Các Tiêu Chí Đánh Giá Hiệu Quả Khai Thác Tiềm Năng Du Lịch Văn

kết quả nghiên cứu về một vài điểm khảo sát nhỏ chỉ mang tính chất tham khảo và bổ sung thêm vào các kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học đi trước mà thôi.

1.2. Cơ sở lý luận về du lịch

1.2.1. Khái niệm du lịch

Du lịch đã trở thành một hiện tượng kinh tế xã hội phổ biến không chỉ ở các nước phát triển mà còn ở các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam. Mặc dù vậy, hiện nay, nhận thức về nội dung du lịch vẫn chưa thống nhất.

Đây là khái niệm được nhiều học giả tìm hiểu và nghiên cứu, đồng thời, nhiều tổ chức cũng đã đưa ra định nghĩa liên quan đến khái niệm này. Cụ thể:

Theo IUOTO (International Union of Official Travel Organisation), Liên hiệp quốc tế các tổ chức Du lịch, khái niệm du lịch được hiểu là:

Du lịch được hiểu là hoạt động du hành đến nơi khác với địa điểm cư trú của mình nhằm mục đích không phải để làm ăn, tức không phải để làm một nghề hay một việc kiếm tiền sinh sống”. [5.tr.67]

Theo Tổ chức Du lịch Thế giới (World Tourist Organization), một tổ chức thuộc Liên Hiệp Quốc, Du lịch bao gồm tất cả mọi hoạt động của những người du hành, tạm trú, trong mục đích tham quan, khám phá và tìm hiểu, trải nghiệm hoặc trong mục đích nghỉ ngơi, giải trí, thư giãn; cũng như mục đích hành nghề và những mục đích khác nữa, trong thời gian liên tục nhưng không quá một năm, ở bên ngoài môi trường sống định cư; nhưng loại trừ các du hành mà có mục đích chính là kiếm tiền. Du lịch cũng là một dạng nghỉ ngơi năng động trong môi trường sống khác hẳn nơi định cư. [5,tr58]

Tại Việt Nam, theo Lệnh của Chủ tịch nước số 02/L-CTN ngày 20/02/1999 về việc công bố Pháp lệnh Du lịch, du lịch được hiểu là:

Du lịch là hoạt động của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm thỏa mãn nhu cầu tham quan, giải trí, nghỉ dưỡng trong khoảng thời gian nhất định”. [10,tr 21]

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 121 trang tài liệu này.

Theo Luật du lịch số 44/2005/QH11 của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ban hành ngày 14 tháng 06 năm 2005, khái niệm du lịch được hiểu như sau:

Du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định”. [10, tr 24]

Đánh giá thực trạng khai thác tiềm năng du lịch văn hóa trên địa bàn nội thành Hà Nội giai đoạn 2009 – 2013 - 3

Như vậy, có thể hiểu, khái niệm du lịch theo hai khía cạnh chính sau đây:

- Một dạng nghỉ dưỡng sức tham quan tích cực của con người ngoài nơi cư trú với mục đích: nghỉ ngơi, giải trí, xem danh lam thắng cảnh…là sự di chuyển và lưu trú qua đêm tạm thời trong thời gian rảnh rỗi của cá nhân hay tập thể ngoài nơi cư trú nhằm mục đích phục hồi sức khoẻ, nâng cao tại chỗ nhận thức về thế giới xung quanh.

- Một lĩnh vực kinh doanh các dịch vụ nhằm thoả mãn nhu cầu nảy sinh trong quá trình di chuyển và lưu trú qua đêm tạm thời, từ đó nâng cao hiểu biết về thiên nhiên, truyền thông lịch sử và văn hoá dân tộc.

1.2.2. Đặc điểm du lịch

Để ngành du lịch Việt Nam cũng như ngành du lịch của mỗi quốc gia phát triển tốt nhất, rất cần thiết để các đơn vị và cá nhân hiểu đúng về các đặc điểm, đặc thù của ngành du lịch để phân biệt với các ngành khác.

Hình 1.1 dưới đây sẽ tổng hợp lại các đặc điểm của du lịch.


Đặc điểm của du lịch

Là ngành công nghiệp không khói

Sản phẩm mang tính chất liên ngành

Loại hình tiêu dùng dịch vụ khác với tiêu dùng dịch vụ hàng hóa khác

Hình 1.1. Đặc điểm của du lịch

(Nguồn: Trần Thị Thúy Lan, Nguyễn Đình Quang (2005); Giáo trình Tổng quan du lịch Việt Nam, Nxb Hà Nội)

Thông qua hình 1.1, có thể thấy, du lịch mang ba đặc điểm chính:

Thứ nhất, Du lịch là ngành công nghiệp không khói. Đây là ngành ít gây ô nhiễm môi trường, giúp khách du lịch vừa được nghỉ ngơi, giảm stress vừa biết thêm nhiều điều hay mới lạ mà khách chưa biết.

Với đặc điểm này, ngành du lịch mang lại lợi ích cho quốc gia từ lợi nhuận, môi trường đến những vấn đề về tâm lý, tình cảm của du khách...sau đó là góp phần phát triển kinh tế của quốc gia, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người lao động là các cán bộ làm việc trong ngành.

Thứ hai, Sản phẩm du lịch mang tính liên ngành, tức có quan hệ đến nhiều lĩnh vực khác trong nền kinh tế. Khi các địa phương trở thành điểm du lịch, du khách đổ về khiến cho nhu cầu về mọi loại hàng hoá dịch vụ khác cũng tăng lên.

Thứ ba, Sự khác biệt giữa tiêu dùng dịch vụ du lịch và tiêu dùng các hàng hoá khác là tiêu dùng các sản phẩm du lịch xảy ra cùng lúc, cùng nơi với việc sản xuất ra chúng. Điều này làm cho sản phẩm du lịch mang tính đặc thù

riêng, không thể so sánh giá cả của sản phẩm du lịch này với giá cả của sản phẩm du lịch kia.

1.2.3. Phân loại du lịch

Về phân loại các loại hình du lịch, tác giả tổng hợp trong hình 1.2 dưới

đây:


Căn cứ phân loại du lịch

Theo Theo

môi mục

trường đích

tài chuyến nguyên đi

Theo đặc điểm địa lý điểm du lịch

Theo Theo Theo Theo Theo Theo Theo phương loại lứa tuổi độ dài hình phương lãnh

tiện hình du lịch chuyến thức tổ thức thổ giao lưu trú đi chức hợp hoạt thông đồng động

Hình 1.2. Căn cứ phân loại các loại hình du lịch

(Nguồn: Trần Thị Thúy Lan, Nguyễn Đình Quang (2005); Giáo trình Tổng quan du lịch Việt Nam, Nxb Hà Nội)

Dựa theo các căn cứ phân loại trên, du lịch được phân thành các loại hình tương ứng sau đây:

- Phân chia theo môi trường tài nguyên: (1) Du lịch thiên nhiên, (2) Du lịch văn hoá.

- Phân loại theo mục đích chuyến đi: (1) Du lịch tham quan, (2) Du lịch giải trí, (3) Du lịch nghỉ dưỡng, (4) Du lịch khám phá, (5) Du lịch thể thao, (6) Du lịch lễ hội, (7) Du lịch tôn giáo, (8) Du lịch nghiên cứu (học tập), (9) Du lịch hội nghị, (10) Du lịch thể thao kết hợp, (11) Du lịch chữa bệnh, (12) Du lịch thăm thân, (13) Du lịch kinh doanh.

- Phân loại theo đặc điểm địa lý của điểm du lịch: (1) Du lịch miền biển,

(2) Du lịch núi, (3) Du lịch đô thị, (4) Du lịch thôn quê

- Phân loại theo phương tiện giao thông: (1) Du lịch xe đạp, (2) Du lịch ô tô, (3) Du lịch bằng tàu hoả, (4) Du lịch bằng tàu thuỷ, (5) Du lịch máy bay.

- Phân loại theo loại hình lưu trú: (1) Khách sạn, (2) Nhà trọ thanh niên,

(3) Camping, (4) Bungaloue, (5) Làng du lịch.

- Phân loại theo lứa tuổi du lịch: (1) Du lịch thiếu niên, (2) Du lịch thanh niên, (3) Du lịch trung niên, (4) Du lịch người cao tuổi.

- Phân loại theo độ dài chuyến đi: (1) Du lịch ngắn ngày, (2) Du lịch dài ngày.

- Phân loại theo hình thức tổ chức: (1) Du lịch tập thể, (2) Du lịch cá thể,

(3) Du lịch gia đình.

- Phân loại theo phương thưc hợp đồng: (1) Du lịch trọn gói, (2) Du lịch từng phần.

- Phân loại theo lãnh thổ hoạt động: (1) Du lịch quốc tế, (2) Du lịch nội địa, (3) Du lịch quốc gia.

1.2.4. Vai trò du lịch

Vai trò của du lịch thể hiện ở những nội dung chính sau đây:

Du lịch là một sở thích, một hoạt động nghỉ ngơi tích cực của con người, là một nhu cầu không thể thiếu được trong đời sống văn hóa, xã hội ở các nước.

Về mặt kinh tế, du lịch đã trở thành một trong những ngành kinh tế quan trọng của nhiều nước công nghiệp phát triển. Thông qua việc tiêu dùng các sản phẩm du lịch của du khách, ngành du lịch mang lại lợi ích kinh tế cho các quốc gia phát triển các ngành du lịch đó.

Sự tác động qua lại của quá trình tiêu dùng và cung ứng sản phẩm du lịch tác động lên lĩnh vực phân phối lưu thông và do vậy du lịch làm ảnh hưởng đến các khâu của quá trình tái sản xuất xã hội.

Ngoài ra, do tính chất liên ngành nên việc phát triển du lịch sẽ kéo theo sự phát triển của các ngành kinh tế khác, đồng thời làm biến đổi cơ cấu ngành trong nền kinh tế quốc dân.

Trong phạm vi một quốc gia, hoạt động du lịch làm xáo trộn hoạt động luân chuyển tiền tệ, hàng hoá, điều hoà nguồn vốn từ vùng kinh tế phát triển sang vùng kinh tế kém phát triển hơn, kích thích sự tăng trưởng kinh tế ở các vùng sâu, vùng xa…

Hoạt động du lịch có tác dụng làm biến đổi cán cân thu chi của đất nước. Thứ nhất, các du khách quốc tế mang ngoại tệ vào đất nước có địa điểm du lịch, làm tăng thêm nguồn thu ngoại tệ của đất nước đó. Thứ hai, phần chi ngoại tệ sẽ tăng lên đối với những quốc gia có nhiều người đi du lịch ở nước ngoài.

Hơn thế nữa, ngành du lịch góp phần giải quyết vấn đề việc làm, tạo ra nguồn thu nhập cho người lao động, giải quyết các vấn đề xã hội.

1.3. Cơ sở lý luận về du lịch văn hóa

1.3.1. Khái niệm du lịch văn hóa

Ngoài những loại hình du lịch như du lịch sinh thái, du lịch khám chữa bệnh, du lịch nghỉ dưỡng, du lịch hội nghị, du lịch thể thao kết hợp, du lịch chữa bệnh, du lịch thăm thân... hiện nay, du lịch văn hóa được xem là loại sản phẩm đặc thù của các nước đang phát triển, thu hút nhiều khách du lịch quốc tế.

Vậy, du lịch văn hóa là gì?.

Theo Điều 4, Khoản 20, Luật du lịch số 44/2005/QH11 của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ban hành ngày 14 tháng 06 năm 2005, du lịch văn hóa được hiểu như sau:

Du lịch văn hóa là hình thức du lịch dựa vào bản sắc văn hoá dân tộc với sự tham gia của cộng đồng nhằm bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá truyền thống”.[10,tr86 ]

Dựa vào khái niệm du lịch đã được đề cập ở phần 1.2.1, cũng có thể hiểu, du lịch văn hóa là một ngành trong ngành kinh tế văn hóa, tức ngành kinh doanh

có sử dụng yếu tố văn hóa. Du lịch văn hóa là một loại hình du lịch trong đó khai thác yếu tố văn hóa để sinh ra lợi ích kinh tế đồng thời phát huy các giá trị văn hóa của quốc gia.

1.3.2. Phân loại du lịch văn hóa

Các loại hình du lịch văn hóa hiện nay đang được triển khai trên các nước trên thế giới được tổng hợp trong hình 1.3 dưới đây:



Du lịch văn hóa

Du lịch văn hóa vật thể

Du lịch văn hóa phi vật thể


Hình 1.3. Phân loại du lịch văn hóa

(Nguồn: UNEP/ UNESCO (1993), Managing Tourism in Nature World heritage sites.)

Theo UNESCO, du lịch văn hóa thông thường được phân thành hai loại: Du lịch văn hóa vật thể (Tangible) và Du lịch văn hóa phi vật thể (Intangible). Trong khi Du lịch văn hóa vật chất hay còn gọi là văn hóa hữu thể, bao gồm các công trình kiến trúc như đình chùa, miếu mạo, lăng mộ, nhà sàn... thì di sản văn hóa phi vật thể bao gồm các biểu hiện tượng trưng và “không sờ thấy được” được lưu truyền và biến đổi theo thời gian, với một số quá trình tái tạo, trùng tu rộng rãi... như âm nhạc, múa, truyền thống, văn chương truyền miệng, ngôn ngữ, huyền thoại, tư thái, nghi lễ, phong tục, tập quán, y dược cổ truyền, các món ăn, các công nghệ thủ công truyền thống. [31]

1.3.3. Vai trò du lịch văn hóa

Vai trò của du lịch văn hóa thể hiện ở hai nội dung chính:

Thứ nhất, du lịch văn hóa cũng như các loại hình du lịch khác góp phần mang lại lợi ích kinh tế cho các quốc gia phát triển các ngành du lịch văn hóa. Đồng thời, du lịch văn hóa ảnh hưởng đến các khâu của quá trình tái sản xuất xã hội, kéo theo sự phát triển của các ngành kinh tế khác, đồng thời làm biến đổi cơ cấu ngành trong nền kinh tế quốc dân, kích thích sự tăng trưởng kinh tế ở các vùng sâu, vùng xa…

Thứ hai, du lịch văn hóa cũng góp phần làm biến đổi cán cân thu chi của đất nước. Bên cạnh đó, du lịch văn hóa cũng góp phần giải quyết vấn đề việc làm, tạo ra nguồn thu nhập cho người lao động.

Cuối cùng, du lịch văn hóa góp phần bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá truyền thống của các quốc gia. Nhờ các sản phẩm du lịch văn hóa mà nhiều du khách sẽ biết đến các giá trị văn hóa của các dân tộc khác nhau trên thế giới, từ đó giúp bảo tồn, phát huy các giá trị đó.

1.3.4. Nội dung khai thác tiềm năng du lịch văn hóa

Nội dung khai thác tiềm năng du lịch văn hóa thể hiện ở các khía cạnh sau đây:

Khai thác tiềm năng du lịch văn hóa là tổng hợp các hoạt động, chiến lược nhằm bảo tồn và phát huy hiệu quả các giá trị văn hóa của quốc gia, đồng thời tăng lợi ích kinh tế mang lại từ các sản phẩm du lịch văn hóa.

Khai thác tiềm năng du lịch văn hóa được triển khai đồng đều trên cả ba phương diện: Khách hàng, sản phẩm và doanh nghiệp kinh doanh sản phẩm du lịch văn hóa.

Quá trình khai thác tiềm năng du lịch văn hóa trải qua ba khâu quan trọng: Lên kế hoạch khai thác, tổ chức các hoạt động khai thác và kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện khai thác tiềm năng du lịch văn hóa.

1.3.5. Các tiêu chí đánh giá hiệu quả khai thác tiềm năng du lịch văn

hóa

Xem tất cả 121 trang.

Ngày đăng: 10/03/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí