9
5.2. Khung phân tích
Hình thành và thể hiện dư luận xã hội về thực hiện quyền trẻ em
Giải trí cho trẻ em
- Công ước quốc tế về quyền trẻ em (CRC)
- Chính sách, pháp luật về TTĐC và quyền trẻ em
- Đặc điểm kinh tế, văn hoá, xã hội của địa phương
Đặc điểm của các cơ quan truyền thông (tôn chỉ, mục đích; cơ cấu tổ chức hoạt động)
Có thể bạn quan tâm!
- Vai trò của truyền thông đại chúng trong thực hiện quyền trẻ em ở tỉnh Bình Phước hiện nay - 1
- Vai trò của truyền thông đại chúng trong thực hiện quyền trẻ em ở tỉnh Bình Phước hiện nay - 2
- Hướng Nghiên Cứu Thực Nghiệm Về Vai Trò Của Truyền Thông Đại
- Khái Niệm Truyền Thông Đại Chúng
- Khái Niệm Vai Trò Và Vai Trò Của Truyền Thông Đại Chúng Trong Thực Hiện Quyền Trẻ Em
Xem toàn bộ 233 trang tài liệu này.
Hoạt động truyền thông (Loại hình truyền thông; thời điểm truyền thông)
Đặc điểm của cán bộ truyền thông (đặc điểm nhân khẩu xã hội; nhận thức, thái độ về quyền trẻ em; hành vi tác nghiệp)
Thông tin, tuyên truyền, giáo dục
về thực hiện quyền trẻ em
Vận động, khuyến khích thực hiện
quyền trẻ em
Giám sát tình hình thực hiện
quyền trẻ em
Vai trò của truyền thông đại chúng trong thực hiện quyền trẻ em
Hoàn thiện chính sách, pháp luật về quyền trẻ em
Nhận thức, thái độ và hành vi thực hiện quyền trẻ em của người dân
Các biến số được xác định trong đề tài:
* Biến độc lập:
- Đặc điểm cơ quan truyền thông (tôn chỉ, mục đích, cơ cấu tổ chức hoạt động).
- Hoạt động truyền thông về trẻ em: thời điểm truyền thông, loại hình truyền thông.
- Đặc điểm xã hội của cán bộ truyền thông (đặc điểm nhân khẩu xã hội; nhận thức, thái độ về quyền trẻ em, hành vi tác nghiệp).
* Biến phụ thuộc: Các đặc điểm của việc thực hiện vai trò của TTĐC trong thực hiện quyền trẻ em:
- Thông tin, tuyên truyền, giáo dục về thực hiện quyền trẻ em.
- Hình thành và thể hiện dư luận xã hội về thực hiện quyền trẻ em.
- Vận động, khuyến khích thực hiện quyền trẻ em.
- Giám sát tình hình thực hiện quyền trẻ em.
- Giải trí cho trẻ em.
Các vai trò này được xác định dựa trên các chức năng của TTĐC. Giữa các vai trò có mối liên hệ mật thiết với nhau. Vai trò của TTĐC tỉnh Bình Phước trong thực hiện quyền trẻ em ở địa phương hiện nay được đo trên các chỉ báo: 1. Số lượng, tỷ lệ sản phẩm truyền thông có mục đích đăng phát thông tin thể hiện vai trò từ kết quả phân tích thông điệp truyền thông, so với ý kiến của cán bộ truyền thông;
2. Chất lượng nội dung, hình thức thể hiện, ưu điểm, hạn chế của vai trò; 3. Ý kiến đánh giá của công chúng về hiệu quả và việc thể hiện các vai trò.
* Biến can thiệp:
- Công ước quốc tế về quyền trẻ em (CRC); hệ thống chính sách về TTĐC,
về quyền trẻ em và vai trò của TTĐC trong thực hiện quyền trẻ em.
- Đặc điểm kinh tế, văn hóa, xã hội của địa phương: chuẩn mực xã hội; phong tục tập quán; trình độ dân trí; các hoạt động truyền thông khác về quyền trẻ em…
6. Điểm mới, ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài
6.1. Điểm mới của đề tài
Thứ nhất, về khách thể nghiên cứu: Đây là nghiên cứu đầu tiên về vai trò của TTĐC trong việc thực hiện quyền trẻ em thông qua bốn loại hình báo chí và
kênh truyền thanh cấp huyện. Trên cơ sở phân tích thực trạng, các nhân tố tác động, dự báo xu hướng biến đổi vai trò, đề tài đề xuất một số khuyến nghị về giải pháp tăng cường vai trò của TTĐC trong thực hiện quyền trẻ em, góp phần thúc đẩy thực hiện quyền trẻ em trên thực tế.
Thứ hai, về cách tiếp cận vấn đề nghiên cứu: Đề tài sử dụng lý thuyết mô hình truyền thông theo chu kỳ của Roman Jakobson, thuyết kiến tạo xã hội của Peter L. Berger, lý thuyết trung gian về vai trò - tập hợp của R.Merton và tiếp cận dựa trên quyền của trẻ em cùng với phương pháp phân tích nội dung thông điệp truyền thông để có được một bức tranh toàn diện về vai trò của TTĐC trong thực hiện quyền trẻ em ở tỉnh Bình Phước hiện nay.
6.2. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài
Ý nghĩa lý luận: Đề tài ứng dụng và góp phần kiểm chứng, phát triển lý thuyết, phương pháp nghiên cứu xã hội học TTĐC và thuyết kiến tạo xã hội. Kết quả nghiên cứu góp phần làm sáng tỏ một số vấn đề về vai trò xã hội của TTĐC.
Ý nghĩa thực tiễn: Đề tài cho thấy bức tranh vai trò của TTĐC trong thực hiện quyền trẻ em, hình ảnh trẻ em trên TTĐC và ý kiến đánh giá của công chúng. Luận án khẳng định vai trò của TTĐC trong thực hiện quyền trẻ em và sự cần thiết phải tăng cường vai trò của TTĐC trong tiến trình thực hiện quyền trẻ em.
Kết quả nghiên cứu là tài liệu tham khảo bổ ích với ngành Thông tin - Truyền thông, Lao động - Thương binh và Xã hội, ngành Tuyên giáo tỉnh Bình Phước và cả nước trên lĩnh vực quản lý, định hướng tuyên truyền về quyền trẻ em cho các cơ quan TTĐC. Đây cũng là tài liệu tham khảo có giá trị cho các giảng viên, học viên trong nghiên cứu, giảng dạy xã hội học TTĐC ở Việt Nam.
7. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, nội dung chính của luận án được chia
thành 4 chương, 9 tiết.
Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
1.1. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU Ở NƯỚC NGOÀI
1.1.1. Hướng nghiên cứu lý luận về vai trò của truyền thông đại chúng
Từ đầu thế kỷ XX, với việc phát minh ra vô tuyến điện và sự ra đời của đài phát thanh chi phối đời sống tinh thần của xã hội hiện đại, TTĐC đã trở thành đối tượng nghiên cứu của xã hội học. Năm 1910, M. Weber luận chứng về mặt phương pháp luận cho sự cần thiết của môn xã hội học báo chí, bản thân ông cũng là một ký giả chính trị rất nổi tiếng vạch ra các vấn đề nghiên cứu như hướng vào các tập đoàn, các tầng lớp xã hội khác nhau; phân tích các yêu cầu của xã hội đối với nhà báo; coi trọng phương pháp phân tích báo chí; phân tích hiệu quả báo chí đối với việc xây dựng con người [83, tr.4].
Các nhà xã hội học lý giải vai trò của TTĐC bằng các quan điểm chức năng luận. R.Merton bàn về chức năng công khai, chức năng tiềm ẩn và hiệu quả thực sự của TTĐC. Lasswell bàn về chức năng kiểm soát môi trường xã hội; liên kết các bộ phận của xã hội với nhau; truyền tải di sản xã hội từ thế hệ này sang thế hệ khác. Charles Wright bổ sung thêm chức năng giải trí.
Daniel Lerner cho rằng, một trong những điều kiện và đặc điểm của quá trình chuyển đổi từ các xã hội cổ truyền sang xã hội hiện đại chính là sự chuyển tiếp từ truyền thông miệng sang TTĐC [112]. Nhà chính trị học, xã hội học người Đức Elisabeth Noelle Neumann (1916-2010) đề nghị, phải xem xét vai trò của TTĐC như một vấn đề quan trọng, ngang tầm với các vấn đề như bảo vệ môi trường và bùng nổ dân số. Bà khẳng định, ngoài việc ngủ và làm việc, với những gì TTĐC mang lại, con người gần như không còn thời gian trống [191, tr.51-52].
Douglas M.McLeod và James K.Hertog khẳng định, TTĐC đóng một vai trò quan trọng như một công cụ kiểm soát xã hội [191, tr.309]. Các nhà xã hội học khác quan tâm đến chức năng cảnh báo; chức năng đáp ứng nhu cầu thực tế hàng ngày của người dân trong xã hội; chức năng nâng cao một hình ảnh xã hội, hay hợp thức hóa một vị trí xã hội; chức năng củng cố sự kiểm soát của xã hội qua áp lực của dư luận xã hội.
TTĐC có vai trò xã hội hóa con người, thi hành các chuẩn tắc xã hội, ban phát thân
trạng và giúp con người biết về môi trường xã hội [110], [121], [206].
Theo Michael Schudson, hệ thống truyền thông phục vụ nền dân chủ cần hướng đến bảy vai trò: 1. Cung cấp cho công dân những thông tin đầy đủ và công bằng; 2. Cung cấp một khuôn khổ chặt chẽ để giúp công dân có một cái nhìn tổng thể về thế giới chính trị phức tạp; 3. Đóng vai trò làm người chuyển tải chung cho các quan điểm của các nhóm người khác nhau trong xã hội; 4. Cung cấp số lượng và chất lượng tin tức mà mọi người muốn; 5. Đại diện cho công chúng và nói lên tiếng nói của công chúng cũng như nói về lợi ích của công chúng để chính quyền biết; 6. Khơi dậy sự cảm thông và hiểu biết sâu sắc để công dân đánh giá đúng tình hình cuộc sống con người trên thế giới; 7. Cung cấp một diễn đàn đối thoại giữa những công dân, không chỉ thông tin về việc ra những quyết định dân chủ, mà phải là một quá trình, một thành tố trong đó… [71, tr.55-56].
Theodore Peterson khi viết lý thuyết trách nhiệm xã hội của báo chí cho rằng, báo chí nhận ưu đãi từ Chính phủ, bắt buộc phải có sáu trách nhiệm với xã hội là phục vụ hệ thống chính trị bằng cách cung cấp tin tức, trình bày và thảo luận các công việc công; giác ngộ để công chúng tự điều chỉnh mình; bảo vệ nhân quyền; phục vụ hệ thống kinh tế phát triển; cung cấp giải trí; là một định chế tự trị về tài chính. Có năm điều mà xã hội đòi hỏi ở báo chí là cung cấp các bản tường thuật; là “diễn đàn để trao đổi các nhận xét và chỉ trích”; phản ánh “một hình ảnh tượng trưng những nhóm tổ hợp trong xã hội”; chịu trách nhiệm về “sự trình bày và minh giải những mục tiêu và giá trị xã hội”; cung cấp đầy đủ thông tin trong ngày… [164].
Các tác giả cũng bàn nhiều về vấn đề phản chức năng của TTĐC khi TTĐC cung cấp khối lượng thông tin đồ sộ, khán thính giả sẽ trở nên tê người, chẳng thể nào có hành xử phù hợp [121]. Tichenor và các đồng nghiệp cho rằng, một trong những hậu quả xã hội có thể có của TTĐC là sự cách biệt ngày càng tăng về kiến thức, tạo nên giả thuyết về “hố chênh lệch kiến thức”. Theo các nhà nghiên cứu, những tầng lớp xã hội có vị trí kinh tế - xã hội cao thường thu nhận thông tin nhiều hơn và nhanh hơn so với các tầng lớp ở vị trí kinh tế - xã hội thấp, do đó, khoảng cách chênh lệch giữa hai nhóm này ngày càng giãn rộng [110, tr.108 - 109].
TTĐC kiến tạo những hình ảnh khuôn mẫu trong công chúng. Jock Young đi sâu vào mối quan hệ giữa phán đoán chủ quan và những nhãn hiệu của phương tiện TTĐC liên quan đến các định nghĩa về tội phạm và vai trò của TTĐC góp phần vào việc phóng đại các hình ảnh tội phạm cho khán giả. Các nhà nữ quyền cho rằng, TTĐC đúc khuôn và thể hiện sai lạc thực tại xã hội về vai trò của nam giới và nữ giới, cũng như mối quan hệ giữa hai giới này [121, tr.222-223]. Điều này đã được Peter L.Berger bàn đến dưới góc độ lý luận về mối quan hệ giữa con người và xã hội với quan niệm con người kiến tạo nên thế giới của mình, con người vừa bị câu thúc bởi xã hội, nhưng lại vừa có sự chủ động, tích cực nhất định [dẫn theo 114].
Trong xã hội hiện đại, TTĐC được xem là một “người truyền bá” diễn ngôn. TTĐC gửi những “thông điệp” về cách thức mọi việc diễn ra, có thể diễn ra và nên diễn ra. Điều này rất đúng với nhận định của Newbold và cộng sự, những gì tái hiện trên TTĐC là “sự hình thành/kiến tạo thực tại của TTĐC... là mối quan hệ giữa cái thuộc về tư tưởng và cái thuộc về hiện thực” [dẫn theo 58]. Sự kiến tạo nên các giá trị giới vừa là sản phẩm vừa là quá trình của những tái hiện trên TTĐC. Nghiên cứu của tổ chức Children now (Mỹ)về ảnh hưởng của TTĐC đối với trẻ em và thanh thiếu niên đã nhận xét, những hình ảnh nam giới được tái hiện trên TTĐC đã và đang củng cố, ủng hộ các thái độ xã hội về mối liên hệ giữa nam tính và quyền lực, sự ưu trội và quản lý [dẫn theo 58].
Mc Combs và Shaw đề xướng lý thuyết về chức năng “Thiết lập chương trình nghị sự” [110, tr110] với giả thuyết cho rằng, TTĐC có chức năng thu hút sự chú ý của công luận vào một số vấn đề thời sự nhất định. Hầu hết những vấn đề mà cử tri đang quan tâm chú ý đều là những vấn đề được nhấn mạnh trên các phương tiện truyền thông. TTĐC hoàn toàn có thể lèo lái công chúng quan tâm tới một số vấn đề nào đó hoặc né tránh một số vấn đề khác. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu lưu ý rằng, ý kiến hay quan điểm của công chúng đối với một vấn đề nào đó có thể không thay đổi dưới tác động của truyền thông, nhưng vẫn có thể trở thành một đề tài quan trọng đối với họ.
Trong lịch sử phát triển của TTĐC đã có nhiều mô hình truyền thông: mô hình công thức 5W (ai, nói cái gì, bằng kênh nào, nói cho ai và có hiệu quả gì) của Harold Lasswell [110, tr.14]. Tuy nhiên, quan niệm này bị chỉ trích vì quan niệm
quá trình truyền tin một chiều và người ta nhận tin một cách bị động. Sau đó các nhà nghiên cứu quan niệm truyền thông là một chu kỳ như mô hình của Claude Shannon, mô hình đường nghe của Shannon và Weaver, mô hình của David Berlo, mô hình của Charles Osood và Wilbur Schramm, mô hình hội tụ của Kinkaid, mô hình tiếp thị xã hội [33, tr.26-34]. Tác giả luận án nhận thấy, mô hình của Roman Jakobson là đầy đủ và hoàn thiện nhất, khi nó tính đến các yếu tố bộ lọc và các chi tiết của quá trình truyền thông theo chu kỳ.
Bàn về hiệu quả, ảnh hưởng của TTĐC đến đời sống xã hội, J.T.Klapper cho rằng, TTĐC chưa có được hiệu quả cần thiết và đầy đủ để dẫn đến một sự thay đổi thái độ của những người sử dụng, vì một thông điệp có hiệu quả trong chừng mực nó phù hợp với thái độ và ý kiến của người tiếp nhận đã có từ trước, đến nay tăng thêm. Uy tín của nơi phát và sự đánh giá của người tiếp nhận có ảnh hưởng quyết định đến hiệu quả của truyền thông. Khi nội dung phát đi mới lạ với người nhận thì hiệu quả truyền thông tăng lên. Sự chọn lọc và cách tiếp thu của người tiếp nhận đối với nội dung thông điệp phụ thuộc vào tư tưởng và sự quan tâm của họ. Mạng lưới quan hệ của người tiếp nhận ảnh hưởng đến hiệu quả của truyền thông [dẫn theo 103, tr.197-198]. Theo J. Klapper, các cấp độ ảnh hưởng đó như sau: 1. Mức độ ảnh hưởng cao nhất ở nhóm, cá nhân chưa có quan điểm gì về vấn đề được đề cập; 2. Mức độ ảnh hưởng trung bình ở các nhóm, các cá nhân mà quan điểm của họ về vấn đề đang định hình; 3. Mức độ ảnh hưởng thấp nhất ở các nhóm, các cá nhân đã định khuôn rõ nét quan điểm của họ, thậm chí đã hình thành những khuôn mẫu tư duy, hay định kiến về vấn đề đó [dẫn theo 137, tr.207].
Cái gì chi phối nội dung truyền thông? Một số nhà nghiên cứu xã hội học cho rằng, “… Bên trong các phương tiện TTĐC là một nhóm người tương đối nhỏ đang kiểm soát những gì mà dần dà vươn đến các khán thính giả, độc giả, một tiến trình có tên là sự gác cổng (gate-keeping). Thiểu số chọn lọc ấy đang quyết định những hình ảnh nào được đưa ra cho đông đảo người xem, người đọc. Tại nhiều nước, chính phủ đóng vai trò người gác cổng. Gác cổng là chuyện phổ biến trong mọi loại hình TTĐC…” [121, tr.217]. Người gác cổng cũng là người chủ báo, cơ quan chủ quản hay lãnh đạo cơ quan truyền thông. Nội dung truyền thông phụ thuộc vào ý thức hệ chủ đạo của giới cầm quyền mà cơ quan đó trực thuộc hoặc chịu ảnh
hưởng về kinh tế, chính trị [121, tr.218]. Có nhà nghiên cứu lại quan niệm, người gác cổng làm nhiệm vụ chọn lọc tin tức đăng tải trong một khối lượng lớn tin tức để công chúng dễ theo dõi. Họ phải chịu nhiều áp lực, đó là chủ trương, đường lối của cơ quan mà người đó làm việc; là áp lực cá nhân, áp lực nghề nghiệp và áp lực xã hội [dẫn theo 110, tr.83-86]. Michael de Coster cho rằng, nội dung thông điệp được đăng phát trên TTĐC là kết quả của một sự thỏa hiệp và đồng tình giữa tác giả và nhà sản xuất (hoặc người chủ báo) [dẫn theo 110, tr.87; 201, tr.170].
Paul Lazarsfeld, Berelson, Gaudet và Katz đặc biệt nhấn mạnh vai trò của người lãnh đạo dư luận, ảnh hưởng của các mạng lưới giao lưu đến sự hình thành chính kiến của con người. Từ đó, họ nhận định TTĐC chỉ có tác dụng củng cố thêm ý kiến và quyết định người tiếp nhận đã sẵn có từ trước [dẫn theo 103, tr.208]. Tuy nhiên, khán thính giả lý giải, tiếp nhận truyền thông không phải lúc nào cũng như nhau, mà bị ảnh hưởng bởi các tính cách xã hội như nghề nghiệp, chủng tộc, trình độ học vấn và lợi tức [121, tr.226-227]. J.Klapper đặt ra thuật ngữ yếu tố trung gian để mô tả đặc điểm của khán giả như tuổi tác, giới tính, độ thông minh, bản chất tâm lý và hoàn cảnh xã hội, tác động mạnh hơn bản chất thực tế của chính các phương tiện truyền thông [dẫn theo 191, tr.55]. Greg Philo (1990) cho rằng, nền tảng văn hóa và kinh nghiệm cá nhân của công chúng có vai trò rất quan trọng trong quá trình tiếp nhận thông tin TTĐC. Người tiếp nhận hiểu thông điệp theo cách nào tùy thuộc vào kiến thức, lợi ích và tùy theo những điều mà họ nghe được từ những người họ tin cậy. Thông điệp được phát đi sau khi dung hòa được với ý tưởng chính trị của người dân thì mới tác động lên hệ giá trị của người dân [103, tr.325]. Kinh nghiệm cá nhân, ý thức chính trị, địa vị xã hội có thể làm thay đổi niềm tin của con người vào TTĐC. Tuy nhiên, kinh nghiệm và nhân thân không thể được tạo ra nếu không có truyền thông.
Điểm luận các hướng nghiên cứu lý luận về vai trò của TTĐC của xã hội học thế giới, tác giả luận án có được những thông tin quan trọng để xác định: Các vai trò của TTĐC tỉnh Bình Phước trong thực hiện quyền trẻ em; sử dụng thuyết kiến tạo xã hội để phân tích thực trạng truyền thông về quyền trẻ em; có được tri thức xã hội học TTĐC để phân tích các nhân tố tác động đến thực trạng vai trò của TTĐC tỉnh Bình Phước trong thực hiện quyền trẻ em ở địa phương hiện nay.