Một Số Vấn Đề Lý Luận Về Di Sản Văn Hóa Phi Vật Thể Và Vai Trò Của Báo Chí Đối Với Việc Bảo Tồn


- Luận văn sẽ nêu lên những kiến nghị, giải pháp nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả của báo chí địa phương trong công tác này để đem lại những lợi ích thiết thực cho thành phố Huế trong việc quảng bá và thúc đẩy ngành du lịch phát triển, bên cạnh đó lưu giữ và phát huy những giá trị văn hóa tốt đẹp của địa phương, đất nước trong thời kì hội nhập và phát triển hiện nay.

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1 Đối tượng nghiên cứu của luận văn là công tác bảo tồn và phát huy di sản văn hóa phi vật thể trên Báo và Đài PT – TH Thừa Thiên Huế

4.2 Phạm vi nghiên cứu của đề tài là các chương trình truyền hình, các chương trình phát thanh và các tin, bài trên Đài PT – TH Thừa Thiên Huế và Báo Thừa Thiên Huế về văn hóa phi vật thể của Huế từ năm 2012 – 2014.

Đề tài không đi sâu vào nghiên cứu và tìm hiểu văn hóa phi vật thể của Huế mà tập trung vào công tác bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa phi vật thể của Báo và Đài PT – TH Thừa Thiên Huế từ năm 2012 đến năm 2014.

Trong quá trình thực hiện, tác giả cũng sẽ tham khảo các Báo và Đài PT – TH khác để so sánh và có cái nhìn rộng toàn diện hơn.

5. Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp luận chung là dựa vào lý luận báo chí truyền thông; lý luận của chủ nghĩa Mac – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh; đường lối, quan điểm của Đảng cộng sản Việt Nam và chính sách của Nhà nước nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về báo chí và văn hóa.

Để thực hiện luận văn này, tác giả sẽ sử dụng các phương pháp cụ thể như nghiên cứu tài liệu, tìm hiểu các khái niệm học thuật có liên quan đến đề tài làm cơ sở lý luận để nghiên cứu đề tài. Bên cạnh đó, tác giả còn sử dụng phương pháp quan sát, khảo sát thực tế và thống kê để tìm hiểu các bài viết, các chuyên mục có liên quan đến vấn đề cần khảo sát, thống kê số liệu thực tế để có những dẫn chứng làm luận cứ. Tác giả sẽ tiến hành khảo sát và phân tích nội dung cũng như hình thức những bài viết và chuyên mục có liên quan đến văn hóa phi vật thể của Huế trên Báo và Đài PT – TH Thừa Thiên Huế giai đoạn từ năm 2012 – 2014.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 150 trang tài liệu này.


Sử dụng phương pháp điều tra xã hội học nhằm khảo sát mức độ quan tâm của người dân đối với các chương trình có liên quan đến văn hóa phi vật thể của địa phương. Lấy ý kiến của công chúng về chất lượng các bài viết, chuyên mục liên quan đến công tác bảo tồn và phát huy di sản văn hóa phi vật thể của Huế đã đáp ứng được nhu cầu của công chúng hay chưa, sự thu hút công chúng đạt đến mưc độ nào. Ngoài ra, phiếu điều tra xã hội học cũng lưu ý đến việc thu thập các kiến nghị của người dân làm thế nào để nâng cao chất lượng nội dung và hình thức, đáp ứng tốt hơn nhu cầu của công chúng, vừa đảm bảo tính giải trí vừa cung cấp đầy đủ thông tin để người dân có thể biết được những kiến thức về văn hóa phi vật thể, từ đó tác động đến nhận thức và hành vi của người dân trong việc tự ý thức về bảo tồn và phát huy vốn văn hóa đáng quý đó của địa phương.

Vấn đề bảo tồn và phát huy di sản văn hóa phi vật thể trên Báo và Đài Phát thanh Truyền hình Thừa Thiên Huế - 3

Cùng với việc điều tra xã hội học, tác giả cũng sử dụng phương pháp phỏng vấn sâu. Phương pháp phỏng vấn sâu sẽ áp dụng với các đối tượng sau: những nhà nghiên cứu về văn hóa phi vật thể của Huế, một số phóng viên của Báo và Đài PT – TH Thừa Thiên Huế đang làm việc ở mảng văn hóa. Đối với các nhà nghiên cứu văn hóa phi vật thể của Huế, tác giả sẽ phỏng vấn để tìm hiểu các khái niệm chuyên môn có liên quan để có thể đưa ra những kiến thức lý thuyết chính xác và đầy đủ nhất về văn hóa phi vật thể của Huế. Bên cạnh đó, tác giả cũng sẽ phỏng vấn để lấy ý kiến của các nhà nghiên cứu dưới góc độ là các chuyên gia đối với các chuyên mục, bài viết về văn hóa phi vật thể của Huế trên Báo và Đài PT – TH Thừa Thiên Huế về mức độ chính xác của nội dung thông tin được phản ánh trên Báo, Đài. Đưa ra ưu và nhược điểm cần khắc phục của bài viết, chuyên mục đó để đảm bảo công chúng có được cái nhìn hoàn thiện và đúng đắn nhất về văn hóa phi vật thể của Huế. Đối với các phóng viên Báo, Đài hoạt động trong lĩnh vực văn hóa, người viết sẽ phỏng vấn để tìm hiểu về những thuận lợi và khó khăn trong công tác đưa tin, viết bài, xây dựng chuyên mục. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng sẽ lấy ý kiến kiến nghị của các phóng viên đối với các cơ quan có liên quan đến công tác bảo tồn và phát huy văn hóa phi vật thể của Huế và đối với lãnh đạo các cơ quan báo chí để có thể tạo


điều kiện tốt nhất cho phóng viên tác nghiệp và đem đến cho công chúng những sản phẩm báo chi đảm bảo chất lượng về cả nội dung và hình thức.

Một phương pháp nữa mà tác giả sẽ áp dụng đó là phương pháp làm việc nhóm. Tác giả sẽ cố gắng trong phạm vi có thể tạo lập một nhóm bao gồm đầy đủ các thành phần: công chúng, chuyên gia, phóng viên. Sau khi thu thập, thống kê phiếu điều tra xã hội học cũng như kết thúc việc phỏng vấn sâu, tác giả sẽ làm việc cùng với nhóm trên để cùng nhau phân tích, đưa ra những ưu điểm và hạn chế cơ bản của Báo và Đài PT – TH Thừa Thiên Huế trong việc bảo tồn và phát huy di sản văn hóa phi vật thể của Huế. Từ đó, nhóm sẽ cùng nhau thảo luận và đưa ra những kiến nghị và giải pháp tối ưu nhất để nâng cao chất lượng các bài viết, chuyên mục trên Báo và Đài PT – TH Thừa Thiên Huế để các cơ quan báo chí này có thể làm tốt hơn nữa việc tham gia vào công tác bảo tồn và phát huy di sản văn hóa phi vật thể của Huế.

6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

6.1 Ý nghĩa khoa học

Với đề tài luận văn này, tác giả hy vọng sẽ góp phần vào viêc đổi mới, bổ sung vào lý luận báo chí nói chung, đặc biệt là vai trò và vị trí của báo chí địa phương vào công tác bảo tồn – phát huy di sản văn hóa dân tộc và việc áp dụng lý thuyết chức năng thông tin, khai sáng, giải trí của báo chí vào hoạt động thực tiễn của nghề báo.

6.2. Ý nghĩa thực tiễn

Đây là một đề tài mang tính thực tiễn cao vì vậy kết quả luận văn sẽ là tài liệu tham khảo của các cơ quan báo chí địa phương, cũng như phóng viên báo chí hoạt động trong mảng văn hóa để thấy được những ưu điểm và hạn chế trong khi đưa tin, viết bài của mình. Bên cạnh đó, tác giả cũng hy vọng, những kiến nghị và giải pháp được đưa ra trong luận văn sẽ là tiền đề, cơ sở để các cơ quan cũng như những người có liên quan tham khảo, điều chỉnh và áp dụng vào thực tiễn hoạt động nghề nghiệp để nâng cao chất lượng các bài viết, chuyên mục, tham gia tốt hơn vào công tác bảo tồn và phát huy văn hóa phi vật thể của Huế.


Ngoài ra, luận văn cũng có thể làm tài liệu hữu ích cho sinh viên ngành báo chí, ngành du lịch, ngành văn hóa, ngành xã hội học ….. tham khảo để thấy được việc áp dụng các kiến thức lý thuyết vào thực tiễn.

7. Kết cấu luận văn

Ngoài Phần mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, luận văn có ba chương như sau:

Chương 1: Một số vấn đề lý luận về Văn hóa phi vật thể và vai trò của báo chí đối với việc bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa phi vật thể

Chương 2: Thực trạng hoạt động thông tin của Báo và Đài PT – TH Thừa Thiên Huế về việc bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa phi vật thể của Huế

Chương 3: Một số kiến nghị, giải pháp nhằm nâng chất lượng, hiệu quả của Báo và Đài PT – TH Thừa Thiên Huế trong việc bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa phi vật thể của Huế

Nội dung của luận văn sẽ được trình bày theo thứ tự các chương nói trên


Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ DI SẢN VĂN HÓA PHI VẬT THỂ VÀ VAI TRÒ CỦA BÁO CHÍ ĐỐI VỚI VIỆC BẢO TỒN

VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ VĂN HÓA PHI VẬT THỂ


1.1 Khái niệm Di sản văn hóa và Di sản văn hóa phi vật thể

1.1.1. Di sản văn hóa

Trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng, có rất nhiều quan niệm và định nghĩa về văn hóa và di sản văn hóa. Theo tác giả Nguyễn Hữu Đang trong bài Định nghĩa về văn hóa Danh từ “ Văn hóa” chúng ta đã mượn ở tiếng Tàu – Người Tầu lấy hai chữ này ở sách cổ_ bộ Kinh Dịch_ để phô diễn một khái niệm mới của Khoa học hiện đại. Cho nên xét theo từ nguyên thì chữ Văn hóa không ngụ được cái ý nghĩa cơ bản là giồng giọt, cầy cấy trong chữ “cultus” của tiếng La- tinh (tiếng Pháp: culture, tiếng Anh: cultures, tiếng Đức: kultur). Vậy muốn có ý nghĩa xác đáng ta phải công nhận cho chữ “Văn hóa” hiện thời một nghĩa mới nguồn gốc tự Tây Phương” [36, tr 17-19]

Đào Duy Anh trong cuốn Việt Nam văn hóa sử cương đã viết ngay ở bài Tựa của cuốn sách “Theo giới thuyết của Felix Sartiaux thì Văn hóa về phuwowbg diện động là cuộc phát triển tiến bộ mà không ngừng của những tác dụng ấy tuy liên lạc mà vẫn riêng nhau. Về phương diện tĩnh thì văn hóa là trạng thái tiến bộ của những tác dụng ấy ở một thời gian nhất định và tất cả các tính chất mà những tác dụng ấy bầy ra ở xã hội loài người “ [1, tr10]

Tiếp đó trong Thiên Thứ Nhất, phần Tự luận, học giả Đào Duy Anh đã đặt ngay câu hỏi “Văn hóa là gì?” và ông kết luận: “ Văn hóa chẳng qua là chỉ chung tất cả các phương tiện sinh hoạt của loài người cho nên ta có thể nói rằng: Văn hóa tức là sinh hoạt” [1, tr 13]

Giáo sư Trần Quốc Vượng đưa ra ý kiến của mình xoay quanh khái niệm văn hóa và di sản văn hóa. Ông cho rằng: Văn hóa là do con người sáng tạo, có từ thửa bình minh của loài người. Khai niệm này được thay đổi theo thời gian trong quá trình sử dụng. Giáo sư Trần Quốc Vượng đã chọn đưa ra nhận định của UNESCO:


“ Văn hóa không phải là một lĩnh vực riêng biệt. Văn hóa là tổng thể nói chung những giá tị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra. Văn hóa là chìa khóa của sự phát triển” [52, tr 72]

GS.TSKH Trần Ngọc Thêm lại định nghĩa về văn hóa như sau: Văn hóa là một hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo và tích lũy qua quá trình hoạt động thực tiễn, trong sự tương tác giữa con người với môi trường tự nhiên và xã hội “[45, Tr10]

Phan Ngọc: “ Không có cái vật gì gọi là văn hóa cả và ngược lại bất kì vật gì cũng có cái mặt văn hóa. Văn hóa là mối quan hệ. Nó là mối quan hệ giữa thế giới biểu tượng và thế giới thực tại. Quan hệ ấy biểu hiện thành một kiểu lựa chọn riêng của một tộc người, một cá nhân so với tộc người khác, cá nhân khác. Nét khác biệt giữa các kiểu lựa chọn làm cho chúng khác nhau, tạo thành những nền văn hóa khác nhau là độ khúc xạ. Tất cả mọi cái mà tộc người tiếp thu hay sáng tạo đều có một độ khúc xạ riêng, có mặt ở mọi lĩnh vực và rất khác độ khúc xạ ở một tộc người khác” [32,tr 19-20]

Như vậy, có thể đưa ra định nghĩa cơ bản về Di sản văn hóa như sau: Di sản văn hóa là những sản phẩm vật chất và tinh thần do con người tạo ra và được sử dụng phục vụ cho đời sống của con người, từ đó hình thành,khẳng định các giá trị của chúng về lịch sử, văn hóa, khoa học…

Dựa theo quan điểm của UNESCO, Di sản văn hóa được phân thành hai loại: Di sản văn hóa Vật thể và di sản văn hóa phi vật thể

Di sản văn hóa vật thể: bao gồm những vật thể (hữu hình – Tangible) có giá trị đặc biệt về các mặt văn hóa, lịch sử và tự nhiên, do một cộng đồng văn hóa – xã hội nào đó tạo ra. Đó là những di vật, di tích như đền đài, cung điện, chùa chiền, lăng mộ, những hiện vật bảo tàng, thư tịch, tài liệu lưu trữ, mẫu vật tự nhiên, thắng cảnh thiên nhiên, và những hiện vật quý hiếm khác

Di sản văn hóa phi vật thể:bao gồm những sản phẩm phi hình thể (vô hình – intangible) có giá trị đặc biệt về các mặt văn hóa, lịch sử do một công đồng văn hóa xã hội nào đó tạo ra. Nó được lưu truyền và biến tấu theo các phương thức truyền


khẩu, mô phỏng và bắt chước. Thuộc về di sản văn hóa phi vật thể, bao gồm có các loại hình văn nghệ dân gian (âm nhạc, ca múa, sân khấu, truyện kể, huyền thoại, tạp kỹ…), lễ hội, phong tục tập quán, nghệ thuật chữa bệnh dân gian, nghệ thuật nấu ăn, bí quyết trong sản xuất đồ mỹ nghệ các nghệ nhân, danh nhân văn hóa.

1.1.2. Di sản văn hóa phi vật thể

Trong luật Di sản văn hóa được Quốc hội nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 21/6/2001, di sản văn hóa phi vật thể đã được nhìn nhận là: “Di sản văn hóa quy định tại luật này bao gồm di sản văn hóa phi vật thể và di sản văn hóa vật thể, là sản phẩm tinh thần, vật chất có giá trị lịch sử, văn hóa và khoa học được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác ở nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”. Điều 4, khoản 1 trong điều luật này định nghĩa: “Di sản văn hóa phi vật thể là sản phẩm tinh thần có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học được lưu truyền bằng trí nhớ, chữ viết, được lưu truyền bằng miệng, truyền nghề, trình diễn và các hình thức lưu giữ, lưu truyền khác bao gồm tiếng nói, chữ viết, tác phẩm văn học nghệ thuật, khoa học, ngữ văn truyền miệng, diễn xướng dân ca, lối sống, nếp sống, lễ hội, bí quyết về nghề thủ công truyền thống, tri thức về y dược học cổ truyền, về văn hóa ẩm thực, về văn hóa truyền thống dân tộc và những tri thức dân gian khác” [30]

Tính từ Công ước di sản thế giới (Paris, 1972) trở về trước, trong nhận thức về di sản văn hóa của nhân loại, UNESCO mới quan tâm đến các di sản khảo cổ, kiến trúc, địa danh văn hóa và tự nhiên trong danh mục Di sản thế giới. Di sản văn hóa phi vật thể vẫn chưa được đề cập đến với tư cách như là những di sản của nhân loại. Năm 1989, với một nhân thức hoàn toàn khác hẳn, da diện hơn, nhiều chiều hơn, UNESCO đã xây dựng văn bản quốc tế bảo vệ di sản văn hóa truyền miệng và vô hình của nhân loại, bảo vệ văn hóa truyền thống và văn hóa dân gian

Tuyên bố về kiệt tác di sản truyền miệng và vô hình của nhân loại được thông qua tại Paris năm 1989 đã định nghĩa:

Di sản văn hóa phi vật thể (Intangible Cultural Heritage) là toàn bộ những sáng tạo dựa trên cơ sở truyền thống của một cộng đồng văn hóa, được thể hiện bởi


một nhóm hoặc cá nhân và được công nhận là phản ánh những mong muốn của một cộng đồng tới mức mà chúng phản ánh được bản sắc văn hóa và xã hội của cộng đồng đó; những tiêu chuẩn và giá trị của những sáng tạo này được truyền miệng bằng cách mô phỏng hay bằng các hình thức khác. Trong số những hình thức sáng tạo, hình thức của dạng sáng tạo này bao gồm ngôn ngữ, văn học, âm nhạc, điệu múa, trò chơi, thần thoại, lễ nghi, phong tục, đồ thủ công, kiến trúc và các loại hình nghệ thuật khác. Ngoài những hình thức này, người ta cũng tính đến thông tin liên lạc truyền thống”

Như vậy, có thể hiểu một cách khái quát: Văn hóa phi vật thể đó là một dạng tồn tại (hay thể hiện) của văn hóa không phải chủ yếu dưới dạng vật thể có hình khối tồn tại khách quan trong không gian và thời gian, mà nó thường tiềm ẩn trong trí nhớ, tập tính, hành vi, ứng xử của con người và thông qua các hoạt động sống của con người trong sản xuất, giao tiếp xã hội trong hoạt động tư tưởng và văn hóa

- nghệ thuật mà thể hiện ra, khiến người ta nhận biết được sự tồn tại của nó.

Có thể kể ra đây những dạng thức chính của di sản văn hóa phi vật thể: Ngữ văn truyền miệng, như thần thoại, cổ tích, truyền thuyết, ca dao, thành ngữ, tục ngữ, vè, ngụ ngôn...Các hình thức diễn xướng và trình diễn bao gồm các hình thức ca múa, nhạc, sân khấu (nghệ thuật diễn xướng).

Những hành vi ứng xử của con người, đó là ứng xử giữa cá nhân với cá nhân, cá nhân trong cộng đồng, ứng xử giữa các cộng đồng.

Các hình thức nghi lễ, tín ngưỡng tôn giáo, phong tục, lễ hội như Phật giáo, Ki-tô giáo, đạo giáo, thờ cúng tổ tiên, đạo Mẫu...

Tri thức dân gian cũng là một lĩnh vực của văn hóa phi vật thể. Tri thức dân gian ở chừng mực nào đó còn được hiểu tương ứng với các thuật ngữ như tri thức bản địa, tri thức địa phương...Những làng nghề truyền thống

1.1.3. Một số loại hình văn hóa phi vật thể tiêu biểu ở Tỉnh Thừa Thiên Huế

Huế một vùng non sông kỳ thú, với sự sáng tạo của con người đã lưu giữ trong lòng mình những tài sản vô cùng quý giá. Một trong những giá trị nổi bật mang tính toàn cầu là Quần thể Di tích Huế đã được công nhận vào Danh mục Di sản Văn hóa

Xem tất cả 150 trang.

Ngày đăng: 24/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí