1.1.2. Hướng nghiên cứu về phương pháp
Phương pháp phân tích nội dung thông điệp truyền thông, hay kết hợp phương pháp này với số liệu thống kê độc lập và nghiên cứu dư luận được các nhà xã hội học thế giới đặc biệt ưu tiên khi nghiên cứu TTĐC và vai trò của TTĐC.
Năm 1968, một nghiên cứu thí điểm sử dụng dạng kết hợp này được tiến hành tại Học viện Fur Publizistik thuộc trường Đại học Mainz, thử nghiệm các chương trình chính trị của đài truyền hình ARD - Đức cũng như các bài báo trên tờ báo nước Đức, Bild-Zeitung (tháng 02 đến tháng 4/1968) về những tranh luận liên quan đến hai chủ đề khác nhau là: tính cách và cách cư xử tiêu biểu của người Đức và thừa nhận tuyến Oder-Neisse ở Đông Đức là biên giới Đức-Ba Lan. Kết quả nghiên cứu sau ba năm đã thay đổi, ý kiến công chúng thay đổi theo nội dung được nhấn mạnh trên các phương tiện TTĐC [191, tr.52-53].
Funkhouser đã vượt ra khỏi sự kết hợp giữa phân tích nội dung truyền thông và dữ liệu nghiên cứu quan điểm, đồng thời bao gồm dữ liệu xã hội thống kê trong phân tích của mình. Ông so sánh sự phát triển các vấn đề xã hội như cuộc nổi dậy sắc tộc, tình trạng bất ổn trong sinh viên, lạm phát, tội phạm, chiến tranh Việt Nam và lạm dụng ma túy ở Mỹ với tổng chương trình phát sóng của các vấn đề và đánh giá của người dân về mức độ khẩn cấp của vấn đề. Kết quả là việc đưa tin trên tạp chí càng nhiều, người dân càng cho rằng vấn đề càng khẩn cấp, bất kể mức độ khẩn cấp thực tế có thể không đúng như vậy. Kết quả này hình thành nền tảng cho khái niệm “kiến tạo thực tiễn bằng truyền thông” [dẫn theo 191, tr.68-69].
Một số nhà xã hội học đã sử dụng phương pháp phân tích nội dung định lượng tìm hiểu sâu những vấn đề mà tác giả hướng tới đằng sau các văn bản, bài nói, bài viết, bài diễn thuyết trên truyền hình một cách vô thức hoặc có ý thức, bằng các kỹ thuật định lượng hóa và xử lý một cách khoa học, hệ thống. Đó là các kỹ thuật đo lường tần số xuất hiện những từ, cụm từ then chốt hoặc cần quan tâm theo dụng ý của người nghiên cứu; hoặc là kỹ thuật tìm kiếm cấu trúc của văn bản để phân tích mối quan hệ giữa người da màu và da trắng với sự gây hấn và khảo sát các từ ngữ chính trị được hai ứng cử viên tổng thống Mỹ Kenedy và Nixon sử dụng trong bốn cuộc tranh luận trên truyền hình năm 1960… [110, tr.95-96].
Nhiều nhà xã hội học nước ngoài cũng đặc biệt chú ý phương pháp phân tích nội dung tín hiệu học (định tính), nhằm khảo sát mối quan hệ bên trong giữa các yếu tố của một văn bản hay một hệ thống tín hiệu nào đó [110, tr.96]. Phương pháp này giúp các nhà nghiên cứu tìm được mối quan hệ giữa hai yếu tố của tín hiệu là “cái biểu hiện” và “cái được biểu hiện”. Roland Barthes bổ sung thêm một cấp độ phân tích nữa là “ý nghĩa biểu cảm” và “ý nghĩa trực chỉ”. Từ đó giúp các nhà nghiên cứu tìm được “ý nghĩa văn hóa” của nội dung TTĐC, “giải mã” và khám phá những khía cạnh tiềm ẩn và những ý nghĩa sâu xa đằng sau các bức thông điệp công khai mà nhà truyền thông đăng tải. Cuối thập niên 1960, các nhà nghiên cứu thuộc trường Truyền thông Annenberg ở Mỹ sử dụng phương pháp này để nghiên cứu về “thế giới truyền hình” và kết luận “thế giới truyền hình chỉ là một thế giới ảo, bị bóp méo, xa lạ với thực tại xã hội” [103, tr.234-236], [110, tr.96-101].
Trong luận án này, căn cứ nội dung nghiên cứu và năng lực của mình, tác giả sử dụng phương pháp phân tích nội dung định lượng với một bộ mã hóa thông điệp truyền thông về đề tài trẻ em của các phương tiện TTĐC tỉnh Bình Phước. Phương pháp này từng được các nhà nghiên cứu trong nước sử dụng hiệu quả, như Nguyễn Hồng Thái [133], Mai Quỳnh Nam [87], Phạm Hương Trà [158],...
1.1.3. Hướng nghiên cứu thực nghiệm về vai trò của truyền thông đại
Có thể bạn quan tâm!
- Vai trò của truyền thông đại chúng trong thực hiện quyền trẻ em ở tỉnh Bình Phước hiện nay - 1
- Vai trò của truyền thông đại chúng trong thực hiện quyền trẻ em ở tỉnh Bình Phước hiện nay - 2
- Điểm Mới, Ý Nghĩa Lý Luận Và Thực Tiễn Của Đề Tài
- Khái Niệm Truyền Thông Đại Chúng
- Khái Niệm Vai Trò Và Vai Trò Của Truyền Thông Đại Chúng Trong Thực Hiện Quyền Trẻ Em
- Chủ Nghĩa Mác - Lênin, Tư Tưởng Hồ Chí Minh Và Quan Điểm Của Đảng, Nhà Nước Việt Nam Về Vai Trò Của Truyền Thông Đại Chúng Và Về Quyền Trẻ Em
Xem toàn bộ 233 trang tài liệu này.
chúng trong thực hiện quyền trẻ em
Anura Goonasekera trong lời giới thiệu Báo cáo về các vấn đề của trẻ em trên báo chí và truyền hình châu Á “Children in the news” (trong báo cáo sử dụng nhiều nghiên cứu xã hội học) đã viết, tại hầu hết các quốc gia châu Á, trẻ em chiếm khoảng 40% dân số, nhưng chỉ có một tỷ lệ rất nhỏ các chương trình truyền thông dành cho trẻ em và hầu hết đều không có chủ ý dành cho trẻ em, chỉ được làm ra vì lợi nhuận trên thị trường. Cái cách mà trẻ em được đưa lên TTĐC có liên hệ mật thiết với rất nhiều yếu tố mang tính xã hội. Một quốc gia càng nghèo thì mức độ ưu tiên mà truyền thông dành cho trẻ em càng ít. Ở các nước tương đối giàu hơn, tình trạng thương mại hóa tràn lan thì hình ảnh trẻ em được đưa vào khai thác trong các sản phẩm bán trên thị trường. Có những thông lệ, thói quen mang tính văn hóa và xã hội truyền thống đang cản trở việc giải quyết vấn đề truyền thông về trẻ em. Mọi tin tức về
trẻ em đều không phải là một phần quan trọng trong các vấn đề xã hội vốn đã bị bỏ xa
so với chính trị, tội phạm, chính sách, kinh doanh, ngoại giao... [187, tr.1].
Mức độ quan tâm của truyền thông tập trung vào các sự kiện, nhất là các sự kiện mang tính giật gân, xúc động và bi thảm, ít ai bảo vệ trẻ em. Tiếng nói của trẻ em ít được quan tâm cho dù những vấn đề đó có ảnh hưởng đến trẻ em nhiều nhất. Các phóng viên xử lý những câu chuyện, các vấn đề của trẻ em dựa trên tiêu chuẩn và cách thức xử lý như đối với người lớn. Các nhà sản xuất chương trình truyền hình dành cho trẻ em đều không được huấn luyện chuyên sâu… [187].
Ubonrat Siriyuvasak và Metta Vivattananukul [209, trong 187] cho rằng, ở Thái Lan, giới truyền thông làm méo mó hình ảnh trẻ em. Các phương tiện TTĐC không chỉ vi phạm quyền trẻ em qua cách bêu riếu và rập khuôn hình ảnh các em, mà còn phủ nhận cả khái niệm cơ bản và quyền được thông tin của trẻ em. Những quyền để trẻ em được nói về nhu cầu của mình hay cuộc sống của trẻ em đều bị cắt xén rất nhiều trong lịch đưa tin và sản xuất chương trình. Tiếng nói của trẻ em cũng ít khi được lắng nghe. Hầu hết các biên tập viên và phóng viên tin tức ở Thái Lan không hề quan tâm đến những quy tắc ứng xử của nhà báo Thái Lan, các quy định của pháp luật, CRC… Cả báo chí và truyền hình đều đăng, đưa hình ảnh trẻ em mà không hề quan tâm đến quyền trẻ em. Truyền thông bỏ rơi trẻ em nông thôn và trẻ em thiểu năng; chưa có hành lang pháp lý, bộ quy tắc ứng xử của giới truyền thông về quyền trẻ em, chính sách, chương trình phát triển quyền của trẻ em và hoàn thiện truyền thông… .
Tại Nhật Bản, Toshiko Miyazaki [207, trong 187] cho rằng, các phương tiện TTĐC truyền đạt thông tin không chính xác hoặc công bố tên và hình ảnh của thủ phạm, nạn nhân những việc vi phạm quyền trẻ em. Vì cạnh tranh để lấy số người xem cao hơn, những bản tin giật gân bằng cách kịch tính hóa tội ác với kỹ thuật về âm thanh và hình ảnh lôi cuốn khán giả. Phát sóng thường xuyên những tin tức về bạo lực sẽ làm cho công chúng hoặc bị chai lì cảm xúc trước sự tàn ác và bạo lực, thưởng thức chúng như một dạng tiêu khiển, hoặc sẽ trở nên chán nản với môi trường sống xung quanh đầy thông tin thảm khốc, bất hạnh và bi kịch…
Các nhà nghiên cứu nhận thấy, tôn chỉ, mục đích của tờ báo quyết định lớn đến
nội dung thông tin về trẻ em. Các tờ báo có khuynh hướng chính trị và kinh tế dành ít đất hơn cho các vụ tình dục hay tội phạm cũng như các vấn đề trẻ em trên trang nhất của mình. Việc đăng tin trẻ em lên trang nhất phụ thuộc vào hoàn cảnh gia đình trẻ em. Những ảnh đăng mang tính tích cực đều thuộc về trẻ em tầng lớp thượng lưu và trung lưu, và ngược lại… [209, trong 187] .
Công tác truyền thông về trẻ em, cho trẻ em và mối quan hệ này tồn tại trong ba chữ P: bảo vệ, cung cấp và tham gia. Helena Thorfinn viết, sự xuất hiện của trẻ em trên TTĐC đang bị những đặc tả nhiều định kiến, rập khuôn, ngôn ngữ không trung tính, thiếu tôn trọng trẻ em. Với tư cách là người tiếp nhận truyền thông, trẻ em có thể học theo những hành vi cư xử mới lạ, cũng như lấy ý tưởng, cảm xúc, suy nghĩ và những mơ mộng viển vông từ chính truyền thông… Trẻ em tham gia thực hiện các sản phẩm truyền thông là việc làm thú vị, sáng tạo, dân chủ và góp phần quan trọng thực hiện tốt quyền trẻ em. Song, cũng có trường hợp trẻ em hành động cứ như thể là người làm ra truyền thông, nhưng thực tế các em chỉ xuất hiện và diễn… [50].
Những nghiên cứu thực nghiệm trên đây là cơ sở để tác giả luận án đưa ra
các biến số, tham khảo phân tích thực trạng.
1.2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU Ở VIỆT NAM
1.2.1. Hướng nghiên cứu lý luận về vai trò của truyền thông đại chúng
Các nhà xã hội học trong nước nghiên cứu về truyền thông đều khẳng định vai trò rất quan trọng trong đời sống xã hội của truyền thông nói chung và TTĐC nói riêng. Song, các nghiên cứu mang tính chất lý luận về vai trò của TTĐC không nhiều, phần lớn được trình bày lồng ghép vào công trình nghiên cứu thực nghiệm.
Trong thời đại ngày nay, không có chiều cạnh nào của phát triển tách rời hoạt động truyền thông [90], [176]. TTĐC là định chế xã hội mới, đóng vai trò quan trọng không chỉ trong phổ biến thông tin và kiến thức cho dân chúng, mà còn tác động trở lại một cách sâu xa và mạnh mẽ vào tất cả các định chế xã hội khác, từ định chế chính trị cho tới kinh tế, văn hóa và gia đình [110, tr.124].
TTĐC là một kênh xã hội hóa không chính thức vô cùng quan trọng đối với đời sống của mỗi người với tư cách là phương tiện cung cấp thông tin cho quảng đại công chúng, tạo nên những bản đúc xã hội của công chúng. TTĐC tham gia tích cực
vào việc quảng bá, xây dựng các phong cách sống phù hợp với chuẩn mực xã hội và khuôn mẫu hành vi, xây dựng các vai trò xã hội của con người qua khả năng định hướng xã hội. Chức năng cơ bản của TTĐC là cung cấp thông tin cho quảng đại công chúng [90], [93]. TTĐC rất có ưu thế trong việc phổ biến các chính sách chung, trên bình diện chung cho các bộ phận dân cư. Báo chí là chiếc cầu nối không thể thiếu giữa người dân với xã hội, nuôi dưỡng sự gắn bó của người dân với đời sống xã hội, và sâu xa hơn là củng cố lòng tin của người dân vào các giá trị xã hội [113].
Về bản chất, mục đích của hoạt động TTĐC là nhằm cung cấp thông tin, hình thành sự hiểu biết và thức tỉnh hoạt động của con người. Khi các thông điệp được thông báo tác động đến các nhóm công chúng lớn, cũng có nghĩa là các thông điệp đó thực hiện vai trò tổ chức xã hội thông qua hoạt động truyền bá tập thể [85, tr.9]. TTĐC không những có khả năng duy trì, truyền đạt mà còn định hướng hoặc thay đổi kiểu hành vi ứng xử, suy nghĩ, thái độ và tình cảm của con người [54, tr.36].
TTĐC có chức năng hình thành nền văn hóa đại chúng. Văn hóa đại chúng không chỉ là sự bổ sung, mà còn làm phức tạp thêm các nền văn hóa vốn có từ trước. TTĐC truyền bá các kiến thức về thực tế, kiểm soát, điều hành xã hội, cung cấp dịch vụ, đáp ứng nhu cầu giải trí, như là chất kết dính các yếu tố, các quan hệ xã hội, văn hóa. Nhờ vào hoạt động truyền bá văn hóa qua TTĐC mà con người hiểu nhau hơn, từ đó có ý thức đầy đủ hơn trong việc duy trì các mối quan tâm chung, dẫn đến các hành động chung vì lợi ích của các quốc gia và trên phạm vi quốc tế. TTĐC có vai trò liên kết xã hội [84, tr.18], [162].
Theo Mai Quỳnh Nam, TTĐC được coi là thiết chế cơ bản trong xã hội hiện đại. Đã là thiết chế thì phải chuẩn mực, phải duy trì các giá trị, phải tạo dựng khuôn hình văn hóa, phải tham gia vào hoạt động tổ chức và kiểm soát xã hội. Hệ thống này phổ biến các điển hình tiên tiến, các cách thức tổ chức sản xuất, kinh doanh có hiệu quả nhằm nhân rộng các khuôn mẫu xã hội tích cực. Các phương tiện TTĐC, bằng hoạt động cung cấp thông tin đã tạo điều kiện để công chúng tham gia vào các quyết định xã hội [92, tr. 25-26]; là diễn đàn của mọi tầng lớp nhân dân [83].
Đối tượng tác động của TTĐC là công chúng xã hội, cụ thể là ý thức quần chúng. Báo chí, truyền thông tác động vào ý thức quần chúng, trước hết là tác động vào dư luận xã hội [31, tr.35]. TTĐC có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc hình
thành và thể hiện dư luận xã hội. Truyền thông khơi nguồn dư luận xã hội, phản ánh dư luận xã hội, định hướng và điều hòa dư luận xã hội, cùng với dư luận xã hội và bằng dư luận xã hội thực hiện chức năng giám sát xã hội [31]. TTĐC không chỉ tạo nên dư luận xã hội mà dư luận xã hội cũng tác động trở lại tới hoạt động của TTĐC [83]; và còn là tác nhân làm thay đổi TTĐC [174].
Trương Xuân Trường cho rằng, vai trò của TTĐC được thể hiện ở bốn dấu hiệu: 1. Truyền đạt một cách nhanh chóng và đầy đủ các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước; 2. Bám sát, phản ánh kịp thời và trung thực những sự kiện, hiện tượng kinh tế, chính trị, văn hóa và xã hội trong nước và thế giới; 3. Đang trở thành món ăn tinh thần không thể thay thế trong đời sống xã hội; 4. Là một kênh chủ yếu để hình thành và thể hiện dư luận xã hội [162].
Trên lĩnh vực báo chí, truyền thông, Lê Thanh Bình cho rằng, TTĐC có 10 vai trò trong đời sống xã hội: Chuyển tải các chủ trương, đường lối, chính sách, các văn bản pháp luật về quản lý xã hội của Đảng, Nhà nước. Là diễn đàn của công chúng để phát huy quyền làm chủ và trách nhiệm công dân. Hình thành và định hướng đúng đắn cho dư luận công chúng trong xã hội. Tuyên truyền, cổ động và tổ chức hành động cho công chúng. Giáo dục và nâng cao nhận thức về quản lý xã hội cho mọi công dân. Phát hiện và biểu dương nhân tố mới, nhân rộng các điển hình tiên tiến. Đấu tranh với các hiện tượng tiêu cực trong xã hội. Phản hồi ý kiến của công chúng, chuyên gia, tổ chức xã hội về các chính sách. Thúc đẩy, mở rộng giao lưu quốc tế, bảo vệ uy tín đất nước, lựa chọn thông tin quốc tế phù hợp. Làm diễn đàn để các nhà lãnh đạo, quản lý trao đổi cởi mở, dân chủ với công chúng [14, tr.24-25].
Đỗ Chí Nghĩa nhấn mạnh, chức năng thông tin là chức năng quan trọng hàng đầu của báo chí. Báo chí thực hiện chức năng này nhằm thực hiện các chức năng khác. Báo chí thông tin để thực hiện chức năng giáo dục, giám sát, quản lý xã hội, văn hóa, giải trí... và bảo đảm quyền được thông tin của người dân [98].
Một số nhà nghiên cứu xã hội học đã đưa ra một hệ thống các tiêu chí để phân tích hiệu quả của TTĐC là: hiệu quả vị lợi, hiệu quả uy tín, hiệu quả tăng
cường quan điểm, hiệu quả thỏa mãn lợi ích nhận thức, hiệu quả cảm xúc, hiệu quả thẩm mỹ, hiệu quả thuận tiện [86, tr.23]. Tuy nhiên, việc tách hiệu quả hoạt động của một kênh cụ thể nào đó để đo lường sự ảnh hưởng có tính chất riêng biệt là một vấn đề khó khăn, vì công chúng có thể sử dụng các kênh TTĐC khác nhau. Việc tách tác động của TTĐC đối với công chúng ra khỏi ảnh hưởng từ các cơ sở xã hội khác cùng tác động hàng ngày cũng gặp phải các khó khăn tương tự, bởi ý thức xã hội không thể tách ra thành từng lĩnh vực. Mặt khác, đó còn là mối liên hệ chằng chịt của TTĐC với các cơ sở xã hội; cả giao tiếp đại chúng và giao tiếp liên cá nhân đều chịu sự tác động của TTĐC và hoạt động giao tiếp liên cá nhân còn tham gia nhân rộng hiệu quả của các thông điệp TTĐC [86, tr.23-24].
Việc nghiên cứu tác động của thông điệp được truyền tải từ TTĐC đến nhận thức và hành vi của công chúng luôn là vấn đề gây tranh cãi trong giới chuyên môn. Theo Mai Quỳnh Nam, bởi vì thông tin tác động đến nhận thức và hành vi của người nhận còn qua một số khâu lọc, qua các nhóm trung gian, hiệu ứng không diễn ra trực tiếp theo kiểu truyền máu. Nó phụ thuộc vào một số yếu tố có thể dẫn đến tình trạng người ta muốn làm theo nội dung thông điệp mà họ tiếp thu được, song giữa nhận thức và hành vi luôn có những khoảng cách. Truyền thông nhằm rút ngắn khoảng cách đó. Mai Quỳnh Nam đề cập đến việc tiếp nhận thông điệp, mức độ yêu thích, quan tâm của công chúng và sự phản hồi như một chỉ báo căn bản cho thấy hiệu quả hoạt động của TTĐC với công chúng [88].
Bàn về nhân tố tác động đến hoạt động và hiệu quả TTĐC, Mai Quỳnh Nam nhận thấy thiết chế TTĐC luôn chịu sự tác động từ hai phía: thứ nhất là của pháp luật, từ các cơ quan quản lý mà thiết chế truyền thông là công cụ; thứ hai là từ công chúng báo chí. Hiệu quả hoạt động báo chí phụ thuộc trực tiếp vào các mối liên hệ ấy [82], [83, tr.7]. Mối liên kết giữa các thành viên trong gia đình giữ vai trò quan trọng đối với việc tiếp thu và sử dụng các thông điệp từ hệ thống TTĐC. Nhân tố văn hóa của công chúng là chỉ báo chi phối sự lựa chọn các kênh TTĐC, xử lý các thông điệp được truyền tải từ hệ thống này và thể hiện ý kiến của cá nhân, nhóm xã hội mà họ là thành viên [83], [84].
Sự bất bình đẳng trong khả năng tiếp nhận thông tin ở công chúng phản ánh các bất bình đẳng về kinh tế, văn hóa, điều kiện cư trú của người dân, nhất là những người có thu nhập thấp. Việc khắc phục các bất bình đẳng về kinh tế là nhân tố quan trọng để tạo điều kiện cho người dân tham gia hoạt động truyền thông vì các mục tiêu phát triển [162]. Tính trung thực của thông tin có ý nghĩa quyết định, tạo nên niềm tin để liên kết giá trị và chuẩn mực, tạo nên tâm thế tác động đến nhận thức và hành vi của cá nhân, tạo lập tri thức, văn hóa và định hướng hoạt động [93].
Mối quan hệ giữa TTĐC và công chúng là mối quan hệ biện chứng. TTĐC thỏa mãn nhu cầu ngày càng tăng của công chúng, đến lượt mình công chúng lại đặt ra các yêu cầu đối với hoạt động của TTĐC. Sự trưởng thành trong mối quan hệ đó thể hiện tính tích cực chính trị - xã hội của TTĐC và của cả công chúng [82, tr.7], [83, tr. 3].
Tính chất công khai, rộng rãi và nhanh chóng cũng như việc bày tỏ quan điểm, chính kiến trên báo, định hướng dư luận xã hội đã khiến báo chí trở thành vũ khí có sức công phá lớn, thực sự là một quyền lực của trí tuệ, nhận thức, của khả năng thức tỉnh lý trí, cổ vũ dư luận, có sức lan tỏa lớn và nhanh nhất. Từ đó, TTĐC có sức mạnh trực tiếp, thúc đẩy sự phát triển xã hội, tạo nguồn lực và cơ hội cho mỗi cá nhân phát triển [95], [97].
1.2.2. Hướng nghiên cứu thực nghiệm về vai trò của truyền thông đại
chúng trong thực hiện quyền trẻ em
Cho đến nay, các nghiên cứu lý luận về thực hiện quyền trẻ em ở Việt Nam nhìn chung còn ít và nếu có thì cũng chỉ tập trung lý giải một số mối quan hệ giữa những hiện tượng liên quan đến quyền trẻ em với những biến đổi xã hội sau đổi mới đất nước. Tuy nhiên, các nghiên cứu thực tiễn vẫn chưa thực sự gắn kết với khung lý luận thực hiện quyền trẻ em ở Việt Nam, chưa phân tích thỏa đáng mối quan hệ giữa yếu tố nhận thức, điều kiện kinh tế - xã hội và văn hóa với tình hình thực hiện quyền trẻ em. Các nghiên cứu cho thấy, còn nhiều bất cập trong việc ban hành và thực hiện pháp luật, chính sách kinh tế - xã hội liên quan đến trẻ em; khung pháp lý liên quan đến bảo vệ quyền trẻ em còn thiếu và chưa hệ thống; tình trạng vi phạm quyền trẻ em còn xảy ra. Nguyên nhân chính của các bất cập này là do điều kiện