Mức Trung Bình Về Đánh Giá Của Đối Tượng Đang Tham Gia Vào Hệ Thống Asxh Theo Nguyên Tắc Đóng - Hưởng


Bảng 3.13: Mức trung bình về đánh giá của đối tượng đang tham gia vào hệ thống ASXH theo nguyên tắc đóng - hưởng



Theo loại huyện

Theo loại xã

Huyện ven biển

Huyện đồng bằng

Huyện trung du, miền núi


Xã khá

Xã trung bình


Xã nghèo


Ích lợi của BHXH tự nguyện

4,20

4,06

4,12

4,28

3,70

3,40


Ích lợi của BHYT tự nguyện

4,44

4,35

4,37

4,41

4,27

4,33

Mức độ thuận lợi về thủ tục tham gia

4,00

3,79

4,11

3,73

4,25

4,67

Mức độ phù hợp của phí đóng góp và chế độ thụ hưởng

3,33

3,63

3,84

3,51

3,69

4,67

Tinh thần thái độ phục vụ của cán bộ BHXH, BHYT

3,11

3,56

3,65

3,35

3,67

4,43

Mức độ thuận lợi của KCB bằng thẻ BHYT

2,75

3,30

3,60

3,23

3,33

3,86

Lợi ích của việc KCB bằng thẻ BHYT

3,44

3,00

4,20

3,65

3,67

3,86

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 224 trang tài liệu này.

Vai trò của nhà nước về an sinh xã hội đối với nông dân ở Việt Nam - 14

Nguồn: Kết quả điều tra của tác giả; Cho điểm từ 1 đến 5, trong đó 5 là tốt nhất.


Lý giải về sự chưa phù hợp chủ yếu là do quy định mức đóng góp và chế độ hưởng BHXHTN.

+ Mức đóng BHXH tự nguyện hàng tháng do người dân tự lựa chọn, nhưng không được thấp hơn 18% mức lương tối thiểu chung, nhưng chỉ được hưởng hai chế độ là hưu trí và tử tuất. Quy định như thế không những quá sức đối với đa số hộ nông dân hiện nay và có tính chưa bình đẳng giữa BHXHBB và BHXHTN.

+ Tỷ lệ đóng giữa BHXHBB và BHXHTN như nhau nhưng người tham gia BHXHBB lại được Nhà nước hoặc doanh nghiệp hỗ trợ, trong khi người nông dân phải đóng toàn bộ tỷ lệ 18% này.

+ Trong khi thu nhập bình quân của nông dân rất thấp, thấp hơn mức tiền lương tối thiểu của xã hội hiện nay, mà lấy lương tối thiểu làm căn cứ đóng BHXHTN là chưa hợp lý.


+ Trong khi người tham gia BHXHBB được hưởng 5 chế độ (ốm đau, hưu trí, tử tuất, thai sản, tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp), thì người tham gia BHXHTN chỉ được hưởng hai chế độ là hưu trí và tử tuất.

+ Người lao động tham gia BHXHBB khi hưởng lương hưu thấp hơn mức lương tối thiểu chung thì được điều chỉnh bằng mức lương tối thiểu, còn người tham gia BHXHTN lại không được.

- Đối với ASXH không dựa trên đóng góp. Về hệ thống TGXHTX và TGXHĐX đối với nông dân, cán bộ quản lý nhà nước phần lớn đều cho rằng mức độ phù hợp của pháp luật, chiến lược và chính sách là tương đối tốt. Cụ thể trong số 184 ý kiến trả lời có 59,2% cho rằng TGXHTX là phù hợp và trong số 187 người trả lời có 72,2% cho rằng chính sách TGXHĐX là phù hợp. Như vậy, chỉ khoảng 1/3 các nhà quản lý cho rằng cần phải điều chỉnh hệ thống trợ giúp hiện hành, trong khi đó đối với TGXHTX thì có đến hơn 40% cán bộ quản lý ASXH từ sở đến xã cho rằng cần phải điều chỉnh hệ thống luật pháp hiện hành liên quan đến trợ giúp thường xuyên (xem Phụ lục 3.13).

Trợ giúp xã hội đột xuất từ NSNN. Mặc dù phần lớn các nhà quản lý từ tỉnh đến xã đều đánh giá chính sách TGXHĐX hiện nay là tương đối hợp lý, tuy nhiên khi được hỏi có cần phải tiến hành điều chỉnh không để chính sách TGXHĐX trở nên hợp lý hơn trong giai đoạn tới thì có từ 1/3 đến 2/3 số người cho rằng cần phải bổ sung thêm các chính sách về TGXHĐX nhằm nâng cao điều kiện sống cho người dân.

Nếu các nhà quản lý cấp tỉnh ưu tiên bổ sung hoạt động phúc lợi theo chương trình XĐGN cho người sống dưới chuẩn nghèo thì cán bộ huyện và xã lại cho rằng hỗ trợ bữa ăn chính cho trẻ em trong nhà trường, hỗ trợ bữa ăn chính cho bà mẹ mang thai gặp khó khăn và TCXH cho nhóm đặc biệt bị tổn thương mới là những thứ cần được ưu tiên trong giai đoạn tới.

Nhìn chung, đối với TGXH dựa vào NSNN, mặc dù số đối tượng thụ hưởng chính sách BTXH ngày càng mở rộng, nhưng chưa bao phủ rộng đối với các đối tượng yếu thế, dễ bị tổn thương trong xã hội cần trợ giúp như: người có thu nhập thấp ở khu vực thành thị; một số nhóm đồng bào dân tộc thiểu số khó khăn; hộ nông dân mất tư liệu sản xuất do đô thị hoá hoặc công nghiệp hoá, không thể chuyển đổi


ngành nghề, họ phải di cư ra thành phố tìm kiếm việc làm, họ gặp rất nhiều khó khăn về nơi ăn, chốn ở, cũng như tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản [95].

Trợ giúp đột xuất từ cộng đồng. Theo quan điểm của các nhà quản lý từ sở đến các cơ sở trực tiếp thực hiện ASXH, bên cạnh việc cần có những bổ sung về TGXHĐX từ nguồn NSNN thì cơ chế, chính sách trong việc huy động cộng đồng và xã hội để thực hiện các chương trình trợ giúp cũng nên điều chỉnh để huy động tối đa nguồn lực này cho các hoạt động cứu trợ, từ đó nâng cao chất lượng cuộc sống. Điểm tương đồng giữa các nhà quản lý từ các sở đến cán bộ làm việc tại cấp xã là cần phải điều chỉnh cơ chế để ngoài sự hỗ trợ của nhà nước còn có sự tham gia của cộng đồng trong việc chăm sóc nhóm đặc biệt bị tổn thương. Còn đối với nhóm người nghèo, trong khi gần 2/3 cán bộ quản lý cấp sở cho rằng cần tạo điều kiện tốt hơn để huy động cộng đồng, người thân tham gia và các hoạt động hỗ trợ người nghèo thì cán bộ thực hiện quản lý ASXH cấp cơ sở lại cho rằng tính khả quan của việc này không cao, người nghèo thường sống trong cộng đồng nghèo nên hiệu quả triển khai chương trình tất yếu sẽ hạn chế.

Nhận xét chung về những hạn chế chủ yếu của môi trường luật pháp, chế độ, chính sách về ASXH đối với nông dân hiện nay.

1) Các quy định về ASXH theo nguyên tắc đóng - hưởng chưa phù hợp với khả năng đóng góp của nông dân, chế độ hưởng BHXHTN còn chưa bình đẳng với BHXHBB.

2) Hệ thống pháp luật TGXH của Việt Nam thiếu một hệ thống quy chuẩn thống nhất đồng bộ, mang tính nhân đạo nhiều hơn là quyền của người dân. Mặc dù, số lượng các văn bản pháp luật ban hành nhiều, song các văn bản có giá trị pháp lý cao còn thiếu, dẫn đến sự chồng chéo, chắp vá gây cản trở, khó khăn nhiều cho việc thực hiện pháp luật. Có những văn bản ban hành có tính giải pháp tình thế nhưng trong quá trình thực hiện lại trở thành chủ đạo, kéo dài hàng chục năm. Nhiều quy định đã lỗi thời về mặt pháp lý, không phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội vẫn tồn tại nên hiệu quả thực thi không cao, gây mâu thuẫn và bất bình đẳng xã hội.

3) Các chế độ trợ cấp còn nhiều điểm bất hợp lý, thiếu đồng bộ với các chính sách xã hội khác; việc xác định đối tượng trợ giúp còn chặt chẽ, gắn với nhiều tiêu


chí nên việc xét duyệt phức tạp. Mặc dù từ năm 2010 đã bỏ tiêu chí hộ nghèo đối với NTT, nhưng vẫn còn 3 nhóm gắn với điều kiện hộ nghèo. Quy mô hộ nghèo phụ thuộc vào mục tiêu, phạm vi chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo. Theo đánh giá hiện tại thì chuẩn xác định hộ nghèo của Việt Nam còn quá thấp. Các đối tượng có hoàn cảnh cần đến sự trợ giúp, nhưng để được trợ cấp lại phải bảo đảm các điều kiện không có khả năng lao động, không có nguồn thu nhập, không có người chăm sóc. Các tiêu chí này đã giới hạn phạm vi hưởng chính sách. Bên cạnh đó, còn những bộ phận dân cư khó khăn chưa được đưa vào đối tượng thụ hưởng. Lý do chủ yếu vẫn là thiếu nguồn ngân sách để thực hiện chính sách. Ví dụ người già không có lương hưu, không có nguồn thu nhập phải sống phụ thuộc gia đình, con cháu; phụ nữ đơn thân nuôi con; những người có thu nhập thấp không bảo đảm mức sống tối thiểu.

4) Tính xã hội hoá trong pháp luật BHYTTN và BHXHTN chưa cao nên chưa huy động được hết khả năng nội lực cho sự nghiệp phát triển bảo đảm xã hội. Cơ chế quản lý còn lỏng lẻo, phân tán, chưa có công cụ quản lý hữu hiệu. Còn tồn tại mâu thuẫn, không phù hợp giữa pháp luật bảo đảm xã hội với các hệ thống pháp luật khác nên việc thực hiện pháp luật không đạt hiệu quả cao.

3.2.1.2. Những thành tựu và hạn chế về vai trò của Nhà nước trong việc phối hợp chính sách an sinh xã hội với các chính sách kinh tế - xã hội khác

Qua khảo sát, lấy ý kiến của cán bộ quản lý và người dân về việc nhà nước phối hợp chính sách để thực hiện ASXH đối với nông dân ở ba tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An và Hà Tĩnh cho thấy như sau:

Thứ nhất, nhìn chung cán bộ quản lý cho rằng các chính sách XĐGN mức độ phù hợp cao hơn so với chính sách thị trường lao động dành cho nông dân. Mặc dù vậy, việc đánh giá về mức độ phù hợp của chính sách XĐGN giữa các nhà quản lý ở các cấp là không đồng nhất, tỷ lệ cán bộ quản lý cấp Trung ương và cấp tỉnh cho rằng sự phù hợp của chính sách XĐGN và thị trường lao động ở mức thấp nhất thì điều ngược lại diễn ra trong đánh giá của cán bộ quản lý thực thi ASXH ở cấp huyện và xã. Còn đối với đánh giá của cán bộ quản lý về sự phù hợp của chính sách thị trường lao


động, kết quả điều tra cho thấy ở cả 3 cấp quản lý khoảng 60% số người được phỏng vấn cho rằng chính sách này chưa phù hợp với điều kiện hiện tại.

Bảng 3.14: Đánh giá mức độ phù hợp của các chính sách hỗ trợ tạo điều kiện để người dân được ASXH từ cán bộ quản lý



Quan sát

Phù hợp

Chưa phù hợp

Số lượng

Tỷ lệ

(%)

Số lượng

Tỷ lệ

(%)

Chính sách xóa đói giảm nghèo

187

146

78,1

41

21,9

Chính sách thị trường lao động

173

68

39,3

105

60,7

Trung ương

Chính sách xóa đói giảm nghèo

21

11

52,4

10

47,6

Chính sách thị trường lao động

19

7

36,8

12

63,2


Tỉnh

Chính sách xóa đói giảm nghèo

71

49

69,0

22

31,0

Chính sách thị trường lao động

70

29

41,4

41

58,6

Huyện, xã

Chính sách xóa đói giảm nghèo

67

51

76,1

16

23,9

Chính sách thị trường lao động

65

28

43,1

37

56,9

Nguồn: Kết quả điều tra khảo sát của tác giả.


Thứ hai, nông dân đánh giá tác động của các chính sách kinh tế - xã hội tác động đến ASXH chưa cao. Hiệu quả nhất là chính sách vay vốn, các chính sách khác như việc làm, tiếp cận thị trường lao động là chưa cao.

Khi xét đánh giá trả lời của nông hộ theo tiêu chí huyện về tác động của các chính sách hiện hành đến tình trạng việc làm của nông hộ ta thấy, chính sách cho vay vốn sản xuất được các nông hộ nhận định là có giá trị cao nhất trong việc hỗ trợ họ tiếp cận tới thị trường lao động. Theo tiêu chí huyện, ta thấy tỷ lệ lớn nhất về việc nông hộ ở các huyện vùng đồng bằng cho rằng chính sách cho vay vốn tín dụng có hiệu quả cao nhất trong việc hỗ trợ họ tiếp cận tới thị trường lao động, và cũng chính ở huyện đồng bằng mức đánh giá bình quân của nông hộ được điều tra về chính sách này đến tình trạng lao động việc làm của họ là cao nhất. Mặc dù, tỷ lệ nông hộ ở các huyện ven biển đánh giá tác động tốt nhất của chính sách cho vay


vốn sản xuất đến tình trạng việc làm của họ cao hơn tỷ lệ nông hộ ở các huyện trung du miền núi nhận định về vấn đề này; tuy nhiên, mức đánh giá bình quân của nông hộ thuộc các huyện trung du miền núi về tác động của chính sách cho vay vốn sản xuất đến tình trạng việc làm lại cao hơn đôi chút so với đánh giá bình quân của nông hộ thuộc khu vực ven biển.

Cũng theo tiêu chí huyện, phần lớn nông hộ được phỏng vấn chung quan điểm hiệu quả thực thi chính sách tạo việc làm hay hỗ trợ tìm việc làm cho nông dân đều ở dưới mức trung bình. Nói cách khác, các hoạt động mà chính quyền thực hiện nhằm giúp người dân tìm được việc làm mới ngoài lĩnh vực nông nghiệp khi họ chuyển đổi nghề hoặc giúp người dân có được việc làm mới mang tính chất tạm thời còn rất hạn chế.

Cũng theo tiêu chí huyện, sự chênh lệch nhau trong nhận xét đánh giá về việc thực thi chính sách của chính quyền đến đời sống của hộ trong việc thực thi hoạt động đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng xã hội nông thôn. Nhận định của nông hộ khu vực đồng bằng là tốt nhất, còn nhận định của nông hộ thuộc khu vực ven biển lại ở mức xấu nhất.

Nói cách khác, khi các nông hộ thuộc khu vực đồng bằng đánh giá cao về hoạt động đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng xã hội trong nông thôn, phản ứng từ các nông hộ thuộc khu vực trung du miền núi ở mức bình thường, thì các nông hộ thuộc khu vực ven biển lại cho rằng hoạt động đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng xã hội trong nông thôn ở khu vực này còn ở mức dưới trung bình (xem Phụ lục 3.14).

Nhìn chung, nông hộ thuộc huyện đồng bằng có đánh giá tốt hơn nông hộ thuộc các nhóm huyện khác về tác động từ việc triển khai các chính sách hỗ trợ lao động nông dân tiếp cận tới thị trường lao động; ngược lại, nông hộ thuộc các huyện ven biển nhìn nhận về tác động của việc thực thi các chính sách hỗ trợ lao động nông dân tiếp cận tới thị trường lao động trong thời gian qua có vẻ bi quan nhất khi so sánh với nông hộ thuộc hai nhóm huyện còn lại.

Khi xét theo tiêu chí xã, chính sách cho vay vốn sản xuất là chính sách duy


nhất được nông hộ ở 3 loại xã đánh giá là có tác động lớn nhất trong việc hỗ trợ họ tiếp cận tới thị trường lao động. Trong khi phần lớn nông hộ thuộc các xã trung bình nhận định rằng hiệu quả của các chính sách liên quan đến trợ giúp học nghề, đào tạo lại; trợ giúp tự tạo việc làm, hay tìm việc làm tạm thời, hoặc hỗ trợ tìm việc thông qua hệ thống sàn giao dịch đều ở mức trung bình, chấp nhận được thì các nông hộ thuộc các huyện khá và nghèo đồng quan điểm hiệu quả của việc thực thi các chính sách này trên địa bàn là kém và thậm chí rất kém (xem Phụ lục 3.15).

Khi xét theo tiêu chí phân loại nông hộ ta thấy, chỉ có duy nhất chính sách cho vay vốn sản xuất được nông hộ thuộc loại nghèo đánh giá hiệu quả trong việc thực thi ở mức trên trung bình, còn lại hiệu quả trong việc thực thi các chính sách khác đều ở dưới mức trung bình. Ngược lại, các nông hộ thuộc loại giàu thì cho rằng, hiệu quả trong việc thực hiện các chính sách hỗ trợ lao động nông dân tiếp cận tới thị trường lao động đều ở trên mức trung bình và thậm chí còn rất tốt. Các nhóm nông hộ còn lại khi trả lời phỏng vấn đều không cho thấy xu hướng chung khi họ nhận định về tác động của chính sách này đến việc tiếp cận tới thị trường lao động của nhóm trả lời phỏng vấn (xem Phụ lục 3.16).

3.2.1.3. Những thành tựu và hạn chế về vai trò của Nhà nước trong việc kiểm tra, giám sát thực thi chính sách an sinh xã hội đối với nông dân

Đánh giá của cán bộ quản lý ở 3 tỉnh điều tra cho thấy, mặc dù đã có những biện pháp triển khai kiểm tra, giám sát việc thực hiện nhưng công tác tổ chức, quản lý, kiểm tra, giám sát còn nhiều bất cập, nhìn chung chỉ đạt khoảng 3/5 điểm. Trong đó, các nhà quản lý cấp tỉnh đánh giá tình hình tổ chức quản lý, kiểm tra, giám sát đạt mức độ thấp nhất, hầu hết là thấp hơn 3 điểm (xem Bảng 3.15). Chính những hạn chế này đã làm cho hiệu lực, hiệu quả của các chương trình ASXH đối với nông dân ở nước ta thời gian qua mới chỉ đạt ở mức trung bình. Thêm vào đó, do cơ chế, chính sách chưa minh bạch, nên hoạt động xử lý các sai phạm trong triển khai mới dừng ở mức khiển trách, cảnh cáo chứ chưa đạt độ nghiêm minh, nghiêm túc cần thiết.


Bảng 3.15: Đánh giá hiệu lực, hiệu quả trong việc thực hiện ASXH đối với nông dân



Quan sát

Điểm trung bình

Ý kiến chung



Hiệu lực của công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện hệ thống chính sách ASXH đối với nông dân


200


3,10

Mức độ nghiêm túc trong xử lý những vi phạm về thực hiện chính sách ASXH


197


3,06

Hiệu quả của tổng kết đánh giá công tác ASXH

200

3,05

Đánh giá của cán bộ cấp tỉnh



Hiệu lực của công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện hệ thống chính sách ASXH đối với nông dân


22


2,73

Mức độ nghiệm túc trong xử lý những vi phạm về thực hiện chính sách ASXH


22


2,68

Hiệu quả của tổng kết đánh giá công tác ASXH

22

2,50

Đánh giá của cán bộ cấp huyện



Hiệu lực của công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện hệ thống chính sách ASXH đối với nông dân


83


3,29

Mức độ nghiêm túc trong xử lý những vi phạm về thực hiện chính sách ASXH


81


3,21

Hiệu quả của tổng kết đánh giá công tác ASXH

82

3,29

Đánh giá của cán bộ cấp xã



Hiệu lực của công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện hệ thống chính sách ASXH đối với nông dân


77


3,14

Mức độ nghiêm túc trong xử lý những vi phạm về thực hiện chính sách ASXH


76


3,07

Hiệu quả của tổng kết đánh giá công tác ASXH

78

3,03


Nguồn: Điều tra khảo sát của tác giả. Điểm từ 1 đến 5, trong đó 5 là cao nhất.


Thực hiện ASXH theo nguyên tắc không đóng - hưởng nghĩa là thực hiện việc đảm bảo an sinh cho các đối tượng trên địa bàn dựa trên tình trạng thu nhập và kinh tế của họ. Đối tượng thụ hưởng là những người được quy định rõ trong các văn

Xem tất cả 224 trang.

Ngày đăng: 02/11/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí