Khái Niệm, Đặc Điểm, Nội Dung Và Các Nhân Tố Tác Động Đến Quản Lý Nhà Nước Về Du Lịch Cấp Thành Phố Trực Thuộc Trung Ương Trong Hội Nhập Quốc


được coi là một trong những phương thức hữu hiệu để giải quyết nạn thất nghiệp hiện nay [35], [75].

Ba là, thúc đẩy liên kết giữa các địa phương, quốc gia, vùng. HĐDL tác động làm hình thành các mối quan hệ kinh tế giữa các tổ chức quốc tế, các tổ chức chính phủ và phi chính phủ, giữa các địa phương của các quốc gia. Du lịch quốc tế làm hình thành, phát triển ngành giao thông quốc tế, quan hệ ngoại hối quốc tế để đáp ứng nhu cầu của du khách quốc tế. Du lịch đóng góp cho lĩnh vực xuất khẩu với hiệu quả cao thông qua "Xuất khẩu tại chỗ" và "Xuất khẩu vô hình". "Xuất khẩu tại chỗ" những hàng hóa công nghiệp, hàng tiêu dùng, thủ công mỹ nghệ, đồ cổ phục chế, nông lâm sản… theo gia bán lẻ cao cho du khách và thông qua con đường du lịch nên không phải chịu thuế mậu dịch quốc tế. "Xuất khẩu vô hình" sản phẩm du lịch như cảnh quan thiên nhiên, khí hậu, ánh nắng mặt trời vùng nhiệt đới, những giá trị di tích lịch sử - văn hóa, truyền thống phong tục tập quán đến với người dân ở các nước khác trên thế giới. Phát triển HĐDL còn góp phần thu hút vốn đầu tư nước ngoài cho địa phương để xây dựng cơ sở hạ tầng cho phát triển địa phương đồng thời xây dựng cơ sở vật chất phục vụ HĐDL là cần thiết và có lợi cho cả đôi bên. Tỷ suất lợi nhuận trên vốn đầu tư trong ngành du lịch thường cao nên có khả năng hấp dẫn vốn đầu tư trong nước cũng như nước ngoài.

Bốn là, thúc đẩy giao lưu văn hóa giữa các dân tộc với nhau. Điều này làm cho các quốc gia, dân tộc hiểu nhau hơn và giúp cho việc HNQT ngày càng sâu rộng. Khi thực hiện các chuyến du lịch, người ta có dịp trực tiếp đối thoại, tìm hiểu lẫn nhau giữa du khách hoặc với cộng đồng dân cư tại nơi đến du lịch, nên con người có cơ hội để thông cảm, hiểu biết nhau hơn. Thông qua HĐDL tăng cường được các mối quan hệ xã hội, tình hữu nghị và sự hiểu biết lẫn nhau giữa các dân tộc; Thông qua du lịch, du khách sẽ tăng sự hiểu biết về văn hóa, xã hội của quốc gia và địa phương, tạo ra sự "giao thoa" về văn hóa giữa các vùng, các miền, các dân tộc trên thế giới; phát triển tình đoàn kết, hữu nghị, thân ái của nhân dân giữa các vùng, địa phương, các quốc gia với nhau.


Tác động tiêu cực

Một là, gây áp lực lên kết cấu hạ tầng địa phương, đặc biệt khi du lịch tăng đột biến. HĐDL gia tăng, tăng đột biến hoạt động lữ hành, hoạt động lưu trú làm gia tăng áp lực đối với nguồn cung khách sạn, cơ sở lưu trú phục vụ du khách. Bên cạnh đó, cũng làm gia tăng áp lực về điều kiện phương tiện vận tải và đường sá đảm bảo nhu cầu đi lại và các cơ sở phục vụ du lịch để đáp ứng nhu cầu du khách.

Hai là, gây áp lực cho QLNN. Để đảm bảo cho yêu cầu du lịch và sự phát triển của HĐDL ngày càng gia tăng, đòi hỏi cơ quan QLNN phải cải cách thủ tục hành chính, tạo điều kiện thuận lợi thu hút du khách đến du lịch địa phương và các cơ sở kinh doanh du lịch tham gia HĐDL. Ngoài ra, đòi hỏi QLNN phải đảm bảo vai trò của mình thúc đẩy phát triển HĐDL, góp phần phát triển KT-XH của địa phương, đảm bảo an ninh trật tự và an toàn cho du khách.

Ba là, nguy cơ làm phương hại các giá trị văn hóa, truyền thống tốt đẹp của dân tộc. HĐDL có thể gây ảnh hưởng tiêu cực thông qua hành vi của du khách. Hành vi, văn hóa xấu của du khách có thể xâm hại đến văn hóa, làm thay đổi lối sống, truyền thống văn hóa của địa phương.

Bốn là, nguy cơ mất an ninh, an toàn. HĐDL có thể gây ra các tệ nạn xã hội chẳng hạn như du lịch tội phạm, ma túy, mại dâm, văn hóa đồi trụy, tour 0 đồng "chặt chém" du khách, lây lan dịch bệnh.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 241 trang tài liệu này.

Năm là, nguy cơ gây ô nhiễm môi trường. HĐDL quá mức có thể gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến tài nguyên thiên nhiên. Lượng du khách gia tăng ở điểm du lịch sẽ làm gia tăng rác thải, ảnh hưởng đến sức chứa, gia tăng nhu cầu phục vụ, từ đó, sẽ gây nguy cơ ảnh hưởng đến môi trường, tài nguyên thiên nhiên.

2.2. KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM, NỘI DUNG VÀ CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ DU LỊCH CẤP THÀNH PHỐ TRỰC THUỘC TRUNG ƯƠNG TRONG HỘI NHẬP QUỐC TẾ

Quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn thành phố Cần Thơ trong hội nhập quốc tế - 6

2.2.1. Khái niệm, đặc điểm của quản lý nhà nước về du lịch cấp thành phố

2.2.1.1. Khái niệm quản lý nhà nước về du lịch

Có nhiều quan niệm khác nhau về quản lý, chẳng hạn, các nhà khoa học như Koonz đã đưa ra khái niệm quản lý được thừa nhận rộng rãi trên thế giới.


Theo đó, quản lý là sự tác động có chủ đích của chủ thể quản lý tới đối tượng quản lý nhằm đạt mục tiêu đề ra. Như vậy, quản lý là hoạt động có chủ đích của chủ thể tác động vào đối tượng bằng cơ chế tác động (nguyên tắc, phương pháp, công cụ). Có thể khái quát hóa quản lý như hình 2.1 dưới đây.

Chủ thể quản lý

Mục tiêu quản lý

Đối tượng quản lý

Thực hiện

Xác định



Nguyên tắc, phương pháp, công cụ,…


Hình 2.1: Sơ đồ hệ thống quản lý

Nguồn: [22]

Từ khái niệm chung về quản lý, có thể thấy QLNN là sự tác động của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đến đối tượng chịu sự quản lý, nhằm hướng hành vi của họ đến các mục tiêu nhà nước mong muốn thực hiện.

Các thành phần tham gia vào HĐDL bao gồm: khách du lịch; các doanh nghiệp cung cấp hàng hóa, dịch vụ cho khách du lịch; chính quyền sở tại; cộng đồng dân cư địa phương. Từ đó, ta có thể thấy rằng các thành tố trong hoạt động QLNN về du lịch, gồm: Chủ thể quản lý (các cơ quan QLNN về du lịch); đối tượng quản lý (các hoạt động trong lĩnh vực du lịch); công cụ quản lý (chiến lược, quy hoạch, chính sách, kế hoạch phát triển du lịch).

Từ những phân tích trên có thể đưa ra khái niệm QLNN về du lịch là sự tác động có tổ chức vào các HĐDL nhằm định hướng các hoạt động này theo các mục tiêu đề ra trong từng giai đoạn.

QLNN về du lịch cấp thành phố TTTƯ đó là sự tác động của chính quyền thành phố tới HĐDL theo phân cấp chức năng, nhiệm vụ quản lý tới HĐDL để đạt mục tiêu KT-XH của địa phương và quốc gia đề ra trong từng giai đoạn.


Như vậy, chủ thể QLNN về du lịch gồm: Cơ quan QLNN về du lịch cấp thành phố TTTƯ là Hội đồng nhân dân (HĐND) và Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố cùng với các cơ quan tư vấn, giúp việc như Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VH-TT-DL), các sở ngành có liên quan. Cơ quan QLNN về du lịch cấp thành phố TTTƯ thực hiện quản lý theo phân cấp được quy định, dưới sự chỉ đạo của các cơ quan quản lý cấp trung ương và chịu sự giám sát của nhân dân.

Đối tượng quản lý: là các HĐDL và các hoạt động liên quan đến du lịch trên địa bàn của thành phố TTTƯ.

Công cụ quản lý: các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền ở thành phố TTTƯ thực hiện quản lý các HĐDL bằng hệ thống các công cụ quản lý kinh tế như các chiến lược, quy hoạch, chính sách, kế hoạch phát triển HĐDL, các quy định của pháp luật trong phạm vi thẩm quyền được phân cấp.

Từ các phân tích trên, QLNN về du lịch cấp thành phố TTTƯ là sự tác động có tổ chức của chính quyền nhà nước cấp thành phố TTTƯ tới HĐDL trên địa bàn nhằm thúc đẩy HĐDL phát triển bền vững và có hiệu quả, góp phần thực hiện các mục tiêu KT-XH đề ra của địa phương.

Quản lý nhà nước về du lịch của chính quyền thành phố trực thuộc trung ương là sự tác động có tổ chức của chính quyền cấp tỉnh trong phạm vi thẩm quyền của mình lên hoạt dộng du lịch trên địa bàn, đáp ứng các yêu cầu, tiêu chuẩn ngành nhằm đạt mục tiêu của ngành và mục tiêu của địa phương trong từng giai đoạn phát triển. Đó là mô hình quản lý theo ngành dọc kết hợp với quản lý theo lãnh thổ trên cơ sở phát huy tính chủ động, sáng tạo của chính quyền cấp tỉnh trong khung khổ được phân cấp.

Sự tác động của chính quyền nhà nước cấp thành phố TTTƯ tới HĐDL là sự tác động nhằm quản lý thông qua các nguyên tắc, phương pháp, công cụ quản lý như chiến lược, quy hoạch, chính sách, kế hoạch. Sự tác động ở đây nhằm thực hiện chức năng quản lý đối với HĐDL, không làm chức năng kinh doanh thay các doanh nghiệp.


HĐND

UBND quận, huyện

Sở VH-TT-DL

Các sở, ngành liên quan

UBND

UBND

phường, xã


Các HĐDL trên địa bàn thành phố


Hình 2.2: Hệ thống quản lý nhà nước về hoạt động du lịch ở thành phố trực thuộc trung ương

Nguồn: Tác giả xây dựng

Như vậy, tác động lên HĐDL trên địa bàn thành phố TTTƯ bao gồm cả 3 cấp - thành phố, quận - huyện, xã - phường với phạm vi và mức độ khác nhau. Tuy nhiên, trong luận án, chỉ tập trung nghiên cứu các tác động tới HĐDL của cấp thành phố TTTƯ.

Phân cấp quản lý nhà nước về du lịch

Quản lý nhà nước về du lịch ở thành phố TTTƯ được phân cấp quản lý theo ngành kết hợp lãnh thổ.

Quản lý nhà nước về du lịch theo ngành ở thành phố TTTƯ là sự tác động của nhà nước đến HĐDL ở địa phương, nhằm định hướng HĐDL đến mục tiêu đã định, mang tính chuyên môn, có tiêu chuẩn ngành, được thực hiện trên phạm vi địa phương. Hệ thống cơ quan nhà nước từ trung ương đến địa phương thực hiện hoạt động quản lý ngành giúp cho ngành hoạt động, phát triển theo mục tiêu riêng, mặt khác phối, kết hợp với cơ quan QLNN khác để thực hiện những mục tiêu chiến lược quốc gia. Cơ quan QLNN đối với ngành du lịch, bao gồm: ở trung ương gồm Bộ VH-TT-DL, Tổng cục Du lịch cùng các vụ chức năng; ở địa phương gồm Sở VH-TT-DL ở thành phố cùng với các đơn vị chuyên môn ở các quận, huyện, xã, phường.


Quản lý nhà nước về du lịch theo lãnh thổ: Phạm vi các công việc của Nhà nước cần quản lý là trên toàn lãnh thổ quốc gia. QLNN về du lịch ở thành phố TTTƯ là quản lý theo địa phương nằm trong nội dung phân cấp QLNN theo quy định. Các cơ quan nhà nước ở địa phương chỉ thực hiện quản lý trên địa bàn và chịu sự chỉ đạo của các cơ quan ngành dọc ở trung ương. Để giúp cho UBND các cấp thực hiện tốt hoạt động QLNN của mình, các sở, phòng, ban chuyên môn được thành lập. Các cơ quan chuyên môn này thực hiện quản lý HĐDL trên lãnh thổ của địa phương. HĐDL là một hoạt động kinh tế dịch vụ tổng hợp có tính liên ngành, liên vùng. Do đó, căn cứ vào tính chất và quy mô của công việc mà chính quyền địa phương có thể ban hành quy chế phối, kết hợp trong quản lý.

2.2.1.2. Đặc điểm quản lý nhà nước về du lịch cấp thành phố trực thuộc trung ương

Đặc điểm về đối tượng quản lý: HĐDL là một hoạt động phức tạp, gắn với sự hiện diện của du khách mà phần lớn đến từ địa phương khác, nước khác. Bên cạnh đó, HĐDL mang tính đa dạng và có yếu tố quốc tế. Đây còn là dịch vụ mang tính liên ngành, liên vùng, mang tính tổng hợp có sự tham gia của các ngành khác nhau. Do đó, QLNN về du lịch cần có sự phối hợp liên ngành, liên vùng. Bên cạnh đó, HĐDL trên địa bàn thành phố còn mang đặc điểm gắn với yếu tố đô thị. Chẳng hạn, HĐDL trên địa bàn thành phố Cần Thơ với các tài nguyên du lịch gắn với yếu tố đô thị trung tâm vùng, gắn với điều kiện tự nhiên, cảnh quan, sông nước, miệt vườn.

Đặc điểm về cấp quản lý: đặc thù của cấp tỉnh, thành phố là cấp thừa hành, có phân quyền, vừa thực hiện pháp luật, chính sách của trung ương, vừa ban hành chính sách theo thẩm quyền. Cấp trung ương sẽ ban hành luật và các chính sách thống nhất QLNN về du lịch trên cả nước, từ đó, cấp tỉnh, thành phố sẽ cụ thể hóa và triển khai thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách của trung ương để phát triển HĐDL phù hợp với thực tế địa phương. Trong phạm vi thẩm quyền, cấp tỉnh, thành phố ban hành các chính sách ưu đãi, thu hút đầu tư để khai thác tiềm năng, thế mạnh về du lịch của địa phương; quản lý tài


nguyên du lịch, khu du lịch, điểm du lịch, hoạt động kinh doanh du lịch và hướng dẫn du lịch trên địa bàn. Do đó, khác với QLNN ở trung ương và ở huyện, xã, cấp thành phố trực thuộc trung ương là cấp thừa hành, triển khai các chính sách của Trung ương, và là đầu mối QLNN cao nhất ở địa phương (xây dựng chính sách phù hợp với đặc thù địa phương trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao).

Đặc điểm về địa bàn quản lý: QLNN về du lịch trên địa bàn thành phố TTTƯ gắn với đặc thù địa bàn, điều kiện tự nhiên, tiềm năng, thế mạnh du lịch trên địa bàn. Gắn với điều kiện đô thị, ngoài các yếu tố về kết cấu hạ tầng cơ bản, các đô thị lớn thường có nhiều công trình văn hóa, tập trung nhiều vật kiến trúc lớn, do đó, tạo thành nhiều điểm tham quan và có thể trở thành trung tâm dịch vụ du lịch và đầu mối điều phối khách cho toàn vùng.

2.2.2. Nội dung của quản lý nhà nước về du lịch cấp thành phố trực thuộc trung ương trong điều kiện hội nhập quốc tế

Ở thành phố TTTƯ, QLNN về du lịch có chức năng quản lý trên địa bàn và chịu sự chỉ đạo của các cơ quan ngành dọc ở trung ương. Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, chính quyền cấp thành phố TTTƯ có trách nhiệm thực hiện QLNN về du lịch tại địa phương theo sự phân cấp, cụ thể hóa chính sách phát triển HĐDL phù hợp với thực tế địa phương, có biện pháp bảo vệ an ninh, trật tự, an toàn xã hội, vệ sinh môi trường tại khu du lịch, điểm du lịch, tuyến du lịch, đô thị du lịch.

Từ các phân tích trên, có thể tiếp cận QLNN về du lịch dưới giác độ chính quyền cấp thành phố TTTƯ được phân cấp thực hiện, gồm các nội dung cụ thể như sau: Hoạch định phát triển HĐDL ở thành phố TTTƯ; xây dựng và thực hiện chính sách về HĐDL trên địa bàn; tổ chức hoạt HĐDL trên địa bàn; phát triển kết cấu hạ tầng du lịch trên địa bàn; khuyến khích, hỗ trợ các cơ sở kinh doanh du lịch trên địa bàn; kiểm tra, kiểm soát HĐDL trên địa bàn.

2.2.2.1. Hoạch định phát triển các hoạt động du lịch

Hoạch định phát triển các HĐDL là việc định hướng phát triển thông qua các công cụ như chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, thông tin và các nguồn lực của


nhà nước. Để HĐDL phát triển cần phải có hoạch định phát triển du lịch, đây là một trong những nội dung QLNN có tính quyết định đối với sự phát triển HĐDL trên địa bàn của chính quyền cấp thành phố TTTƯ. Hoạch định phát triển du lịch để định hướng HĐDL địa phương phát triển theo quỹ đạo và mục tiêu KT-XH đã được định ra, hướng dẫn các nhà kinh doanh, các tổ chức kinh tế hoạt động hướng đích theo các mục tiêu chung. Việc định hướng phải đảm bảo theo các nguyên tắc của thị trường, mang tính mềm dẻo, uyển chuyển, vừa đảm bảo tính tự chủ vừa thực hiện mục tiêu chung. Việc hoạch định phát triển các HĐDL ở địa phương phải đảm bảo phù hợp với chiến lược, quy hoạch phát triển chung của vùng và cả nước, phù hợp với nhu cầu hội nhập ngày càng sâu, rộng vào nền kinh tế thế giới gắn với tiến trình phát triển đất nước.

Xây dựng và công khai các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển các HĐDL là công việc rất quan trọng quyết định định hướng phát triển và có tác dụng định hướng dài hạn cho các cá nhân, tổ chức tham gia HĐDL phát triển. Chính quyền địa phương xác định rõ xu hướng chung phát triển HĐDL, mục tiêu phát triển dài hạn, đồng thời cân đối đủ các nguồn lực cần thiết và xác định rõ lộ trình thực hiện mục tiêu.

Xây dựng chiến lược để phát triển các HĐDL là xác định các nhiệm vụ và mục tiêu dài hạn, lựa chọn chính sách thích hợp với điều kiện trong nước, quốc tế và phối hợp tối ưu các nguồn lực để đạt được mục tiêu đã đề ra. Chiến lược xác định các mục tiêu căn bản, chủ yếu để phát triển các HĐDL dựa trên các căn cứ khoa học. Bên cạnh đó, để đạt các mục tiêu phát triển các HĐDL, chiến lược phải xác định rõ các nguồn lực, phương tiện, chọn lựa các phương án thích hợp để thực hiện. Việc tổ chức xây dựng và thực thi chiến lược phát triển các HĐDL có ý nghĩa to lớn đối với việc định hướng, quy hoạch, kế hoạch phát triển cũng như việc xử lý các vấn đề nảy sinh trong phát triển HĐDL trên địa bàn thành phố TTTƯ.

Xây dựng chiến lược phát triển du lịch trên địa bàn. Chính quyền thành phố góp phần xây dựng chiến lược phát triển ngành du lịch trên địa bàn, đưa các

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 09/03/2023