tham gia BHYT; Sẽ đổi cấp mới hơn 32 nghìn thẻ BHYT học sinh cùng sinh nhật; Học sinh, sinh viên có được mua BHYT theo hộ gia đình…Báo Lao động các bài viết về vấn đề BHYT học sinh, sinh viên thường xuất hiện trong chuyên mục “Thời sự”, thường đăng tải các tin tức và bài phản ánh như: BHYT học sinh tăng và thu 15 tháng: Phụ huynh kêu trời; Không thay đổi mức đóng BHYT của học sinh,sinh viên; BHYT học sinh, sinh viên - Không có chuyện giáo viên thu hộ…Những bài viết về vấn đề BHYT học sinh, sinh viên thường xuyên xuất hiện trong chuyên mục “Giáo dục” hoặc chuyên mục “Thời sự” trên Báo điện tử VnExpress với các bài như: Không thu BHYT vào đầu năm học; Thu BHYT 15 tháng một lúc là chưa hợp lý;…
Đáng lưu ý là Tạp chí BHXH, mặc dù là tờ Tạp chí chuyên ngành, xuất bản 02 kỳ/tháng, nhưng từ tháng 10/2014 - đến 10/2015, ngoài các bài đăng thường xuyên, dành 02 số đặc biệt chuyên đề tuyên truyền đậm nét về BHYT học sinh, sinh viên (kỳ 01, tháng 8/2014 và kỳ 01, tháng 8/2015) với các chuyên mục khá ấn tượng, mang bản sắc, phong cách riêng, như: Xã luận, Quan điểm - Định hướng, Mô hình - Điển hình, Nghiên cứu - Trao đổi, Thực tiễn - Kinh nghiệm, Cùng suy ngẫm, Đề xuất - Kiến nghị, Phóng sự xã hội, Vì an sinh xã hội, Sức khỏe - Đời sống, Nhịp cầu bạn đọc, Văn hóa - Văn nghệ…
2.2.3.2. Thể loại báo chí sử dụng
Thể loại báo chí là hình thức biểu hiện cơ bản thống nhất và ổn định của các bài báo, là cách lựa chọn công cụ, phương tiện và hình thức trình bày tác phẩm báo chí để phù hợp với nội dung, thích ứng với từng tình huống sự kiện và chứa đựng nội dung, hình thức bài báo cần trình bày.
Qua khảo sát báo Lao động, Tạp chí BHXH, báo điện tử Dân trí và báo điện tử VnExpress cho thấy, thể loại tần suất cao nhất trong việc thông tin các vấn đề đổi mới việc thực hiện BHYT học sinh, sinh viên là bài phản ánh, tin và phỏng vấn; dạng bài bình luận, xã luận được sử dụng không nhiều.
Bảng 2.2 Thống kê, phân tích thể loại báo chí được sử dụng
Thể loại | Số lượng | Tỷ lệ (%) | |
1 | Phản ánh | 31 | 50% |
2 | Tin | 19 | 31,1 |
3 | Phỏng vấn | 05 | 8,1 |
4 | Bình luận | 04 | 6,2 |
5 | Xã luận | 01 | 1,5 |
6 | Phóng sự | 02 | 3,1 |
Tổng số | 62 | 100% |
Có thể bạn quan tâm!
- Thống Kê Số Lượng Tác Phẩm Có Thông Tin Về Bảo Hiểm Y Tế Học Sinh, Sinh Viên Giai Đoạn Từ Tháng 10/2014 Đến Tháng 10/2015
- Tỷ Lệ Tin, Bài Đề Cập Tới Vấn Đề Bhyt Học Sinh, Sinh Viên
- Thông Tin Về Quyền Lợi Bảo Hiểm Y Tế Học Sinh, Sinh Viên
- Kết Quả Khảo Sát Ý Kiên Phản Hồi Của Công Chúng
- Chủ Trương, Định Hướng Phát Triển Bảo Hiểm Y Tế Học Sinh, Sinh Viên
- Nâng Cao Trách Nhiệm, Phát Huy Vai Trò Truyền Thông Của Báo In, Báo Điện Tử
Xem toàn bộ 146 trang tài liệu này.
(Nguồn khảo sát năm 2014-2015)
Từ số liệu trên bảng thống kê cho thấy, các thể loại được các nhà báo lựa chọn nhiều nhất là thể loại bài phản ánh (31 bài), chiếm 50%; sau đó đến thể loại tin (19 tin), chiếm 31,3%; phỏng vấn và bình luận, xã luận, tương ứng chiếm từ 3,1 - 6,2 – 8,1%. Thể loại xã luận và phóng sự chỉ xuất hiện trên Tạp chí BHXH với tỷ lệ là 1,5% tương ứng với 1 bài xã luận và 2 bài phóng sự (3,1%). Việc sử dụng các thể loại trên giữa các báo cũng có sự khác biệt rõ rệt.
- Tin:
Kết quả khảo sát 4 báo cho kết quả: Tạp chí BHXH không có thể loại tin, 3 báo còn lại đều cho thấy thể loại tin chiếm 31,8%, trong đó báo Dân trí chiếm tỷ lệ cao nhất là 12 tin (63,1%), tiếp đó là báo Lao động là 4 tin (21,1%), báo VnExpress 3(15,8 %). Thể loại tin giúp việc phản ánh nhanh những sự kiện thời sự nóng hổi, có ý nghĩa trong đời sống xã hội với ngôn ngữ cô đọng, ngắn gọn, trực tiếp và dễ hiểu đối với công chúng.
Có nhiều dạng tin được sử dụng phổ biến như cấu trúc hình tam giác, hình tam giác ngược, hình chữ nhật, hình viên kim cương…Trong số đó, các
báo có xu hướng sử dụng ngày càng nhiều kiến trúc hình tam giác ngược, đặc biệt là báo Dân trí. Kết cấu tin kiểu tam giác ngược giúp công chúng nhanh chóng nắm bắt được tin và có thể chuyển sang tin khác bất cứ khi nào họ muốn. Đối với người biên tập thì cấu trúc này giúp họ có thể cắt các đoạn tin trong trường hợp dung lượng các báo có hạn. Trong cấu trúc tin hình tam giác ngược, ý đầu tiên bao giờ cũng quan trọng nhất và tầm quan trọng của thông tin giảm dần.
Ngoài ra, các báo điện tử hiện nay cũng thường sử dụng Gói tin tức (News package), đây là hình thức đăng tải thông tin ưu việt của báo chí. Một gói tin tức sẽ có rất nhiều tin tức nhỏ khác nhau nhưng cùng chung một chủ đề, một sự kiện lớn. Cách đăng tải thông tin này cho phép người xem có thể dễ dàng theo dõi từng sự kiện, diễn biến cụ thể của một vấn đề phức tạp; tính năng ưu việt đó khiến nhiều tờ báo mạng điện tử sử dụng. Trong đó có báo Dân trí và VnExpress thường sử dụng hình thức này.
Tin trên 04 tờ báo đều chú trọng phần mở đầu của tin, nêu một cách cụ thể, ngắn gọn, súc tích nhất thông tin chính, thông tin cốt lõi. Hầu hết các tin đều thể hiện được 5 chữ W và H (Ai, cái gì, ở đâu, khi nào, tại sao và như thế nào). Cách viết tin của các tờ báo theo hướng tin chỉ dẫn, kịp thời, chính xác, đơn giản, dễ hiểu. Về nội dung, ưu thế nhanh, cô đọng, ngắn gọn, dễ tiếp nhận, tin cung cấp cho bạn đọc lượng thông tin mang tính bề nổi, chiều rộng về mọi mặt của đời sống nói chung và những vấn đề liên quan đến vấn đề BHYT học sinh, sinh viên. Ví dụ các tin về vấn đề BHYT học sinh, sinh viên thường xuất hiện như: Học sinh, sinh viên tham gia BHYT đạt mức cao (báo Dân trí, ngày 21/8/2015); BHYT sẽ phủ sóng 100% học sinh, sinh viên (báo Dân trí, ngày 03/9/2015); Không thay đổi mức đóng BHYT của học sinh, sinh viên(báo Lao động, ngày 09/9/2015); Sẽ đổi cấp mới hơn 32 nghìn thẻ BHYT học sinh cùng sinh nhật(báo Dân trí, ngày 17/1/2015); Không thu BHYT vào đầu năm học(báo Dân trí, ngày 12/9/2015)…
- Bài phản ánh:
Qua khảo sát cho thấy, thể loại bài phản ánh được cả 4 tờ báo sử dụng nhiều nhất với (31 bài) chiếm 50%. Là một trong những thể loại được sử dụng nhiều và giữ vị trí quan trọng trong công tác thông tin của cơ quan báo chí. Nếu tin ngắn chỉ thông báo về sự kiện, hiện tượng một cách cô đọng, súc tích, ngắn gọn nhất thì bài phản ánh lại có ưu thế riêng không chỉ thông báo mà còn phân tích và khái quát. Bài phản ánh thường được xây dựng trên một loạt các sự kiện đồng nhất, trên tổng thể các dữ liệu được liên kết bởi một đề tài nhất định. Bài phản ánh cho phép người viết có thể dùng phương pháp so sánh, đối chiếu giữa các sự kiện, hiện tượng, vấn đề để có điều kiện làm sáng tỏ nội dung tác phẩm thông qua đó người đọc có thể nắm bắt được thông tin về cơ chế chính sách điều hành của Nhà nước về vấn đề BHYT học sinh, sinh viên, phản ánh về những kỳ họp bàn thảo và quyết định nhiều chính sách quan trọng liên quan đến vấn đề BHYT. Với các bài: Rà soát phát hiện 8/63 tỉnh, thành thu BHYT học sinh, sinh viên theo 15 tháng (báo Dân trí, ngày 16/9/2015); Tăng phí BHYT học sinh, sinh viên, phụ huynh thêm nặng gánh (báo Dân trí, ngày04/9/2015); Thực hiện tốt BHYT học sinh, sinh viên :Thực hiện thắng lợi mục tiêu BHYT toàn dân (Tạp chí BHXH, kỳ 1 tháng 8/2015); Ứa nước mắt vì chuyện BHYT cho con (báo Lao động, ngày 13/9/2015); Hoàn thành diện bao phủ BHYT học sinh, sinh viên tại Bình Thuận (Tạp chí BHXH, kỳ 1 tháng 8/2015)…
- Phỏng vấn:
Đây là thể loại báo chí mũi nhọn, khá phù hợp khi thông tin đậm nét về các vấn đề mới. Tuy nhiên, việc sử dụng thể loại này trong thời điểm chính sách mới về BHYT học sinh, sinh viên được các báo sử dụng không đáng kể, chỉ chiếm có 8,1% (5 bài); trong đó, riêng Tạp chí BHXH có (3 bài), còn lại là báo Dân trí điện tử (2 bài).
- Xã luận, bình luận:
Là các thể loại báo chí chính luận, thường được sử dụng để định hướng, cổ động, luận bàn, hướng dẫn dư luận về những vấn đề bạn đọc quan tâm. Tuy nhiên, vào thời điểm thay đổi lớn chính sách BHYT học sinh, sinh viên từ 01/01/2015 không có tờ báo nào sử dụng các thể loại này. Duy nhất, Tạp chí BHXH sử dụng bài xã luận vào số kỳ 02, tháng 8/2015, với tiêu đề: “Thực hiện thắng lợi BHYT học sinh, sinh viên vì an sinh đất nước và hạnh phúc nhân dân”. Thể loại bình luận hầu như các tờ báo cũng rất ít sử dụng.
- Phóng sự:
Đối với hoạt động BHYT vốn khô khan, khó viết, tuy nhiên với thế mạnh của phóng sự, tiêu biểu cho thể loại chính luận nghệ thuật nếu sử dụng tốt, sẽ mang lại hiệu quả cao, giúp cho việc cảm nhận thông tin nhẹ nhàng, sâu sắc hơn. Tuy nhiên, đáng tiếc là thể loại này các tờ báo lớn, báo điện tử không thấy sử dụng khi chuyển tải thông tin về BHYT học sinh, sinh viên trong cả 01 năm chúng tôi khảo sát. Duy nhất, Tạp chí BHXH sử dụng 02 lần, với bài phóng sự xã hội “Tiếpsức những ước mơ” được đăng trên Tạp chí BHXH kỳ 01 tháng 8/2015 của tác giả Đan Hà và bài “Chắp cánh những ước mơ”, tác giả Thủy Lưu (Tạp chí BHXH số kỳ 02, tháng 08/2015).
2.2.3.3. Các hình thức khác
Để đạt được tính hấp dẫn trong hoạt động báo chí, ngoài nội dung thông tin, báo chí cũng cần phải chú ý đến cách đặt tít sao cho có hiệu quả. Các thông tin mà độc giả đón nhận đầu tiên cũng là các tít báo. Nếu tít lôi cuốn thì độc giả sẽ tiếp tục đọc bài báo, nếu tít mất hấp dẫn, không chứa đựng thông tin thì họ sẽ sẵn sàng bỏ qua tờ báo mà không hề nuối tiếc. Vì vậy, tít báo phải luôn là yếu tố được chú trọng và quan tâm. Mỗi bài báo thường có tít chính, tít phụ. Mặc dù chúng có độ ưu tiên khác nhau nhưng tất cả đều đảm bảo các yếu tố: ngắn gọn, hay và ý nghĩa.
Lựa chọn từ ngữ cho tít là yếu tố đóng vai trò quyết định trong việc thu hút độc giả. Theo kết quả khảo sát trên 4 tờ báo cho thấy, hầu hết các tít đều ít
nhiều thể hiện được nội dung chính được đề cập của tin bài. Ví dụ: Học sinh, sinh viên tham gia BHYT đạt mức cao (báo Dân trí, ngày 21/8/2015); BHYT sẽ phủ sóng 100% học sinh, sinh viên (báo Dân trí, ngày 03/9/2015); Không thay đổi mức đóng BHYT của học sinh, sinh viên(báo Lao động, ngày 09/9/2015); Sẽ đổi cấp mới hơn 32 nghìn thẻ BHYT học sinh cùng sinh nhật(báo Dân trí, ngày 17/1/2015); Không thu BHYT vào đầu năm học (báo Dân trí, ngày 12/9/2015)…
Bên cạnh việc sử dụng tít tin, bài khá phù hợp, không ít tác phẩm báo chí của 04 tờ báo trên cũng có những tít được đặt còn rườm rà, đôi khi mang tính giật gân, câu khách, làm “nóng” tình hình khi chưa cần thiết, ví dụ như: Tăng phí BHYT học sinh, sinh viên, phụ huynh thêm nặng gánh (báo Dân trí, ngày 04/9/2015); Ứa nước mắt vì chuyện BHYT cho con (báo Lao động, ngày 13/9/2015);BHYT học sinh tăng và thu 15 tháng: Phụ huynh kêu trời!( báo Lao động, ngày 12/9/2015) … Với 02 bài Phóng sự của Tạp chí BHXH, gần như lặp lại tít bài, gây cảm giác quen thuộc, thiếu tính sáng tạo…
Việc sử dụng ngôn ngữ phù hợp để chuyển tải nội dung thông tin về BHYT học sinh, sinh viên được các cơ quan báo chí chú ý thực hiện, góp phần thu hút, hấp dẫn người đọc, tăng hiệu quả truyền thông. Khảo sát cũng cho thấy, các tờ báo điện tử thường sử dụng câu ngắn, chứa đựng thông tin ngay trong tít bài và cả tít phụ; để thông tin nhanh chóng các vấn đề vướng mắc, bất cập, khó khăn trong thực hiện chính sách mới về BHYT học sinh, sinh viên những từ ngữ mạnh, đôi khi mang tính chủ quan cũng hay được các tờ báo in, báo điện tử sử dụng, ví dụ như các tin bài: BHYT học sinh, sinh viên: Trích 4% hóa hồng BHYT cho nhà trường là quá cao(báo Dân trí, ngày 09/9/2015);Không thu BHYT vào đầu năm học (báo Dân trí, ngày 13/9/2015); Chưa có sự thống nhất về các mức thu BHYT (báo VnExpress, ngày 21/9/2015)…
2.4. Đánh giá, nhận xét
2.4.1. Ưu điểm và nguyên nhân
Kết quả khảo sát cho thấy, trong thời điểm chính sách BHYT học sinh có sự thay đổi lớn, các cơ quan báo chí tác giả khảo sát đều có sự quan tâm nhất định với mức độ, dung lượng khác nhau, phụ thuộc vào tôn chỉ, mục đích của mình. Nội dung thông tin tập trung vào việc chuyển tải những chính sách, quy định mới về BHYT học sinh, sinh viên; phản ánh tình hình tổ chức thực hiện ở cơ sở, thông tin quyền lợi của đối tượng tham gia và lên tiếng đấu tranh, phản biện kịp thời trước những vấn đề khó khăn, bất cập…
Những nội dung thông tin chung quanh việc đổi mới thực hiện chính sách BHYT học sinh, sinh viên cho thấy báo chí nói chung, báo in và báo điện tử nói riêng luôn là lực lượng xung kích, đi đầu trong việc chuyển tải chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước đi vào cuộc sống; đồng thời kịp thời phản ánh những khó khăn, vướng mắc khi chính sách tiếp cận với thực tiễn cuộc sống. Sự nhạy bén, thẳng thắng, quyết liệt trong thông tin, góp phần giúp cho chủ chính sách, pháp luật sớm đi vào cuộc sống và ngày càng hoàn thiện.
Hình thức chuyển tải thông tin về BHYT học sinh, sinh viên, biểu hiện qua việc xây dựng chuyên mục, sử dụng linh hoạt các thể loại báo chí mũi nhọn, đặt tít, sa pô, sử dụng ngôn ngữ phù hợp… góp phần tăng thêm hiệu quả truyền thông về những đổi mới trong thực hiện chính sách này.
Nguyên nhân của những ưu điểm trên, qua khảo sát và qua phỏng vấn sâu các đối tượng liên quan cho thấy là do có sự lãnh đạo, chỉ đạo của cơ quan lãnh đạo, quản lý, tổ chức thực thi chính sách; sự chủ động, tích cực, nhạy bén của cơ quan báo chí đã thực hiện vai trò, trách nhiệm của mình trong công tác truyền thông trước những chủ trương, chính sách mới.
2.4.2. Hạn chế và nguyên nhân
- Qua khảo sát, cho thấy, mặc dù nội dung phản ánh về những đổi mới chính sách BHYT học sinh, sinh viên được quan tâm chuyển tải, nhưng chưa
hài hòa, không thường xuyên và chỉ tập trung vào những thời điểm nhất định (nhất là đầu năm học mới), trong khi những quy định này đã được Quốc hội thông qua Luật BHYT từ trong năm 2014, hiệu lực thi hành từ 01/01/2015. Những nội dung báo chí có trách nhiệm chuyển tải về chính sách BHYT học sinh, sinh viên - một chính sách nhân văn, ưu việt của chế độ xã hội chủ nghĩa ở nước ta, theo tôn chỉ mục đích và nhiệm vụ của báo chí cách mạng, nhưng việc phản ánh còn thụ động, tản mạn, chưa xứng tầm. Số lượng các tin, bài về BHYT học sinh, sinh viên còn quá ít so với các vấn đề khác. Đây là những hạn chế đáng suy nghĩ, nhất là với những tờ báo phát hành hàng ngày như báo Lao động, hàng giờ, hàng phút như Dân trí và báo VnExpress với lượng truy cập khá lớn hiện nay.
- Bên cạnh đó, có thể thấy, báo chí của chúng ta hiện nay vẫn chỉ thuần tuý mang tính mô tả chạy theo các sự kiện vụ việc nhỏ lẻ. Tính khái quát, bao quát trong phản ánh vấn đề chưa được thể hiện trong các bài viết, ít có sự phân tích mổ xẻ, lý giải sâu nguyên nhân của thực trạng. Các thông tin nhằm hướng đến việc tháo gỡ, giải quyết vấn đề một cách thuyết phục cũng không có nhiều.
Nhận xét về nhược điểm, hạn chế của báo chí khi thông tin về BHYT học sinh, sinh viên GS.TS. Đào Văn Dũng, nguyên Vụ trưởng Vụ các vấn đề xã hội –Ban Tuyên giáo Trung ương trong trả lời phỏng vấn sâu của tác giả Luận văn cho rằng: “Bên cạnh những đóng góp rất lớn, báo chí cũng có một số nhược điểm, hạn chế trong công tác thông tin, tuyên truyền về BHYT học sinh, sinh viên, nhất là thời điểm có những thay đổi trong chính sách, pháp luật về lĩnh vực này. Thực tế cho thấy, trước thời điểm 01/01/2015 khi Luật BHYT quy định BHYT học sinh là đối tượng bắt buộc tham gia, nhưng rất ít thấy báo chí đề cập. Đến khi bước vào năm học mới 2015 - 2016, sau khi có phản ứng của phụ huynh học sinh về các khoản thu đầu năm, trong đó có những quy định mới về mức đóng, thời gian sử dụng thẻ BHYT…, báo chí đã có những thông tin chưa thật khách quan, làm “nóng” tình hình một cách