Tỷ Lệ Tin, Bài Đề Cập Tới Vấn Đề Bhyt Học Sinh, Sinh Viên

vướng mắc và các vấn đề dư luận xã hội quan tâm liên quan đến nhận thức và yêu cầu tìm hiểu về chế độ, chính sách BHYT học sinh, sinh viên.

Về cơ cấu loại hình, khảo sát cũng cho thấy thực tế cần lưu tâm, đó là báo in ra hàng ngày (báo Lao động) với lợi thế về uy tín, bạn đọc... cũng chưa thực hiện tốt vai trò, sứ mệnh của mình; ngay cả báo điện tử, với ưu thế về tốc độ, phạm vi, dung lượng, nhưng chưa phát huy được hiệu lực, hiệu quả trong công tác truyền thông trước những đổi mới của chính sách BHYT học sinh, sinh viên.

Biểu đồ 2.1. Tỷ lệ tin, bài đề cập tới vấn đề BHYT học sinh, sinh viên


Báo VnExpress

8%

Báo Lao động, 8%

Báo Dân trí, 30.64%

Tạp chí BHXH,

53.20%

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 146 trang tài liệu này.

(Nguồn khảo sát năm 2014-2015)

2.2.2. Nội dung thông tin về Bảo hiểm y tế học sinh, sinh viên

Vấn đề đổi mới việc thực hiện Bảo hiểm y tế học sinh, sinh viên trên báo in và báo điện tử ở Việt Nam hiện nay - 8

2.2.2.1. Thông tin chủ trương, chính sách mới về Bảo hiểm y tế học sinh, sinh viên

Sau 15 năm thực hiện chính sách BHYT, nhằm tiếp tục thể chế hóa đường lối, chủ trương của Đảng về phát triển BHYT trong tình hình mới, tiến tới mục tiêu BHYT toàn dân, ngày 14/11/2008, tại Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XII đã thông qua Luật BHYT (có hiệu lực từ ngày 01/07/2009). Luật BHYT điều chỉnh các mối quan hệ liên quan tới các chủ thể tham gia BHYT,

quy định quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia, trách nhiệm của Nhà nước, các cơ quan quản lý đối với chính sách xã hội quan trọng này. Luật BHYT đã xác định rõ 05 nguyên tắc của BHYT là: Bảo đảm chia sẻ rủi ro giữa những người tham gia BHYT; mức đóng BHYT được xác định theo tỷ lệ phần trăm của tiền lương, tiền công, tiền lương hưu, tiền trợ cấp hoặc mức lương tối thiểu của khu vực hành chính theo quy định của Chính phủ; mức hưởng BHYT theo mức độ bệnh tật, nhóm đối tượng trong phạm vi quyền lợi của người tham gia BHYT; chi phí khám bệnh, chữa bệnh BHYT do Quỹ BHYT và người tham gia BHYT cùng chi trả; Quỹ BHYT được quản lý tập trung, thống nhất, công khai, minh bạch, bảo đảm cân đối thu chi và được Nhà nước bảo hộ. Đối với nhóm đối tượng học sinh, sinh viên, Luật quy định lộ trình thực hiện từ tự nguyện chuyển sang đối tượng bắt buộc tham gia BHYT, theo đó, từ 01/01/2010, học sinh, sinh viên trở thành nhóm đối tượng có trách nhiệm tham gia BHYT.

Sau 04 năm triển khai thực hiện Luật BHYT, ngày 13/06/2014, tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội Khóa XIII đã thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật BHYT (có hiệu lực từ ngày 01/01/2015). Các điểm mới quan trọng trong Luật sửa đổi là quy định “BHYT là hình thức bảo hiểm bắt buộc”; Khuyến khích tham gia BHYT theo hộ gia đình; Mở rộng phạm vi quyền lợi BHYT và mức hưởng BHYT; Mở thông tuyến khám, chữa bệnh BHYT theo lộ trình; Sử dụng kết dư Quỹ BHYT để nâng cao chất lượng KCB; quy định rõ trách nhiệm của các bên liên quan trong thực hiện chính sách BHYT. Trong lộ trình thực hiện BHYT bắt buộc toàn dân, học sinh, sinh viên, tiếp tục được lựa chọn là nhóm đối tượng cần sớm được bao phủ BHYT.

Trước những thay đổi của chính sách BHYT học sinh, sinh viên theo quy định mới của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật BHYT, các tờ báo in và báo điện tử có những đóng góp nhất định trong phản ánh, góp phần rộng đường dư luận, đưa chính sách này nhanh chóng đi vào cuộc sống, tiêu

biểu như các tin, bài sau: BHYT học sinh, sinh viên năm học mới có nhiều điểm mới (Tạp chí BHXH, kỳ 1 tháng 8/2015); Đảm bảo 100% học sinh,sinh viên tham gia BHYT (Báo Dân trí, ngày 03/9/2015); Tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện tốt công tác BHYT học sinh, sinh viên (Tạp chí BHXH, kỳ 1 tháng 8/2015); Thực hiện mục tiêu BHYT toàn dân (Tạp chí BHXH, kỳ 1 tháng 8/2015;...

Trong bài “Thực hiện mục tiêu BHYT toàn dân” đăng trên báo Dân trí ngày 08/9/2015 tác giả Phương Trang đề cập tới việc chính sách BHYT được thực hiện ở nước ta từ năm 1994 và theo quy định của Luật BHYT, từ tháng 01/01/2010, học sinh, sinh viên là đối tượng có trách nhiệm tham gia BHYT. Thực hiện quy định này, trong những năm qua, công tác BHYT học sinh, sinh viên luôn được tổ chức hiệu quả với sự phối hợp giữa ngành BHXH, Giáo dục và đào tạo, Y tế. Tỷ lệ học sinh, sinh viên tham gia BHYT tăng dần qua các năm và sẽ tiếp tục triển khai để tiến tới lộ trình BHYT toàn dân.

Trong bài này tác giả Phương Trang đã phân tích việc sửa đổi, bổ sung Luật BHYT là nhiệm vụ hết sức quan trọng, vừa góp phần đưa Luật đi vào cuộc sống, vừa thực hiện chính sách an sinh xã hội của Nhà nước. Vì vậy, việc sửa đổi cần bám sát mục tiêu mở rộng phạm vi bao phủ của BHYT về tỷ lệ số học sinh, sinh viên tham gia; về phạm vi dịch vụ y tế được thụ hưởng và giảm mức chi trực tiếp từ người sử dụng dịch vụ; tiến tới BHYT toàn dân, góp phần tạo nguồn tài chính ổn định cho công tác chăm sóc sức khỏe.

Năm học mới 2015-2016 đang cận kề, và đã thành thông lệ trong suốt hơn 20 năm qua kể từ khi bắt đầu thực hiện BHYT học sinh, sinh viên việc triển khai BHYT cho năm học mới lại sôi động. Cùng với thông lệ đó thì trên (Tạp chí BHXH, kỳ 1 tháng 8/2015) đăng bài “BHYT học sinh, sinh viên năm học mới có nhiều điểm mới”. Bài viết đã phản ánh cụ thể những nội dung cơ bản không có thay đổi lớn, đồng thời nêu lên hai điểm mới chủ yếu sẽ phải thực hiện trong năm học này đó là: “Điểm mới thứ nhất là mức đóng BHYT

học sinh, sinh viên từ 3% mức lương cơ sở tăng lên 4,5%. HSSV được ngân sách nhà nước hỗ trợ tối thiểu 30% mức đóng, còn lại 70% học sinh phải tự đóng. Như vậy từ năm học này, mỗi năm một học sinh từ bậc tiểu học đến bậc đại học đóng 434.700 đồng. Mức đóng này sẽ được giảm tương ứng khi được hỗ trợ của địa phương ngoài số ngân sách nhà nước đã hỗ trợ 30% theo quy định của pháp luật BHYT”. Và “điểm mới thứ hai là thời hạn sử dụng ghi trên thẻ BHYT học sinh sinh viên từ ngày 01 tháng 01 đến ngày 31 tháng 12 của năm. Những năm học trước, thẻ BHYT học sinh có giá trị sử dụng từ đầu năm học (đầu tháng 9 hoặc tháng 10) và hết hạn sau 12 tháng (trường hợp thẻ có giá trị sử dụng 12 tháng thì hết hạn vào cuối tháng 8 hoặc 9 năm sau).”

Ngoài ra, trong bài viết này, tác giả cũng nêu lên một số khó khăn khi thực hiện các quy định mới về BHYT học sinh, sinh viên như: “Mức đóng BHYT học sinh sinh viên tăng lên gấp rưỡi so với trước là khó khăn thách thức lớn của năm học này… Năm học này còn khó khăn hơn khi vừa phải đóng cho 3 tháng còn lại của năm 2015 và sau đó hoặc đồng thời phải đóng tiếp cho năm 2016…”

Bên cạnh đó, tác giải không quên đưa ra một số giải pháp cho những khó khăn nêu trên như là: “Công tác tuyên truyền vận động, hướng dẫn giải thích cho phụ huynh, cho HSSV, lãnh đạo nhà trường và cán bộ ngành giáo dục để thấu hiểu…”. Qua bài viết này có thể thấy, công tác thông tin tuyên truyền về BHYT học sinh, sinh viên luôn được gắn liền với quá trình hình thành và phát triển chính sách BHXH. Công tác thông tin tuyên truyền là một nhiệm vụ và luôn được Tạp chí BHXH quan tâm trong suốt những năm qua. Hệ thống thông tin tuyên truyền BHXH nói chung và BHYT cho học sinh, sinh viên nói riêng được coi là một công tác quan trọng của ngành BHXH nói riêng, của Đảng, Nhà nước và của toàn xã hội, đặc biệt là các cơ quan báo chí.

Để tăng số lượng học sinh, sinh viên tham gia BHYT, Tạp chí BHXH kỳ 01 tháng 8/2015 đã đăng bài “Vai trò của nhà trường và đội ngũ giáo

viên chủ nhiệm trong công tác BHYT học sinh, sinh viên” của tác giả Hải Hồng, ngay ở sa pô bài báo đã nêu “Để tổ chức thực hiện thành công Luật BHYT trong môi trường học đường, vai trò của Ban Giám hiệu Nhà trường và đội ngũ giáo viên chủ nhiệm là hết sức quan trọng. Ban Giám hiệu thông suốt về chính sách pháp luật BHYT sẽ có những chỉ đạo tích cực, quyết liệt, đội ngũ giáo viên chủ nhiệm nhận thức đầy đủ về chính sách, pháp luật BHYT sẽ có những biện pháp tuyên truyền và cách thức tổ chức triển khai khoa học, hiệu quả”.

Tác giả bài viết đi sâu phân tích về vai trò và trách nhiệm của nhà trường cũng như đội ngũ giáo viên chủ nhiệm như: việc tuyên truyền chính sách BHYT cần được triển khai thường xuyên trong các cuộc họp Hội đồng sư phạm; tuyên truyền cho học sinh trong buổi sinh hoạt chào cờ; tuyên truyền cho Hội Cha mẹ học sinh trong cuộc họp phụ huynh đầu năm học. Ngoài ra công tác triển khai BHYT học sinh, sinh viên tại trường học cần được tổ chức khoa học và chặt chẽ; đồng thời nhà trường cũng cần làm tốt công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu cho học sinh, sinh viên.

Điều dễ nhận thấy là với tầm quan trọng đặc biệt của chính sách BHYT học sinh, sinh viên; tuy nhiên, ngoài tờ Tạp chí BHXH - là tờ Tạp chí chuyên ngành dành sự quan tâm tuyên truyền khá đậm nét, còn lại các báo in và báo điện tử chưa thực sự quan tâm, do đó rất ít có tin, bài về vấn đề này. Đặc biệt, nếu có tin, bài thì thường đấu tranh chống tiêu cực hoặc phản ánh phản ứng của dư luận, nội dung thông tin chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về vấn đề BHYT học sinh, sinh viên rất hạn chế.

Để có thêm đánh giá khách quan về thông tin chính sách, pháp luật BHYT học sinh, sinh viên trên báo in và báo điện tử hiện nay, tác giả Luận văn đã phỏng vấn sâu TS.Trần Bá Dung, Trưởng Ban Nghiệp vụ Hội Nhà báo Việt Nam về vấn đề này. Ông cho biết: “Qua theo dõi cho thấy, báo in và báo điện tử thường xuyên phản ánh về vấn đề này. Tuy nhiên, thực tế cũng cho

thấy, có những tờ báo thường tập trung vào phê phán tiêu cực, lạm dụng quỹ BHYT, hay nóng vội phản ánh ý kiến người dân về mức đóng BHYT tăng mà ít quan tâm phản ánh mục đích, ý nghĩa chiến lược của một chính sách lớn của Đảng và Nhà nước, cùng những hiệu quả thiết thực của công tác này đối với mục tiêu giáo dục toàn diện và sự nghiệp chăm sóc, bảo vệ sức khỏe thế hệ trẻ thời kỳ đất nước đẩy mạnh toàn diện công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập, phát triển.

Ngược lại, cũng có những tờ báo chỉ phản ánh một chiều về những mặt làm được, còn những vấn đề tiêu cực, thực hiện không tốt cũng thường né tránh.

Trong nhiều năm chấm Giải báo chí quốc gia, tôi ít thấy có tác phẩm báo chí nào phản ánh về BHYT nói chung và BHYT học sinh, sinh viên được chọn vào chung khảo. Điều đó cũng cho thấy phần nào vấn đề thông tin về BHYT hiện nay cũng còn chưa thực sự đạt yêu cầu và chưa tương xứng với vai trò, vị trí trụ cột an sinh xã hội của BHYT”.

2.2.2.2. Thông tin về thực tiễn tổ chức triển khai chính sách Bảo hiểm y tế học sinh, sinh viên theo những quy định mới

BHYT đang ngày càng khẳng định vai trò quan trọng đối với công tác y tế trường học nói riêng và công tác chăm sóc, bảo vệ sức khỏe HSSV nói chung, góp phần thực hiện chiến lược đào tạo con người toàn diện. Xét trên phương diện xã hội, HSSV tham gia BHYT sẽ tạo sự yên tâm cho bản thân HSSV và gia đình nếu không may xảy ra tai nạn, chấn thương hay bệnh tật. Nhà trường cũng yên tâm trong quản lý sức khỏe học sinh, có thêm cơ hội, điều kiện để nâng cao chất lượng dạy và học. Vì thế, thực hiện BHYT học sinh, sinh viên không chỉ là quyền lợi về sức khỏe đối với HSSV, mà còn là cách thức giáo dục về trách nhiệm xã hội trong công tác bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cộng đồng, xây dựng tinh thần tương thân, tương ái, trách nhiệm và chia sẻ… Trong những năm qua, công tác BHYT học sinh, sinh viên luôn được tổ

chức, thực hiện hiệu quả với sự phối hợp chặt chẽ giữa ngành bảo hiểm xã hội, giáo dục và đào tạo, y tế. Nhiều địa phương trở thành điểm sáng trong cả nước khi liên tục có số HSSV tham gia với tỷ lệ cao hơn 90%. Như: Hải Dương ba năm liền có 100% số HSSV tham gia BHYT; Hà Nội và TP Hồ Chí Minh luôn xấp xỉ 90%.

Với chức năng, nhiệm vụ, tôn chỉ mục đích của mình, cả 4 cơ quan báo chí khảo sát có những tin, bài phản ánh được một số nét về tổ chức thực hiện BHYT học sinh, sinh viên trên phạm vi cả nước. Qua khảo sát cho thấy có gần 20 bài báo thông tin tuyên truyền về nội dung này, cụ thể như: Gia Lai: Học sinh,sinh viên tham gia BHYT đạt mức cao (Tạp chí BHXH, kỳ 1 tháng 8/2015); BHYT sẽ phủ sóng 100% học sinh, sinh viên (Dân trí, ngày 03/9/2015); Học sinh chưa nhận được thẻ BHYT mới là do nhà trường (Dân trí, ngày 9/10/2015);...

Với mục tiêu đẩy nhanh lộ trình BHYT toàn dân để mọi người dân được chăm sóc và bảo vệ sức khỏe thông qua BHYT, đặc biệt là việc bảo đảm để thế hệ chủ nhân tương lai của đất nước được phát triển toàn diện cả về trí tuệ và thể chất, trên báo (Dân trí, ngày 03/9/2015) có bài “BHYT sẽ phủ sóng 100% học sinh, sinh viên”. Ở đây bài viết đưa ra công văn của Sở Giáo dục – Đào tạo về mục tiêu hướng tới 100% các em tham gia BHYT: “Bộ yêu cầu các đơn vị tăng cường công tác giáo dục truyền thông, nâng cao nhận thức cho học sinh, sinh viên, cha mẹ học sinh về chính sách, pháp luật bảo hiểm y tế và vai trò của bảo hiểm y tế đối với công tác chăm sóc, bảo vệ sức khỏe cho học sinh, sinh viên”. Bên cạnh đó bài viết còn đề cập tới việc tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy định về bảo hiểm y tế trong các cơ sở giáo dục. Đảm bảo nguồn kinh phí trích lại từ bảo hiểm y tế để chăm sóc sức khỏe ban đầu cho học sinh, sinh viên được sử dụng đúng mục đích. Điều này thể hiện quyết tâm rất lớn của Bộ đối với việc thực hiện pháp luật BHYT nói chung và pháp luật BHYT đối với nhóm học sinh, sinh viên – thế hệ tương lai của đất nước nói riêng.

Trên báo Lao động ra ngày 17/9/2015 có đăng bài “Không có chuyện giáo viên thu hộ”.Ngay ở đầu bài viết đã đưa ra khẳng định của người đứng đầu BHXH Việt Nam – Tổng giám đốc Nguyễn Thị Minh. Bà cho biết “Đây là chính sách an sinh xã hội, là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, trong đó có ngành Giáo dục, thể hiện rõ bằng nhiều văn bản, công văn chỉ đạo với sự phân công trách nhiệm rất rõ. Nói thầy cô thu hộ là không đúng, chúng tôi không cần thu hộ, mà đấy là trách nhiệm của ngành Giáo dục”.

Ngoài ra, bài báo còn nêu lên những thay đổi trong Luật BHYT, nghị định, thông tư và những điểm mới của BHYT học sinh, sinh viên; bài báo viết “Việc thu BHYT năm học này có hai điểm mới là tăng mức thu từ 3% lên 4,5% và thay vì thu theo khóa học thì năm nay triển khai thu theo năm tài chính”.

Trong bài “Bảo hiểm xã hội Việt Nam giải thích mức tăng đóng BHYT”, đăng trên báo điện tử Dân trí, trong chuyên mục Giáo dục - khuyến học ngày 07/9/2015. Trong bài này là cuộc trao đổi của tác giả với ông Lê Văn Phúc - Phó trưởng Ban thực hiện Chính sách BHYT (Bảo hiểm xã hội Việt Nam) về vấn đề mức đóng BHYT của HSSV tăng từ 3% lên 4,5%; thời gian đóng là 15 tháng thay cho 12 tháng như trước đây từ năm học 2015-2016.

Bài viết đã phân tích rõ ràng để công chúng hiểu rằng: “Theo Luật bảo hiểm y tế sửa đổi, quyền lợi của người tham gia BHYT được mở rộng, nên mức đóng cũng phải tăng lên tương ứng” kèm theo đó là phát ngôn của ông Lê Văn Phúc, Phó Trưởng ban Ban thực hiện Chính sách BHYT, BHXH Việt Nam:“Đối với học sinh, sinh viên, ngoài việc Nhà nước hỗ trợ 30% mức đóng, quyền lợi của các em còn được hưởng hơn những nhóm đối tượng khác. Đó là các em được chăm sóc sức khỏe ban đầu tại nhà trường mà kinh phí trích từ nguồn đóng BHYT.Đối với các trường hợp học sinh, sinh viên thuộc hộ nghèo, thân nhân quân đội, công an vẫn được nhà nước cấp 100% kinh phí đóng BHYT; thuộc hộ cận nghèo được Nhà nước hỗ trợ 70%”.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 05/07/2023