chỉ quan tâm đến năng lực của người dự tuyển. Đối với nghề y, một nghề mà vai trò của đạo đức nghề nghiệp được coi trọng không kém so với năng lực, trình độ thì việc đi cùng một con đường tuyển sinh như các ngành nghề khác là chưa thực sự đúng đắn và hiệu quả. Vì lẽ đó, người viết mạnh dạn đề xuất giải pháp bổ sung một quy chế, một bước mới trong khâu tuyển sinh ở các trường đạo tạo thầy thuốc đó là viết thư bày tỏ nguyện vọng/động lực thi tuyển vào các trường này.
Thực tế, đây là một quy chế phổ biến ở rất nhiều quốc gia có nền giáo dục tiên tiến trên toàn thế giới từ rất lâu rồi, tuy nhiên ở Việt Nam thì lại chưa có tiền lệ. Đó là việc khi một ứng viên/thí sinh muốn dự tuyển/xét tuyển vào học ở một trường đào tạo thì họ cần phải viết một bức thư hay một bài viết (có hạn chế dung lượng) để bày tỏ nguyện vọng, động lực thi vào trường y của mình (motivation letter/statement of purpose), qua đó thể hiện được phần nào ý chí, mong muốn và một phần con người của thí sinh.
Đây thực sự là một trong những điểm rất đáng để xem xét học hỏi từ các mô hình giáo dục tiên tiến trên thế giới khi ứng vào hệ thống tuyển sinh khối ngành y dược Việt Nam hiện nay. Khi mỗi thí sinh muốn bước vào nghề này thì trước đó đều cần phải xác định rõ được tại sao lại quyết định chọn nghề y, quan điểm của mình về nghề y như thế nào, về ý thức nghề nghiệp, mong muốn cống hiến,.. Việc đó sẽ giúp tránh trường hợp nhiều bạn bước vào kì thi tuyển với tâm lý được trường nào hay trường đó hay đăng kí dự tuyển do ý thích nhất thời, do người thân bạn bè gợi ý mà không hề có ý niệm gì về chuyên ngành mình đăng kí hay không thực sự tâm huyết và yêu quý nghề. Bản thân người viết, sau khi tự mình viết nên những luận điểm, ý kiến của mình cũng đã củng cố được trong họ những giá trị, yêu cầu nhất định mà nghề thầy thuốc đòi hỏi. Đồng thời việc này cũng ngăn chặn hiện tượng rải hồ sơ khắp các trường của sĩ tử vừa gây tốn kém thời gian và tiền bạc cho cả người thi và người tuyển. Với ngành y, nếu một ngày đào tạo ra thế hệ thầy thuốc có tài mà không có đức thì quả thật là một điều đáng sợ.
Tuy nhiên, việc thực hiện giải pháp này thực sự sẽ là một thách thức lớn cho cả Bộ Y tế và Bộ Giáo dục. Bởi lẽ, đối với nước ta đây là việc chưa có tiền lệ, đồng
thời việc thẩm định và đánh giá những thư/bài viết này với số lượng lớn là quá sức đối với chất lượng và quy mô của hệ thống giáo dục, đào tạo nước ta hiện nay. Các quy trình, thủ tục và tiêu chuẩn cũng là những vấn đề chắc chắn gây ra nhiều tranh cãi và bất cập.
Dù vậy, người viết vẫn giữ quan điểm rằng đây là một đề xuất rất đáng được quan tâm và xem xét thực hiện bởi tính bức thiết tuyển chọn một đội ngũ thầy thuốc vừa có đức có tài cho nghề y nghề có vai trò và ảnh hưởng vô cùng lớn đối với xã hội hiện nay.
3.2.3.3. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền giáo dục
Công tác tuyên truyền giáo dục, giảng dạy trong trường y học về luật pháp, y đức là một trong những nhiệm vụ chủ điểm cần thực hiện nhằm nâng cao đạo đức người thầy thuốc trong giai đoạn hiện nay
Đối với đội ngũ thầy thuốc, cần tuyên truyền giáo dục để mỗi người trong số họ nhận thức một cách sâu sắc về ý nghĩa cao quý của nghề nghiệp mà mình đã lựa chọn, có lòng yêu ngành yêu nghề, với đạo đức, trách nhiệm và tình yêu thương chia sẻ với các đối tượng bệnh nhân. Luôn có tinh thần học hỏi nâng cao tay nghề chuyên môn, trau dồi đạo đức lối sống, thực hiện đúng lời dạy của Bác Hồ Lương y phải như từ mẫu.
Việc giảng dạy pháp luật và y đức trong các trường y cũng cần được chú trọng hơn nữa. Ngoài việc tăng thời lượng các buổi giảng dạy chính thức thì cần tổ chức các buổi nói chuyện, chia sẻ với những thầy thuốc nhân dân, thầy thuốc ưu tú để cho những sinh viên này có cơ hội được động viên, khích lệ và cảm hóa về lòng yêu nghề và giá trị của đạo đức nghề nghiệp mình đang theo đuổi từ đó có những điều chỉnh, tự rèn luyện đạo đức và chuyên môn.
Có thể bạn quan tâm!
- Một Số Vấn Đề Đang Đặt Ra Về Vai Trò Của Pháp Luật Đối Với Việc Xây Dựng Đạo Đức Thầy Thuốc Ở Việt Nam
- Đề Xuất Một Số Giải Pháp Giúp Nâng Cao Vai Trò Của Pháp Luật Trong Xây Dựng Đạo Đức Thầy Thuốc
- Một Số Giải Pháp Nhằm Xây Dựng Môi Trường, Điều Kiện Thuận Lợi Cho Người Thầy Thuốc Cống Hiến Và Ngăn Chặn Những Nguyên Nhân Dẫn Đến Vi Phạm
- Vai trò của pháp luật đối với việc xây dựng đạo đức thầy thuốc, thực trạng và giải pháp - 16
Xem toàn bộ 131 trang tài liệu này.
Không chỉ trong các cơ sở đào tạo, tại các bệnh viện, cơ sở y tế cũng nên mời các chuyên gia tâm lý đến để nói chuyện với thầy thuốc, nhân viên y tế về cách giao tiếp, ứng xử với bệnh nhân để nhân viên y tế được tập huấn trò chuyện, xưng hô với người bệnh theo độ tuổi của họ và của bản thân, nói chuyện có đầu có đuôi, không được nói trống không. Cách nói chuyện cũng phải đơn giản, dân dã một chút, đừng dùng quá nhiều từ chuyên môn khó hiểu [79].
Tiểu kết chương 3
Nâng cao vai trò của pháp luật trong xây dựng đạo đức thầy thuốc và trên hết là hướng tới nâng cao y đức trong thời buổi hiện nay. Đây là một yêu cầu bức thiết của xã hội và từng bước, từng quá trình được thực hiện trong công cuộc này có ý nghĩa vô cùng to lớn không chỉ đối với phạm vi quan hệ bệnh viện - bệnh nhân - thầy thuốc mà rộng hơn là có ảnh hưởng đến toàn thể xã hội.
Ở chương này, trước hết người viết đi vào xác định yêu cầu nâng cao vai trò của pháp luật trong việc xây dựng đạo đức người thầy thuốc với mục đích định hướng về những việc cần làm, tiêu chí tại chương này bằng việc đưa ra ba nhóm vấn đề cần giải quyết. Qua đó cũng phần nào thể hiện các quan niệm chuẩn mực, mong muốn chuẩn mực của xã hội, và cả định hướng lớn của Đảng, Nhà nước trong việc phát huy vài trò của pháp luật đối với xây dựng đạo đức thầy thuốc.
Tiếp đến, phần còn lại của chương được người viết tập trung vào đưa ra một số giải pháp hữu hiệu và nổi bật cho từng nhóm vấn đề được nêu ra với quan điểm: để giải quyết được những hạn chế, tồn tại của pháp luật trong vai trò xây dựng đạo đức người thầy thuốc không thể chỉ dựa vào việc hô hào chung chung và đưa ra những biện pháp cũng mang tính vĩ mô đúng cho mọi vấn đề nhưng lại không có tác dụng cụ thể. Muốn giải quyết tận gốc những hạn chế, ảnh hưởng tiêu cực đó thì pháp luật cần bám vào chính những nguyên nhân dẫn đến hạn chế và từ đó đề ra các biện pháp khắc phục cụ thể.
Tuy nhiên, với những giải pháp được đưa ra này, nếu muốn có tính khả thi và đạt được hiệu quả thì cần sự phối kết hợp giữa nhiều ban ngành liên quan chứ không phải là việc chỉ riêng của Bộ y tế có thể làm được.
KẾT LUẬN
Đất nước ta đang trong quá trình hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới, thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước; thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ văn minh. Trước những vận hội mới đòi hỏi toàn Đảng toàn dân ta phải đồng tâm hiệp lực, phải đoàn kết, tập trung trí tuệ sáng tạo, nhân tài vật lực để phát triển kinh tế xã hội thì nhân tố con người và sức khỏe con người được đề cao và coi trọng hơn bao giờ hết.
Nghề Y là một ngành khoa học, ngành chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân. Đòi hỏi mỗi cán bộ công chức ngành y tế, đặc biệt là đội ngũ thầy thuốc không chỉ có trình độ chuyên môn cao để phục vụ sức khoẻ nhân dân phải có một phẩm chất đạo đức tốt đẹp
Y đức là phẩm chất tốt đẹp của người làm công tác y tế, là thước đo lương tâm, trách nhiệm, bổn phận cùng hạnh phúc của người thầy thuốc. Tuy nhiên trong giai đoạn hiện nay, sự phát triển của nền kinh tế thị trường bên cạnh sự phát triển về kinh tế thì những mặt trái của nó đã và đang len lỏi gặm nhấm những bản chất tốt đẹp trong lĩnh vực đạo đức cũng như huỷ hoại dần một bộ phận đội ngũ thầy thuốc trong ngành y tế xã hội chủ nghĩa của chúng ta.
Bên cạnh những tác động tích cực của pháp luật trong việc xây dựng đạo đức thầy thuốc mang đến những điển hình tiên tiến gương “người tốt, việc tốt” thì trong lĩnh vực y tế, pháp luật còn bộ lộ rất nhiều những hạn chế và thiếu sót trong việc thực hiện vai trò của mình, đặc biệt là đối với việc xây dựng đạo đức thầy thuốc.
Vì lẽ đó mà trong hoạt động khám chữa bệnh hiện nay, đội ngũ thầy thuốc còn có những biểu hiện thiếu ý thức trách nhiệm đối với sức khoẻ bệnh nhân. Một hiện tượng suy thoái về y đức của người thầy thuốc và nguy hiểm hơn đó là “kinh doanh trên người bệnh”; có một số thầy thuốc đã không đề kháng được trước sự quyến rũ của đồng tiền, coi đồng tiền hơn tính mạng, sức khoẻ của người bệnh. Những hiện tượng đó đã làm giảm lòng tin trong nhân dân vào vai trò của pháp luật và xa hơn là làm giảm lòng tin vào sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước, lòng tin vào bản chất tốt đẹp của chế độ xã hội chủ nghĩa mà chúng ta đang xây dựng. Chính
những điều đó đã khiến cho y đức trở thành một vấn đề nóng bỏng nhận được sự quan tâm của xã hội hơn bao giờ hết
Luận văn với mục đích đưa tới một cái nhìn toàn diện về vấn đề vai trò của pháp luật đối với xây dựng đạo đức thầy thuốc từ góc độ lý luận tổng quan đến đánh giá thực trạng trên cả hai phương diện là thực trạng quy định của pháp luật và thực trạng tình hình y đức, nhờ đó chỉ ra cụ thể những nguyên nhân và yêu cầu giải pháp bức thiết cần được nhìn nhận một cách khách quan và cẩn trọng.
Trong phạm vi luận văn, từ những nghiên cứu về mặt lí luận và thực tiễn, tác giả đã mạnh dạn đưa ra một số kiến nghị giải pháp trực tiếp nhằm giải quyết các vấn đề tồn tại đã được chỉ ra và đề cập trước đó trên ba phương diện với ba nhóm giải pháp cụ thể, tất cả nhằm mục đích nâng cao vai trò của pháp luật đối với việc xây dựng đạo đức thầy thuốc và cuối cùng là nâng cao đạo đức người thầy thuốc.
Khi các giải pháp nâng cao đạo đức nghề nghiệp cho thầy thuốc được thực hiện một cách đồng thời với sự quan tâm của các ban, ngành, đoàn thể, của nhà nước và nhân dân, và trên hết là sự tự nguyện, tự giác hành động theo các chuẩn mực đạo đức của chính thầy thuốc thì chắc chắn trong thời gian tới, những tiêu cực, suy thoái về y đức ở nước ta sẽ sớm được khắc phục, lấy lại lòng tin của người dân, niềm tin về giá trị nhân đạo của nghề y thời kinh tế thị trường. Kết quả này sẽ là tín hiệu lạc quan cho ngành y nước nhà trên con đường hội nhập và phát triển, là đóng góp thiết thực của ngành y vào sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội, một chế độ xã hội đề cao những giá trị nhân đạo, nhân văn cao cả, vì sự phát triển toàn diện của tất cả mọi người.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Lê Thị Tuyết Ba (2006), “Vai trò của pháp luật đối với việc hình thành và phát triển ý thức đạo đức ở nước ta hiện nay”, Tạp chí Triết học, (10), Tr.3-9.
2. Phùng Kim Bảng (chủ biên), Lê Quang Hoành,Hồ Hữu Anh, (1997), y tế công cộng và chăm sóc sức khỏe ban đầu, Nxb. Y học.
3. Nguyễn Khánh Bật (2005), Nâng cao đạo đức cách mạng, chống chủ nghĩa cá nhân, Báo cáo tổng quan đề tài khoa học cấp Nhà nước, Hà Nội.
4. Bộ Y tế (2011), Đề án giảm tải bệnh viện giai đoạn 2012 – 2020, Tr.2-35.
5. Bộ Y tế (2012), Quyết định số 458/QĐ-BYT hướng dẫn chẩn đoán, điều trị sốt xuất huyết Dengue,Hà Nội.
6. Bộ Y tế (2013), Kế hoạch số 336/KH-BYT Tổ chức học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh thực hiện tốt Quy tắc ứng xử, Quy chế dân chủ trong ngành y tế năm 2013, Hà Nội.
7. Bộ Y tế (1996), Quyết định số 2088/BYT-QĐ Quy định về y đức, Hà Nội.
8. Bộ Y tế (2008), Quyết định số 29/QĐ-BYT về việc ban hành quy tắc ứng xử của cán bộ, viên chức trong các đơn vị sự nghiệp y tế, Hà Nội.
9. Bộ Y tế (2010), công văn số 7131/BYT-KCB về việc thực hiện Điều 40 Luật khám chữa bệnh về đạo đức nghề nghiệp trong khám, chữa bệnh, Hà Nội.
10. Bộ Y tế (2011), Thông tư số 41/2011/TT-BYT hướng dẫn cấp chứng chỉ hành nghề đối với người hành nghề và cấp giấy phép hoạt động đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, Hà Nội.
11. Bộ Y tế (2012), Kế hoạch số 1395/KH-BYT về công tác thanh tra y tế 2013.
12. Bộ Y tế (2012), Quyết định số 460/QĐ-BYT về tổ chức, hoạt động của Ban đánh giá vấn đề đạo đức trong nghiên cứu y sinh học Bộ y tế, Hà Nội.
13. Bộ Y tế (2013), Chỉ thị số 03/CT-BYT về việc tăng cường các giải pháp thực hiện tốt quy tắc ứng xử, nâng cao đọa đức nghề nghiệp, học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, Hà Nội.
14. Bộ Y tế (2013), báo cáo tổng hợp đề tài kiện toàn văn bản pháp lí để nâng cao năng lực và hiệu quả quản lí của Bộ Y tế.
15. Bộ Y tế (2014), báo cáo chuẩn bị chất vấn tại Phiên họp thứ 26 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội của Bộ Y tế 1527 /BYT-VPB1, Hà Nội.
16. Bộ Y tế (2014), Kế hoạch số 148/KH-BYT về việc tổ chức học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh Thực hiện Quy chế dân chủ cơ sở, Quy tắc ứng xử trong ngành Y tế năm 2014, Hà Nội.
17. Bộ Y tế (2014), Kế hoạch số 185/KH-BYT về việc triển khai thực hiện Thông tư quy định về Quy tắc ứng xử của công chức, viên chức, người lao động làm việc tại các cơ sở y tế, Hà Nội.
18. Bộ Y tế (2014), thông tư 07/2014/TT- BYT quy định về Quy tắc ứng xử của công chức, viên chức, người lao động làm việc tại các cơ sở y tế, Hà Nội.
19. Bộ Y tế (2012), Quy chế về tổ chức, hoạt động của Ban đánh giá vấn đề đạo đức trong nghiên cứu y sinh học Bộ y tế, Hà Nội.
20. Nguyễn Văn Bốn (2007), “Một số vấn đề về xây dựng, ban hành quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp luật sư ở Việt Nam”, Tạp chí Dân chủ và Pháp luật, (6), Tr.43-45.
21. Hoàng Đình Cầu (1991), Đạo đức y học, Trường Đại học Y Hà Nội.
22. Chính phủ nước Cộng Hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, (2013) Nghị định số 176/2013/NĐ-CP.
23. Nguyễn Trinh Cơ (1983), Những vấn đề triết học của y học, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
24. Quốc Cường (2007), Cẩm nang pháp luật ngành y - dược Việt Nam, Nxb Y học.
25. Thành Duy (1996), Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức, Nxb Chính Trị Quốc Gia, Hà Nội.
26. Nguyễn Văn Động (2009), “Quan điểm và giải pháp pháp lý nhằm nâng cao vai trò của pháp luật trong việc bảo đảm quyền con người ở Việt Nam hiện nay”, Tạp chí Dân chủ và Pháp luật, (8), Tr.9-15.
27. Phạm Thị Minh Đức (2012), Tâm lí và Đạo đức y học, Giáo trình đào tạo cử nhân điều dưỡng, Nxb Giáo dục Việt Nam, tr.9-12.
28. Nguyễn Thị Trường Giang (2010), Đạo đức nghề nghiệp của nhà báo Việt Nam hiện nay, Luận án tiến sĩ truyền thông đại chúng.
29. Trương Thị Hòa (2004), “Cải cách tư pháp và việc nâng cao đạo đức nghề nghiệp, trình độ chuyên môn cho các cán bộ tư pháp”, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, (9), Tr.29-31.
30. Hội Điều dưỡng Việt Nam (2012), Quyết định số 20/QĐ-HĐD
31. Đỗ Mạnh Hùng (2014), Nghiên cứu thực trạng nhận thức, thực hành y đức của điều dưỡng viên tại bệnh viện nhi trung ương và kết quả một số biện pháp can thiệp, Luận án tiến sĩ y tế công cộng.
32. Nguyễn Thị Thu Hường (2013), Vai trò pháp luật trong việc xây dựng đạo đức cho cán bộ lãnh đạo chính trị ở Việt Nam hiện nay, Luận án tiến sĩ triết học, Học viện khoa học xã hội.
33. Ngô Gia Hy (1999) Y đức và đức sinh học - Nguồn gốc và sự phát triển, Nxb Y học, Hà Nội.
34. Lê Thành Lập (2005), “về đạo đức nghề nghiệp”, Tạp chí Triết học, (6), Tr.49-53.
35. Dương Duy Liệu, Nguyễn Hoàng Long, Nguyễn Đình Thường (2006), Kiện toàn văn bản pháp lý để góp phần nâng cao năng lực và hiệu quả quản lý của Bộ Y tế, Nxb Y học.
36. Nguyễn Đình Đặng Lục (2005), Vai trò của pháp luật trong hình thành nhân cách, Nxb Tư Pháp.