Chiến Tranh Pháp-Phổ Và Quá Trình Hoàn Thành Thống Nhất Nước Đức 1870-1871

quân sự mà triều đình Phổ nỗ lực tiến hành những năm 1860. Hệ thống đường sắt hiện đại và phát triển cao của Phổ cũng cho phép Helmuth von Moltke di chuyển quân đội vào chiến trường một cách nhanh chóng và dễ dàng hơn với số lượng lớn. (Xem thêm Phụ lục 13).

Mặc dù giành thắng lợi chóng vánh, nhưng Phổ cũng muốn nhanh chóng kết thúc chiến tranh để không làm cho Á o tổn thất đến nỗi cả Pháp lẫn Nga đều phải can thiệp. Trong thực tế, Bismarck chỉ muốn thống nhất nước Đức xung quanh Phổ và loại bỏ Á o ra khỏi các vấn đề của nước Đức. Phổ không được làm cho Á o tổn thương quá nghiêm trọng hay để lại cho Á o những cảm giác cay đắng và khát khao trả thù hoặc trở thành đồng minh của đối thủ. Nhiệm vụ của Phổ là phải thiết lập một dân tộc Đức thống nhất dưới sự lãnh đạo của Phổ [152, tr. 48-51]. Đó là lý do tại sao các điều khoản kết thúc chiến tranh được xem là nhẹ nhàng đối với cả hai bên. Tuy nhiên, Áo cũng có các lý do riêng của mình để cầu mong một nền hoà bình lâu dài. Hi ệp ước Prague ngày 23 tháng 8 năm 1866 đã loại bỏ Á o ra khỏi các vấn đề của người Đức và buộc Á o phải bồi thường một khoản chiến phí 20 tri ệu Taler.

Áo cuối cùng buộc phải chấp nhận tất cả các mối quan hệ mà Phổ đã thiết lập được ở phía B ắc sông Main. Á o và hầu hết các đồng minh thân cận của Á o bị loại ra khỏi LB Bắc Đức [84, tr. 910]. Ngày 20 tháng 9 năm 1866, Wilhelm I thử lòng trung thành của các thần dân mới được sáp nhập của Phổ đến từ Hannover, Hessen- Kassel, Nassau, và Frankfurt am Main. Ngày 3 tháng 10 năm 1866, Friedrich Wilhelm I ký quyết định sáp nhập Nassau mà không hề gặp phải bất cứ sự phản đối đáng kể nào của người dân trong sự khác biệt với Hessen-Kassel và Hannover [112, tr. 81]. Phần lớn người dân Nassau tỏ ra thân thiện với sự chiếm đóng của Phổ như những gì đã diễn ra trong lễ hội ngày 9 tháng 10 năm 1866 tại Schillerplatz của Wiesbaden. Các nhân vật có kinh nghiệm được sử dụng để quản trị chính quy ền mới. Ví d ụ, nguyên Thủ tướng Hergenhahn được bổ nhiệm làm người đứng đầu hệ thống hành chính, tư pháp, và thuế khoá. Schellenberg được cử giữ chức vụ đứng đầu ngành tài chính và qu ốc phòng, luật sư Diehl được giao nhiệm vụ quản trị các vấn đề nội bộ [114, tr. 37, 427, 428].

Ý nghĩa lịch sử và nguyên nhân thắng lợi: kết quả của cuộc Chiến tranh Á o- Phổ năm 1866 mang tính hai m ặt rõ rệt. Chiến thắng của Phổ đã dẫn đến những thay đổi to lớn trong nội bộ nước Đức. Sau chiến thắng quân sự trước Á o, Bismarck giành được sự ủng hộ tối đa của giới tư sản trong gần như tất cả các vấn đề. Tất cả các diễn biến nêu trên cho thấy rằng phương pháp độc đoán của giới quý tộc phong kiến Phổ đã giành chiến thắng trước chủ nghĩa dân chủ tự do Đức. Phổ giờ đây có ảnh hưởng quyết định đối với các vấn đề của người Đức. Quá trình th ống nhất nước Đức từ đó hoàn toàn nằm trong tay Phổ theo phương án tiểu Đức.

LB Đức 1815-1866 chấm dứt hoạt động sau cuộc Chiến tranh Á o-Phổ năm 1866. Ngoài Schleswig và Holstein, Phổ còn chiếm thêm Hannover, Hessen-Kassel, Nassau, và Frankfurt am Main, vì quê hương của Goethe đã công khai ủng hộ Á o trong cuộc nội chiến của những người Đức. Các nhà nước nói tiếng Đức ở phía B ắc sông Main được tổ chức lại thành LB Bắc Đức. Do sự can thiệp của Pháp, liên bang này tạm thời loại bỏ không chỉ Á o, mà còn cả các nhà nước ở miền Nam như Bayern, Württemberg, Baden, và Hessen-Darmstadt ra khỏi kế hoạch bành trướng của Phổ [52, tr. 139], nhưng tất cả các nhà nước Công giáo độc lập phía Nam này đều bị ép buộc phải ký kết các hiệp ước liên minh quân sự có tính ràng bu ộc với Phổ [164, tr. 8].

Đối với Á o, cuộc chiến tranh với Phổ năm 1866 là một thất bại đã được báo trước. Không một tấc đất nào của Á o bị cắt cho Phổ, nhưng Áo phải rút lui khỏi sân khấu chính tr ị Đức và thừa nhận vai trò chủ đạo của Phổ từ đó. Áo thường tập trung sức lực cho các vấn đề ngoài biên giới của người Đức, trong khi Phổ lại chủ yếu dồn mọi nguồn lực có thể cho các cộng đồng nói tiếng Đức ở Trung  u. Đó là lý do tại sao Phổ đủ mạnh để thâu tóm thế giới nói tiếng Đức [152, tr. 48-51] tương đối dễ dàng. Sau thất bại đó, Áo đã chuyển sang một thể chế chính tr ị theo hình th ức quân chủ song phương bao gồm cả Á o lẫn Hungary [84, tr. 910]. Thất bại của Á o không chỉ vì nước này có các vấn đề về tài chính nghiêm tr ọng cũng như mô hình phát triển trong một thời gian dài, mà còn do Phổ phát triển quá nhanh trong cùng kỳ thời gian.

Trên bình di ện quốc tế, trong khi Phổ duy trì m ột chính sách trung l ập ở châu  u, Á o lại tham gia vào hai cuộc chiến tranh mang lại cho họ nhiều thiệt hại cả vật chất lẫn danh tiếng quốc tế. Á o hứng chịu thất bại trong cuộc Chiến tranh Crimea 1853-1856 khi ủng hộ Anh và Pháp, nhưng chống lại đồng minh truyền thống là Nga. Cuộc chiến tranh giành độc lập của Ý năm 1859 lại đưa Áo vào bên kia chiến tuyến với Pháp. Cùng lúc đó, Nga đang tăng cường ảnh hưởng ở Đông và Nam Âu, đặc biệt ở khu vực châu  u của Thổ Nhĩ Kỳ, nên không còn năng lượng cho vấn đề nước Đức như trước cuộc Chiến tranh Crimea 1853-1856. Chính vì th ế, quá trình thống nhất nước Đức theo con đường của Phổ không phải là tất yếu trong mắt của những người đương thời mà chính hoàn c ảnh quốc tế đã biến nó thành hiện thực. Nguồn lực và hoàn cảnh đã đưa Phổ vào vị trí đã được lịch sử lựa chọn.

Mặc dù đây là một cuộc chiến giữa Á o và Phổ, nhưng với tư cách là một thế lực chi phối châu  u lục địa, Pháp cũng phải hứng chịu một loạt thất bại ngoại giao nghiêm trọng đến mức người ta có thể nói rằng chính nước Pháp đã bị đánh bại tại Sadowa nhiều hơn Áo. Chiến thắng tại Sadowa đã cho phép Bismarck loại bỏ tất cả các nỗ lực ngoại giao của Napoléon III để hưởng lợi từ cuộc Chiến tranh Á o-Phổ năm 1866. Quá trình th ống nhất nước Ý cũng tiến gần hơn một bước nữa với việc lấy lại Venetia từ tay Á o. Hiệp ước Prague năm 1866 đã làm cho mối quan hệ của Á o với nước Ý được tái cơ cấu lại trong nhiều vấn đề trọng yếu.

Tóm lại, những gì ph ải diễn ra đã diễn ra trong năm 1866 như một tất yếu lịch sử và một phương cách giải quyết vấn đề của nước Đức giữa thế kỷ XIX theo con đường của Vương quốc Phổ. Quá trình này m ở đầu bằng việc ổn định đường biên giới phía B ắc nước Đức năm 1864. Hai năm sau đó (1866), trận chiến ở Königratz không những mở ra con đường thống nhất nước Đức theo mô hình c ủa Phổ, mà còn loại bỏ hẳn các ảnh hưởng truyền thống của Á o ra khỏi các vấn đề của người Đức, đồng thời ổn định đường biên giới phía Nam . Sau chiến thắng trước Á o năm 1866, Phổ bắt đầu khẳng định quyền lực nội bộ tuyệt đối của mình đối với các nhà nước nói tiếng Đức, nhưng Áo cũng có thêm nhiều điều kiện để quan tâm đến các vấn đề ở phía Đông [84, 906-908].

3.3.2. Chiến tranh Pháp-Phổ và quá trình hoàn thành thống nhất nước Đức 1870-1871

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 202 trang tài liệu này.

3.3.2.1. Chiến tranh Pháp-Phổ 1870-1871

Vấn đề cuối cùng của quá trình th ống nhất nước Đức giữa thế kỷ XIX chính là đường biên giới phía Tây và việc thu phục các nhà nước phía Nam không nằm trong LB Bắc Đức 1866-1871 của Phổ. Quá trình này b ắt buộc phải tham khảo ý kiến nước Pháp của Napoléon III. Một sự nhượng bộ tiếp theo cho Phổ để loại bỏ hẳn ảnh hưởng của Pháp ở hai bờ sông Ranh có lẽ chưa bao giờ là mong muốn thực sự của những người theo chủ nghĩa dân tộc Pháp. Đáp án chỉ có thể đến từ chiến trường và điều này đã diễn ra vào cuối năm 1870 đầu năm 1871.

Vai trò của vương quốc Phổ trong quá trình thống nhất nước Đức 1848 - 1871 - 12

Nguyên nhân dẫn đến chiến tranh: trong khi chính quy ền Napoléon III muốn đưa các mâu thuẫn nội bộ ra bên ngoài qua cuộc chiến tranh này để ngăn cản một nước Đức thống nhất, Phổ không thể hoàn thành sứ mệnh thống nhất nước Đức mà không khẳng định được ảnh hưởng của mình lên toàn b ộ thế giới nói tiếng Đức [106, tr. 65-305]. Tuy nhiên, Pháp không bao giờ tự nguyện từ bỏ các ảnh hưởng truyền thống của mình trong các c ộng đồng nói tiếng Đức ở phía Nam và phía Tây nước Đức gần đường biên giới với nước Pháp. Chính vì th ế, một cuộc chiến tranh là điều gần như không thể tránh khỏi và vấn đề chỉ còn là thời gian và duyên cớ.

Ở trong nước, mặc dù ý tưởng về một nước Đức thống nhất ở Trung  u rất xa lạ đối với bản sắc Phổ vốn có cũng như những dự tính cho ch ỉ duy nhất vương triều Phổ của Bismarck, nhưng đầu tháng 3 năm 1867, khi tình hình đã chuyển biến theo hướng không thể có lợi hơn cho quá trình thống nhất nước Đức, Bismarck đã tự nguyện gia nhập liên minh chủ nghĩa dân tộc Đức với mục tiêu chính là ch ống lại Napoléon III và các ảnh hưởng còn lại của người Pháp trong thế giới nói tiếng Đức. Cùng lúc đó, tình hình nước Pháp lại diễn ra theo hướng không thể có lợi hơn cho quá trình th ống nhất nước Đức giữa thế kỷ XIX. Cuộc họp ở Biarritz tháng 9 năm 1865 đã làm cho Napoléon III có một thái độ thù địch với Bismarck. Cuộc Chiến tranh Á o-Phổ năm 1866 cũng làm tổn hại nghiêm trọng đến mối quan hệ của Phổ với Pháp. Những người Pháp phản đối chiến thắng của Phổ trong cuộc chiến chống

lại Áo năm 1866 đã yêu cầu trả thù cho Sadowa. Một không khí bài Ph ổ lên cao cực điểm ở Pháp trước cuộc Chiến tranh Pháp-Phổ những năm 1870-1871.

Tuy nhiên, ngòi nổ thực sự của cuộc chiến tranh với người Pháp năm 1870 lại xuất phát từ cuộc khủng hoảng ngôi vương Tây Ban Nha khi Hoàng hậu Isabella II bị phế quyền trong một cuộc khởi nghĩa năm 1868. Một trong những ứng cử viên nặng ký nhất cho ngai vàng bỏ trống là Hoàng từ Leopold thuộc nhà Hohenzollern- Sigmaringen của Phổ. Một Tây Ban Nha tư sản hiện đại sẽ là một đối trọng tiềm tàng với một nước Pháp cũng đang trong tình trạng không thực sự yên ổn. Bismarck khuyến khích Leopold ti ếp cận ngôi vương Tây Ban Nha, nhưng không được cả Phổ lẫn Pháp ủng hộ nên phải chấp nhận rút lui. Năm 1869, Bismarck quyết định mang vấn đề này ra bàn luận thêm một lần nữa và đã thuyết phục được Leopold chấp nhận ngôi vương Tây Ban Nha tháng 6 năm 1870.

Việc một người nhà Hohenzollern-Sigmaringen của Phổ làm vua Tây Ban Nha đã báo động nước Pháp về nguy cơ ra đời của một liên minh giữa Phổ và Tây Ban Nha chống lại nước Pháp. Ngay khi ý định ứng cử của Leopold được công bố rộng rãi, nước Pháp đã bị kích động mạnh mẽ và các hành động quân sự đã được lên kế hoạch cụ thể. Hàng loạt các cuộc biểu tình ph ản đối diễn ra hết sức căng thẳng gần như trên khắp nước Pháp và thậm chí ở cả các cường quốc châu  u khác. Cùng lúc đó, giới chức Pháp liên tục yêu cầu Leopold phải tự nguyện rút lui và viết tối hậu thư cho Friedrich Wilhelm I phản đối mọi khả năng lên cầm quyền của nhà Hohenzollern ở Tây Ban Nha. Mặc dù Friedrich Wilhelm I tỏ ra không thật sự khâm phục trong việc đáp ứng các yêu cầu của người Pháp, nhưng cuối cùng Leopold cũng phải chấp nhận tự nguyện rút lui.

Bismarck được cho là đã nếm trải một thất bại khó lòng nuốt trôi ngày một ngày hai. Tuy nhiên, chiến lược thiếu khôn khéo của các nhà ngoại giao Pháp sau đó đã đẩy lợi thế này vào tay Bismarck qua bức điện tín Ems đã bị xuyên tạc [73, tr. 57-58]. Sự kiện này được xem là một cơ hội ngàn vàng cho Bismarck khi vua Phổ buộc phải trả lời Hoàng đế Pháp dưới dạng một bức thư tạ lỗi. Đây là một diễn biến có tính chất quyết định và là một bước ngoặt làm cho cuộc khủng hoảng rơi vào một tình th ế gần như không thể đảo ngược. Bức điện tín Ems đã gây ra một cơn giận dữ

điên cuồng ở Pháp. Công chúng Pháp, vẫn còn chưa nguôi ngoai sau thất bại của Á o tại Sadowa năm 1866 trước Phổ, yêu cầu tiến hành một cuộc chiến tranh chinh phạt Phổ để đòi lại món nợ cho Áo. Ngày 19 tháng 7 năm 1870, Napoléon III tuyên chiến với Phổ trước sự mong đợi của Bismarck.

Hành động của Bismarck đã làm dấy lên một làn sóng thù hận dân tộc cực độ trong dân chúng Đức như chính ông mong muốn để có lý do thuyết phục người Đức về một cuộc chiến tranh không thể tránh khỏi với người Pháp. Sau bức thư xuyên tạc của Bismarck, phần lớn dân chúng Đức đã đứng về phía Ph ổ cho các mục tiêu vương triều được che đậy bởi lợi ích dân t ộc của người Đức [73, 5-56]. Bức thư xuyên tạc của Bismarck cũng đã đặt nước Pháp trước một lựa chọn duy nhất trong mối quan hệ với Phổ là chấp nhận nghênh chiến để đưa thế giới nói tiếng Đức trở về với trật tự vốn có của nó. Thực tế này đã tạo ra cho tướng Helmuth von Moltke nhiều thuận lợi trên chiến trường và làm cho Pháp ph ải chịu nhiều bất lợi không thể tính h ết ngay từ lúc cuộc chiến chưa bắt đầu. Điều đó có nghĩa là với việc vận dụng thành thạo các diễn biến của nền chính tr ị châu  u đương thời, Bismarck đã tạo ra một tình hu ống mà Pháp sẽ đóng vai trò của kẻ xâm lược, trong khi Phổ sẽ đóng vai trò của người bảo vệ các quyền lợi chính đáng của người Đức.

Diễn biến và kết quả của cuộc chiến tranh: thực tế đã chứng minh rằng vũ khí hi ện đại của Phổ đã mang lại cho họ một chiến thắng dễ dàng và chóng vánh đến mức không thể tưởng tượng được trước khi cuộc chiến tranh bắt đầu. Thất bại đầu tiên của quân đội Pháp ở Elsaß đã quyết định sự trung lập của cả hai đồng minh thân cận mang tên Á o và Ý mà Napoléon III đã đặt nhiều hy vọng ở những mức độ nhất định trong những tình hu ống cần sự trợ giúp từ bên ngoài. Tất cả các trận chiến đã diễn ra ở: 1) Wörth, 2) Sedan, 3) Metz, 4) Straßburg, và 5) Paris, đều là những chiến thắng vang dội của quân đội Đức và các thất bại thảm hại của người Pháp [164, tr. 9].

Cùng lúc đó, quân đội Pháp phải hành quân trong các kho ảng cách tương đối xa để tiếp cận chiến trường. Sau một số trận chiến, đặc biệt là tại Spicheren, Wörth, Mars la Tour, và Gravelotte, Phổ về cơ bản đã đánh bại các đạo quân chủ lực của Pháp để áp sát thành phố Metz cũng như Paris. Quân Phổ đã bắt sống Napoléon III

cùng toàn thể quân đội Pháp làm tù binh tại Sedan ngày 1 tháng 9 năm 1870. Chính cuộc cách mạng công nghiệp đã tạo ra cho người Đức một số lợi thế nhất định trong việc sử dụng hệ thống đường sắt có hiệu quả cho việc vận chuyển quân đội Phổ đến các khu vực chiến đấu nhanh chóng và thuận tiện [73, tr. 219-221].

Chính ph ủ Đế chế thứ hai của Pháp trở nên hỗn loạn sau khi chính hoàng đế của họ bị bắt cùng những mất mát không thể tả hết của quân đội Pháp khi bị giam ở Saarland. Hoàn cảnh ấy buộc những người phản đối Napoléon III phải lật đổ chính phủ hết thời của ông ta và tuyên bố thành lập nền Cộng hòa thứ ba của nước Pháp. Cùng thời gian đó, Bộ Tư lệnh tối cao Đức dự kiến sẽ đưa ra các biện pháp hoà giải với người Pháp, nhưng nền cộng hòa vừa mới được thành lập đã đầu hàng quân Đức. Quân đội Phổ đã tiến vào bao vây Paris cho đến giữa tháng 1 năm 1871. Cuộc Chiến tranh Pháp-Phổ 1870-1871 kết thúc với thất bại toàn diện của người Pháp và thắng lợi tuyệt đối của quân đội Phổ với tư cách là đại diện của thế giới nói tiếng Đức ở Trung  u xét trên phương diện dân tộc.

Ý nghĩa lịch sử và nguyên nhân thắng lợi: Chiến tranh Pháp-Phổ 1870-1871 là một trận chung kết của vấn đề nước Đức giữa hai cường quốc hàng đầu châu  u đương thời. Đáng lẽ ra đây là một cuộc chiến cân tài cân s ức giữa hai kỳ phùng địch thủ không dễ phân tài cao thấp, nhưng lại kết thúc theo cái cách không thể nhanh chóng và gọn nhẹ hơn cho Phổ. Tuy nhiên, cuộc chiến này lại đưa các lực lượng xã hội mới của nền sản xuất công nghiệp vào những bước rẽ mới trên con đường tìm kiếm các phương thức tổ chức cộng đồng phù hợp nhất với hoàn cảnh lịch sử và đặc điểm xã hội của giai cấp mình. Đó chính là các hệ quả lâu dài và ý nghĩa trọng đại nhất của cuộc Chiến tranh Pháp-Phổ 1870-1871 đối với lịch sử châu  u nói riêng và lịch sử nhân loại nói chung.

Một trong những nguyên nhân quan trọng nhất dẫn đến thắng lợi của Phổ trong cuộc chiến này được cho là đến từ các cải cách liên tục của Phổ trong thế kỷ

XIX. Việc tái cấu trúc quân đội của Albrecht von Roon và chiến lược hành động của Helmuth von Moltke được kết hợp lại với nhau một cách có hiệu quả trong cuộc chiến chống lại người Pháp. Cùng với đó, khả năng tập trung quyền lực của Phổ vào các vấn đề mấu chốt của từng thời điểm cụ thể đã gợi nhớ lại chiến lược của

Napoléon Bonaparte bảy mươi năm về trước. Phía Ph ổ có vẻ như đang ở trong một tình tr ạng chủ động hơn, vì động lực mà họ hướng tới không những mạnh mẽ hơn, mà còn có dáng dấp của điều chính nghĩa. Tất cả các yếu tố đó đã áp đảo động lực chiến đấu của người Pháp.

Trong khi đó, vị thế của nước Pháp đang trên đà suy giảm ở châu Âu và quan trọng hơn là họ bước vào cuộc chiến với Phổ trong một tình th ế thực sự bị động nhưng lại quá chủ quan. Napoléon III hy vọng Á o sẽ tham gia vào cuộc chiến để báo thù cho thất bại năm 1866 và các đồng minh người Đức trước đây ở miền Nam cũng sẽ tham gia vào cuộc chiến bên phía Pháp. Thay vì m ột cuộc chiến báo thù chống lại Phổ được các nhà nước đồng minh truyền thống người Đức tiếp sức và ủng hộ, Pháp tham gia vào một cuộc chiến chống lại tất cả các nhà nước của người Đức mà không có bất kỳ một đồng minh nào khác ngoài chính h ọ [73, tr. 64-66]. Đó thực tế là một cuộc chiến tranh giữa các nhà nước nói tiếng Đức với nước Pháp.

Tóm lại, Chiến tranh Pháp-Phổ 1870-1871 đã giải quyết một trong những vấn đề lớn nhất của nước Đức thế kỷ XIX theo nguyện vọng của Phổ và làm thay đổi hẳn lịch sử châu  u. Thắng lợi quân sự của Đức trong cuộc chiến tranh cũng tạo điều kiện cho quá trình th ống nhất của nước Ý diễn ra nhanh hơn. Các cuộc chiến tranh thống nhất Ý trong những năm 1848-1871 theo sau các cuộc xung đột lý tưởng ở LB Đức 1815-1866 giữa việc thành lập một quốc gia Đức duy nhất và việc bảo tồn tập hợp các nhà nước Đức chia rẽ hiện tại [53, tr. 86]. Tuy vậy, cuộc chiến cũng đã tạo ra một sự căng thẳng truyền kiếp giữa hai kỳ phùng địch thủ không đội trời chung cho đến tận lúc kết thúc Chiến tranh thế giới thứ hai năm 1945.

3.3.2.2. Hoàn thành quá trình thống nhất nước Đức

Ngày 18 tháng 1 năm 1871, giới hoàng tộc và các chỉ huy quân sự cấp cao của Đức thống nhất tuyên bố vua Friedrich Ludwig Wilhelm I của Phổ làm Hoàng đế Đức tại Cung điện Versailles của Pháp. Theo Hiệp ước Frankfurt cùng năm (1871), Pháp phải từ bỏ hầu hết các khu vực ảnh hưởng truyền thống của họ ở Đức, cụ thể là phần Alsace và phần nói tiếng Đức của Lorraine được trao lại cho Phổ [164, tr. 9-10]. Pháp cũng phải bồi thường một khoản chiến phí d ựa trên số dân tương đương với mức bồi thường mà Napoléon Bonaparte đã áp đặt đối với Phổ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 05/03/2023