Nguyên Nhân Thắng Lợi Của Quá Trình Thống Nhất Nước Đức (1848-

trong Hoà ước Tilsit năm 1807 [88, tr. 133]. Người Pháp cũng buộc phải chấp nhận sự cai quản của người Đức ở Paris cũng như phần lớn miền Bắc nước này. Các nhà nước ở miền Nam nước Đức vốn trung thành với nước Pháp cũng chính thức được đưa vào đế chế mới theo Hiệp ước Versailles ký ngày 26 tháng 2 năm 1871 và được phê chuẩn trong Hiệp ước Frankfurt ngày 10 tháng 5 năm 1871. Quân đội Đức sẽ rút lui từng bước một tương ứng với khả năng thanh toán chiến phí c ủa người Pháp [55, tr. 299]. Chiến thắng trước người Pháp những năm 1870-1871 đã đưa Phổ trở thành lực lượng lãnh đạo tuyệt đối trong đế chế mới của người Đức. Thất bại của Pháp trong cuộc Chiến tranh Pháp-Phổ 1870-1871 đã đưa nước Đức trở thành một trong những quốc gia hùng mạnh nhất châu  u kể từ đó. Như vậy, sau hơn một ngàn năm nội bộ lục đục, cộng đồng các cư dân nói tiếng Đức ở Trung  u cuối cùng cũng thống nhất lại dưới một mái nhà chung trong một thể chế mới dưới sự thống trị của giới quý tộc phong kiến Phổ từ ngày 18 tháng 1 năm 1871.

Trong lời tuyên bố nhận chức ngày 18 tháng 1 năm 1871, Wilhelm I khẳng định việc ông lên ngôi hoàng đế là để nhằm hoàn thành sứ mệnh bảo vệ nền độc lập của nước Đức. Nước Đức mới hy vọng sẽ mang lại cho người Đức khả năng tận hưởng thành quả của các cuộc chiến tranh nhiệt tâm và sự hy sinh cao cả cho một nền hoà bình lâu dài trong ph ạm vi các đường biên giới có khả năng đảm bảo cho tổ quốc của họ một sự an toàn chống lại các cuộc xâm lược mới của người Pháp. Tất cả những gì người Đức cố gắng làm lúc ấy chính là c ải thiện sự giàu có của Đế chế Đức, không phải bằng các cuộc chinh phục quân sự mà là bằng phước lành và quà tặng của hoà bình cho s ự thịnh vượng, tự do, và đạo đức dân tộc. Việc thống nhất các tiểu bang khác nhau vào trong một quốc gia vì th ế thực tế đòi hỏi nhiều hơn chỉ đơn thuần là một số chiến thắng quân sự.

Nước Đức mới được cai trị bởi một chính ph ủ liên bang do Bismarck lãnh đạo. Chính ph ủ này ban đầu để lại nhiều ấn tượng với người dân. Về mặt hình th ức, chính ph ủ của Bismarck đại diện cho một nền dân chủ, nhưng thực chất được chỉ đạo bởi một chế độ quân chủ mà đại diện tiêu biểu nhất của nó chính là Bismarck. Một bản hiến pháp mới cho Đế chế Đức được Bismarck ban hành, nhưng chỉ là một sự mở rộng của Hiến pháp LB Bắc Đức [168, tr. 1-23]. Đế chế Đức thống nhất mới

được thành lập bao gồm 25 tiểu bang. Đó là kết quả của phương án tiểu Đức không có Á o. Dưới sự lãnh đạo của Bismarck, Đế chế Đức đã đạt được trong vòng chưa đầy một thập kỷ những gì mà các cường quốc còn lại của châu  u đã làm hàng thập kỷ trời. Đó chính là sự chú ý của toàn thế giới cùng tốc độ phát triển nhanh chưa từng có của một cường quốc thế giới thực thụ trong lịch sử thế giới cận hiện đại.

3.3.2.3. Nguyên nhân thắng lợi của quá trình thống nhất nước Đức (1848-

1871)

Có thể khẳng định rằng không có sự thay đổi nào trên lĩnh vực kinh tế lẫn sự

phát triển của tình hình ngo ại giao có thể mang đến thống nhất cho nước Đức giữa thế kỷ XIX nếu không có sự xuất hiện của Bismarck. Ô ng hiểu sự thay đổi vị trí c ủa Phổ năm 1862 và có thể tận dụng cơ hội đó để theo đuổi mục tiêu thống nhất nước Đức theo con đường của Phổ đồng thời bảo vệ quyền lực của giới quý tộc. Tại sao nước Đức đã giải quyết thành công vấn đề thống nhất những năm đầu Bismarck lên cầm quyền ở Phổ 1862-1871 mà trước đó không thể? Nhiều người tin rằng quá trình thống nhất nước Đức giữa thế kỷ XIX có thể đã không diễn ra thành công như vốn có nếu thiếu vai trò của Bismarck. Giới nghiên cứu truyền thống thừa nhận rằng Bismarck không chỉ là người đã hoàn thành sứ mệnh thống nhất nước Đức qua ba cuộc chiến tranh, mà còn chịu trách nhiệm cho quá trình đó. Ông đã thành công, vì ông hiểu rằng việc sử dụng các lực lượng vũ trang chỉ là một biện pháp nhất thời, nhưng không thể khác được bên cạnh các chiến lược ngoại giao. Điều này có nghĩa là không còn nghi ngờ gì về vai trò của Bismarck trong quá trình thống nhất nước Đức (1848-1871), nhưng cũng cần chú ý đúng mức đến các yếu tố khác có ảnh hưởng không kém phần quan trọng đối với quá trình này như giấc mơ của Bismarck, sức mạnh kinh tế và quân sự của Phổ, Liên minh thuế quan, chủ nghĩa dân tộc Đức, hoàn cảnh lịch sử, sự phân chia quyền lực đương thời [158].

Nhân tố tiếp theo là sức mạnh quân sự của Phổ. Năm 1864, Phổ có cả thảy

222.029 người phục vụ trong quân đội chiếm tỷ lệ 1,2% dân số, nhưng Hannover chỉ có 26.758 quân, Hessen-Kassel có 12.856 quân, Nassau có 5495 quân, Frankfurt am Main chỉ có 895 quân [175, tr. 3]. Sau khi nước Đức được thống nhất năm 1871, quân đội Đế chế Đức thứ hai (1871-1918) thực chất là sự mở rộng của quân đội

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 202 trang tài liệu này.

Phổ. Quá trình th ống nhất nước Đức giữa thế kỷ XIX chính vì th ế thực chất là quá trình Ph ổ hoá nước Đức bằng các cuộc chiến tranh. Cả ba cuộc chiến tranh nêu trên đều diễn ra trong thập niên đầu tiên của thời kỳ Bismarck nắm quyền lãnh đạo ở Phổ [164, tr. 7] những năm 1864-1871, nhưng nền tảng cho quá trình th ống nhất đã đạt được ở những mức độ khác nhau trước khi Bismarck lên nắm quyền.

Sức mạnh tổng hợp của Phổ cũng là một yếu tố quyết định thành công của quá trình th ống nhất nước Đức (1848-1871). Quyền lực của Phổ trên phương diện kinh tế ngày càng gia tăng đã làm cho phương án tiểu Đức được hiện thực hoá theo con đường của Phổ. Năm 1867, tổng thu ngân sách của Phổ đạt 169.066.773 Taler. Trung bình m ỗi người dân phải đóng 3,1 Taler tiền thuế. Năm 1863, tổng thu ngân sách của Hannover đạt 19.936.300 Taler và trung bình m ỗi người dân phải đóng 3,9 Taler tiền thuế. Cùng năm, Hessen-Kassel thu 4.678.000 Taler, Nassau thu 3.026.800 Taler, Frankfurt am Main thu 1.473.000 Taler và mỗi người dân của các nước này lần lượt phải đóng 2,7, 3, 13,3 Taler tiền thuế mỗi năm [175, tr. 3, 4]. Điều đó có nghĩa là ngân sách quốc gia dồi dào từ tiền thuế của người dân đã cho phép Bismarck tiến hành các cuộc chiến tranh liên miên mà không cần phải quá bận tâm đến các vấn đề tài chính, trong khi s ự phát triển của các ngành công nghiệp than, sắt, và thép cũng như hệ thống đường sắt hiệu quả đã tạo điều kiện cho nền kinh tế chiến tranh tăng mạnh.

Vai trò của vương quốc Phổ trong quá trình thống nhất nước Đức 1848 - 1871 - 13

Sức mạnh tổng hợp của Phổ còn được thể hiện trên phương diện diện tích lãnh thổ và dân số trong so sánh với các nhà nước thành viên còn lại của LB Đức 1815-1866. Tổng dân số của Phổ năm 1816 là 10,4 triệu người, nhưng trong khuôn khổ của LB Đức 1815-1866 là 8,093 triệu người. Con số này chỉ thua Á o (trong LB Đức 1815-1866) với 9,290 triệu người và bằng 38,2% dân số của toàn LB Đức 1815-1866 với 21,156 triệu người. Dân số của Phổ bỏ xa vương quốc lớn nhất của nước Đức thứ ba là Bayern đến 5,8 lần với chỉ 1,560 triệu người. Tuy nhiên, điều đáng chú ý là đến năm 1865 trong khi tổng dân số Phổ đã phát triển lên đến 19,445 triệu người và dân số của Phổ trong LB Đức 1815-1866 đã tăng lên 14,785 triệu người để chiếm 43% dân số của toàn thể LB Đức 1815-1866, thì dân s ố của Á o (trong LB Đức 1815-1866) chỉ dừng lại ở mức 13,865 triệu người. Điều đó có nghĩa

là đến năm 1865, dân số của Phổ đã vượt qua cả Á o và bỏ xa các nhà nước thành viên còn lại của LB Đức 1815-1866. Mặc dù dân số của Bayern năm 1865 đã tăng lên thành 4,815 triệu người [125, tr. 103], nhưng chỉ bằng 32% của dân số Phổ.

Về tỷ lệ phần trăm trong tổng dân số, trong những năm 1820, dân số Á o chiếm khoảng 27% dân số của LB Đức 1815-1866, nhưng đến những năm 1860 giảm xuống còn 24%. Cũng trong thời gian đó, dân số của Phổ lại tăng từ 33% lên đến 39% [48, tr. 100]. Trong so sánh với nước Đức thứ ba, nếu trong những năm 1820-1822, tổng dân số của Phổ chỉ là khoảng 11,7 triệu người, dân số Á o trong LB Đức 1815-1866 là khoảng 9,5 triệu người, thì dân s ố của nước Đức thứ ba là khoảng 13,9 triệu người. Tuy nhiên, đến những năm 1866-1869, tổng dân số của Phổ đã tăng lên khoảng 19,5 triệu người, còn dân số Áo trong LB Đức 1815-1866 tăng lên khoảng 12 triệu người, thì tổng dân số của các nhà nước nói tiếng Đức còn lại lại tăng lên khoảng 18,3 triệu người [60, tr. 29]. Điều đó có nghĩa là dân số Phổ không những đã vượt qua tất cả các nhà nước còn lại trong LB Đức 1815-1866, mà còn vượt qua cả tổng dân số của toàn bộ nước Đức thứ ba. Chính l ợi thế về dân số đã tạo điều kiện cho Phổ đảm đương sứ mệnh thống nhất nước Đức một cách chủ động hơn so với các lực lượng chính tr ị còn lại của LB Đức 1815-1866.

Về diện tích lãnh th ổ, Hội nghị Viên năm 1815 không chỉ đã cho phép Phổ thu hồi lại được phần lớn các vùng đất đã mất trước năm 1806, mà còn được trao thêm nhiều vùng đất mới rộng lớn ở phía Tây để bổ sung vào các tỉnh vùng sông Ranh cũ, gồm: phần lớn diện tích lãnh thổ của Vương quốc Westphalen của Napoléon Bonaparte trước đây cũng như toàn bộ vùng Rheinland để thành lập nên tỉnh Rhein của Phổ giáp với nước Pháp. Ở phía Đông, Phổ thu hồi thêm các vùng đất xung quanh vùng Thorn và một phần đất của người Ba Lan đã được tiếp nhận trong lần chia cắt năm 1793 để thành lập nên tỉnh Posen mới của Phổ. Ở khu vực trung tâm, Phổ lấy lại toàn bộ vùng Pommern, Altmark, 60% diện tích lãnh th ổ phía Bắc của Vương quốc Sachsen, và một phần của các nhà nước Thüringen.

Điều đó có nghĩa là về mặt tổng thể diện tích lãnh th ổ của Vương quốc Phổ đã trải dài từ phía c ực Đông giáp với biên giới của nước Nga quân chủ cho đến tận cực Tây giáp với biên giới của nước Pháp cách mạng. Diện tích lãnh th ổ trải dài

theo hướng Đông-Tây này của Vương quốc Phổ không chỉ cho phép họ gần như ôm trọn toàn bộ cộng đồng các cư dân nói tiếng Đức vào trong tầm khống chế của mình , mà còn lớn hơn hẳn so với tất cả các nhà nước thành viên còn lại của LB Đức 1815-1866 theo phương án tiểu Đức. Tất cả các vùng diện tích lãnh th ổ này của Phổ tạo thành hai khối tương đối thống nhất, nhưng tách biệt nhau ở phía Đông và phía Tây của cộng đồng các cư dân nói tiếng Đức ở Trung  u và được tổ chức lại thành các đơn vị hành chính b ằng nhiều hình th ức và mức độ khác nhau trong 10 tỉnh trực thuộc triều đình trung ương. Vương quốc Phổ từ đó trở thành một trong những nhà nước thuần Đức quan trọng nhất trong LB Đức 1815-1866.

Quá trình m ở rộng diện tích lãnh th ổ sau Hội nghị Viên năm 1815 là một trong những chiến thắng quan trọng có tính bước ngoặt nhất trong lịch sử hình thành và phát triển của Vương quốc Phổ và đồng thời cũng là một điểm nhấn có tính quy ết định nhất đối với quá trình gi ải quyết vấn đề nước Đức thế kỷ XIX theo con đường của Phổ. Việc Phổ ôm trọn gần như toàn bộ cộng đồng các cư dân nói tiếng Đức ở Trung  u với một quy mô dân số và diện tích lãnh th ổ vượt trội hơn hẳn so với các nhà nước thành viên còn lại của LB Đức 1815-1866 theo phương án tiểu Đức với sự đồng tình c ủa các cường quốc châu  u tại Hội nghị Viên năm 1815 là một dấu hiệu cho thấy vấn đề nước Đức thế kỷ XIX không thể là vấn đề của lực lượng nào khác ngoài v ấn đề của Phổ như thực tiễn lịch sử đã chứng minh.

Sau thất bại của Đế chế Áo trong cuộc chiến tranh với Phổ năm 1866, Vương quốc Phổ chính th ức sáp nhập thêm các Công quốc Schleswig, Holstein, và Lauenburg từ các vùng lãnh thổ thuộc quyền sở hữu của Vương quốc Đan Mạch trước đó, cùng với Hannover, Đông Friesland, Hessen-Kassel, Nassau, và một phần của Đại Công quốc Hessen-Darmstadt, thành phố Frankfurt am Main vào lãnh thổ của mình. Trong thực tế, sau các cuộc chiến tranh năm 1866, Phổ mở rộng thêm 1.306,03 dặm vuông (khoảng 71.226 km2) với 4.273.096 người. Điều này làm cho lãnh thổ của Phổ tăng lên thành 6.392,78 dặm vuông (khoảng 348.607 km2) với 23.577.939 người. Nếu tính tất cả các vùng lãnh thổ và cư dân của LB Bắc Đức (1866-1871), Phổ đang kiểm soát cả thảy 7.540,78 dặm vuông (khoảng 411.216 km2) với 29.220.862 người. Trong khi đó, tất cả các nhà nước miền Nam không

thuộc LB Bắc Đức có tổng cộng chỉ 2.094,96 dặm vuông (khoảng 114.202 km2) với

8.524.460 người [175, tr. 1-2]. Điều đó làm cho Vương quốc Phổ vốn đã lớn mạnh giờ lại càng lớn mạnh hơn nữa và từ đó trở thành nhà nước lớn nhất của thế giới nói tiếng Đức nắm gần như tuyệt đối tất cả mọi quyền lực trong phạm vi biên giới lãnh thổ của LB Bắc Đức (1866-1871) cũng như Đế chế Đức thứ hai (1871-1918).

Trên phương diện chính tr ị, năm 1866, Phổ thống nhất các nhà nước phía Bắc sông Main thành LB Bắc Đức. Phổ không chỉ là nhà nước lớn nhất, mà còn kiểm soát toàn bộ liên bang mới. Vua Phổ có quyền chỉ định các thành viên c ủa Thượng viện, trong khi 17 trong tổng số 43 phiếu của Hạ viện là của Phổ. Gần như toàn bộ chính quy ền trung ương và cơ quan đầu nảo ở các địa phương đều nằm trong tay Phổ. Cùng lúc đó, các nhà nước độc lập còn lại ở phía Nam sông Main cũng phải chấp nhận các mối quan hệ mang tính ràng bu ộc với Phổ. Chính nguồn nhân lực dồi dào và trình độ phát triển cao hơn phần còn lại trên một số lĩnh vực nhất định đã cho phép Phổ hoàn thành được nhiệm vụ đó. Đến thời Đế chế Đức thứ hai (1871-1918), Hiến pháp của nước Đức thống nhất năm 1871 chính là Hiến pháp của LB Bắc Đức (1866-1871) trên cơ sở mở rộng Hiến pháp Phổ. Vua Phổ chính là Hoàng đế Đức và Thủ tướng Phổ cũng chính là Thủ tướng Đức.

Tổng hợp lại, sau khi nước Đức thống nhất năm 1871, Phổ chiếm đến 3/5 diện tích và 2/3 dân s ố của toàn bộ Đế chế Đức thứ hai (1871-1918). Theo số liệu thống kê chính th ức năm 1910, Phổ chiếm đến 64,42% (134,000/208,000 dặm vuông) diện tích lãnh th ổ, 61,53% (40/65 triệu dân) tổng dân số, 65,38% (17/26) lực lượng quân đội thường trực, 66,6% (24,000/36,000 dặm) chiều dài đường sắt, 59,44% (236/397 ghế) đại biểu của Thượng viện Đế chế Đức thứ hai (1871-1918) [166]. Điều đó có nghĩa là Vương quốc Phổ không chỉ là nhân tố có khả năng đảm đương sứ mệnh giải quyết vấn đề nước Đức thế kỷ XIX mà còn hoàn toàn th ống trị đời sống chính tr ị, quân sự, công nghiệp, tài chính, tri th ức, và xã hội của Đế chế Đức thứ hai. Nói cách khác, với tiềm lực vượt trội của mình, Vương quốc Phổ không chỉ là lực lượng chủ động đứng đằng sau quá trình th ống nhất nước Đức (1848-1871) và là nhân t ố sáng lập Đế chế Đức thứ hai (1871-1918), mà còn là lực lượng lãnh đạo của đế chế này và nền tảng cơ bản của nước CHLB Đức hiện nay.

Một thể chế quan trọng khác trong quá trình th ống nhất nước Đức giữa thế kỷ XIX chín h là Liên minh thuế quan. Từ chỗ chỉ là một liên minh thuế quan của Phổ năm 1818, nó biến thành một Liên minh thuế quan của các nhà nước ở miền Bắc nước Đức năm 1834 và một dạng tiền thân của thị trường chung châu  u ngày nay dưới sự lãnh đạo của Phổ. Liên minh thuế quan này đã góp phần loại bỏ các hàng rào thuế quan giữa các nhà nước và thúc đẩy thống nhất kinh tế quốc gia. Điều này đặc biệt quan trọng đối với các trung tâm công nghiệp mới nổi ở thung lũng Rhineland, Saar và Ruhr ở phía Tây của Vương quốc Phổ gần với các nước tư bản phát triển Pháp, Anh, Bỉ, và Hà Lan.

Sự phát triển của kinh tế cũng dẫn đến những thay đổi trong cán cân quyền lực của châu  u những năm 1850. Phổ tăng trưởng nhanh, trong khi Á o ngày càng suy yếu do liên tiếp thất bại trong các cuộc chiến tranh và mất dần sự ủng hộ của Nga sau cuộc Chiến tranh Crimea 1853-1856. Sự ủng hộ của Pháp đối với quá trình thống nhất nước Ý chứng tỏ rằng Napoléon III không có ý định chấp nhận đường biên giới của Hội nghị Viên năm 1815. Chính tham v ọng của Napoléon III đã tạo duyên cớ cho Phổ hoàn thành thống nhất đất nước bằng con đường quân sự.

Bối cảnh quốc tế cũng góp phần không nhỏ vào thành công cũng như định hình b ản sắc của quá trình th ống nhất nước Đức (1848-1871). Nước Nga phải hứng chịu các hậu quả nghiêm trọng sau thất bại trong cuộc Chiến tranh Crimea 1853- 1856 và phải tiến hành các cải cách nội bộ những năm 1860. Phổ đã ngấm ngầm ủng hộ Nga bằng cách đứng ngoài cuộc Chiến tranh Crimea 1853-1856. Bismarck cũng khuyến khích tình b ạn với Nga thông qua thoả ước Alvensleben năm 1863 trong việc đàn áp cuộc khởi nghĩa của người Ba Lan. Nước Anh lúc đó đang bị vướng bịu với các vấn đề thuộc địa. Bên cạnh đó, nước Đức không tỏ ra nguy hiểm với người Anh trong các vấn đề lợi ích cốt lỏi lẫn nguy cơ tấn công quân sự. Sai lầm của Louis Napoléon và vòng xoáy ngoại giao đương thời cũng là một phần của tình hình th ế giới mà Bismarck có thể tận dụng nhưng không thể kiểm soát toàn bộ.

Cùng lúc đó, nhà Habsburg cổ đại của Á o cũng đang bên bờ vực của sự suy yếu. Vương quốc Ý ở Nam  u dần dần được thống nhất lại thành một nhà nước lần đầu tiên trong lịch sử, dù thành Rôm vẫn nằm trong tay Giáo hoàng. Người Ý , vì

thế, cũng có thể gây áp lực lên người Đức từ phía Nam một ngày sóng gió. Thực tế này buộc Bismarck phải thay đổi cục diện chính tr ị châu  u trên nền tảng lãnh đạo của Phổ và sự thống nhất của người Đức. Trớ trêu thay, mục tiêu này đạt được bằng các cuộc chiến tranh, nhưng sự thống nhất của nước Đức cuối cùng cũng dẫn đến một giai đoạn hoà bình chưa từng có ở châu  u lục địa hơn bốn thập kỷ liền sau đó.

Tiểu kết chương 3

Các cuộc chiến tranh của Phổ trong quá trình th ống nhất nước Đức (1848- 1871) là kết quả tất yếu của các xung đột và tranh chấp mang tính h ệ thống ngay từ khi LB Đức 1815-1866 vừa mới ra đời năm 1815. Về cơ bản, gần như không có lựa chọn nào khác khả dĩ hơn là chiến tranh, nhưng việc một mình Ph ổ lần lượt khuất phục các đối thủ truyền thống hàng đầu châu  u bằng các cuộc chiến tranh đều đặn mà không hao binh tổn tướng đáng kể là nhờ hai yếu tố chính. Một mặt là sự bất lực của các cường quốc hàng đầu châu Âu có liên quan như Anh và Nga trong vấn đề nước Đức vào thời điểm mà một sự can thiệp sâu rộng gần như là không thể. Mặt khác sự phục vụ của một cá nhân kiệt xuất trong hoàn cảnh vô cùng rắc rối cùng sự quyết tâm nỗ lực và ủng hộ hết mình c ủa giới quý tộc phong kiến và giới nông dân trung thành của Phổ. Ba cuộc chiến tranh với Đan Mạch năm 1864, với Á o năm 1866, và với Pháp những năm 1870-1871 đã đưa Phổ trở thành thế lực làm chủ hoàn toàn thế giới nói tiếng Đức ở Trung Âu đồng thời trực tiếp vẽ lại bản đồ chính trị châu  u được thiết lập tại Hội nghị Viên năm 1815. Tuy nhiên, đó cũng chính là tất cả những gì cộng đồng các cư dân nói tiếng Đức ở Trung  u có thể làm được theo hướng tích c ực nhất có thể cho đến gần hết nửa đầu của thế kỷ sau.

Xem tất cả 202 trang.

Ngày đăng: 05/03/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí