thời điểm có những thay đổi trong chính sách, pháp luật về lĩnh vực này đã chưa kịp thời phản ánh đến độc giả, một số báo chí đã có những thông tin chưa thật khách quan, làm “nóng” tình hình một cách thiếu thận trọng. Vì vậy báo chí cần thực hiện đúng tôn chỉ mục đích của mình theo quy định của pháp luật, thể hiện đúng vị trí, vai trò là cơ quan ngôn luận, diễn đàn của xã hội, thực hiện tốt sứ mệnh là người tuyên truyền tập thể, cổ động tập thể và tổ chức tập thể, đi trước, đón đầu và thực hiện tốt nhiệm vụ định hướng dư luận, giúp cho người dân có cái nhìn đúng đắn và khách quan hơn đối với việc tham g ia BHYT học sinh, sinh viên.

Báo in và báo điện tử vẫn là phương tiện truyền thông có vai trò nổi trội hơn so với các phương tiện khác trong cung cấp thông tin BHYT học sinh, sinh viên cho công chúng (23,61% tiếp nhận thông tin về BHYT học sinh, sinh viên qua báo in và báo điện tử; 26,98% qua truyền hình). Tỷ lệ tiếp nhận thông tin qua Hội nghị (5,36%), hội thảo là thấp nhất (7,74%).

Mức độ quan tâm về những thông tin BHYT học sinh, sinh viên của phụ huynh đối với vấn đề BHYT học sinh, sinh viên là rất lớn, có tới 23,6% ý kiến cho rằng rất quan tâm, 55,6% thường xuyên quan tâm. Tỷ lệ ít quan tâm là 19,7% và không quan tâm chiếm tỷ lệ chỉ có 1,1%.

Chất lượng thông tin về BHYT học sinh, sinh viên trên báo chí in và báo điện tử là đáp ứng được yêu cầu, trong đó có 5,95 ý kiến là rất tốt và 43,7% ý kiến cho rằng chất lượng thông tin tốt; 39,6% ý kiến cho rằng chất lượng bình thường và chưa đạt yêu cầu là 10,8%.

Những nội dung thông tin quan tâm nhất về BHYT học sinh, sinh viên trên báo in và báo điện tử là thông tin quy định liên quan đến quyền lợi, trách nhiệmchiếm 40,13%. Thể loại báo chí thích đọc nhất là thể loại tin tức được quan tâm nhiều nhất chiếm tới 49,4%; đứng thứ hai là thể loại phóng sự 17,46%.

Chương 3

GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG THÔNG TIN BẢO HIỂM Y TẾ HỌC SINH, SINH VIÊN TRÊN BÁO IN VÀ BÁO ĐIỆN TỬ


3.1. Chủ trương, định hướng phát triển Bảo hiểm y tế học sinh, sinh viên

BHYT là một chính sách lớn của Đảng và Nhà nước ta, là một trong hai trụ cột cơ bản trong hệ thống an sinh xã hội của đất nước. Có thể nói, chưa bao giờ chính sách BHYT nói chung BHYT học sinh, sinh viên nói riêng lại nhận được sự quan tâm của Đảng, Nhà Nước, các cấp, các ngành như hiện nay. Bộ chính trị đã ban hành Nghị quyết số 21/NQ/TW về tăng cường sự Lãnh đạo của Đảng đối với công tác BHXH, BHYT giai đoạn 2012-2020. Thủ tướng Chính phủ cũng đã ban hành Quyết định số 538/QĐ-TTg ngày 29/03/2013, phê duyệt đề án thực hiện lộ trình tiến tới BHYT toàn dân giai đoạn 2012-2015 và 2020. Mới đây, Thủ tướng Chính phủ cũng đã có Quyết định thành lập ban chỉ đạo quốc gia thực hiện đề án BHYT toàn dân. Riêng về BHYT học sinh, sinh viên Nghị quyết 21/NQ/TW nêu rõ: xác định trách nhiệm của Nhà trường trong phối hợp thực hiện pháp luật về BHYT, quyền lợi về KCB và chăm sóc sức khỏe, các hình thức xử phạt về vi phạm hành chính về BHYT; công tác chăm sóc sức khỏe học đường ; Nghiên cứu việc nâng mức hỗ trợ đóng BHYT của học sinh từ ngân sách nhà nước lên tối thiểu 50% mức đóng BHYT; phát triển và nâng cao chất lượng y tế trường học; tăng cường đầu tư cơ sở vật chất để đảm bảo các trường học đều có phòng y tế theo quy định, hoạt động hiệu quả có chất lượng đáp ứng được yêu cầu chăm sóc sức khỏe ban đầu cho học sinh, sinh viên.

Tổ chức thực hiện chính sách BHYT đối với học sinh, sinh viên được hiệu quả thì yếu tố cần chú trọng đầu tiên là tính tự giác đóng BHYT của các bậc phụ huynh và ý thức tham gia BHYT của học sinh, sinh viên. Đây là mục tiêu cao nhất và là nguyên tắc được áp dụng rộng rãi nhất trong quản lý BHYT.

Thực hiện quan điểm định hướng trên của Đảng và Nhà nước, trong chiến lược phát triển của ngành BHXH đến năm 2015, BHXH Việt Nam đặt mục tiêu tiến tới BHYT cho toàn dân và tạo điều kiện thuận lợi tối đa để tất cả học sinh, sinh viên đều được tham gia BHYT và được chăm sóc sức khỏe ban đầu ngay tại trường học.

Sức khỏe là vốn quý nhất của con người. “Có sức khỏe là có tất cả, không có sức khỏe là không có gì” - câu nói hàm súc, thâm sâu, đúng đắn đó đúc rút từ trong thực tiễn đời sống xã hội, là lời nhắc nhở mọi người dân về ý thức giữ gìn, bảo vệ sức khỏe bản thân và cho cả cộng đồng. Tuy nhiên, để người dân có sức khỏe tốt, ngoài ý thức tự rèn luyện, giữ gìn cần có điều kiện tài chính cần thiết để chăm lo cho công tác này, và giải pháp hữu hiệu nhất là có sự chung tay, góp sức chia sẻ của cả cộng đồng thông qua hình thức BHYT.

Thực hiện đường lối đổi mới của Đảng từ sau Đại hội VI, cùng với sự phát triển của chính sách BHYT, với bản chất nhân đạo, không vì mục đích lợi nhuận, đáp ứng yêu cầu chăm sóc sức khỏe, giáo dục thể chất, thiết thực và toàn diện nên BHYT học sinh, sinh viên ở nước ta có bước đột phá mạnh mẽ, được Quốc hội thể chế hóa bằng quy định tại Luật BHYT. Theo đó, từ 01/10/2010 học sinh, sinh viên là đối tượng có trách nhiệm thực hiện BHYT và thực chất các em đã vinh dự trở thành đối tượng BHYT bắt buộc có sự hỗ trợ của Nhà nước.

Xác định vai trò quan trọng của công tác phát triển BHYT học sinh, sinh viên, Nghị quyết 21-NQ/TW của Bộ Chính trị ngày 22/11/2012 về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác BHXH, BHYT giai đoạn 2012 - 2020 đặt ra yêu cầu cần phải có giải pháp mở rộng sự hỗ trợ của nhà nước đối với học sinh, sinh viên tham gia BHYT. Quyết định 538/QĐ-TTg, ngày 29/03/2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án thực hiện lộ trình tiến tới BHYT toàn dân, cũng xác định: Học sinh, sinh viên là nhóm đối tượng phải được chú trọng mở rộng diện bao phủ. Những giải pháp cụ thể cũng đã

được nêu ra, trong đó trách nhiệm của các nhà trường trong công tác thực hiện BHYT, công tác chăm sóc sức khỏe học đường sẽ phải được chú trọng nâng cao; phát triển và nâng cao chất lượng y tế trường học, sử dụng Quỹ khám, chữa bệnh BHYT tại các nhà trường đúng quy định; xây dựng chương trình và đào tạo đội ngũ nhân viên y tế trường học, cung cấp nguồn nhân lực cho các trường tuyển đủ cán bộ chuyên trách y tế trường học; tăng cường đầu tư cơ sở vật chất để bảo đảm các trường học đều có phòng y tế theo quy định, hoạt động hiệu quả, có chất lượng, đáp ứng yêu cầu chăm sóc sức khỏe ban đầu cho học sinh, sinh viên; xây dựng kế hoạch phát triển BHYT đối với học sinh, sinh viên của nhà trường, đưa tiêu chí về tỷ lệ tham gia BHYT là một trong các tiêu chí đánh giá thi đua của các Sở Giáo dục và Đào tạo, các nhà trường... Có như vậy thì mới tăng tỷ lệ tham gia BHYT của học sinh, sinh viên. Và chính việc tăng tỷ lệ tham gia BHYT với học sinh, sinh viên sẽ tác động trực tiếp đến tăng tỷ lệ tham gia BHYT chung của cả nước, đóng vai trò quan trọng trong lộ trình thực hiện BHYT toàn dân.

3.2. Vấn đề đặt ra đối với công tác truyền thông về Bảo hiểm y tế học sinh, sinh viên

Trong bối cảnh chi phí y tế gia tăng, Nhà nước tiến tới xóa bỏ hoàn toàn bao cấp trong khám chữa bệnh, việc thực hiện thành công diện bao phủ BHYT tới 100% học sinh, sinh viên có vai trò, ý nghĩa hết sức quan trọng trong sự nghiệp bảo vệ và chăm sóc sức khỏe nhân dân, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Thực hiện tốt mục tiêu này, sẽ chủ động được nguồn lực tài chính cần thiết, tổ chức hiệu quả công tác y tế trường học, với phương châm phòng bệnh hơn chữa bệnh, BHYT từ xa. Trường hợp các em gặp rủi ro, đau ốm, tai nạn phải điều trị tại các bệnh viện, chi phí khám, chữa bệnh sẽ được quỹ BHYT của cộng động trợ giúp, chia sẻ vượt qua. Thực hiện tốt BHYT học sinh, sinh viên có ý nghĩa quan trọng đối với sự nghiệp giáo dục toàn diện,

thiết thực xây dựng con người Việt Nam phát triển toàn diện; vì an sinh xã hội, hạnh phúc của mỗi gia đình và sự phồn vinh, thịnh vượng của đất nước.

Văn kiện Đại hội XII của Đảng xác định: “Các cấp, các ngành phải nhận thức đầy đủ và thực hiện có kết quả mục tiêu: Xây dựng nền văn hóa và con người Việt Nam phát triển toàn diện, hướng đến chân - thiện - mỹ, thấm nhuần tinh thần dân tộc, nhân văn, dân chủ và khoa học… Xây dựng con người Việt Nam phát triển toàn diện phải trở thành một mục tiêu của chiến lược phát triển”. Theo đó, cần nhận thức đầy đủ và trách nhiệm hơn trong việc tổ chức thực hiện hiệu quả công tác BHYT học sinh, sinh viên, là việc làm thiết thực trong học tập, phổ biến, quán triệt, đưa Nghị quyết Đại hội XII của Đảng đi vào cuộc sống.

Hoàn thành mục tiêu bao phủ BHYT tới 100% học sinh, sinh viên là bước đi quan trọng trong lộ trình BHYT toàn dân đã được Đảng ta xác định và Luật BHYT đặt ra, tạo môi trường và điều kiện để học sinh, sinh viên phát triển nhân cách, đạo đức, trí tuệ, năng lực sáng tạo, thể chất, tâm hồn, chuẩn bị đầy đủ hành trang cần thiết để làm tốt trách nhiệm xã hội, nghĩa vụ công dân, nhất là ý thức và nghĩa vụ tuân thủ pháp luật.

Cao hơn, việc hoàn thành diện bao phủ BHYT học sinh, sinh viên khẳng định, tôn vinh cái đúng, cái tốt đẹp, tích cực, cao thượng; đồng thời nhân rộng các giá trị cao đẹp, nhân văn; đóng góp phát triển văn hóa, xây dựng hệ giá trị chuẩn mực của con người Việt Nam, đáp ứng yêu cầu của thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế.

Để 100% học sinh, sinh viên được chăm sóc và bảo vệ sức khỏe theo quy định của Luật BHYT đòi hỏi cần có sự vào cuộc trách nhiệm cao của toàn xã hội, nhất là ngành giáo dục, đào tạo, nhà trường; trong đó, bên cạnh việc nâng cao chất lượng công tác khám chữa bệnh, bảo đảm quyền lợi cho đối tượng tham gia, cần đẩy mạnh hơn công tác truyền thông, mà lực lượng nòng cột là các cơ quan báo chí.

Xem tất cả 146 trang.

Ngày đăng: 05/07/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí