Thông Tin Về Quyền Lợi Bảo Hiểm Y Tế Học Sinh, Sinh Viên

Trong bài viết “BHYT sẽ phủ sóng 100% học sinh, sinh viên” đăng trên báo Dân trí ngày 03/09/2015, tác giả đã đề cập tới tình hình tham gia BHYT của học sinh, sinh viên hiện nay mới đạt khoảng 85% và để tiến tới diện bao phủ 100% học sinh, sinh viên tham gia BHYT, Bộ Giáo dục và Đào tạo định hướng: “Tổ chức học sinh, sinh viên tham gia và được cấp thẻ BHYT theo đúng quy định. Đảm bảo 100% học sinh, sinh viên tham gia BHYT”. Bên cạnh đó bài viết cũng phản ánh rõ: “Theo số liệu thống kê của Bảo hiểm xã hội Việt Nam đến nay có khoảng 85% học sinh, sinh viên tham gia BHYT. Trong đó có khoảng 94% học sinh tham gia và tỷ lệ sinh viên tham gia dạt khoảng 76%”.

Ngoài ra tác giả cũng phân tích cặn kẽ nguyên nhân dẫn đến tỷ lệ học sinh, sinh viên tham gia BHYT chưa cao, như : “Một số cơ sở giáo dục chưa thực sự quan tâm, chỉ đạo, tổ chức thực hiện công tác BHYT; công tác truyền thông cho học sinh, sinh viên và phụ huynh chưa đạt hiệu quả”.

Trên Tạp chí BHXH kỳ 01 tháng 8/2015 có bài “Hà Nam - Một điểm sáng thực hiện BHYT học sinh” tác giả Minh Đức, phân tích tình hình thực hiện BHYT học sinh, sinh viên ở Hà Nam từ năm 2008, phản ánh và nêu bật lên tỷ lệ HSSV tham gia BHYT đạt kết quả cao. Cụ thể như : “ Năm học 2008

-2009, Hà Nam chỉ có 64.706 học sinh, sinh viên tham gia BHYT, chiếm tỷ lệ 44%. Nhưng ngay sau khi Luật BHYT được ban hành và có hiệu lực, công tác BHYT học sinh, sinh viên trên địa bàn có nhiều khởi sắc. Từ năm học 2011- 2012 đến năm học 2013-2014 tỷ lệ học sinh, sinh viên tham gia BHYT tăng lên 96% đến 99%; Đặc biệt năm học 2014-2015 đã có 137.789 học sinh, sinh viên tham gia BHYT, đạt tỷ lệ 99,8%; 03/6 huyện, thành phố đạt tỷ lệ 100%, huyện có tỷ lệ thấp nhất là 99,51%...”

Bài viết cũng nêu, để có được kết quả như trên, bà Nguyễn Thị Thúy Liễu - Giám đốc BHXH tỉnh Hà Nam cho biết “Đã từ lâu BHYT học sinh là nội dung côn tác được BHXH tỉnh chú trọng. Ngay từ đầu năm 2006, BHXH

tỉnh đã tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo thành lập Ban Chỉ đạo thực hiện BHYT học sinh, sinh viên với sự tham gia của lãnh đạo BHXH tỉnh, Sở Giáo và Đào tạo, Sở Y tế...Tiếp tục phát huy vai trò Ban Chỉ đạo thực hiện BHYT học sinh, sinh viên, hàng năm BHXH tỉnh luôn phát huy tính chủ động, chủ trì tổ chức, hướng dẫn và phối hợp thực hiện đảm bảo hoàn thành mục tiêu 100% học sinh, sinh viên tham gia BHYT”.

Thực tế việc tổ chức thực hiện chính sách BHYT học sinh, sinh viên ở cơ sở với những quy định mới của pháp luật, qua phản ánh của báo chí cho thấy khá sôi động. Nếu như tờ Tạp chí BHXH tập trung thông tin quan điểm, định hướng, hướng dẫn, chỉ đạo, phản ánh kinh nghiệm thực tiễn, nhân rộng mô hình, điển hình thì các tờ báo khác chủ yếu tập trung phản ánh khó khăn, bất cập hoặc những việc cần phải chấn chỉnh, sửa đổi…. Điều đó cho thấy, các tờ báo chưa thật sự phát huy vai trò, thế mạnh của mình, nhất là báo điện tử trong việc phản ánh những vấn đề mới khi đưa vào thực tiễn cuộc sống.

2.2.2.3. Thông tin về quyền lợi Bảo hiểm y tế học sinh, sinh viên

BHYT trước hết là trách nhiệm bảo đảm sức khỏe đối với bản thân của mỗi người và sau đó là với cộng đồng, xã hội. Lứa tuổi thanh niên, HSSV cũng cần quan tâm đến việc chăm sóc sức khỏe cho mình, có sức khỏe tốt thì mới có thể phát triển toàn diện về trí lực và thể chất, nhân cách. Ai cũng có lúc bị ốm đau, bệnh tật, thậm chí tai nạn bất ngờ, không lường trước được, nếu không có sự chia sẻ, hỗ trợ từ quỹ BHYT thì gánh nặng chi phí KCB sẽ là rất lớn đối với nhiều gia đình.

Do vậy, việc tham gia BHYT chính là cơ chế “bảo đảm an toàn” cho bản thân, cho gia đình và cộng đồng xã hội khi gặp rủi ro về sức khỏe. Theo báo cáo của BHXH Việt Nam, đã có nhiều trường hợp HSSV không may bị ốm đau, bệnh tật, tai nạn… được quỹ BHYT chi trả từ hàng chục đến hàng trăm triệu đồng mỗi đợt điều trị, không ít trường hợp được thanh toán tới trên dưới 1 tỷ đồng mỗi năm. Thông qua việc tham gia, hiểu đúng ý nghĩa của BHYT, các

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 146 trang tài liệu này.

em sẽ học được cách chia sẻ, đồng cảm với những người không may gặp rủi ro sức khỏe xung quanh chúng ta và có thể đó là bạn bè, anh em gần gũi với chúng ta, từ đó góp phần định hình nhân cách sống tốt đẹp của thế hệ trẻ, chủ nhân tương lai của đất nước: Một thế hệ không chỉ biết sống có trách nhiệm với bản thân mình mà còn sống có trách nhiệm với cộng đồng, xã hội.

Nhiệm vụ bảo vệ quyền lợi hợp pháp, chính đáng của người tham gia BHYT là nhiệm vụ chính trị quan trọng của báo chí cách mạng. Qua khảo sát cho thấy cả 4 báo đều phản ánh các vấn đề liên quan đến thông tin về quyền lợi trong hoạt động BHYT học sinh, sinh viên như: Đảm bảo quyền lợi cho học sinh, sinh viên khi tham gia BHYT (Dân trí,, ngày 22/9/2015); Chắp cánh những ước mơ (Tạp chí BHXH, kỳ 1 tháng 8/2015); Bảo hiểm thu nhiều kỳ, học sinh vẫn thiệt (Dân trí, ngày10/9/2015); Tiếp sức những ước mơ (Tạp chí BHXH, kỳ 1 tháng 8/2015); Thực hiện mục tiêu chiến lược chăm sóc và bảo vệ sức khỏe học sinh, sinh viên (Tạp chí BHXH, kỳ 1 tháng 8/2015); Nâng cao số lượng tham gia gắn liền với tăng cường chất lượng và bảo đảm tốt quyền lợi (Tạp chí BHXH, kỳ 1 tháng 8/2015)…

Vấn đề đổi mới việc thực hiện Bảo hiểm y tế học sinh, sinh viên trên báo in và báo điện tử ở Việt Nam hiện nay - 9

Trên báo Dân trí ngày 22/9/2015 có bài “Đảm bảo quyền lợi cho học sinh, sinh viên khi tham gia BHYT”,theo tác giả Nguyễn Hùng để tạo điều kiện thuận lợi, đảm bảo quyền lợi cho HSSV khi tham gia BHYT khi bắt đầu thực hiện Luật sửa đổi, bổ sung. Khi tăng mức đóng BHYT cần đảm bảo được chế độ chăm sóc sức khỏe cho HSSV đồng thời đảm bảo được quyền lợi khi tham gia BHYT. Cụ thể bài báo nêu : “Chỉ thực hiện thu phí BHYT một lần từ tháng 10/2015 đến tháng 12/2016 nếu học sinh, sinh viên có nguyện vọng và tự nguyện đóng. Thời hạn sử dụng ghi trên thẻ BHYT từ ngày 01/10/2015 đến ngày 31/12/2016”...

Ngoài ra, tác giả cũng nêu thêm BHXH Việt Nam yêu cầu BHXH các tỉnh, thành phố tiếp tục và đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách pháp luật về BHYT cho mọi tầng lớp nhân dân; mở đợt tuyên

truyền sâu rộng với những nội dung phù hợp, cụ thể, thiết thực để cán bộ, giáo viên, học sinh, sinh viên trong các nhà trường hiểu rõ, nắm vững về trách nhiệm, quyền lợi của mình trong việc tham gia và thực hiện chính sách BHYT của Đảng và Nhà nước.

Trong bài Phóng sự xã hội “Tiếp sức những ước mơ” được đăng trên Tạp chí BHXH kỳ 01 tháng 8/2015. Tác giả Đan Hà viết về những biến cố tuổi thơ đến bất ngờ của các em nhỏ nghèo khó tại vùng đất Tây Nguyên. Ngay ở sapo bài phóng sự đã nói lên được tính ưu việt, nhân văn, nhân ái của chính sách BHYT “Chính trong tình cảnh khó khăn đó, người ta càng thấy được giá trị của chính sách BHYT – tiếp sức cho những ước mơ được lớn lên và trở thành hiện thực”.

Nhân vật trong tác phẩm là bé Bảo Trân với biến cố rủi ro ập đến với em khi em trên đường đi học về. Chân em bị gãy xương mâm chày, xương bánh chè, gây hở lồi cầu đùi. Và em phải trải qua hai lần phẫu thuật, điều trị nhiễm trùng, ghép da, với hoàn cảnh khó khăn của em thì kinh phí để chữa trị là một vấn đề lớn. Khó khăn của bé Bảo Trân có lẽ cũng tương tự như với cậu bé Hoài Linh ở Gia Lai, em bị khuyết tật tim bẩm sinh và cần được phẩu thuật càng sớm càng tốt. Điều đặc biệt là trong suốt quá trình điều trị của bé Trân và Linh luôn có tấm thẻ BHYT đồng hành giúp các em chống chọi với bệnh tật, rủi ro.

Trong bài báo có nêu lên chia sẻ của phụ huynh bé Linh “Chi phí cho đợt phẫu thuật tim lên đến gần 100 triệu đồng; quá trình điều trị tổn thương thần kinh tay sau đó cũng rất tốn kém. May mà có BHYT nên tiền chữa bệnh cho cháu Linh đỡ được nhiều. Không có BHYT gia đình tôi không biết xoay sở như thế nào”.

Với những hoàn cảnh như các nhân vật trong bài phóng sự, tấm thẻ BHYT luôn là người bạn đồng hành, là người chắp thêm cho các em đôi cánh ước mơ để các em có thêm nghị lực vượt lên số phận. Mẹ bé Bảo Trân

chia sẻ trong bài viết “ Nhà khó khăn lắm, nhưng năm nào chúng tôi cũng đóng BHYT cho cháu; cháu khỏe mạnh, ngoan ngoãn, học giỏi chẳng ai nghĩ có lúc cháu phải ngồi một chỗ như thế này. May mà có BHYT chứ không thì chúng tôi cực lắm”. Như vậy qua bài viết để thấy rằng, BHYT thực sự là chỗ dựa cho bản thân mỗi em học sinh, giúp các em và gia đình vượt qua khó khăn, bệnh tật, yên tâm học tập. Không ít học sinh, sinh viên mắc bệnh hiểm nghèo khám, điều trị tại các bệnh viện được Quỹ BHYT chi trả số tiền lên tới hàng chục triệu đồng. Với những trường hợp như thế, BHYT thực sự là chiếc phao cứu sinh cho các em và gia đình.

Hiện nay, một trong những điểm mới công tác BHYT học sinh, sinh viên là: Quyền lợi của HSSV khi tham gia BHYT được chăm sóc sức khỏe ban đầu tại y tế trường học; được đăng ký KCB ban đầu tại cơ sở y tế từ tuyến huyện và tương đương trở xuống; được hưởng chế độ BHYT khi KCB tại các cơ sở y tế có hợp đồng với cơ quan BHXH; được KCB trong trường hợp cấp cứu, chuyển viện phù hợp với tuyến chuyên môn kỹ thuật theo quy định của Bộ Y tế. HSSV chữa bệnh nội trú không đúng cơ sở đăng ký ghi trên thẻ nhưng có trình thẻ thì được hưởng quyền lợi KCB theo quy định của Luật BHYT. Cụ thể chi phí khám chữa bệnh BHYTcho HSSV tại tuyến xã hưởng 100%; chi phí KCB trong trường hợp tổng chi phí của 1 lần KCB thấp hơn 15% mức lương cơ sở hưởng 100%. Trường hợp HSSV có thẻ BHYT khi KCB vượt tuyến, trái tuyến (không đúng theo đăng ký cơ sở KCB ban đầu) thì được hưởng quyền lợi KCB theo tỷ lệ sau: bệnh viện tuyến huyện là 100% chi phí KCB; bệnh viện tuyến tỉnh là 60% chi phí điều trị nội trú; bệnh viện tuyến Trung ương là 40% chi phí đều trị nội trú.

BHYT sẽ còn tiếp tục đồng hành cùng các em học sinh, sinh viên, tiếp sức để những giấc mơ của các em tiếp tục lớn lên; đồng hành cũng các em trên mọi nẻo đường.

Rất tiếc là những bài viết như trên không nhiều, những tờ báo in có uy tín như Lao động và các tờ báo điện tử Dân trí, VnExpress không thấy xuất hiện những tác phẩm như vậy.

2.2.2.4. Thông tin đấu tranh, phản biện xã hội

Học sinh, sinh viên là nhóm chiếm tới gần 1/4 dân số cả nước, đóng vai trò chủ nhân tương lai của đất nước. Việc tăng tỷ lệ tham gia BHYT ở nhóm này không chỉ có ý nghĩa quan trọng trong việc hoàn thành mục tiêu BHYT toàn dân mà còn góp phần tích cực vào sự nghiệp đổi mới và xây dựng đất nước. Trong các năm qua, công tác BHYT học sinh, sinh viên luôn được tổ chức thực hiện hiệu quả với sự phối hợp giữa Ngành BHXH, Giáo dục và Đào tạo, Y tế.

Điều đó cho thấy thông qua hoạt động đấu tranh, giám sát, phản biện báo chí đã góp phần phát hiện những sai phạm, khuyết điểm trong việc thực hiện BHYT của HSSV; ngăn chặn và điều chỉnh có hiệu quả những hoạt động của chính quyền cơ sở trái lòng dân; ngăn chặn những quyết định không phù hợp tránh gây thiệt hại về vật chất cho nhà nước và nhân dân; tạo dựng được niềm tin của nhân dân vào các chính sách pháp luật của Đảng và Nhà nước.

Đấu tranh , phản biện thời gian qua đã có những đóng góp tích cực cho công tác thực hiện chính sách BHYT nói chung và BHYT học sinh, sinh viên nói riêng.

Tuy nhiên, trong quá trình tổ chức thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách, quyết định của Đảng và Nhà nước nhiều nơi chưa đúng; thậm chí vi phạm luật, nhưng báo chí chưa kịp thời phát hiện, hoặc có nhiều nơi phát hiện nhưng thiếu đấu tranh đã làm ít nhiều lu mờ vai trò giám sát, phản biện.

Trên báo Lao động số 219 ra ngày 12/9/2015 có bài “BHYT học sinh tăng và thu 15 tháng: Phụ huynh kêu trời!” tác giả nêu lên những bất cập của chính sách BHYT học sinh, sinh viên, vấn đề y đức trong khám, chữa bệnh, những bức xúc của phụ huynh khi tăng mức đóng BHYT. Bên cạnh đó tác giả bài báo cũng nhấn mạnh đến vấn đề đa số phụ huynh đóng BHYT cho con

còn mù mờ thông tin về chính sách và Luật BHYT, chưa biết rõ quyền lợi và trách nhiệm của họ khi đến khám chữa bệnh tại bệnh viện.

Bài viết nêu lên ý kiến của phụ huynh học sinh: “Đồng ý mua BHYT là tốt cho các cháu nhưng chất lượng dịch vụ khi cầm thẻ BHYT vào bệnh viện không tương xứng…”. Một số ý kiến khác của phụ huynh được tác giả nêu “Về khoản thu BHYT tăng, các thầy cô không có buổi nói chuyện chính thức nào với phụ huynh. Cuộc họp đầu năm chỉ nói đến các khoản thu nội bộ của lớp, còn học phí và BHYT đã thu trước đó và chỉ thông báo qua học sinh mà không có sự giải thích rõ ràng về thông tin tăng mức đóng”.

Trước những ý kiến trái chiều của các bậc phụ huynh trong bài báo này, bà Tống Thị Song Hương - Vụ trưởng Vụ BHYT (Bộ Y tế) - cho biết “Việc tăng mức đóng BHYT của HSSV là theo quy định của Luật BHYT. Thay vì 12 tháng, thì nay phải mua 15 tháng học sinh, sinh viên có thể đóng BHYT 03 tháng, sau đó đến tháng 12 mua tiếp hoặc trả luôn 15 tháng. Việc thực hiện tùy theo sự linh hoạt của các trường, các địa phương. Thứ nhất là đóng từ nay cho đến hết năm 2015 ( 3 tháng), sau đó lại đóng tiếp cho năm sau. Thứ hai là có thể năm nay đóng 3 tháng, năm sau chia làm 2 đợt, mỗi đợt 6 tháng. Điều này tạo điều kiện cho các hộ gia đình rất nhiều. Thứ 3 là nếu gia đình nào có điều kiện thì có thể đóng luôn 15 tháng”.

Trả lời phỏng vấn sâu của tác giả Luận văn (ngày 6 tháng 9 năm 2016), đánh giá về thông tin BHYT học sinh, sinh viên trên báo chí trong thời gian qua, nhất là sau khi BHYT học sinh, sinh sinh viên được Luật BHYT quy định là đối tượng bắt buộc tham gia, ThS. Dương Ngọc Ánh - Phó Tổng Biên tập Tạp chí BHXH cho rằng: “Với sự định hướng, chỉ đạo từ Ban tuyên giáo Trung ương và Bộ Thông tin truyền thông, thời gian qua, các cơ quan báo chí đã tích cực tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật BHXH, BHYT nói chung và BHYT học sinh, sinh viên nói riêng. Đặc biệt, những thông tin về

thay đổi, điều chỉnh chính sách được chú ý tuyên truyền đậm nét, giúp người dân, đặc biệt là phụ huynh và HSSV nắm rõ về mức đóng, quyền lợi và trách nhiệm tham gia BHYT của HSSV. Bên cạnh việc tuyên truyền, phổ biến chế độ, chính sách, quy định pháp luật về BHYT học sinh, sinh viên, các cơ quan báo chí còn tham gia phản biện chính sách từ góc nhìn đa chiều, giúp các cơ quan xây dựng, hoạch định chính sách và cơ quan quản lý nhà nước, cơ quan tổ chức thực hiện có được thông tin để điều chỉnh chính sách cho phù hợp cũng như có giải pháp để tổ chức thực hiện hiệu quả hơn”.

2.2.3. Hình thức chuyển tải

2.2.3.1. Chuyên mục

Báo chí là loại hình hoạt động chính trị - xã hội, nhà báo là những chiến sỹ xung kích trên mặt trận tư tưởng văn hóa, đối tượng mà báo chí hướng tới đó là đông đảo quần chúng nhân dân [45]. Một tác phẩm báo chí hấp dẫn bạn đọc không chỉ bởi những thông tin, sự kiện được phản ánh trong nội dung mà còn bằng hình thức thể hiện, phương thức chuyển tải thông tin. Có thể thông tin hay nhưng được chuyển tải dưới hình thức không phù hợp với tâm lý tiếp nhận của công chúng thì hiệu quả thông tin cũng không cao. Đối với báo chí để thu hút, tăng hiệu quả truyền thông với công chúng ngoài việc đi sâu vào những vấn đề công chúng quan tâm thì hình thức thể hiện trong những chuyên trang, chuyên mục mang tính thường xuyên, liên tục cũng rất quan trọng. Khi người đọc tìm thấy nội dung hay trong chuyên trang chuyên mục thì những số báo sau nhất định họ sẽ tìm mua và đọc những nội dung trong trang mình quan tâm, yêu thích đầu tiên.

Qua khảo sát cho thấy, ngoài Tạp chí Bảo hiểm xã hội, 3 báo Lao động, Dân trí, VnExpress đều không mở chuyên mục dành riêng cho vấn đề BHYT. Báo Dân trí thông tin BHYT học sinh, sinh viên thường đăng trong chuyên mục “Giáo dục khuyến học”. Cụ thể có các bài như: Vì sao tăng mức đóng BHYT của học sinh, sinh viên; Đảm bảo quyền lợi của học sinh, sinh viên khi

Xem tất cả 146 trang.

Ngày đăng: 05/07/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí