Các Công Trình Nghiên Cứu Về Kinh Nghiệm Đào Tạo Nguồn Nhân Lực Ngành Du Lịch Của Một Số Quốc Gia Trên Thế Giới


Tác giả Dennis Nickson trong nghiên cứu “Human resource management for the hospitality and tourism industries”, Elsevier Linacre House, Jordan Hill, Oxford, USA năm 2007 [1] cho rằng khi tính quốc tế hóa trong giáo dục ngày càng cao thì việc quản lý nguồn nhân lực ngành du lịch của các quốc gia càng gặp nhiều thách thức. Đồng thời, tác giả cũng đã phân tích những nội dung cơ bản của hoạt động quản lý nguồn nhân lực ngành du lịch như: xây dựng văn hóa tổ chức, nghiên cứu thị trường lao động, tuyển dụng, sử dụng, bố trí, đào tạo và phát triển, xây dựng mối quan hệ lao động, đãi ngộ, chăm sóc sức khỏe...

Đặc biệt, trong nội dung về đào tạo nguồn nhân lực ngành du lịch, tác giả đã nhấn mạnh vai trò then chốt của hoạt động này trong việc phát triển của mỗi cá nhân, tổ chức và mỗi quốc gia và phân tích các bước của quá trình đào tạo nguồn nhân lực ngành du lịch, bao gồm: đánh giá nhu cầu đào tạo, xây dựng kế hoạch đào tạo, xác định mục tiêu đào tạo, thiết kế chương trình đào tạo, lựa chọn phương pháp đào tạo, hoàn thiện kế hoạch đào tạo, tiến hành đào tạo, đánh giá đào tạo, xây dựng kế hoạch đào tạo tiếp theo.

Năm 2009, bài báo “Human resource management - Developing force of tourist industry” (một phần trong dự án nghiên cứu "The Integration of Serbian Economy into the EU - Planning and Financing of Regional and Rural Development and Enterprise Development Policy” [3] của nhóm tác giả Marija Džopalić1, Jovan Zubović, Ivana Domazet đã nhận định rằng: Thành công của ngành du lịch phụ thuộc vào nhiều yếu tố, nhưng yếu tố quan trọng nhất là nguồn nhân lực. Do vậy, các nhà quản lý cần biết sử dụng những phương pháp và công cụ khác nhau để phát triển năng lực và thúc đẩy động lực của người lao động. Đồng thời, các tác giả cũng đã phân tích đặc điểm và chỉ ra 14 lĩnh vực của ngành du lịch [3, tr.3]. Công trình nghiên cứu này cũng nhấn mạnh đến yếu tố giáo dục - đào tạo trong hoạt động quản lý nguồn nhân


lực, đặc biệt là đào tạo những nhà quản lý du lịch nhằm: Phát triển các kỹ năng quản lý nguồn nhân lực; biết cách để tạo dựng một đội ngũ lao động hăng say, nhiệt tình trong công việc… Hơn nữa, xu thế toàn cầu hóa cũng đòi hỏi người quản lý cần được đào tạo nhiều hơn, đặc biệt là những kỹ năng tương tác giữa các cá nhân (interpersonal) và giao thoa văn hóa (multi cultural). Hơn nữa, các nhà quản lý du lịch cũng phải được đào tạo về kiến thức chuyên ngành ở từng lĩnh vực mà họ phụ trách trong hoạt động du lịch.

Ở trong nước, những nghiên cứu về nguồn nhân lực ngành du lịch và đào tạo nguồn nhân lực ngành du lịch ngày càng phong phú và đi vào chiều sâu. Đã có nhiều cuộc hội thảo chuyên ngành liên quan được tổ chức và là nơi công bố các kết quả nghiên cứu, quan điểm của những nhà quản lý và nhà khoa học.

Huỳnh Quốc Thắng trong bài viết “Tổng quan về đào tạo, xây dựng nguồn nhân lực du lịch Việt Nam và ở Đồng bằng sông Cửu Long” tại Kỷ yếu hội thảo “Thực trạng và giải pháp phát triển nguồn nhân lực du lịch Đồng bằng sông Cửu Long” (2003) [14] đã có những phân tích khái quát về nguồn nhân lực du lịch; phương hướng phát triển du lịch và nhu cầu đào tạo, xây dựng nguồn nhân lực du lịch; giải pháp đào tạo, bồi dưỡng và xây dựng nguồn nhân lực du lịch. Đặc biệt, tác giả đã đưa ra khái niệm về hoạt động du lịch, nhân lực du lịch, chất lượng nguồn nhân lực du lịch, vai trò nhân lực du lịch. Với khái niệm nguồn nhân lực du lịch, tác giả cho rằng, đó là “lực lượng lao động trong ngành và trong cộng đồng xã hội tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp vào hoạt động du lịch với một năng lực tay nghề, trình độ nhận thức nhất định cùng với những phẩm chất tối thiểu về thể lực, trí tuệ, đạo đức… Nguồn nhân lực ấy bao gồm đội ngũ đang có (hiện thực) và sẽ có (tiềm năng/ dự bị)[14, tr.87].


Năm 2006 trong nghiên cứu “Tổng quan du lịch” [100] tác giả Trần Văn Thông đã phân tích về đào tạo nguồn nhân lực du lịch trong chương VIII. Tác giả đã trình bày những vấn đề lý luận về đặc điểm lao động du lịch, đào tạo nhân lực du lịch

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 216 trang tài liệu này.

Tác giả Nguyễn Văn Mạnh trong bài “Đào tạo nguồn nhân lực bậc đại học cho ngành Du lịch” (2007) [71] đã đánh giá về thực trạng chương trình đào tạo cũng như năng lực, kỹ năng của sinh viên ngành quản trị du lịch và khách sạn bậc đại học ở Việt Nam sau khi tốt nghiệp. Từ đó, tác giả đã đưa ra một số kiến nghị đối với Bộ Giáo dục và Đào tạo, các cơ sở đào tạo, với các doanh nghiệp và tổ chức du lịch nhằm nâng cao chất lượng của nguồn nhân lực chất lương cao nói riêng và hoạt động du lịch của cả nước nói chung

Hoạt động đào tạo nguồn nhân lực của ngành chịu sự tác động của nhiều yếu tố, trong đó, vai trò của người thầy là đặc biệt quan trọng. Tác giả Nguyễn Văn Lưu đã có bài viết “Để người thầy phát huy được vai trò quyết định chất lượng đào tạo phát triển nguồn nhân lực du lịch” (2007) [65]. Theo đó, tác giả đã phân tích những yêu cầu đặt ra và đưa ra một số khuyến nghị nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo trong lĩnh vực đào tạo nguồn nhân lực ngành du lịch.

Vấn đề đào tạo nguồn nhân lực ngành du lịch ở Đồng bằng sông Cửu Long hiện nay - 3

Trong bài viết “Đẩy mạnh liên kết giữa nhà trường và doanh nghiệp hướng tới đảm bảo chất lượng đào tạo nguồn nhân lực”, tạp chí Giáo dục (Số 263, tháng 6 năm 2011), tác giả Ngô Trung Hà cho rằng hiện nay giữa đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực ngành du lịch vẫn có những khoảng cách, mất cân đối trong cung – cầu đào tạo cả về quy mô, cơ cấu và chất lượng. Vì vậy, việc gắn kết chặt chẽ giữa các cơ sở đào tạo và doanh nghiệp du lịch là rất cần thiết [37].

Tác giả Phạm Trọng Lê Nghĩa trong bài báo “Phát triển nguồn nhân lực du lịch chất lượng cao thời hội nhập” (2011) [80] đã xác định thế nào là


nguồn nhân lực chất lượng cao trong ngành du lịch; đồng thời, theo tác giả, để mang lại uy tín, vị thế, khả năng tài chính cho doanh nghiệp thì cần không ngừng đào tạo nhân lực để đảm bảo các yêu cầu về đạo đức nghề nghiệp, kỹ năng nghề, khả năng sáng tạo, kỹ năng sống, ngoại ngữ...

Năm 2014, trong nghiên cứu “Phát triển nguồn nhân lực yếu tố quyết định sự phát triển của ngành du lịch Việt Nam” [64], tác giả Nguyễn Văn Lưu đã phân tích những vấn đề lý luận chung về nguồn nhân lực và đặc điểm lao động của nhân lực du lịch; Phát triển nguồn nhân lực ngành du lịch; Hiện trạng phát triển nguồn nhân lực của ngành du lịch Việt Nam; Phương hướng, quan điểm và mục tiêu phát triển nhân lực ngành du lịch đến năm 2020, tầm nhìn 2030; Những giải pháp chủ yếu để đẩy mạnh phát triển nguồn nhân lực ngành du lịch và những dự án ưu tiên trong phát triển nguồn nhân lực du lịch giai đoạn tới. Đặc biệt, tác giả đã phân nhóm nguồn nhân lực theo ngành nghề, theo không gian hoạt động và phục vụ, theo dạng thức của mối liên hệ với khách. Tác giả cũng đã phân tích về vai trò, nhiệm vụ của nguồn nhân lực ngành du lịch trong sáng tạo văn hóa, trong phát triển lực lượng sản xuất, trong lãnh đạo và quản lý đất nước. Bên cạnh đó, công trình đã nghiên cứu về đặc điểm lao động của nhân lực du lịch: chủ yếu là hoạt động dịch vụ, có tính chuyên môn hóa cao, phụ thuộc vào thời gian và đặc điểm tiêu dùng của du khách, cường độ làm việc tuy không cao nhưng liên tục và chịu áp lực tâm lý lớn và môi trường phức tạp…

Trong bài “Khung năng lực trong đào tạo nhân lực du lịch” (2017) [38], tác giả Ngô Trung Hà đã phân tích về khung năng lực đối với lao động du lịch Việt Nam theo Tiêu chuẩn nghề Du lịch Việt Nam (VTOS), theo Tiêu chuẩn chung trong ASEAN về nghề du lịch (ACCSTP) và theo Tiêu chuẩn kĩ năng nghề quốc gia 2017. Theo đó, tác giả khẳng định: “Khung năng lực được quy định tại Tiêu chuẩn với danh mục cụ thể các đơn vị năng lực…sẽ giúp các cơ sở


đào tạo có cái nhìn rõ nét hơn về việc lựa chọn phương pháp cũng như các mô đun, môn học thiết thực đưa vào chương trình đào tạo sinh viên, hướng tới các năng lực mà cơ sở tuyển dụng lao động đang cần...” [38, tr.159].

Năm 2018, trong nghiên cứu “Nâng cao chất lượng nhân lực du lịch Việt Nam đáp ứng hội nhập cộng đồng kinh tế ASEAN” [31] tác giả Nguyễn Văn Đính đã đánh giá thực trạng nguồn nhân lực ngành du lịch Việt Nam và các điều kiện hội nhập du lịch ASEAN. Tác giả đã đề xuất các giả pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực du lịch Việt Nam, góp phần thúc đẩy du lịch phát triển, đẩy nhanh quá trình hội nhập kinh tế khu vực và thế giới. Trong các đề xuất tập trung vào việc đẩy mạnh công tác đào tạo nguồn nhân lực du lịch với nội dung, hình thức đào tạo phù hợp với từng đối tượng và điều kiện cụ thể.

Dù tiếp cận dưới góc độ nghiên cứu lý luận hay hoạt động thực tiễn, các tác giả đều có những quan điểm cá nhân về nguồn nhân lực ngành du lịch, đặc biệt là khẳng định yêu cầu tất yếu của việc đào tạo cũng như nâng cao chất lượng đào tạo để phát triển nguồn nhân lực du lịch nói riêng và ngành du lịch nói chung. Đây là những vấn đề lý luận, những tư liệu quý giá giúp cho nghiên cứu sinh kế thừa về nguồn nhân lực ngành du lịch và đào tạo nguồn nhân lực ngành du lịch.

1.1.1.3. Các công trình nghiên cứu về kinh nghiệm đào tạo nguồn nhân lực ngành du lịch của một số quốc gia trên thế giới

Tác giả Juliana Kheng Mei Soh Ms trong bài viết “Human resource development in the Tourism sector in Asia” (2008) [3] đã đánh giá rằng, sự phát triển nhanh trong lĩnh vực công nghiệp có ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn nhân lực du lịch, từ đó đòi hỏi ngày càng cao về nguồn nhân lực có trình độ cao, có kỹ năng cũng như cần quan tâm đặc biệt đến hoạt động đào tạo. Đồng thời, tác giả đã phân tích về thực trạng cung – cầu lực lượng lao động ngành


du lịch ở một số địa bàn trong khu vực châu Á như Singapore, Macao, Thái Lan. Bên cạnh đó, bài báo đã đưa ra những vấn đề mà các nước trong khu vực đang phải đối mặt trong hoạt động phát triển nguồn nhân lực ngành du lịch, như: sự dịch chuyển của lao động, lao động thiếu kỹ năng, vấn đề chất lượng đào tạo…Từ đó, tác giả đã phân tích chiến lược phát triển nguồn nhân lực ngành du lịch ở cấp khu vực cũng như cấp quốc gia.

Các nhà nghiên cứu trong nước cũng tập trung nghiên cứu kinh nghiệm cho việc đào tạo nguồn nhân lực ngành du lịch Việt Nam. Nhằm phân tích những vấn đề liên quan đến đào tạo nguồn nhân lực ngành du lịch từ các nước Liên minh châu Âu và rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam, tác giả Nguyễn Văn Đính và Nguyễn Văn Mạnh đã có bài viết “Kinh nghiệm đào tạo nhân lực cho du lịch Việt Nam từ các nước liên minh châu Âu” (2000) [31]. Theo đó, các tác giả đã đề cập đến cơ cấu nguồn nhân lực theo trình độ đào tạo nguồn nhân lực của các nước Liên minh châu Âu. Đồng thời, các tác giả cũng đã khái quát về các cấp đào tạo, nội dung chương trình, thời gian đào tạo nguồn nhân lực ngành du lịch ở các nước này. Từ đó, các tác giả đã rút ra những bài học kinh nghiệm cho đào tạo nguồn nhân lực du lịch ở Việt Nam, từ cơ cấu đào tạo, các cấp đào tạo, nội dung đào tạo...

Trong cuốn “Phát triển nguồn nhân lực yếu tố quyết định sự phát triển của ngành du lịch Việt Nam”, NXB Thông tấn (2014) [64], tác giả Nguyễn Văn Lưu đã phân tích kinh nghiệm của một số quốc gia châu Á (Thái Lan, Nhật Bản) và châu Âu ( Cộng hòa Liên bang Đức, Ai – len) trong phát triển nguồn nhân lực ngành du lịch và bài học vận dụng cho Việt Nam. Theo đó, ở Thái Lan, tác giả nhấn mạnh đến các chương trình, dự án phát triển nguồn nhân lực của ngành du lịch với việc hợp tác giữa Chính phủ và tư nhân. Với kinh nghiệm của Nhật Bản, “việc phát triển nguồn nhân lực được tiến hành từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp, từ đào tạo, dạy nghề du lịch cơ bản đến


ứng dụng, thực hiện một cách liên tục và phù hợp với các nhóm người lao động du lịch”; Phát triển nguồn nhân lực du lịch được thực hiện trong một hệ thống gồm các hình thức đào tạo: đào tạo công, đào tạo doanh nghiệp và tự đào tạo.

Năm 2018, tác giả Trần Thị Kim Anh trong nghiên cứu “Kinh nghiệm phát triển nhân lực du lịch của một số quốc gia” đăng trên tạp chí Du lịch (số

11) đã khẳng định phát triển nguồn nhân lực ngành du lịch đã và đang là một vấn đề ưu tiên của nhiều quốc gia bởi chất lượng nguồn nhân lực sẽ quyết định khả năng cạnh tranh của quốc gia. Thái Lan, Singapore, Nhật Bản là các nước khá thành công trong việc phát triển du lịch. Qua nghiên cứu các quốc gia này, tác giả đã rút ra một số bài học kinh nghiệm cho Việt Nam: một là tập trung điều chỉnh, tăng cường công tác quản lý nhà nước, hai là cần phải xác định đào tạo du lịch phải gắn với thực tế, đào tạo nghề là chính, ba là tổ chức hệ thống đào tạo du lịch phù hợp với yêu cầu hội nhập [1].

Các công trình nghiên cứu trên đã phác họa bức tranh phát triển nguồn nhân lực ngành du lịch ở các quốc gia khác nhau, cả ở châu Á, châu Âu. Đó là những kinh nghiệm quý báu cho Việt Nam, đặc biệt là trong việc xây dựng mô hình các cấp đào tạo, nội dung đào tạo và sự liên kết trong đào tạo nguồn nhân lực ngành du lịch.

1.1.2. Các công trình nghiên cứu liên quan đến đào tạo nguồn nhân lực ngành du lịch Đồng bằng sông Cửu Long hiện nay

1.1.2.1. Các công trình nghiên cứu về thực trạng đào tạo nguồn nhân lực ngành du lịch Đồng bằng sông Cửu Long

Năm 2009, trong Kỷ yếu hội thảo khoa học toàn quốc “Đào tạo nguồn nhân lực ngành văn hóa - du lịch trong xu thế hội nhập và phát triển” do Trường Đại học Sài Gòn, TP. Hồ Chí Minh tổ chức đã tập hợp được nhiều nghiên cứu về thực trạng đào tạo ngành văn hóa – du lịch tại một số cơ sở đào


tạo ở ĐBSCL như: tác giả Huỳnh Thị Kim Tuyến với bài viết “Thực trạng công tác đào tạo nguồn nhân lực ngành Việt Nam học và ngành Văn hóa – Du lịch ở Trường Cao đẳng Bến Tre”, tác giả Trần Trung Đẩu với nghiên cứu “Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo ngành Việt Nam học ở Trường Cao đẳng Cần Thơ”. Các tác giả đã phân tích thực trạng đào tạo và đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo [112].

Kỷ yếu hội thảo “Thực trạng và giải pháp phát triển nguồn nhân lực du lịch Đồng bằng sông Cửu Long” do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh An Giang và Trường CĐ Văn hóa Nghệ thuật và Du lịch Sài Gòn phối hợp tổ chức, tháng 4 năm 2013 tập hợp 21 bài tham luận của đại diện các đơn vị quản lý nhà nước và các nhà khoa học đến từ các trường, viện nghiên cứu. Trong đó có một số bài tiêu biểu về thực trạng đào tạo nguồn nhân lực ngành du lịch ĐBSCL như: bài viết “Chất lượng nguồn nhân lực du lịch Đồng bằng sông Cửu Long: Thực trạng và giải pháp”, tác giả Phạm Văn Hưởng đã phân tích thực trạng đặc điểm, chất lượng nguồn nhân lực ngành du lịch của địa phương. Theo đó, tác giả nhận định: Do ảnh hưởng của tính mùa vụ du lịch vào những mùa cao điểm các doanh nghiệp phải thường xuyên sử dụng một lực lượng lao động khá lớn, lực lượng này thường ít được đào tạo chuyên ngành du lịch hoặc lao động phổ thông đã ảnh hưởng đến chất lượng nguồn lực lao động. Tác giả cũng nhấn mạnh, để đáp ứng mục tiêu đào tạo cho đội ngũ lao động trong lĩnh vực du lịch đảm bảo cả về số lượng và chất lượng, tính chuyên nghiệp, từ đội ngũ làm công tác quản lý nhà nước, quản lý doanh nghiệp, người lao động trực tiếp…, phải được trang bị một số kiến thức chuyên sâu về du lịch, góp phần nâng cao chất lượng của sản phẩm du lịch đảm bảo cho sự phát triển bền vững [14].

Cũng trong hội thảo tác giả Nguyễn Kim Trọng đã trình bày nghiên cứu “Nâng cao chất lượng đào tạo nhân lực ngành du lịch Đồng bằng sông Cửu

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 24/03/2023