Vương Quốc Phổ Với Quá Trình Thống Nhất Nước Đức (1848-1871)

bán của Anh trong các cộng đồng nói tiếng Đức ở Trung  u. Khả năng thứ hai mà Anh có thể có cơ hội tham gia vào các vấn đề nội bộ của người Đức với tư cách là một vấn đề quốc tế là việc giải quyết các yếu tố quốc tế có liên quan đến nước Anh trong quá trình th ống nhất nước Đức giữa thế kỷ XIX. Trường hợp thứ ba mà Anh có thể dính líu đến vấn đề nước Đức theo con đường của Phổ chính là nh ững diễn biến trong quá trình gi ải quyết vấn đề nước Đức thế kỷ XIX có thể làm ảnh hưởng tiêu cực đến hoà bình và an ninh ở châu  u. Trong thực tế, Anh thừa hiểu châu  u lục địa không phải là sân khấu chính tr ị còn chỗ trống cho mình và cũng không có thời gian để quan tâm đến những vấn đề mà họ đã trải qua cả thế kỷ trước. Đó cũng là lý do tại sao Anh lại có một nền công nghiệp phát triển và một hệ thống thuộc địa rộng khắp trên thế giới đủ để cho họ tiêu tán phần lớn năng lượng của mình m ột cách có ý nghĩa hơn. Thực tế này cho thấy Anh không có khả năng can thiệp vũ trang trực tiếp vào vấn đề nước Đức và Phổ có thể yên tâm hành động mà không cần phải quá chú tâm đến các nguy cơ quân sự đến từ nước Anh trong quá trình gi ải quyết vấn đề nước Đức thế kỷ XIX theo con đường của Phổ. Vì th ế, trong lúc người Đức nhìn người Nga với thái độ sợ hãi thì h ọ nhìn người Anh với thái độ học hỏi để hợp tác đôi bên cùng có lợi.

Tóm lại, vấn đề nước Đức thế kỷ XIX có một tác động không nhỏ đến tình hình chính tr ị của toàn châu  u, nhưng chỉ có một số cường quốc trọng yếu có khả năng tham gia có tính chất quyết định vào quá trình th ống nhất nước Đức (1848- 1871). Tuy nhiên, mỗi nước lại theo đuổi một mục tiêu khác nhau với những phương pháp tiếp cận khác nhau. Trong lúc cộng đồng các cư dân nói tiếng Đức ở Trung  u nhìn người Pháp láng giềng ở phía Tây với thái độ ngưỡng mộ và khâm phục sau những gì nước Pháp đã làm được trong các cuộc cách mạng những năm 1789-1848, thì họ nhìn người Nga với thái độ sợ bị xâm lược, và nhìn người Anh với thái độ học hỏi. Chính vì th ế, trong khi một số ý kiến cho rằng quá trình th ống nhất nước Đức (1848-1871) là một kết quả tất yếu của quyền lực Phổ và chủ nghĩa dân tộc Đức, thực tế cho thấy ngoài quyết tâm chính tr ị quá trình này còn b ị cản trở có tính chất quyết định bởi sự can thiệp của các cường quốc bên ngoài [86, tr. 110- 168].

Tiểu kết chương 2

Nhân tố đầu tiên quy định vai trò lãnh đạo của Phổ trong quá trình th ống nhất nước Đức (1848-1871) chính là ti ềm lực thực tế của vương triều này trong so sánh với các bên liên quan. Sức mạnh thực tế của Phổ dựa vào hai yếu tố chủ yếu đến từ cả bên ngoài lẫn bên trong. Một mặt, Phổ tự ý thức được vai trò và sứ mệnh vươn lên để trở thành một trong những thế lực chính tr ị xếp ngang hàng với các cường quốc châu  u khác đương thời. Mặt khác, giới lãnh đạo của Phổ chấp nhận các yếu tố tiến bộ từ bên ngoài để hội nhập vào tiến trình phát tri ển chung của các nước hiện đại. Thành công của Phổ còn được hậu thuẫn bởi sự trung thành tuyệt đối của tầng lớp quý tộc phong kiến Junker (Gioongkie) ở Đông Phổ. Giới quý tộc trứ danh này lại nhận được sự trung thành gần như tuyệt đối của các nông dân làm nên sức mạnh tổng hợp đặc biệt của vương triều Phổ xuyên suốt tiến trình hi ện đại hoá đất nước và tiến hành quá trình th ống nhất nước Đức trong so sánh với các vương triều phong kiến khác đương thời. Phổ cũng là một vương quốc tập hợp được nhiều vùng lãnh thổ với nhiều thành phần dân cư có nguồn gốc khác nhau. Điều này cho phép Phổ có được sức mạnh tổng hợp của một nền văn hóa đa dạng về cả cấu trúc lẫn loại hình để đảm đương các nhiệm vụ mang tính s ống còn của không chỉ Phổ đơn thuần, mà còn của cả cộng đồng các cư dân nói tiếng Đức ở Trung  u giữa thế kỷ XIX. Ngoài ra, cũng cần phải thừa nhận rằng Phổ cũng rất khôn khéo trong việc nắm bắt và tận dụng về cơ bản gần như tất cả các cơ hội nội bộ và quốc tế có thể có để không chỉ tránh được những tổn thất không đáng có cho vương quốc của mình , mà ngược lại còn tìm cách tăng cường sức mạnh tổng hợp quốc gia càng nhanh chừng nào tốt chừng đó. Thực tế đó cho thấy rằng nhiệm vụ thống nhất nước Đức (1848-1871) chỉ có thể là nhiệm vụ của vương triều Phổ. Điều này một phần là vì trong so sánh với các lực lượng khác có liên quan đến vấn đề nước Đức lúc bấy giờ, Vương quốc Phổ không chỉ có một kế hoạch nghiêm túc và dài h ạn nhất, mà còn là lực lượng hùng mạnh và đáng tin cậy nhất đối với vấn đề nước Đức thế kỷ XIX. Quá trình th ống nhất nước Đức (1848-1871) không chỉ phù hợp với xu hướng phát triển tiến lên của chính vương triều Phổ, mà còn là một bộ phận trong chiến lược thống trị châu  u và thế giới của giới quý tộc phong kiến nước này.

Chương 3. VƯƠNG QUỐC PHỔ VỚI QUÁ TRÌNH THỐNG NHẤT NƯỚC ĐỨC (1848-1871)


3.1. Vương Quốc Phổ trong cuộc Cách mạng 1848-1849

3.1.1. Vương quốc Phổ với cuộc cách mạng của quần chúng lao khổ

Trong quá trình giải quyết vấn đề nước Đức thế kỷ XIX, Phổ vừa đóng vai trò lãnh đạo, nhưng đồng thời cũng là đối thủ của cách mạng và đối tượng của quá trình th ống nhất. Ngược lại, nhà Hohenzollern cũng xem các lực lượng cách mạng những năm 1848-1849 là một mối nguy hại đối với sự tồn vong của Phổ nói riêng và trật tự hiện tồn ở Trung  u nói chung. Chính vì v ậy, hai bên đứng trên hai chiến tuyến khác nhau và đều là đối thủ không đội trời chung của nhau. Mục này sẽ xem xét vị trí c ủa Vương quốc Phổ trong tiến trình cách m ạng của quần chúng lao khổ những năm 1848-1849 từ khi bắt đầu đến lúc kết thúc. Tiến trình đó mặc dù vô cùng phức tạp, nhưng có thể được tóm gọn lại trong ba làn sóng cách mạng chính.

Các cuộc nổi dậy tháng 3 năm 1848: khởi nghĩa vũ trang và bạo lực cách mạng là lựa chọn cuối cùng của quần chúng lao khổ sau khi tất cả các phương án khác không thể phát huy tác dụng như mong muốn. Giải pháp bạo lực vì th ế là con đường duy nhất có thể đối với các tầng lớp bình dân trong Cách mạng 1848-1849 [124, tr. 23]. Tuy nhiên, các cuộc xung đột xã hội cũng chính là bối cảnh lịch sử và nền tảng chính tr ị của cuộc Cách mạng 1848-1849. Cũng giống như các làn sóng cách mạng trước đó, tất cả đều khởi nguồn từ cuộc cách mạng tháng 2 năm 1848 ở Paris rồi lan ra các nước khác ở châu  u.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 202 trang tài liệu này.

Ở Đức, các phong trào chính tr ị những năm 1848-1849 bắt đầu ở các nhà nước phía Tây Nam. Các cuộc biểu tình và các cu ộc đụng đầu với quân đội chính phủ diễn ra đầu tiên ở các thành phố. Ở Phổ, từ tháng 3 năm 1848, một làn sóng cách mạng bạo lực liên hồi bùng nổ khắp nơi và sau đó lan ra toàn bộ vương quốc. Các cuộc cách mạng bạo lực đường phố quyết liệt nhất diễn ra ở Berlin buộc Friedrich Wilhelm IV phải chấp nhận quyền tự do báo chí ngày 18 tháng 3 năm

1848 cũng như triệu tập nghị viện phục vụ cho việc tổ chức lại LB Đức 1815-1866, nhưng trong thực tế đang chuẩn bị ổn định lực lượng để đợi thời cơ phản công [165, tr. 3]. Chính nh ờ quyền tự do báo chí và t ự do ngôn luận này mà hàng loạt tờ báo mới xuất hiện trong Cách mạng 1848-1849. (Xem thêm Phụ lục 10).

Vai trò của vương quốc Phổ trong quá trình thống nhất nước Đức 1848 - 1871 - 9

Tuy nhiên, đỉnh cao của các làn sóng cách mạng bạo lực những năm 1848- 1849 diễn ra ở Baden, thường vượt quá mức bình thường so với mặt bằng chung [110, tr. XI]. Các cuộc nổi loạn bạo lực ở Đông Bắc Baden nằm trong khuôn khổ của cuộc cách mạng căn bản ở nông thôn và trên đường phố. Các nỗ lực khởi nghĩa của Gustav Struve và Friedrich Hecker5 ngay sau khi Quốc hội lâm thời Frankfurt6 giải thể là một sự kết hợp giữa sự lãnh đạo của các nhân vật học thuật ở đô thị với các nhóm dân cư nông thôn và bình dân thành thị tiềm ẩn nhiều nguy cơ bạo lực

[146, tr. 92-109], nhưng được những người cộng hòa ở Baden ủng hộ [153, tr. 4]. Baden còn chứng kiến các cuộc nổi dậy của nông dân ở Neckarbischofsheim ngày 4 và 6 tháng 3 năm 1848 chống lại bá tước Helmstadt và từ ngày 7 đến ngày 8 tháng 3 năm 1848 ở Adelsheim. Tuy nhiên, cuối cùng cả Hecker và Struve đều phải tìm chốn nương thân hải ngoại trước áp lực quân sự của Phổ và Á o. Đó cũng là lúc kết thúc các làn sóng cách mạng bạo lực lần thứ nhất trong cuộc Cách mạng 1848-1849.

Làn sóng cách mạng lần thứ hai diễn ra một cách âm thầm và lặng lẽ trên toàn LB Đức 1815-1866 bằng nhiều hình th ức và mức độ khác nhau từ sau thất bại của các cuộc nổi dậy tháng 3 năm 1848 cho đến trước khi xuất hiện phong trào cách mạng bảo vệ Hiến pháp đế chế vào tháng 5 năm 1849 vì nhiều lý do và mục tiêu khác nhau. Tiêu biểu nhất trong số này có cuộc khởi nghĩa ở Wiesbaden. Ngày 16 và 17 tháng 7 năm 1848, một số thành viên của binh đoàn số 6 và 7 của lực lượng tự vệ Nassau, khoảng 300 người, tiến vào trại giam Wiesbaden, phóng thích nh ững người đang bị giam giữ ở đó mà không có sự đồng ý của các cơ quan chức năng. Bản cáo trạng của toà án Usingen ngày 25 tháng 1 năm 1849 gửi đến Thủ tướng Nassau cho biết ít nh ất khoảng 15 người trong số họ đã bị bắt và bị trừng phạt với

5 Tên đầy đủ là Friedrich Karl Franz Hecker (1811-1881). Xem: Vom Heckerzug zum Struveputsch, trong: Real, Willy (1983), Die Revolution in Baden 1848/49, Verlag W. Kohlhammer, Stuttgart, S. 81-95.

6 Heckerzug diễn ra từ ngày 13 đến ngày 20 tháng 4 năm 1848 ở Đại Công quốc Baden. Xem: Vorparlament und Heckerzug, trong: Real, Willy (1983), Die Revolution in Baden 1848/49, Verlag W. Kohlhammer, Stuttgart, S. 59-80.

nhiều mức độ khác nhau [172]. Điều này được cho là vì nh ững người theo chủ nghĩa cộng hòa của Wiesbaden không hài lòng với việc Hoàng tử Johann của Á o được bầu vào vị trí đứng đầu nhà nước Đức cách mạng những năm 1848-1849. Ngày 16 tháng 7 năm 1848, họ đã đứng dậy khởi nghĩa ở Wiesbaden với sự ủng hộ của dân chúng, trong khi quân đội Nassau đang trên đường đến Schleswig-Holstein theo điều động của QHQGF trong cuộc xung đột với Đan Mạch những năm 1848- 1851. Người đứng đầu Chính ph ủ Công quốc Nassau đương thời, August Hergenhahn, đã phải yêu cầu trợ giúp của quân đội liên bang. Quân đội Phổ và Á o đã được điều động đến để dẹp loạn dưới danh nghĩa làm nhiệm vụ liên bang [122, tr. 97]. Bản cáo trạng của toà án Usingen ngày 13 tháng 1 năm 1849 cho biết lãnh đạo của cuộc khởi nghĩa này là Georg Böhning, Oswald Diez, và Friedrich Gräfe. Họ đều là các nhà lãnh đạo của phong trào cộng hòa ở Công quốc Nassau trong Cách mạng 1848-1849, đặc biệt trong các sự kiện diễn ra ngày 17 tháng 7 năm 1848. Các hoạt động bạo lực tiêu biểu nhất cho vấn đề nước Đức trong Cách mạng 1848-1849 còn có cuộc nổi dậy của binh lính ở Frankfurt am Main từ ngày 16 đến ngày 18 tháng 9 năm 1848, các cuộc nổi dậy của quần chúng ở Baden năm 1849. Đó còn là các làn sóng phản đối và nổi dậy của cư dân Solm-Braunfel ở quận Wetzlar của Phổ năm 1848. Tất cả đều bị quân đội Á o và Phổ đàn áp dưới danh nghĩa liên bang.

Làn sóng cách mạng bạo lực cuối cùng của cuộc Cách mạng 1848-1849 bùng phát mạnh mẽ vào tháng 5 năm 1849. Do không có sự bảo vệ quân sự của Phổ và các nhà nước thành viên của LB Đức 1815-1866, QHQGF phải kêu gọi các hành động bảo vệ Hiến pháp đế chế từ quần chúng. Các cuộc khởi nghĩa và nổi dậy của nhân dân diễn ra khắp nơi sau khi Friedrich Wilhelm IV từ chối phương án tiểu Đức của giai cấp tư sản ngày 3 tháng 4 năm 1849. Cuộc đấu tranh bảo vệ Hiến pháp đế chế ở Dresden của Sachsen và ở Pfalz của Bayern vào tháng 4 và 5 năm 1849, cuộc nổi dậy của quần chúng ở Rastatt của Baden từ ngày 11 tháng 5 đến ngày 23 tháng 7 năm 1849 hay cuộc nổi dậy lần thứ ba của Baden trong Cách mạng 1848-1849 [144, tr. 33-239] đều nằm chung trong xu hướng này. Baden trở thành nền cộng hòa đầu tiên trong vòng sáu tuần ở Đức với sự ủng hộ của một bộ phận dân cư bằng các

phương pháp hòa bình và được coi là cuộc cách mạng hòa bình đầu tiên của các cư dân nói tiếng Đức ở Trung  u. Tuy nhiên, nền cộng hòa non trẻ đã bị khoảng 5 vạn quân Phổ và các nhà nước thành viên của LB Đức 1815-1866 đàn áp đẫm máu. Các phong trào cách mạng này có một điểm chung là nó bắt đầu ở Baden và cũng kết thúc ở Baden [153, tr. 1, 4-5]. Điều này nói lên một thực tế là giới lao khổ vẫn ủng hộ giai cấp tư sản trên con đường tìm ki ếm một phương án mới cho vấn đề nước Đức thế kỷ XIX. Đứng đằng sau giới đại tư sản những năm 1848-1849 là quần chúng vô sản đang lên, nhưng những người được hưởng lợi nhiều nhất từ cuộc Cách mạng 1848-1849 chính là gi ới quý tộc và hoàng thân c ủa Á o và Phổ [61, tr. 3].

3.1.2. Vương quốc Phổ với cuộc cách mạng của giai cấp tư sản

Về lý thuyết, giới quý tộc phong kiến thông thường chính là đối tượng cách mạng và là đối thủ cần đánh đổ của giai cấp tư sản. Tuy nhiên, trong trường hợp của nước Đức giữa thế kỷ XIX, giới quý tộc phong kiến Phổ lại đóng một vai trò quyết định đối với tương lai và số mệnh của giai cấp tư sản Đức. Giới tư sản Đức đóng vai trò kép phụ và lệ thuộc có tính ch ất quyết định vào vương triều Phổ. Trong Cách mạng 1848-1849, mối quan hệ này được thể hiện trên ba phương diện chính.

Về mặt bản chất: trong một chừng mực nhất định nào đó có thể nói rằng mặc dù các nguyên tắc của thể chế dân chủ tư sản không được tôn trọng hoặc ít nh ất là không được thực hiện như những gì giai c ấp tư sản yêu cầu trong những hoàn cảnh bình thường, nhưng về cơ bản cũng không có các mâu thuẫn giai cấp giữa tư sản và quý tộc phong kiến ở Phổ đến mức mang tính di ệt vong hoặc loại trừ lẫn nhau. Điều này một mặt vì th ực lực của vương triều Phổ tương đối vững mạnh và ổn định lại được tổ chức rất có bài bản. Mặt khác, giới chức Phổ thường thực hiện các chính sách lôi kéo hấp dẫn đối với một bộ phận tư sản trọng yếu làm cho họ có trách nhiệm tham gia vào các hoạt động của bộ máy nhà nước của vương triều Phổ. Một số thậm chí còn được giao đảm nhiệm những trọng trách cốt yếu trong những thời điểm bắt buộc và hoàn cảnh yêu cầu. Ví d ụ đầu tiên cho vấn đề này chính là vi ệc Camphausen được mời giữ chức Thủ tướng Phổ trong thời kỳ đầu diễn ra cuộc Cách mạng 1848-1849. Tuy nhiên, ngày 15 tháng 3 năm 1848, bạo lực bùng phát ở Berlin buộc Friedrich Wilhelm IV phải tổ chức bầu cử quốc hội và ban hành hiến

pháp. Đó là lúc sức mạnh cách mạng của quần chúng lớn hơn sức mạnh của các thế lực phong kiến trong tương quan lực lượng tổng thể giữa hai bên. Cũng giống như các vương triều phong kiến khác đương thời, trong hoàn cảnh bắt buộc lúc đó, Friedrich Wilhelm IV phải chấp nhận nhượng bộ và đáp ứng các nhu cầu chính đáng của quần chúng cách mạng về tự do báo chí và t ự do hội họp ngày 18 tháng 3 năm 1848 cũng như ủng hộ quá trình th ống nhất nước Đức. Tuy nhiên, sự kiện ngày 18 tháng 3 năm 1848 ở Berlin cuối cùng cũng chỉ trở thành một trong những trận thư hùng mang tính giai cấp đẫm máu nhất của lịch sử nước Đức thời cận đại.

Quốc hội Quốc gia Frankfurt: mặc dù đã có nhiều nỗ lực, nhưng cả cuộc mít tinh tại Wartburg năm 1817 và lễ hội Hambach năm 1832 đều thiếu một chương trình hành động rõ ràng. Cuộc Cách mạng 1848-1849 đã khắc phục được vấn đề đó. Các cuộc cách mạng rộng khắp của quần chúng đều ủng hộ phương án thống nhất nước Đức bằng một bản hiến pháp cho toàn thể dân tộc [169, tr. 2.844]. Á p lực của họ đã dẫn đến một loạt các cuộc bầu cử dựa trên các điều kiện bỏ phiếu khác nhau [128, tr. 146]. Ngày 5 tháng 3 năm 1848, các trí thức đối lập họp ở Heidelberg đã mời các đại biểu của công chúng đến Frankfurt am Main để tham gia Quốc hội lâm thời. Từ ngày 31 tháng 3 đến ngày 3 tháng 4 năm 1848, 574 đại biểu được đề cử khắp LB Đức 1815-1866 tiến hành họp ở Frankfurt am Main và quyết định tổ chức một cuộc bầu cử cho toàn dân để lập ra một quốc hội quốc gia thống nhất của người Đức có nhiệm vụ trung tâm là soạn thảo một bản bản hiến pháp tối cao cho toàn nước Đức. Có ba cuộc bầu cử chính trong nh ững năm diễn ra cuộc Cách mạng 1848-1849. Thứ nhất là cử đại biểu dự các phiên họp của Quốc hội lâm thời từ ngày 31 tháng 3 đến ngày 3 tháng 4 năm 1848. Thứ hai là các cuộc bầu cử vào QHQGF bắt đầu vào cuối tháng 4 đầu tháng 5 năm 1848 diễn ra rải rác trong suốt tiến trình Cách mạng 1848-1849. Cuối cùng là các cuộc bầu cử vào nghị viện các nhà nước thành viên của LB Đức 1815-1866 trong những năm Cách mạng 1848-1849. (Xem thêm Phụ lục 15).

Cũng trong thời gian đó, Phổ chấp nhận triệu tập Nghị viện vương quốc vốn đã không hoạt động từ rất lâu. Khi giới tư sản Đức vận động quần chúng tiến hành bầu cử QHQGF, Phổ cũng tiến hành bầu cử để thành lập một Quốc hội Quốc gia

của riêng Phổ trong sự đối trọng với QHQGF của giới tư sản toàn nước Đức. Cuộc bầu cử vào Quốc hội Quốc gia của Phổ và QHQGF của toàn nước Đức được tổ chức cùng một lúc. Tuy nhiên, các đại biểu quốc hội của Phổ phải đưa ra quyết định hoặc là lựa chọn tham gia QHQGF hoặc là Quốc hội Quốc gia Phổ.

Sau khi được bầu cử tự do và thống nhất trong cả nước, ngày 18 tháng 5 năm 1848 [126, tr. 14], các đại biểu được bầu của QHQGF họp phiên đầu tiên ở Paulskirche của thành phố Frankfurt am Main. Trong tổng số 585 đại biểu được bầu của QHQGF, hơn một nửa là giới học thuật [164, tr. 5]. Có 85 đại biểu quý tộc hoặc đại diện cho lợi ích và ti ếng nói của giới quý tộc phong kiến đương quyền [165, tr. 3-4]. QHQGF hoàn thành nhiệm vụ biên soạn bản Hiến pháp đế chế đầu tiên mà không có bất cứ khó khăn nào đáng kể theo kế hoạch đề ra. Tuy nhiên, Quốc hội Quốc gia Phổ cũng soạn thảo một bản Hiến pháp đầu tiên cho riêng mình. Ngày 6 tháng 12 năm 1848, QHQGF quyết định xoá bỏ tất cả các đặc quyền của giới quý tộc phong kiến [97, tr. 37-51]. Ngày 28 tháng 3 năm 1849, QHQGF công bố bản Hiến pháp đế chế đầu tiên cho một nước Đức thống nhất. Phổ là một trong những nước đầu tiên công khai phản đối bản Hiến pháp đế chế, trong khi 28 nhà nước thành viên khác của LB Đức 1815-1866 ủng hộ QHQGF.

Món quà ngôi vương: một trong những vấn đề mà QHQGF quan tâm và giành nhiều thời gian thảo luận nhất chính là gi ải pháp đại Đức hay tiểu Đức cho vấn đề nước Đức thế kỷ XIX. Cuối cùng, phương án tiểu Đức được lựa chọn. Ngày 28 tháng 3 năm 1849, Heinrich von Gagern đại diện cho QHQGF thuyết phục vua Phổ chấp nhận ngai vàng của phương án tiểu Đức, nhưng bị từ chối ngày 3 tháng 4 năm 1849. Đó được xem là thời điểm tan rã của QHQGF. Đó cũng chính là số phận của cuộc Cách mạng 1848-1849 và quá trình th ống nhất nước Đức (1848-1871) [160, tr. 1]. Như vậy, quyết định của vua Phổ có tính ch ất sống còn hơn nhiều so với quyết định của QHQGF. Điều này chứng minh thêm một lần nữa rằng QHQGF chỉ là một công cụ chính tr ị của giai cấp tư sản trong quá trình tìm ki ếm một phương án tối ưu và khả thi nhất cho quá trình th ống nhất nước Đức (1848-1871).

Tóm lại, vai trò của Phổ trong cuộc cách mạng của giai cấp tư sản Đức những năm 1848-1849 được thể hiện xuyên suốt trong ba giai đoạn chính của cuộc

Xem tất cả 202 trang.

Ngày đăng: 05/03/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí