Vấn đề đào tạo nguồn nhân lực ngành du lịch ở Đồng bằng sông Cửu Long hiện nay - 18


hoàn cảnh trong nước và thế giới. Nội dung chương trình và giáo trình phải được xây dựng và triển khai theo hướng mở: thường xuyên cập nhật về kiến thức trong và ngoài nước; giáo trình, học liệu phục vụ trong quá trình dạy và học được khai thác trong nước hoặc ngoài nước một cách linh hoạt, nội dung giảng dạy phải gắn chặt và phù hợp với yêu cầu thực tiễn của ngành du lịch.

Việc thiết kế chương trình đào tạo cần tập trung vào kiến thức có tính thiết thực, ứng dụng cao như: Quy trình làm thủ tục check - in và check – out cho khách tại khách sạn; Quy trình các bước hướng dẫn cho khách tại một điểm tham quan du lịch như: chợ nổi Cái Răng – TP. Cần Thơ; kỹ năng phục vụ bàn ăn Âu, Á... Cùng với đó, tập trung đào tạo kỹ năng mềm cho người học như: kỹ năng giao tiếp và xử lý tình huống, kỹ năng bán hàng…Bên cạnh đó đối với địa bàn sông nước như vùng ĐBSCL thì cần đào tạo kỹ năng bơi lội, cấp cứu tai nạn sông nước…đặc biệt là đối với hướng dân viên du lịch các tuyến chợ nổi, cù lao…

Trong chương trình đào tạo, thời lượng dành cho phần thực hành phải được nâng cao. Việc thiết kế chương trình đào tạo phải theo hướng ứng dụng nghề nghiệp, có cập nhật bổ sung khi tiếp cận các chương trình tiên tiến và sự góp ý của các cơ sở sử dụng lao động. Trong đó thực hiện theo phương châm “đào tạo nguồn lao động theo những gỉ doanh nghiệp cần”. Các cơ sở đào tạo cần nhất quán quan điểm đào tạo những kiến thức lý thuyết, thực tế cần và đủ

– nghĩa là gắn kết giữa lý thuyết (đơn vị đào tạo) với thực hành, tạo điều kiện cho người học thực tập (doanh nghiệp kinh doanh du lịch), kiểm tra chặt chẽ, sâu sát chất lượng của người học, thực hiện đánh giá theo phương pháp từ bên ngoài (nhà tuyển dụng) kết hợp với đánh giá bên trong (đơn vị đào tạo).

Các cơ sở đào tạo cần xây dựng và áp dụng chương trình đào tạo phù hợp với Bộ Tiêu chuẩn nghề du lịch ASEAN, Bộ tiêu chuẩn nghề du lịch Việt Nam VTOS để xây dựng nội, chương trình học có tính bắt buộc nhằm phù


hợp với tình hình sử dụng của đơn vị sử dụng lao động trong nước và quốc tế, việc này đem lại nhiều lợi ích đơn vị đào tạo, cho doanh nghiệp cũng như người lao động. Tiêu chuẩn VTOS đã được áp dụng rộng rãi trong việc triển khai đào tạo nhân viên tại doanh nghiệp kinh doanh du lịch cũng như trong đào tạo tại các trường du lịch. Bộ tiêu chuẩn này được các chuyên gia xây dựng trong sự kết hợp hài hòa với các tiêu chuẩn quốc tế và được điều chỉnh cho phù hợp với điều kiện cụ thể của ngành du lịch tại Việt Nam. Hiện nay, ngành du lịch trong khối ASEAN đã xây dựng tiêu chuẩn nghề chung cho 6 nghiệp vụ: Lễ tân, buồng, bếp, dịch vụ ăn uống, đại lý du lịch và điều hành tour với tổng số 32 chức danh nghề, không bao gồm nghề hướng dẫn viên du lịch.

Thực hiện các chương trình tham quan, học tập tại các cơ sở giáo dục đào tạo ở nước ngoài nhằm tăng cường mối quan hệ hợp tác quốc tế và tạo điều kiện để cán bộ, giảng viên được mở rộng hiểu biết, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, năng lực ngoại ngữ và hội nhập quốc tế.

Đào tạo ngành du lịch ở vùng ĐBSCL cũng cần tập trung đến đặc trưng tự nhiên, văn hóa của vùng. Nội dung đào tạo nên chú trọng các môn học về lịch sử, văn hóa địa phương như: lịch sử khẩn hoang vùng đất Nam Bộ, đặc trưng văn hóa các dân tộc Việt, Hoa, Khmer, văn hóa Óc Eo, tôn giáo bản địa Nam Bộ…Trong đào tạo giáo dục thể chất cho nguồn nhân lực du lịch cần tập trung dạy bơi để nguồn nhân lực có thể hoạt động tốt trên môi trưởng sông nước, hướng dẫn khách tham quan chợ nổi…

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 216 trang tài liệu này.

Trong quá trình đào tạo các cơ sở cần xây dựng các chương trình giảng dạy ngoại khóa về du lịch, nâng cao nhân thức của người học về hoạt động du lịch, nâng cao tình yêu, lòng tự hào về các loại tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn của địa phương nhằm xây dựng ĐBSCL trở thành một điểm đến an toàn thân thiện và hấp dẫn với du khách.


Vấn đề đào tạo nguồn nhân lực ngành du lịch ở Đồng bằng sông Cửu Long hiện nay - 18

Du lịch được coi là ngành kinh tế mũi nhọn, lực lượng laó động có xu hướng quốc tế hóa cao, nhưng năng lực tiếng Anh đang là một hạn chế lớn đối với nguồn nhân lực của Ngành trên phạm vi cả nước nói chung, vùng ĐBSCL nói riêng. Vì vậy, trước hết, cần đổi mới nhận thức về vị trí, vai trò của ngoại ngữ đối với người làm du lịch trong bối cảnh hội nhập khu vực và quốc tế sâu rộng hiện nay, đổi mới nhận thức về cách dạy và học ngoại ngữ chuyên ngành du lịch theo hướng tích họp gắn với phát triển các đơn vị năng lực cần thiết cho mỗi vị trí công tác trong ngành. Từ đó mới tổ chức thay đổi nội dung, chương hình, tổ chức dạy học, cách thức tổ chức kiểm tra đánh giá năng lực ngoại ngữ phù hợp.

Theo đó, cần xây dựng hệ thống chuẩn năng lực tiếng Anh của ngành dùng làm căn cứ thống nhất về yêu cầu năng lực cho tất cả các ngoại ngữ được giảng dạy ở các chương trình đào tạo ngoại ngữ và người học ngoại ngữ phục vụ cho lĩnh vực du lịch, là căn cứ thống nhất để các cơ sở đào tạo xây dựng chương trình, biên soạn hoặc lựa chọn học liệu, xây dựng kế hoạch giảng dạy, xây dựng hệ thống tiêu chí đánh giá năng lực ngoại ngữ của người học ở từng chuyên ngành, nghề về du lịch, bảo đảm sự liên thông trong đào tạo ngoại ngữ giữa các hệ, chuyên ngành đào tạo. Đổi mới thiết kế các chương trình môn học trong đào tạo môn tiếng Anh chuyên ngành gắn với yêu cầu năng lực ngoại ngữ của ngành du lịch, mô hình phát triển chương trình môn học gắn với phân tích tình huống sử dụng tiếng Anh cho nghề nghiệp tương lai của người học thuộc lĩnh vực du lịch. Định rõ nội dung kiến thức, thời lượng, hình thức và phương pháp dạy học.

Nhà trường cần tăng cường các môn học tiếng Anh từ cơ bản cho đến các lớp tiếng Anh chuyên ngành du lịch như tiếng Anh lễ tân, tiếng Anh dành cho hướng dẫn viên du lịch …, tạo ra nhiều hoạt động cho sinh viên tham gia để nâng cao kỹ năng tiếng Anh. Đặc biệt với các lớp tiếng Anh chuyên ngành cần được


quan tâm nhiều hơn về tất cả các phương diện, vì sinh viên chỉ có thể học tiếng Anh chuyên ngành trong trường với giảng viên nhiều kinh nghiệm.

Điều chỉnh số lượng sinh viên khi tham gia các lớp tiếng Anh (tối đa 20 sinh viên), có như vậy sinh viên mới có nhiều cơ hội để thực tập tiếng Anh trên lớp, giúp phát triển kiến thức và kỹ năng tiếng Anh, đồng thời làm giảm khoảng cách về trình độ giữa các sinh viên, giúp cho sinh viên có thêm điều kiện thực hành giao tiếp trong các tình huống giả định liên quan đến hoạt động du lịch như: đóng vai giao tiếp giúp khách quốc tế làm thủ tục check – in, check – out ở khách sạn…

Nhà trường cần đầu tư nhiều về tài liệu học tập tiếng Anh, đặc biệt là tiếng Anh chuyên ngành cho cả sinh viên và giảng viên. Liên kết với các tổ chức trong và ngoài nước để xây dựng các tài liệu giảng dạy phù họp với trình độ và điều kiện tại Việt Nam. Mở rộng hợp tác quốc tế để chia sẽ kiến thức và kinh nghiệm giảng dạy cho giảng viên và sinh viên. Các cơ quan quản lý có thể tổ chức các hội thảo giúp nâng cao trình độ của giảng viên cũng như chia sẽ kiến thức với các trường với nhau.

Ngoài ra, kỹ năng mềm cũng cần được quy định trong chuẩn đầu ra cũng như một mục tiêu quan trọng của mỗi môn học.

Nội dung chương trình đào tạo cần được xây dựng phù hợp với thực tiễn địa phương. Ưu tiên mở các chuyên ngành phổ biến mà địa phương đang thiếu hụt như: hướng dẫn du lịch, quản trị khách sạn, quản trị du lịch và lữ hành... chưa cần đầu tư mở các chuyên ngành sâu hơn như ở các trung tâm du lịch phát triển. Đối với các địa phương có ngành du lịch phát triển, cần có chiến lược dài hạn để phát triển đội ngũ, trong đó có đào tạo nguồn nhân lực trình độ cao ở cả các nước có du lịch phát triển trong khu vực và trên thế giới.

Hai là, tăng tính tương tác giữa người dạy và người học, lấy người học làm trung tâm. Tâm sinh lý của sinh viên hiện nay là rất năng động, thích sự


thay đổi, không ưa sự tẻ nhạt, đơn điệu trong cách truyền đạt bài giảng, không chấp nhận sự bất công, phi lý trong cách đánh giá của giảng viên nhưng lại không tập trung nghe giảng, thiếu kiên nhẫn, cần cù trong nghiên cứu, nên giảng viên phải sáng tạo ra nhiều cách để lôi cuốn sinh viên tham gia vào bài học, cuối cùng là nắm bắt được những yêu cầu của chuẩn đầu ra của bài học.

Để có thể sáng tạo trong dạy học, trước hết, người giảng viên phải có nền tảng kiến thức vũng chắc thì trên cơ sở đó mới tự tin và có thể sáng tạo ra những phương pháp giảng dạy hữu hiệu.

Giảng viên cũng có thể sử dụng những phương pháp giảng dạy do người đi trước sáng tạo ra hoặc kết hợp các phương pháp lại với nhau, ví dụ kết họp cách dạy truyền thống với cách dạy trực tuyến, kết hợp lớp học đảo ngược (flipped) với phương pháp dạy học dựa trên vấn đề,... Khi xây dựng bài giảng, người giảng viên có thể sử dụng văn thơ, phim ảnh, video; Có thể kết hợp với những hoạt động của sinh viên như đóng kịch, biểu diễn thời trang, phong tục... để minh họa cho bài học. Cách làm này khơi gợi được hứng thú của sinh viên. Tuy nhiên, sáng tạo trong dạy học là đúng, nhưng cần lường hết mọi tình huống để lựa chọn phương pháp tối ưu, tránh hiểu lầm, ngộ nhận, đó mới là đổi mới giáo dục hiệu quả.

Trong giờ giảng, giảng viên nên gợi ý, đặt ra nhiều câu hỏi để sinh viên suy nghĩ, đồng thời khuyến khích sinh viên đặt ra nhiều câu hỏi. Một buổi học thành công không phải là buổi học có nhiều sinh viên trả lời được câu hỏi của giảng viên, mà là có nhiều sinh viên đặt ra những câu hỏi liên quan đến bài học để tìm hiểu sâu về bài học.

Giảng viên - người trực tiếp dạy, có thể chọn bất kỳ tài liệu, sách báo nào do bất kỳ ai viết để dạy cho sinh viên, nhưng phải chịu trách nhiệm đối với những thông tin mình truyền tải. Và giảng viên cũng cho phép người học tìm hiểu những nguồn thông tin khác, đưa ra quan điểm khác, tranh luận


ngược lại với giảng viên để thầy và trò cùng đưa ra kết luận cuối cùng. Việc dám nghĩ khác được giảng viên, trường, lóp khuyến khích và cho học viên, sinh viên cơ hội chứng minh, từ đó phát triển kỹ năng mềm cho người học.

Ngoài ra, giảng viên có thể sử dụng các mạng xã hội như Facebook, twitter, instagram... để tạo kênh hỗ trợ, thảo luận trực tiếp với sinh viên qua mạng. Mỗi lớp học sẽ tạo ra một trang mạng của lóp mình, mỗi sinh viên là một thành viên. Trên các hang đó giảng viên có thể đăng những bài giảng mà có thể ừên lớp đã không đủ thời gian truyền tải, những hình ảnh, video clip để minh họa. Giảng viên có thể ra bài tập, hướng dẫn, thông báo những quy định của lóp học để sinh viên có thể nắm bắt.

Sinh viên có thể đặt câu hỏi trên mạng để giảng viên giải đáp, vừa trao đổi với bạn bè và nộp bài tập cho giảng viên. Tất cả những minh chứng này được lưu lại, dễ dàng phục vụ cho công tác kiểm tra sau này.

Để phát huy vai trò của giáo viên, giảng viên sử dụng các phương pháp giảng dạy tích cực, đội ngũ này cần được bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm, nhất là về phương pháp giảng dạy. Đổi mới phương pháp giảng dạy gắn với thực tiễn phát triển cũng như đặc trưng riêng của khu vực.

Muốn đổi mới nhận thức, tư duy, phương pháp thì trước tiên phải mạnh dạn giảm tải nội dung kiến thức, giảm bớt lý thuyết, tăng thực hành, mục tiêu bài học phải gọn nhẹ, phù hợp với độ tuổi, thể chất, trình độ từng bậc học của học viên, sinh viên để có giải pháp tương thích phù hợp. Quan trọng là nội dung đúng trọng tâm, đáp ứng với nhu cầu của thực tiễn. Phải trả lời được các câu hỏi: Đối tượng học là ai? Học chuyên ngành du lịch gì? Phương pháp dạy học như thế nào? Mục tiêu đào tạo như thế nào? Sau khi học xong làm được gì so với yêu cầu thực tế? để có thể tạo ra những bài giảng độc đáo mang thương hiệu, phong cách riêng, bản sắc riêng của mình nhưng vẫn đáp ứng và đảm bảo yêu cầu về chất lượng của nhà trường và doanh nghiệp du lịch.


Để làm được điều này. các trường du lịch cần có sự đa dạng trong cơ cấu ngành nghề đào tạo. Nói về sự đa dạng thì các cơ sở đào tạo du lịch đào tạo các trình độ đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên ngành du lịch đều đáp ứng điều đó. Tuy nhiên, giảng dạy theo hướng “cầm tay chỉ việc” các lực lượng lao động trực tiếp như đầu bếp, nhân viên phục vụ bàn, buồng, lễ tân, hướng dẫn viên,... để học viên, sinh viên ra trường có thể làm việc ngay sau khi ra trường mà không phải qua đào tạo lại thì rất ít trường làm được. Điều này đòi hỏi ở các nhà trường về phương pháp giảng dạy, nội dung đào tạo gắn với thực tế và cập nhật nhanh sự phát triển của ngành du lịch, đối với học viên, sinh viên là sự trao dồi đạo đức nghề nghiệp, lòng yêu nghề, bản lĩnh nghề nghiệp, trình độ chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng giao tiếp phán đoán tâm lý khách, trình độ ngoại ngữ, ... Việc đưa ra tiêu chuẩn lao động có chất lượng thì dễ nhưng việc đào tạo để đạt được điều đó thì không thể ngày một ngày hai mà đạt được. Các cơ sở đào tạo du lịch đào tạo học viên, sinh viên ra trường có thể bắt tay vào việc ngay mà không phải qua đào tạo lại là một tín hiệu đáng mừng.

Ba là, đa dạng hóa hình thức đào tạo, bảo đảm liên thông thuận lợi giữa các cấp trình độ đào tạo trong cùng ngành, nghề hoặc với các ngành, nghề khác hoặc liên thông lên trình độ cao hơn trong hệ thống giáo dục quốc dân. Để làm được điều này, các cơ sở giáo dục đào tạo của vùng cần phối hợp với các cơ sở đào tạo trong vùng và các tỉnh thành khác trong cả nước: Trường Đại học Cần Thơ, Đại học Văn hóa TP. Hồ Chí Minh, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn TP. Hồ Chí Minh, Đại học Ngoại ngữ - Tin học TP. Hồ Chí Minh,…

Đa dạng hóa các loại hình đào tạo, tạo cơ hội học tập cho rộng rãi các đối tượng. Kết hợp hài hòa giữa phát triển đào tạo du lịch trong các tnrờng thuộc hệ thống giáo dục chuyên nghiệp với hệ thống các trường nghề. Ở mỗi


địa phương có thể mở các lớp đào tạo về du lịch với các bậc đào tạo và loại hình đào tạo phù hợp với thực tiễn địa phương mình (địa phương tự mở, liên kết trong vùng hoặc với các cơ sở đào tạo ở TP.HCM, liên kết với nước ngoài,...). Đẩy mạnh xã hội hóa đào tạo du lịch.

Việc mở rộng đào tạo nguồn nhân lực du lịch với nhiều phương thức khác nhau, có thể đào tạo tại các cơ sở đào tạo nghề trong vùng, ngoại vùng và ngoài nước, đào tạo lại, đào tạo bổ sung tại các doanh nghiệp trong ngành du lịch với nhiều hình thức khác nhau như tổ chức các khóa đào tạo ngắn hạn và dài hạn, các lớp tập huấn, bồi dưỡng, bổ túc và cập nhật kiến thức, kỹ năng chuyên môn.

Tuy nhiên để đạt được mục đích của việc đào tạo nguồn nhân lực ngành du lịch ở ĐBSCL, cần ưu tiên gắn mạng lưới hệ thống cơ sở đào tạo với đặc thù từng địa phương, chú trọng đầu tư, nâng cấp, mở rộng mạng lưới các trường, đa dạng hóa các loại hình đào tạo, đẩy mạnh đào tạo liên thông, tạo cơ hội học tập cho nhiều người.

Đặc biệt quan tâm đến phương châm “năm tại chỗ” (tuyển dụng tại chỗ, đào tạo tại chỗ, thực hành tại chỗ, sử dụng tại chỗ và phát triển tại chỗ), vì lẽ ĐBSCL là vũng trũng của giáo dục, nhiều người không có đủ điều kiện để được tuyển vào các lớp chính quy theo tiêu chuẩn của nhà nước, nhưng họ đang lao động trong ngành hoặc có khả năng lao động trong ngành, thì việc các địa phương tạo điều kiện cho họ học tập bằng nhiều phương thức sáng tạo khác nhau, sẽ tạo điều kiện cho họ hoạt động cống hiến cho địa phương, cho ngành.

Mặt khác nhân lực ngành du lịch, đặc biệt là nhân lực phục vụ trong lãnh vực du lịch sinh thái, luôn ưu tiên tuyển chọn từ cho cư dân địa phương, ở vùng ĐBSCL thì việc phát triển du lịch sinh thái có tiềm năng cao nhất, vì vậy phương châm “năm tại chỗ” cần được phát huy, tạo điều kiện cho cư dân

Xem tất cả 216 trang.

Ngày đăng: 24/03/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí