Chính Sách Hỗ Trợ Nông Dân Trong Điều Kiện Hội Nhập Wto Là Lĩnh Vực Mới Đối Với Nhà Nước Việt Nam


lượng khi giá tăng. Nhìn chung, NSNN của nước ta còn quá yếu để đáp ứng đầy đủ các yêu cầu hỗ trợ nông dân thích ứng với sự bấp bênh của thị trường.

3.2.3.3. Chính sách hỗ trợ nông dân trong điều kiện hội nhập WTO là lĩnh vực mới đối với Nhà nước Việt Nam

Mặc dù đã chuẩn bị từ năm 1995, nhưng cho đến nay cả Nhà nước và nông dân Việt Nam đều chưa trang bị đủ lực và kỹ năng để hành động có lợi trong môi trường WTO. Một bộ phận lớn nông dân - chủ thể trong nông nghiệp và đại bộ phận kinh tế nông thôn còn thờ ơ với các quy định và luật lệ của WTO, coi đó là công việc của Nhà nước và doanh nghiệp. Nhà nước thì chưa chuẩn bị tốt về tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm cũng như các chế tài cần thiết để đảm bảo sự tuân thủ. Chính vì thế người tuân thủ thường chịu thiệt và không có gì khuyến khích họ tuân thủ tiêu chuẩn chất lượng hàng hóa. Hơn nữa, ở Việt Nam còn khá hiếm các dịch vụ kiểm nghiệm chất lượng hàng hóa, vì thế, trên thị trường, nhất là thị trường lương thực, thực phẩm, thật giả rất khó phân biệt. Vì là lĩnh vực mới, lại chưa được chuẩn bị tốt nên các chính sách được WTO cho phép sử dụng Nhà nước ta chưa quen áp dụng. Một số chính sách đã quen dùng lại buộc phải tháo bỏ. Chính vì thế, hỗ trợ trong nước của Nhà nước ta vừa quá nhỏ so với mức cho phép vừa kém hiệu quả.

Hơn nữa, các năng lực cần thiết như kiểm soát rủi ro, dịch bệnh, chương trình bù đắp thu nhập khi giá nông sản xuống thấp hơn giá trần, các điều tra chống bán phá giá, xuất xứ sản phẩm… là những khoảng trống cả trong bộ máy Nhà nước lẫn trong hộ gia đình nông dân. Thiếu các kỹ năng này, chính sách hỗ trợ của Nhà nước sẽ giảm hiệu lực và thu hẹp phạm vi tác động.

Hình 3.9: Tỷ lệ cán bộ các cấp tự đánh giá mức độ hiểu biết về WTO

70%


60%

Hiểu

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 179 trang tài liệu này.

50%


Hỗ trợ của nhà nước đối với nông dân Việt Nam sau gia nhập WTO - 16

40%

Biết sơ sơ

30%


20%


10%

0%

Cỏn bộ cấp tỉnh Cỏn bộ cấp huyện Cán bộ cấp xã

Nguồn: [17, tr.295].


3.2.3.4. Nông dân chưa được chủ động tham gia xây dựng các chính sách hỗ trợ

Nhà nước đã ban hành nhiều chính sách phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn nhưng các chính sách hoạch định cho nông dân vẫn còn xa rời cuộc sống của nông dân. Vẫn còn có các chính sách được ban hành theo kiểu “ngồi phòng máy lạnh” mà không trực tiếp xuống với dân, gặp gỡ, trao đổi, tìm hiểu cái họ cần và cái họ thiếu để hoạch định chính sách cho thực tế. Người nông dân lại không hề được tham khảo ý kiến trong các quy trình soạn thảo chính sách. Đơn cử là chính sách thu hồi đất nông nghiệp. Trong quá trình thu hồi đất, các doanh nghiệp thường đàm phán giá cả đền bù với chính quyền địa phương chứ không phải với nông dân - chủ thể của quá trình giao dịch hàng hóa và họ phải chấp nhận với các quyết định “đền bù” không hợp lý. Có thể nói, với một chính sách pháp luật về đất đai có nhiều bất cập, cộng thêm những biểu hiện của nhóm lợi ích giữa doanh nghiệp và chính quyền kết cấu, trục lợi từ đất đai diễn ra ở nhiều nơi với tính chất và quy mô khác nhau khiến cho việc khiếu kiện, khiếu nại về đất đai trở nên phức tạp. Nhiều quyết định của chính quyền không hợp lòng dân khiến người dân bất bình, nhiều nơi cán bộ vô cảm làm ngơ trước lợi ích của dân. Rất nhiều vụ việc tố cáo có liên quan đến tiêu cực, tham nhũng và có nguyên nhân do cấp trên nể nang, bao che cho cấp dưới làm sai, dẫn đến khiếu kiện kéo dài, gây nên tình trạng bất ổn định xã hội, làm cho mâu thuẫn giữa Nhà nước và nông dân trở thành một vấn đề xã hội.

Kinh nghiệm cho thấy, các chính sách hỗ trợ của Nhà nước chỉ đem lại hiệu quả khi có cơ chế để nông dân tham gia, để họ phản ánh nguyện vọng cho các nhà hoạch định chính sách cũng như giám sát chính sách khi triển khai.

3.2.3.5. Thiếu các tổ chức hợp tác hay tổ chức hiệp hội hoạt động thực sự có hiệu quả vì lợi ích nông dân

Đây là một nguyên nhân khiến thu nhập và lợi ích kinh tế của nông dân không được đảm bảo. Kinh nghiệm thành công và thất bại từ các nước công nghiệp hóa đi trước cho thấy, cách tốt nhất để nông dân đứng vững được trước sóng gió của cơ chế thị trường là họ phải được tổ chức thành các hiệp hội quy củ. Những hiệp hội đó phải hiệu quả để tổ chức nông dân lại thành lực lượng thống nhất, đủ mạnh có thể đại diện cho nông dân đàm phán, xử lý tranh chấp với các đối tác và tiến đến chủ động khống chế việc cung ứng vật tư nông nghiệp cho sản xuất. Tổ chức hợp tác được đề cập đến là tổ chức được phát triển


trong điều kiện kinh tế thị trường, phù hợp với chế độ doanh nghiệp do nông dân làm chủ và kinh doanh theo cơ chế thị trường, là thể chế doanh nghiệp kết hợp giữa tập trung lao động với tập trung tư bản, chứ không phải là các tổ chức tập thể truyền thống. Địa vị của người nông dân trong tổ chức hợp tác kiểu này là người chủ thực sự - điều hoàn toàn khác với địa vị của nông dân trong tổ chức hợp tác truyền thống. Hiện nay ở nước ta cũng có những tổ chức như vậy nhưng thực tế hoạt động chưa hiệu quả, chưa đủ mạnh để giúp nông dân đứng vững và làm giàu trong bối cảnh kinh tế thị trường toàn cầu.


Chương 4

QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HỖ TRỢ CỦA NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI NÔNG DÂN VIỆT NAM SAU GIA NHẬP TỔ CHỨC THƯƠNG MẠI THẾ GIỚI


4.1. QUAN ĐIỂM HOÀN THIỆN HỖ TRỢ ĐỐI VỚI NÔNG DÂN SAU GIA NHẬP TỔ CHỨC THƯƠNG MẠI THẾ GIỚI

Hỗ trợ đối với nông dân là một trong những chính sách quan trọng nhất của mọi quốc gia trong thế giới ngày nay. Đối với một nước đang trong quá trình CNH, HĐH như Việt Nam thì điều đó lại càng thiết yếu hơn. Trong bối cảnh là thành viên đầy đủ của WTO, việc hoàn thiện chính sách hỗ trợ đối với nông dân ở Việt Nam cần quán triệt các quan điểm sau:

4.1.1.1. Hỗ trợ nông dân là sự đầu tư trở lại của Nhà nước và xã hội tương xứng với vị trí trọng yếu và sự đóng góp to lớn của nông dân

Trong công cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, nông dân là lực lượng chủ yếu, trung thành tuyệt đối với sự nghiệp cách mạng của Đảng và của dân tộc. Trong hơn 20 năm đổi mới, vai trò và sự đóng góp của người nông dân là không thể thiếu đối với sự phát triển của đất nước. Ngành nông nghiệp đã liên tiếp 2 lần “cứu” nền kinh tế thoát khỏi bờ vực khủng hoảng. Năm 1989, công nghiệp tăng trưởng âm, nhưng nông nghiệp phát triển mạnh nên cứu được khủng hoảng. Đến năm 1999, công nghiệp - dịch vụ đều giảm, chỉ có nông nghiệp tăng trưởng tốt nên đã cứu được nền kinh tế đang bên bờ vực khủng hoảng. Đặc biệt trong tình hình nền kinh tế đang suy giảm như hiện nay, nông nghiệp vẫn là mặt trận hàng đầu, trở thành “trụ đỡ”, giúp đất nước vượt qua khó khăn. Cùng với việc nỗ lực giữ vững được nhịp độ tăng trưởng kinh tế, đảm bảo được an ninh lương thực cho toàn xã hội và có một sản lượng lương thực lớn xuất khẩu, thời gian qua nông nghiệp, nông dân, nông thôn còn góp phần rất đáng kể vào giữ vững an sinh xã hội. Đó là việc giải quyết tạm thời công ăn việc làm cho hàng chục nghìn lao động bị nhỡ việc, bị mất việc làm từ các nhà máy, công trường khi những hợp đồng lao động của họ bị đình trệ do các ông chủ không ký kết được hợp đồng


mua bán, tiêu thụ sản phẩm. Từ những thành tựu chủ yếu đạt được cho thấy lĩnh vực nông nghiệp, nông dân, nông thôn mà trung tâm là nông dân quan trọng đến mức nào đối với toàn xã hội. Nếu chúng ta không có những quyết sách đúng đắn về vấn đề này, không đảm bảo đời sống cho người nông dân thì rất khó đảm bảo được tăng trưởng kinh tế và ổn định xã hội. Chính vì lẽ trên, giải quyết vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội, phải coi việc hỗ trợ nông nghiệp, nông dân, nông thôn về thực chất là sự đầu tư trở lại của xã hội cho nông dân, nhằm bù đắp những cống hiến mà nông dân đã đóng góp cho sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

4.1.1.2. Hỗ trợ đối với nông dân nằm trong chính sách “cả gói” giải quyết vấn đề “tam nông” phù hợp với điều kiện Việt Nam trong khuôn khổ thực hiện các cam kết WTO

Là thành viên của WTO, Việt Nam phải đồng thời giải quyết hai việc: Thứ nhất, tiếp tục các chính sách kinh tế mà dù có là thành viên WTO hay không, vẫn phải làm, vì đây là chính sách cơ bản. Thứ hai, thực hiện một số công tác mới trong tư cách thành viên WTO với tính cách là chính sách đáp ứng. Hai công việc này hỗ trợ lẫn nhau, cái sau thúc đẩy cái trước và cái trước tạo điều kiện cho cái sau. Điều đó cũng có nghĩa là, Nhà nước cần tiến tới một phương án mang tính cơ bản, lâu dài với tính cách là một “chiến lược” hoàn chỉnh đối với nông nghiệp, nông thôn và nông dân - tạm gọi là chính sách “Tam nông”. Chính sách đó cần quán triệt sâu sắc các quan điểm, mục tiêu công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn nhưng được đặt trong điều kiện thực tiễn mới - các nội dung đã cam kết của nước ta khi gia nhập WTO và đã đến thời điểm thực hiện, đồng thời tính đến những vấn đề thực tế của “tam nông” nước ta hiện nay. Một nền nông nghiệp phát triển bền vững là điều kiện cơ bản để đưa hàng chục triệu hộ nông dân thoát nghèo vươn lên làm giàu.

Nội dung cốt lõi của “chiến lược” này phải bao hàm các vấn đề: khắc phục nếp nghĩ, cách làm của người nông dân sản xuất nhỏ; xây dựng hệ thống chính sách khuyến khích phát triển “tam nông”, chính sách phục vụ mục tiêu công nghiệp hoá nông nghiệp, nông thôn, phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn; chính sách về tích tụ ruộng đất, chuyển đổi cơ cấu mùa vụ, phát triển nông nghiệp sinh


thái, phát triển làng nghề; những chủ trương lớn về đổi mới, nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực, xây dựng môi trường văn hoá mới…với một hệ thống những điều kiện đảm bảo tính khả thi tương ứng.

4.1.1.3. Hỗ trợ đối với nông dân phải tạo lập được những điều kiện cần thiết giúp nông dân nâng cao năng lực sản xuất và sức cạnh tranh trong gia nhập WTO

Bên cạnh sự nỗ lực của nông dân, vai trò của Nhà nước là vô cùng quan trọng trong tiến trình hội nhập kinh tế thế giới của nền nông nghiệp nước ta. Khoảng cách giữa thành thị và nông thôn ở nước ta hiện nay đang còn xa. Vẫn còn nhiều hộ nông dân chưa thoát khỏi đói nghèo. Những chăm sóc y tế, giáo dục, văn hoá… với bà con nông dân vẫn còn phải nỗ lực lớn để vượt qua. Những điệp khúc “được mùa mất giá” luôn thường trực trên đôi vai người nông dân nước ta. Những hàng rào kỹ thuật dựng lên ngày càng nhiều ở các nước khác đang là rào cản đối với hàng nông sản xuất khẩu của chúng ta. Những điều này đòi hỏi cần có một chiến lược đồng bộ từ khâu lập chính sách vĩ mô, sự phối hợp giữa các ngành đến quy hoạch, đào tạo cho người nông dân. Nhà nước cần chủ động trong việc quy hoạch các vùng sản xuất nông nghiệp, vùng chuyển đổi sang công nghiệp, dịch vụ rõ ràng và mang tính dài hạn để việc hoạch định kế hoạch sản xuất mang tính ổn định, lâu dài. Nếu có được những định hướng đúng đắn và quy hoạch tổng thể xác định cơ cấu cây trồng, vật nuôi phù hợp sẽ giúp cho người nông dân chủ động trong sản xuất, bố trí “trồng cây gì, nuôi con gì” để không phải lo “được mùa mất giá”. Nhà nước cần hỗ trợ người nông dân trong đào tạo từ kiến thức kỹ thuật trong sản xuất, tay nghề và kỹ năng chuyên môn đến kiến thức về thị trường để họ có thể chủ động trong sản xuất và hội nhập thành công.

Cùng với những chính sách của Nhà nước, các đoàn thể, các nhà khoa học, hiệp hội ngành nghề và các doanh nghiệp cần hỗ trợ nông dân trong quá trình liên kết sản xuất và áp dụng các tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất. Cần thiết phải tổ chức lại sản xuất nông nghiệp, tăng cường khuyến nông, đào tạo nghỉ cho nông dân. Khi đã liên kết với nhau, người nông dân dễ dàng tiếp cận được với tiến bộ kỹ thuật mới, các giống cây trồng, vật tư, phân bón và biện pháp thâm canh mới để từ đó nâng cao năng suất và chất lượng nông sản. Khi tạo thành tổ liên kết sản xuất, hợp tác xã hay doanh nghiệp, người nông dân sẽ có được lợi thế cạnh tranh từ việc được các doanh nghiệp cung cấp các yếu tố đầu vào như giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật… với giá cả hợp lý (vì


mua với số lượng lớn). Họ cũng được lợi thế trong việc triển khai sản xuất vì qui mô lớn sẽ giảm suất đầu tư và thuận lợi trong việc tiêu thụ do có thể ký được hợp đồng trước với các doanh nghiệp. Kết quả của quá trình này là nông dân có chi phí sản xuất thấp, năng suất cao, sản lượng đủ lớn, chất lượng ổn định và đầu ra thuận lợi từ đó có đạt hiệu quả cao.

4.1.1.4. Hỗ trợ để nông dân có khả năng và điều kiện khai thác tối đa những ưu đãi của WTO đối với các nước thành viên đang phát triển để nông nghiệp, nông thôn và nông dân nước ta hội nhập có hiệu quả

Để thực hiện được điều này, cần phải tạo sự thích ứng nông dân Việt Nam trong việc thực hiện các cam kết của WTO, hình thành tư duy mới và cách làm mới trong phát triển nông nghiệp.

Gia nhập WTO với những cam kết đã được ghi nhận trong các hiệp định đa phương, song phương phản ánh mức độ hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng của nước ta nói chung, nông nghiệp nói riêng. Những cam kết đó và quá trình triển khai thực hiện chúng trong 7 năm qua đã tác động rất mạnh mẽ đến hình thành cách nghĩ, cách làm nông nghiệp theo một tư duy mới - tư duy của người nông dân sản xuất nông phẩm hàng hóa lớn, hiện đại - sản xuất những nông sản hàng hóa mà thị trường trong, ngoài nước có nhu cầu lớn và địa phương, đất nước mình có nhiều tiềm năng, lợi thế và sản xuất theo công nghệ ngày càng hiện đại. Đồng thời phải hướng tới phát triển một nền nông nghiệp sản xuất sản phẩm sạch và một nền nông nghiệp sinh thái. Bởi vì theo các cam kết của Việt Nam trong gia nhập WTO và nhiều hiệp định song phương, đa phương khác, chúng ta phải tham gia và đảm bảo thực hiện tốt vệ sinh kiểm dịch động, thực vật; đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Nông sản hàng hóa của nước ta phải đạt khối lượng lớn, chất lượng tốt, đáp ứng đầy đủ những điều kiện để cạnh tranh xuất khẩu thì mới có thị trường tiêu thụ rộng lớn và đạt hiệu quả cao. Không chỉ cạnh tranh trong xuất khẩu mà ngay trên thị trường nội địa, trong bối cảnh có sự cạnh tranh của nông sản nhập khẩu, nếu nông sản hàng hóa của nước ta không đảm bảo chất lượng và giá cả hợp lý đủ sức cạnh tranh thì đã bị thua ngay trên sân nhà. Trong trường hợp đó, duy trì sự tồn tại đã khó thì làm sao có thể phát triển được. Chính vì vậy mà gia nhập WTO vừa đặt ra yêu cầu bức bách, vừa hối thúc chúng ta phải đổi mới mạnh mẽ tư duy và cách thức làm nông nghiệp nhằm phát triển một nền


nông nghiệp hàng hoá lớn, hiện đại, bền vững, trong đó yêu cầu đảm bảo nông sản sạch, có sức cạnh tranh cao phải được đặt lên hàng đầu. Nhằm giúp nông dân thích nghi với chính sách mới, phải cung cấp cho họ đầy đủ thông tin về chính sách mới. Các chính sách phải đáng tin cậy và người nông dân phải được quyền đánh giá các cơ hội mới do những chính sách này tạo ra.

4.2. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HỖ TRỢ NÔNG DÂN VIỆT NAM SAU GIA NHẬP TỔ CHỨC THƯƠNG MẠI THẾ GIỚI

4.2.1. Nhóm giải pháp về hỗ trợ nông dân tiếp cận các nguồn lực đầu vào

4.2.1.1. Về chính sách đất đai

Đất đai và xử lý vấn đề đất đai đối với mọi nước trên thế giới đều là vấn đề lớn và vô cùng quan trọng, nhưng rất khó khăn và phức tạp, đối với mọi loại đất, ở nông thôn và thành thị. Do những điều kiện lịch sử riêng biệt, ở nước ta, vấn đề đất đai, trong đó có đất nông nghiệp và đất ở nông thôn, lại càng quan trọng và phức tạp. Không nên coi sự nghiên cứu và các chính sách, các luật lệ về đất đai hiện nay đã là đủ mà cần phải tiếp tục nghiên cứu tình hình và chính sách đất đai sâu sát hơn nữa. Quá trình thực hiện các luật lệ hiện hành về đất đai phải nghiêm túc, kiên quyết và chặt chẽ hơn.

Thứ nhất, đổi mới và hoàn thiện chính sách đất đai nhằm tạo cơ sở kinh tế, đảm bảo vị thế làm chủ của nông dân. Để thực hiện được điều đó, cần chú ý:

- Hạn chế tối đa lấy đất nông nghiệp trồng lúa và cây lương thực cho mục đích công nghiệp và đô thị hoá. Nếu lấy, phải tính tới chi phí cơ hội giữa đất trồng lúa, đất đồi gò và đất hoang hoá cho phát triển công nghiệp - dịch vụ. Nghiên cứu ban hành sắc thuế đánh vào việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp đủ mạnh để ngăn chặn việc lấy đất trồng lúa làm công nghiệp và đô thị hoá quá dễ dãi như hiện nay. Phải quản lý, sử dụng đất theo đúng quy hoạch, kế hoạch, nhất là khu vực sẽ chuyển mục đích sử dụng; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc quản lý, sử dụng đất đai theo quy hoạch nhằm ngăn chặn và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; các trường hợp đã được giao đất, cho thuê đất nhưng không sử dụng…

- Nới rộng hơn nữa mức hạn điền lớn hơn Luật Đất đai sửa đổi quy định nhằm khuyến khích kinh tế trang trại quy mô lớn. Chúng ta không sợ xu hướng hình thành

Xem tất cả 179 trang.

Ngày đăng: 25/09/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí