Nội Dung Lịch Sử Việt Nam Cấp Trung Học Phổ Thông Cần Sử Dụng Di Tích Lịch Sử Quốc Gia Đặc Biệt Tại Hà Nội


Lớp 10

LỊCH SỬ VIỆT NAM

Số tiết


– Một số nền văn minh trên đất nước Việt Nam (trước năm 1858)

11

Một số nền văn minh cổ trên đất nước Việt Nam

6

Văn minh Đại Việt

5

– Cộng đồng các dân tộc Việt Nam

7


Các dân tộc trên đất nước Việt Nam

1


Khái quát về đời sống vật chất và tinh thần của cộng đồng

các dân tộc Việt Nam

3


Khối đại đoàn kết dân tộc trong lịch sử Việt Nam

2


Chuyên đề 10.1: Các lĩnh vực của Sử học

10


Thông sử và Lịch sử theo lĩnh vực

4

Một số lĩnh vực của lịch sử Việt Nam

6


Chuyên đề 10.2: Bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hoá ở Việt Nam

15


Di sản văn hoá

2

Bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hoá

3

Một số di sản văn hoá tiêu biểu của dân tộc Việt Nam

10


Chuyên đề 10.3: Nhà nước và pháp luật Việt Nam trong lịch sử

10


Nhà nước và pháp luật trong lịch sử Việt Nam

(trước năm 1858)

3

Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà (1945 – 1976)

2

Nhà nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam từ năm

1976 đến nay

2

Một số bản Hiến pháp Việt Nam từ năm 1946 đến nay

3

Đánh giá định kì

7

Thực hành lịch sử

14

– Tiến hành các hoạt động giáo dục lịch sử gắn với thực địa, tham quan di sản lịch

sử, văn hoá,.


– Tham quan các bảo tàng, xem phim tài liệu lịch sử.


– Tổ chức các câu lạc bộ “Em yêu lịch sử”, “Nhà sử học trẻ tuổi”,...


– Tổ chức các cuộc thi tìm hiểu lịch sử, các trò chơi lịch sử,...


Lớp 11

LỊCH SỬ VIỆT NAM



– Chiến tranh bảo vệ Tổ quốc và chiến tranh giải phóng dân tộc trong lịch sử Việt Nam (trước Cách mạng tháng Tám năm 1945)

8

Khái quát về chiến tranh bảo vệ Tổ quốc trong lịch sử Việt Nam

2

Một số cuộc khởi nghĩa và chiến tranh giải phóng trong lịch

sử Việt Nam (từ thế kỉ III TCN – đến cuối thế kỉ XIX)

6


– Làng xã Việt Nam trong lịch sử

7

Giới thiệu chung về làng xã

1

Nguồn gốc và quá trình phát triển của làng xã Việt Nam

1

Kinh tế làng xã

1

Tổ chức xã hội ở làng xã Việt Nam

2

Phong tục, tập quán và một số lễ hội làng xã cổ truyền

2


– Một số cuộc cải cách lớn trong lịch sử Việt Nam (trước năm 1858)

8


Khái lược về cải cách

2

Một số cuộc cải cách lớn trong lịch sử Việt Nam trước năm

1858

6

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 234 trang tài liệu này.

Sử dụng di tích lịch sử quốc gia đặc biệt tại Hà Nội trong dạy học lịch sử Việt Nam ở trường trung học phổ thông - 10



– Lịch sử bảo vệ chủ quyền, các quyền và lợi ích hợp pháp của Việt

Nam ở Biển Đông

6

Vị trí và tầm quan trọng của Biển Đông

2

Việt Nam và Biển Đông

4


Chuyên đề 11.1: Lịch sử nghệ thuật truyền thống Việt Nam

15


Nghệ thuật thời Lý – Trần

5

Nghệ thuật thời Lê sơ và thời Mạc

5

Nghệ thuật thời Lê trung hưng và thời Nguyễn

5


Chuyên đề 11.2: Chiến tranh và hoà bình trong thế kỉ XX

10


Chiến tranh và hoà bình nửa đầu thế kỉ XX

5


Chiến tranh và hoà bình từ sau năm 1945 đến nay

5


Chuyên đề 11.3: Danh nhân trong lịch sử Việt Nam

10


Khái quát về danh nhân trong lịch sử dân tộc

2

Một số nhà chính trị nổi tiếng của Việt Nam thời cổ – trung

đại (Gợi ý lựa chọn)

2

Một số danh nhân quân sự Việt Nam (Gợi ý lựa chọn)

2

Một số danh nhân văn hoá Việt Nam (Gợi ý lựa chọn)

2

Một số danh nhân Việt Nam trong lĩnh vực khoa học – công

nghệ và giáo dục – đào tạo (Gợi ý lựa chọn)

2

Đánh giá định kì

7

Thực hành lịch sử

14

– Tiến hành các hoạt động giáo dục lịch sử gắn với thực địa, tham quan di sản lịch

sử, văn hoá.


– Tham quan các bảo tàng, xem phim tài liệu lịch sử.


– Tổ chức các câu lạc bộ “Em yêu lịch sử”, “Nhà sử học trẻ tuổi”,...


– Tổ chức các cuộc thi tìm hiểu lịch sử, các trò chơi lịch sử,...



Lớp 12

– Cách mạng tháng Tám năm 1945, chiến tranh giải phóng dân tộc và chiến tranh bảo vệ Tổ quốc trong lịch sử Việt Nam (từ tháng 8 năm 1945 đến nay)


8


Cách mạng tháng Tám năm 1945

2

Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 – 1954)

2

Cuộc kháng chiến chống M , cứu nước (1954 – 1975)

2

Đấu tranh bảo vệ Tổ quốc từ sau tháng 4 năm 1975 đến nay

1

Một số bài học lịch sử

1


– Công cuộc Đổi mới ở Việt Nam từ năm 1986 đến nay

7

Khái quát về công cuộc Đổi mới từ năm 1986 đến nay

1

Đặc điểm của công cuộc Đổi mới ở Việt Nam từ năm 1986

đến nay

1

Thành tựu cơ bản và bài học của công cuộc Đổi mới ở Việt

Nam từ năm 1986 đến nay

5


– Lịch sử quan hệ đối ngoại Việt Nam

7

Quan hệ bang giao Việt Nam thời cổ – trung đại

2

Quan hệ đối ngoại Việt Nam thời cận – hiện đại

5


– Hồ Chí Minh trong lịch sử Việt Nam

6

Khái quát về cuộc đời và sự nghiệp của Hồ Chí Minh

1

Hồ Chí Minh – Anh hùng giải phóng dân tộc

4

Dấu ấn Hồ Chí Minh trong lòng nhân dân thế giới và

Việt Nam

1


Chuyên đề 12.1: Lịch sử tín ngưỡng và tôn giáo ở Việt Nam

15



Khái lược về tín ngưỡng và tôn giáo

1

Một số tín ngưỡng ở Việt Nam

7

Một số tôn giáo ở Việt Nam

7


Chuyên đề 12.3: Quá trình hội nhập quốc tế của Việt Nam

10

Một số khái niệm

1

Việt Nam hội nhập khu vực và quốc tế

9

Đánh giá định kì

7

Thực hành lịch sử

14

– Tiến hành các hoạt động giáo dục lịch sử gắn với thực địa, tham quan di sản lịch

sử, văn hoá,.


– Tham quan các bảo tàng, xem phim tài liệu lịch sử.


– Tổ chức các câu lạc bộ “Em yêu lịch sử”, “Nhà sử học trẻ tuổi”,...


– Tổ chức các cuộc thi tìm hiểu lịch sử, các trò chơi lịch sử,...


Với kết cấu chương trình theo chủ đề, nội dung liên quan đến di tích lịch sử quốc gia đặc biệt tại Hà Nội sẽ được đưa vào các chủ đề lịch sử Việt Nam với mức độ phù hợp cho từng khối lớp và đặc điểm địa bàn, điều kiện của các trường THPT.

Như vậy, dù nội dung chương trình lịch sử Việt Nam cấp THPT hiện hành được cấu trúc theo chương/bài hay trong chương trình mới được cấu trúc theo chủ đề thì kiến thức LSVN vẫn gắn liền với những sự kiện tiêu biểu của lịch sử dân tộc và lịch sử Hà Nội. Theo đó, trong quá trình dạy học LS ở trường THPT, GV cần xác định được hệ thống kiến thức LS Việt Nam cần sử dụng DTLSQGĐB tại Hà Nội. Đồng thời, xác định được hệ thống DTLSQGĐB tại Hà Nội cần thiết phải khai thác và sử dụng trong DHLS ở trường phổ thông cho hợp lí và hiệu quả.

3.1.4 Nội dung lịch sử Việt Nam cấp trung học phổ thông cần sử dụng di tích lịch sử quốc gia đặc biệt tại Hà Nội

3.1.4.1 Nội dung chương trình lịch sử Việt Nam hiện hành cần sử dụng di tích lịch sử quốc gia đặc biệt tại Hà Nội

Trong chương trình lịch sử THPT hiện hành, phần lịch sử Việt Nam có những nội dung liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến việc khai thác và sử dụng di tích lịch sử quốc gia đặc biệt tại Hà Nội. Cụ thể:

* Lịch sử Việt Nam từ nguồn gốc đến giữa thế kỉ XIX (lớp 10)


Tên bài/chủ đề

Nội dung kiến thức

LSVN cần sử dụng DTLSQGĐB tại Hà Nội

DTLSQGĐB tại Hà Nội cần khai thác và sử dụng trong dạy học LSVN

Bài 14. Các quốc gia cổ đại trên đất nước Việt

Nam

Mục 1 : Quốc gia Văn Lang – Âu Lạc

Di tích lịch sử, kiến trúc nghệ thuật và khảo cổ Cổ Loa: tư liệu và hình ảnh về cấu trúc Thành Cổ Loa; giá trị của thành Cổ Loa (quân sự, văn hóa - xã hội, di vật khảo cổ).

Bài 16. Thời Bắc thuộc và cuộc đấu

tranh giành

độc lập dân

Mục II-Cuộc đấu tranh giành độc lập (Từ thế kỉ I đến đầu thế kỉ X)

Mục 2. Một số cuộc khởi

nghĩa tiêu biểu

Di tích lịch sử Đền Hai Bà Trưng: tư liệu, hiện vật, hình ảnh về nơi thờ cúng Trưng Trắc và Trưng Nhị - người lãnh đạo nhân dân khởi nghĩa đánh đổ ách thống trị của nhà Đông Hán, giành

lại nền độc lập dân tộc, bước đầu xây dựng đất


tộc (tiếp theo)

a. Khởi nghĩa Hai Bà

Trưng

nước (40 – 43). Công lao của Hai Bà Trưng đối

với dân tộc.

Bài 17. Quá trình hình thành và phát triển của nhà nước phong kiến (từ thế kỉ X đến thế kỉ

XV)

Mục I – Bước đầu xây dựng nhà nước độc lập ở thế kỉ X.

Mục II – Phát triển và hoàn chỉnh nhà nước phong kiến ở các thế kỉ XI - XV

Khu di tích lịch sử và khảo cổ Khu trung tâm Hoàng Thành - Thăng Long: Tư liệu về tổ chức bộ máy nhà nước thời Đinh – Tiền Lê; Lý- Trần; Lê sơ; Vị trí đóng đô của các triều đại. Đặc biệt là sự kiện vua Lý Công Uẩn dời đô từ Hoa Lư, Ninh Bình về thành Đại La - Thăng Long mở đầu thời kì xác lập của chế độ phong kiến Đại

Việt.

Bài 18. Công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế trong các thế kỉ X - XV

Mục 2: Phát triển thủ công nghiệp


Mục 3: Mở rộng thương nghiệp

Khu di tích lịch sử và khảo cổ Khu trung tâm Hoàng Thành - Thăng Long: tư liệu về các nghề thủ công dân gian truyền thống; Sự ra đời và phát triển các làng nghề thủ công (quan xưởng) và ý nghĩa của làng nghề đối với sự phát triển thủ công nghiệp.

Kiến thức về thương nghiệp (nội thương và

ngoại thương) và chính sách của nhà nước về ngoại thương.

Bài 19. Những cuộc chiến đấu chống ngoại xâm ở các thế

kỉ X – XV

Mục III – Phong trào đấu tranh chống xâm lược Minh và khởi nghĩa Lam Sơn

Di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh Hồ Hoàn Kiếm và Đền Ngọc Sơn: liên hệ sự kiện Lê Lợi lãnh đạo nhân dân kháng chiến chống quân Minh xâm lược và câu chuyện truyền thuyết về

Lê Lợi trả lại gươm báu cho Thần Kim Quy.

Bài 20. Xây dựng và phát triển văn hoá trong các thế kỉ X – XV

Mục I – Tư tưởng và tôn giáo


Mục II - Giáo dục, văn học, nghệ thuật, KHKT

Khu di tích lịch sử và khảo cổ Khu trung tâm Hoàng Thành - Thăng Long và Di tích lịch sử kiến trúc nghệ thuật Văn Miếu - Quốc Tử Giám: khai thác nội dung về Nho giáo, Phật giáo và Đạo giáo từ Trung Quốc du nhập vào nước ta từ thời Bắc thuộc và có điều kiện phát triển trong các thế kỉ X – XV; Tình hình giáo dục, văn học, nghệ thuật, KHKT của Đại Việt trong các thế kỉ

X – XV.

Bài 21. Những biến đổi của nhà nước phong kiến trong các thế kỉ XVI –

XVIII

Mục I – Sự sụp đổ của triều Lê sơ. Nhà Mạc thành lập

Khu di tích lịch sử và khảo cổ Khu trung tâm Hoàng Thành - Thăng Long; khai thác nội dung về cuộc khủng hoảng chính trị ở đầu thế kỉ XVI đã làm sụp đổ triều Lê sơ .

Kiến thức về bộ máy nhà nước thời Lê – Trịnh.

Bài 22. Tình hình kinh tế ở các thế kỉ XVI

– XVIII

Mục 2: Sự phát triển thủ công nghiệp


Mục 3: Sự phát triển của thương nghiệp

Khu di tích lịch sử và khảo cổ Khu trung tâm Hoàng Thành - Thăng Long; khai thác nội dung kiến thức về các nghề thủ công dân gian truyền thống; sự phát triển các làng nghề thủ công; về thương nghiệp (nội thương và ngoại thương) và chính sách của nhà nước về ngoại thương dẫn

đến sự ra đời và hưng khởi của nhiều đô thị.

Bài 23. Phong

trào Tây Sơn

Mục II.

2 Kháng chiến chống

Di tích lịch sử Gò Đống Đa: khai thác nội dung

diễn biến, kết quả, ý nghĩa của trận Ngọc Hồi –


và sự nghiệp thống nhất đất nước, bảo vệ Tổ quốc cuối

thế kỉ XVIII

Thanh (1789)

Đống Đa (1789) dưới sự chỉ huy của Quang Trung – Nguyễn Huệ, đánh tan quân Thanh, giành độc lập dân tộc. Đánh giá vai trò của Quang Trung đối với dân tộc.

Bài 24. Tình hình văn hoá ở các thế kỉ

XVI – XVIII

Mục I – Về tư thưởng, tôn giáo

Mục 2- Sự phát triển của giáo dục và văn học

Mục 3 – Nghệ thuật và khoa học – kĩ thuật

Quần thể đền chùa xung quanh Di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh Hồ Hoàn Kiếm và Đền Ngọc Sơn: tư liệu, hình ảnh về nội dung kiến thức tôn giáo Đại Việt trong các thế kỉ XVI – XVIII; sự phát triển của tín ngưỡng dân gian; văn học chữ Hán, văn học chữ Nôm; kiến trúc, điêu khắc, nghệ thuật dân gian, nghệ thuật sân

khấu Đại Việt thời kì này.

Bài 25. Tình hình chính trị, kinh tế, văn hoá dưới triều Nguyễn (nửa đầu thế kỉ

XIX)

Mục 1. Xây dựng và củng cố bộ máy nhà nước

– chính sách ngoại giao Mục 3 Tình hình văn hóa giáo dục

Khu di tích lịch sử và khảo cổ Khu trung tâm Hoàng Thành - Thăng Long: khai thác tư liệu và hình ảnh về cấu trúc thành Hà Nội với công trình điển hình là Cột cờ Hà Nội và đánh giá được giá trị của nó.

Bài 27. Quá trình dựng nước và giữ nước

Mục 1: Thời kì dựng nước đầu tiên

Mục 2: Giai đoạn đầu của nước Đại Việt phong kiến độc lập.

Mục II – Công cuộc kháng chiến bảo vệ Tổ quốc.

Di tích lịch sử, kiến trúc nghệ thuật và khảo cổ Cổ Loa; Khu di tích lịch sử và khảo cổ Khu trung tâm Hoàng Thành - Thăng Long; Di tích lịch sử Gò Đống Đa: hình ảnh và tư liệu phản ánh nội dung kiến thức sự ra đời của nhà nước Âu Lạc; về quốc hiệu (968 Đại Cồ Việt, 1054 Đại Việt). Triều đình Trung ương đóng đô ở Thăng Long. Sự phát triển của kinh đô Thăng Long qua các triều đại; cuộc kháng chiến chống

quân Thanh (1789).

Bài 28.

Truyền thống yêu nước của dân tộc Việt Nam thời phong kiến

Mục 1: Sự hình thành của truyền thống yêu nước Việt Nam.

Mục 2: Phát triển và tôi luyện truyền thống yêu nước trong các thế kỉ phong kiến độc lập.

Mục 3: Nét đặc trưng của truyền thống yêu nước Việt Nam thời phong

kiến.

Di tích lịch sử, kiến trúc nghệ thuật và khảo cổ Cổ Loa; Di tích lịch sử Đền Hai Bà Trưng; Di tích lịch sử Đền Hát Môn; Di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh Hồ Hoàn Kiếm và Đền Ngọc Sơn: chọn lọc một số hình ảnh và tư liệu điển hình của các DT phản ánh nội dung về sự hình thành, phát triển và đặc trưng của truyền thống yêu nước Việt Nam thời phong kiến.

Lịch sử Hà Nội

Bài 1: Di sản văn hóa

tiêu biểu ở Hà Nội

Kiến thức tổng hợp về hệ thống di tích lịch sử

quốc gia đặc biệt tại Hà Nội.

Bài 2: Kinh tế Thăng

Long từ thế kỉ XI đến giữa thế kỉ XIX.

Kiến thức về các nghề thủ công, thương nghiệp

và qúa trình hình thành phát triển 36 phố phường.


* Lịch sử Việt Nam từ 1858 đến 1918 (lớp 11)


Tên bài/chủ đề

Nội dung kiến thức LSVN cần sử dụng DTLSQGĐB tại Hà Nội

DTLSQGĐB tại Hà Nội cần khai thác và sử dụng trong dạy học LSVN

Bài 20. Chiến sự lan rộng ra cả nước. Cuộc kháng chiến của nhân dân ta từ năm 1873 đến năm 1884.

Mục I – Thực dân Pháp đánh chiếm Bắc Kì lần thứ nhất (1873)


Mục II – Thực dân Pháp đánh chiếm Bắc Kì lần thứ hai (1882

- 1883)

Khu di tích lịch sử và khảo cổ Khu trung tâm Hoàng Thành - Thăng Long: tư liệu và hình ảnh phản ảnh nội dung kiến thức về cuộc chiến đấu của quân và dân Hà Nội lần thứ nhất và lần thứ hai

Bài 23. Phong trào yêu nước từ đầu thế kỉ XX đến Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914).

Mục 3: Đông Kinh nghĩa thục…

Quần thể đền chùa xung quanh Di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh Hồ Hoàn Kiếm và Đền Ngọc Sơn: tư liệu, hình ảnh về phong trào Đông Kinh nghĩa thục và đóng góp của phong trào trong cuộc vận động văn hóa đầu thế kỉ XX.

Lịch sử Hà Nội

Bài 3: Những biến đổi của Hà Nội cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX.

Tổng hợp các DTLSQGĐB tại Hà Nội: hình ảnh, tư liệu, hiện vật về những biến đổi trong cấu trúc kinh tế, giai cấp và xã hội Hà Nội thời kì này.

Bài 4: Những Thắng lợi của quân dân Hà Nội trong kháng chiến chống thực dân Pháp (1946-1954) và đế quốc M (1954-1975).

Quần thể đền chùa xung quanh Di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh Hồ Hoàn Kiếm và Đền Ngọc Sơn; Khu di tích Phủ Chủ Tịch: biểu tượng, tư liệu, hình ảnh của Hà Nội trong kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ


* Lịch sử Việt Nam từ 1919 đến 2000 (lớp 12)


Tên bài/chủ đề

Nội dung kiến thức LSVN cần sử dụng DTLSQGĐB tại Hà Nội

DTLSQGĐB tại Hà Nội cần

khai thác và sử dụng trong dạy học LSVN

Bài 12. Phong trào dân tộc dân chủ 1919 – 1925

Mục 3: Hoạt động yêu nước của Nguyễn Ái Quốc.

Di tích lịch sử Khu lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh: cụ thể hóa nội dung kiến thức về các hoạt động yêu nước của Nguyễn

Ái Quốc.

Bài 16. Phong trào giải phóng dân tộc và Tổng khởi nghĩa tháng Tám (1939 - 1945). Nước VNDC

Cộng hoà ra đời

Mục III – Khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền.

Mục 3: Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945

Mục IV – Nước Việt Nam dân chủ cộng hòa được thành lập.

Di tích lịch sử Khu lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh: liên hệ kiến thức về diễn biến, kết quả và ý nghĩa của Tổng khởi nghĩa diễn ra ở Hà Nội

Quá trình chuẩn bị ra mắt của

Hồ Chủ Tịch và Chính phủ.

Bài 17. Nước Việt Nam dân chủ cộng hòa từ ngày 2 - 9- 1945 đến trước ngày 19 - 12-1946

Mục I – Bước đầu xây dựng chính quyền cách mạng, giải quyết nạn đói, nạn dốt và khó khăn về tài chính.

Mục II – Đấu tranh chống ngoại xâm và nội phản, bảo vệ chính quyền cách mạng.

Di tích lịch sử Khu lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh: liên hệ để làm rõ kiến thức về các biện pháp trước mắt và lâu dài của Hồ Chủ Tịch và chính quyền cách mạng trong giải quyết khó khăn trong nước và đối phó với ngoại

xâm.

Bài 18. Những năm đầu của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (1946 - 1950)

Mục I – kháng chiến toàn quốc chống Pháp bùng nổ.

Mục 2: Đường lối kháng chiến chống Pháp của Đảng.

Di tích lịch sử Khu lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh: liên hệ để làm rõ kiến thức về vai trò của Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với việc kêu gọi toàn quốc kháng

chiến

Bài 21. Xây dựng CNXH ở miền Bắc, đấu tranh chống đế quốc Mĩ và chính quyền Sài Gòn ở miền Nam (1954 -

1965)

Mục 1. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng (9/1960)

Di tích lịch sử Khu lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh: liên hệ để làm rõ kiến thức về vai trò của Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với việc chủ trì Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ III

Bài 22. Nhân dân hai miền trực tiếp chiến đấu chống Mĩ. Nhân dân miền Bắc vừa chiến đấu vừa sản xuất.

Mục IV – Miền Bắc khôi phục và phát triển kinh tế xã hội, chiến đấu chống chiến tranh phá hoại ần thứ hai của Mĩ và làm nghĩa vụ hậu phương (1969 - 1973)

Di tích lịch sử Khu lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh: Khai thác nội dung về các quyết định quan trọng của Trung ương Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh tại khu Phủ Chủ Tịch và hầm D67

-Sự kiện ngày 2 – 9 – 1969, Chủ

tịch Hồ Chí Minh qua đời


Như vậy, trong chương trình kiến thức lịch sử Việt Nam được đưa vào SGK và giảng dạy tại trường THPT (hiện hành), có rất nhiều nội dung liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến các DTLSQGĐB tại Hà Nội. Theo đó, có rất nhiều các DTLSQGĐB tại Hà Nội phản ánh cụ thể, sinh động nội dung kiến thức lịch sử Việt Nam trong chương trình phổ thông. Vì vậy, trong quá trình DHLS, GV cần chọn lọc nội dung kiến thức cơ bản của bài học và những DTLS có ưu thế để khai thác và sử dụng phù hợp.

3.1.4.2. Nội dung chương trình lịch sử Việt Nam trong chương trình mới cần sử dụng di tích lịch sử quốc gia đặc biệt tại Hà Nội

Để đáp ứng yêu cầu đổi mới theo định hướng phát triển năng lực HS, đồng thời bổ sung và cập nhật những kiến thức mới, trong Chương trình giáo dục phổ thông môn Lịch sử được Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành ngày 26/12/2018, vấn đề giáo dục di sản nói chung, di tích lịch sử quốc gia đặc biệt nói riêng rất được coi trọng. Nhiều chủ đề lịch sử trực tiếp hoặc gián tiếp đề cập đến việc giáo dục HS về di tích lịch sử - văn hóa ở Việt Nam nói chung, DTLSQGĐB tại Hà Nội nói riêng. Bước đầu tìm hiểu, chúng tôi chọn lọc một số chủ đề, cụ thể:

- Lớp 10: Chuyên đề Bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa ở Việt Nam; Tiến hành các hoạt động giáo dục lịch sử gắn với thực địa, tham quan di tích lịch sử, văn hóa; Tham quan bảo tàng, xem phim tài liệu lịch sử, tổ chức câu lạc bộ, thi tìm hiểu lịch sử …

- Lớp 11: Chuyên đề Chiến tranh bảo vệ Tổ quốc và chiến tranh giải phóng dân tộc trong lịch sử Việt Nam (trước cách mạng tháng Tám, 1945); Phong tục tập quán và một số lễ hội; Chuyên đề Lịch sử nghệ thuật truyền thống Việt Nam; Chuyên đề Danh nhân trong lịch sử Việt Nam;

- Lớp 12: Chuyên đề Hồ Chí Minh trong lịch sử Việt Nam; Chuyên đề Lịch sử tín ngưỡng và tôn giáo ở Việt Nam; Tham quan di sản lịch sử văn hóa, bảo tàng, nhà truyền thống; Tổ chức tìm hiểu lịch sử địa phương.

Việc xác định rõ vị trí, mục tiêu, nội dung cơ bản của chương trình lịch sử cấp THPT (hiện hành và chương trình mới) và nội dung cơ bản của mỗi bài học là cơ sở quan trọng để GV lựa chọn những nội dung, xác định hình thức tổ chức, phương pháp dạy học và biện pháp sử dụng DTLSQGĐB tại Hà Nội phù hợp trong quá trình DHLS ở trường THPT.

3.2. Nội dung của các di tích lịch sử quốc gia đặc biệt tại Hà Nội có thể và cần khai thác để dạy học lịch sử Việt Nam ở trường trung học phổ thông

3.2.1. Bảng thống kê các di tích lịch sử quốc gia đặc biệt tại Hà Nội cần sử dụng trong dạy học lịch sử Việt Nam ở trường trung học phổ thông

Hà Nội có 10 di tích được công nhận là di tích lịch sử quốc gia đặc biệt, nhiều nhất trong cả nước. Các di tích lịch sử quốc gia đặc biệt tại Hà Nội được hình thành trong quá trình lịch sử, gắn liền với những nhân vật, sự kiện lịch sử cụ thể, quan trọng của dân tộc, phản ánh bản sắc tâm hồn, bản lĩnh, khí phách của dân tộc, minh chứng cho những thành tựu văn hóa của nhân dân ta trong suốt chiều dài lịch sử. Từ năm 2009 đến năm 2018, 10 DTLSQGĐB tại Hà Nội được công nhận, bao gồm:

Xem tất cả 234 trang.

Ngày đăng: 20/03/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí