Tgxhđx Từ Cộng Đồng Của 3 Tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An Và Hà Tĩnh Khắc Phục Thiên Tai Năm 2009, 2010


Ba tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An và Hà Tĩnh cũng là các địa phương bị thiệt hại nhiều. Ngoài khoản tiền nhận được từ NSNN, các đối tượng bị tác động bởi thiên tai tại 3 tỉnh miền Trung còn nhận được khoản tiền trợ giúp đột xuất từ cộng đồng. Tuy nhiên, khoản huy động được từ cộng đồng để thực hiện trợ giúp cho 3 tỉnh khu vực Bắc Trung Bộ lại không tuân theo một nguyên tắc cố định nào cả. Năm 2009, số tiền mà Hội Chữ thập đỏ huy động từ cộng đồng để hỗ trợ cho Hà Tĩnh là cao nhất. Năm 2010, số tiền mà Hội này huy động được cho Hà Tĩnh lại thấp nhất trong 3 tỉnh miền Trung và còn thấp hơn số tiền mà Hội huy động cho tỉnh này năm 2009 (xem Bảng 3.7).

Bảng 3.7: TGXHĐX từ cộng đồng của 3 tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An và Hà Tĩnh khắc phục thiên tai năm 2009, 2010

Đơn vị tính: Triệu đồng



Năm 2009

Năm 2010

Chuyển khoản

Trực tiếp tiền mặt

Tỉnh Thanh Hoá

300

6.169


83

Tỉnh Nghệ An

353

3.850

Tỉnh Hà Tĩnh

609

100

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 224 trang tài liệu này.

Vai trò của nhà nước về an sinh xã hội đối với nông dân ở Việt Nam - 13

Nguồn: Báo cáo của Mặt trận Tổ quốc năm 2011.

Để hỗ trợ cho các huyện nghèo, các doanh nghiệp cũng cam kết thực hiện tài trợ kinh phí để giúp các xã nghèo phát triển hạ tầng giao thông, điều kiện sinh hoạt tối thiểu. Theo cam kết cũng như tình hình giải ngân của các doanh nghiệp cho các huyện nghèo thuộc 3 tỉnh điều tra, ta thấy Thanh Hóa được nhiều doanh nghiệp đăng ký cam kết hỗ trợ cho các huyện nghèo nhất, Hà Tĩnh là tỉnh mà không có huyện nghèo. Nghệ An là tỉnh mà số huyện nghèo chỉ bằng 1/2 số huyện nghèo của Thanh Hóa, nhưng số tiền mà các huyện nghèo ở Nghệ An nhận được bằng xấp xỉ 2/3 tổng số tiền mà các huyện nghèo ở Thanh Hóa nhận được (xem Phụ lục 1.6).

Bảng 3.8 sau cho thấy kết quả TGXHĐX cộng đồng từ điều tra của tác giả. Trong bảng này cho thấy kết quả TGXHĐX cộng đồng đã thực hiện ở các huyện đồng bằng, trung du và miền núi, tại các xã khá, trung bình, các hộ trung bình, hộ cận nghèo và hộ nghèo. Tuy nhiên, các hộ gia đình sống ở các huyện ven biển, các xã nghèo là nhóm đối tượng không có kê khai về giá trị tài chính mà họ có thể nhận được từ sự hỗ trợ của cộng đồng.


Bảng 3.8: Kết quả TGXHĐX từ cộng đồng tại 3 tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An và Hà Tĩnh năm 2009, 2010, 2011



Số hộ được nhận trợ cấp (hộ)

Mức thấp nhất

(triệu đồng)

Mức cao nhất

(triệu đồng)

Mức trung bình

(triệu đồng)

2009

2010

2011

2009

2010

2011

2009

2010

2011

2009

2010

2011

Các khoản trợ cấp cộng đồng cho huyện đồng bằng



1


1



0,25


0,35



0,25


0,35



0,25


0,35

Các khoản trợ cấp cộng đồng cho huyện trung du,

miền núi


3


5


4


0,1


0,1


0,1


1,44


2,16


2,16


0,95


1,36


1,65

Các khoản trợ cấp cộng đồng cho xã khá

1

2

1

0,1

0,1

0,1

0,1

0,2

0,1

0,10

0,15

0,10

Các khoản trợ cấp cộng đồng cho xã trung bình


2


4


4


1,32


0,25


0,35


1,44


2,16


2,16


1,38


1,68


1,71

Các khoản trợ cấp cộng đồng cho hộ

trung bình








0.08






Các khoản trợ cấp cộng đồng cho hộ cận nghèo


1


2


2


1,44


2,16


2,16


1,44


2,16


2,16


1,44


2,16


2,16

Các khoản trợ cấp cộng đồng cho hộ

nghèo


2


4


3


0,1


0,1


0,1


1,32


2,16


2,16


0,71


0,68


0,87

Nguồn: Kết quả điều tra khảo sát của tác giả.

Nhìn chung, mức độ bao phủ của trợ giúp từ cộng đồng biến động theo từng năm, năm 2011 số lượng và tỷ lệ nông hộ nhận được các khoản trợ giúp từ cộng đồng đều thấp hơn so với năm 2010.

Xét theo huyện thì tỷ lệ số lượng các huyện thuộc khu vực trung du miền núi được hưởng trợ giúp nhiều nhất và không có huyện nào ở khu vực ven biển nhận được khoản hỗ trợ này.

Khi phân chia theo xã thì xã trung bình được hưởng các khoản trợ giúp là cao nhất và không có nông hộ thuộc xã nghèo nào được hưởng khoản trợ giúp này.

Khi xét theo loại hộ gia đình thì nhóm nhận được trợ giúp từ cộng đồng chỉ liên quan đến hộ nghèo và cận nghèo.


Thứ tư, nhận xét chung về trợ giúp xã hội đối với nông dân.

1) Mức độ bao phủ và mức độ tác động của TGXHTX nói chung, đối với nông dân nói riêng còn thấp. Năm 2010, nước ta với dân số khoảng 86 triệu người, trong đó vẫn còn hơn 12% dân số sống dưới chuẩn nghèo quốc gia và 16% dân số cần được TGXH. Nhưng tỷ lệ đối tượng được trợ giúp so với số dân số mới đạt được 1,65%; tại ba tỉnh điều tra năm 2009 đạt mức 3,19%. Tỷ lệ này là quá thấp so với một số nước trong khu vực hiện nay là 2,5 - 3% dân số [55].

Nhiều ý kiến cho rằng, với điều kiện như Việt Nam thì độ bao phủ TGXH phải đạt từ 5 - 10% dân số và bảo đảm khoảng trên 50% số đối tượng BTXH, nhất là đối với TEMC, NTT, NCT, người nhiễm HIV/AIDS.

Về mức độ tác động, đối với nhóm đối tượng của TGXHTX theo Nghị định 13/2010/NĐ-CP điều chỉnh từ Nghị định số 67/2007/NĐ-CP thì nguồn tài chính được đảm bảo hàng năm từ NSNN theo mức quy định rõ ràng. Tuy nhiên, với mức chuẩn để xác định mức TCXH hàng tháng theo Nghị định 13/2010/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 67/2007/NĐ-CP về chính sách trợ giúp các đối tượng bảo trợ xã hội thì mức độ tác động của TCXH thường xuyên là thấp.

Mặc dù nhiều lần bổ sung, điều chỉnh phần nào đã dần tương đồng với hệ thống chính sách xã hội trong mặt bằng chung của các nhóm đối tượng hưởng lợi chính sách nhưng mức trợ cấp TGXH vẫn còn thấp. So với mức chuẩn trợ cấp áp dụng 2007 – 2009 (mức 120.000 đồng/tháng) mới bằng 17,14% thu nhập bình quân chung cả nước; bằng 84,21% thu nhập bình quân của 20% hộ có thu nhập thấp nhất; bằng 30,23% chi tiêu bình quân của cả nước và bằng 70,59% chi tiêu bình quân của 20% hộ chi tiêu thấp nhất. So với chuẩn nghèo giai đoạn 2006 – 2010 thì chuẩn TCXH bằng 60% chuẩn nghèo nông thôn và 40% chuẩn nghèo ở thành thị. Từ năm 2010, áp dụng mức chuẩn trợ cấp tối thiểu 180.000 đồng/tháng, nếu mang so sánh với các chỉ số trên và các mức chính sách khác thì cũng có cải thiện hơn, tuy nhiên vẫn chưa đảm bảo được mức sống tối thiểu của người dân theo các vùng (xem Bảng 3.9).


Bảng 3.9: Số tiền bình quân mỗi đối tượng của TGXH nhận được năm 2010



Năm 2010

Số nhân khẩu thuộc diện TGXHTX (nghìn người)

1.439

Số tiền mà NSNN chi cho TGXHTX (tỷ đồng)

3.575

Số tiền bình quân một nhân khẩu nhận được từ TGXHTX/tháng

(nghìn đồng)


207

Số nhân khẩu thuộc diện TGXHĐX (nghìn người)

1.831

Số tiền mà NSNN chi cho TGXHĐX (tỷ đồng)

1.065

Số tiền bình quân một nhân khẩu nhận được từ TGXHĐX/năm

(nghìn đồng)


582

Số tiền bình quân một nhân khẩu nhận được từ trợ giúp cộng đồng (VNĐ)*

21.489

Nguồn: Cục Bảo trợ xã hội, 2010; * Hội Chữ thập đỏ, 2010.


2) TGXHĐX từ NSNN trong điều kiện mất mùa, thiên tai,… rất thấp, vẫn còn nhiều trường hợp chưa đúng địa chỉ, mang tính động viên tinh thần nhiều hơn là bù đắp thiệt hại.

Đối với nhóm đối tượng không nằm trong diện TGXHTX theo Nghị định 67/2007/NĐ-CP, thỉnh thoảng họ vẫn nhận được khoản tiền hỗ trợ từ Chính phủ dưới hình thức TGXHĐX trong những điều kiện kinh tế của gia đình gặp phải khó khăn do thiên tai lũ lụt bị sập, trôi nhà, như nghèo phải có tiền để đón Tết Nguyên đán, do mất mùa người ta cần phải có gạo để đảm bảo cuộc sống,…

Tuy nhiên, mức hỗ trợ mà Nhà nước dành cho các nông hộ từ khoản này không nhiều. Có hộ dù gia đình ở điều kiện kinh tế như thế nào họ có thể không nhận được bất kỳ khoản TGXHĐX nào. Trong khi đó, khi nhận được hỗ trợ thì toàn bộ giá trị khoản TGXHĐX một năm mà nông hộ nhận được theo kết quả điều tra nhiều nhất chỉ khoảng 4,5 triệu đồng từ phía Nhà nước, để khắc phục tình trạng trôi sập nhà cửa. Số tiền này là thấp, phần nào bù đắp những tổn thất mà họ gặp phải do biến động của môi trường (xem Bảng 3.10).


Bảng 3.10: Số tiền TGXHĐX cho nông hộ năm 2011



Số quan sát

(hộ)

Thấp nhất

(triệu đồng)

Cao nhất

(triệu đồng)

Hộ giàu

9

0,00

0,00

Hộ khá

77

0,00

0,50

Hộ trung bình

102

0,00

2,00

Hộ cận nghèo

31

0,00

2,96

Hộ nghèo

39

0,00

4,43

Nguồn: Kết quả điều tra khảo sát của tác giả.


3) Nhà nước đã khuyến khích các tổ chức xã hội và doanh nghiệp huy động dân cư tham gia vào các chương trình TGXHĐX cộng đồng. Hoạt động trợ giúp này đã được thực hiện ở các địa phương, nhất là với các hộ trung bình, hộ cận nghèo và hộ nghèo. Tuy nhiên, sự trợ giúp này không ổn định và mức độ trợ giúp cũng không cao (xem Phụ lục 1.6).

3.2. ĐÁNH GIÁ VAI TRÒ CỦA NHÀ NƯỚC VỀ AN SINH XÃ HỘI ĐỐI VỚI NÔNG DÂN

3.2.1. Thành tựu và hạn chế vai trò của Nhà nước về an sinh xã hội đối với nông dân Việt Nam hiện nay

3.2.1.1. Những thành tựu và hạn chế trong việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống luật pháp, chính sách an sinh xã hội đối với nông dân

Về thành tựu, Nhà nước đã xây dựng và từng bước hoàn thiện hệ thống luật pháp về ASXH đối với nông dân kể cả ASXH theo nguyên tắc đóng - hưởng (gồm BHXHTN và BHYTTN) và ASXH không dựa trên sự đóng góp (gồm TGXHTX, TGXHĐX từ NSNN và TGXH cộng đồng từ các cá nhân, tổ chức xã hội).

Nhờ hệ thống ASXH bước đầu được xây dựng, người nông dân có cơ hội tiếp cận với hệ thống ASXH theo nguyên tắc đóng – hưởng cũng như nhận được sự trợ giúp cần thiết mỗi khi gặp rủi ro trong cuộc sống. Cho đến thời điểm điều tra khảo sát các hộ nông dân ở ba tỉnh cho thấy có khoảng 9,30% số đối tượng được điều tra trả lời đang tham gia vào hình thức BHXHTN và 28,8% nông dân tham gia BHYTTN. Trong khi đó, tỷ lệ tham gia BHXHTN của cả nước năm 2013 chỉ có 151.000 lao động so với khoảng 35 triệu lao động trong diện tham gia BHXHTN [9].


TGXHĐX từ NSNN đã góp phần nhất định trong việc hỗ trợ người nông dân khi gặp rủi ro trong cuộc sống. Mặc dù mức trợ cấp cho một hộ không cao, nhưng nhìn chung, về số đối tượng cũng như giá trị các khoản trợ giúp mà nông hộ nhận được cho thấy một xu thế thay đổi theo chiều hướng tích cực, tăng lên qua các năm, phần nào động viên kịp thời cho nông dân trước những khó khăn đột xuất do thời tiết, thiên tai, mất mùa, bệnh tật trong những năm từ 2009 đến 2011. Số lượng và tỷ lệ đối tượng được hưởng trợ cấp tiền Tết Nguyên đán, hay khám chữa và điều trị bệnh đều tăng đáng kể qua ba năm.

Nói cách khác, mức độ bao phủ của các khoản TGXHĐX từ NSNN đối với nhóm đối tượng mà không chịu tác động trực tiếp từ thiên tai trong thời gian qua không ngừng gia tăng, còn nhóm đối tượng hưởng trợ cấp đột xuất do ảnh hưởng từ thay đổi xấu của môi trường biến động tùy thuộc vào hoàn cảnh cụ thể của từng năm. Nhóm này đôi khi là rất lớn nhưng cũng có khi chỉ chiếm một phần nhỏ trong nhóm đối tượng được hưởng TGXHĐX từ NSNN.

Nhìn chung, hệ thống ASXH đối với nông dân đã góp phần vào việc XĐGN. Với những nỗ lực của chính quyền Trung ương, chính quyền địa phương tỷ lệ hộ nghèo ở các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh giảm đáng kể từ năm 2006 đến năm 2009 và tiếp tục giảm ở năm 2010 theo chuẩn cũ. Thành tựu này do tác động tổng hợp của các chính sách xã hội mà Đảng và Nhà nước từ Trung ương đến các địa phương đã thực thi những năm qua, trong đó có phần của hệ thống ASXH. Theo niên giám thống kê Việt Nam 2011 so với năm 2006, tỷ lệ hộ nghèo ở ba tỉnh Nghệ An, Thanh Hóa và Hà Tĩnh đều giảm xuống (xem Bảng 3.11).

Bảng 3.11: Tỷ lệ hộ nghèo tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An và Hà Tĩnh giai đoạn 2006 - 2010

Đơn vị tính: %



2006

2008

2010

2011

Hà Tĩnh

31,5

26,5

26,1

23,8

Nghệ An

26,0

22,5

24,8

22,5

Thanh Hóa

27,5

24,9

25,4

22,6

Nguồn: Niên giám Thống kê Việt Nam 2011.


Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đạt được, việc tạo lập môi trường pháp lý về ASXH đối với nông dân vẫn còn những hạn chế, bất cập.

- Đối với hệ thống ASXH theo nguyên tắc đóng - hưởng. Khảo sát 197 cán bộ quản lý các cấp từ tỉnh xuống xã tại ba tỉnh cho thấy, phần lớn cán bộ quản lý Nhà nước đều cho rằng việc xây dựng hệ thống ASXH theo nguyên tắc đóng - hưởng cho người nông dân là phù hợp với mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, phù hợp với yêu cầu của cơ chế kinh tế thị trường, phù hợp với mong muốn tham gia của nông dân và năng lực tổ chức của bộ máy quản lý ASXH (xem Bảng 3.12).

Kết quả từ Bảng 3.12 cho thấy, sự phù hợp của chính sách với mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội được đánh giá cao nhất. Tiếp đến là sự phù hợp của chính sách với yêu cầu của cơ chế thị trường và với khả năng tổ chức quản lý; thấp nhất là phù hợp với sự hiểu biết và khả năng đóng góp của nông dân.

Bảng 3.12: Đánh giá của cán bộ quản lý về mức độ phù hợp của chính sách ASXH theo nguyên tắc đóng - hưởng hiện hành đối với nông dân



Quan sát

1

2

3

4

5

TB

Sự phù hợp với mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của Đảng và Nhà nước

197

10

16

37

57

77


3,89

100,00

5,08

8,12

18,78

28,93

5,08

Sự phù hợp so với yêu cầu của cơ chế kinh tế thị trường

195

11

22

67

54

41


3,47

100,00

5,64

11,28

34,36

27,69

5,64

Sự phù hợp với khả năng đóng góp của người nông dân

195

17

45

73

30

30


3,06

100,00

8,72

23,08

37,44

15,38

8,72

Sự phù hợp so với hiểu biết và tâm lý của người nông dân

193

16

40

73

37

27


3,10

100,00

8,29

20,73

37,82

19,17

8,29

Sự phù hợp so với trình độ tổ chức quản lý của bộ máy ASXH

195

15

20

61

57

42


3,47

100,00

7,69

10,26

31,28

29,23

7,69

Nguồn: Kết quả điều tra khảo sát của tác giả; điểm từ 1 đến 5, trong đó 5 là mức độ phù hợp cao nhất.


Tuy nhiên, mức độ đánh giá cũng có sự khác nhau giữa cán bộ các cấp. Nhìn chung, cán bộ quản lý ở cấp phòng và trên cấp sở có cái nhìn tương đối lạc


quan về mức độ phù hợp của chính sách ASXH theo nguyên tắc đóng - hưởng; còn các cán bộ quản lý cấp sở lại cho rằng các chính sách liên quan đến ASXH theo nguyên tắc đóng - hưởng còn rất nhiều bất cập đối với đối tượng tham gia. Theo quan điểm của cán bộ quản lý cấp tỉnh về ASXH theo nguyên tắc đóng - hưởng đối với nông dân hiện nay thì hệ thống chính sách và các biện pháp thực thi hoạt động tuyên truyền, nâng cao năng lực bộ máy quản lý hiện hành chưa đạt mức trung bình. Ngược lại, cán bộ thực thi ASXH theo nguyên tắc đóng - hưởng tại cấp cơ sở cho rằng chính sách về phí tham gia chính là yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến việc tạo ra sự tác động tích cực để người dân tham gia vào hệ thống này (xem Phụ lục 3.10).

Cán bộ quản lý cấp cơ sở lại có cái nhìn lạc quan hơn về tính phù hợp của hệ thống ASXH hiện hành đối với nông dân; trong khi đó phần lớn cán bộ quản lý cấp tỉnh, những người quản lý hệ thống ASXH đối với nông dân cho rằng tồn tại nhiều bất cập trong hệ thống hiện hành của ASXH đối với nông dân, mức độ chưa phù hợp của chính sách BHXHTN là cao hơn so với BHYTTN (xem Phụ lục 3.11).

Lý giải về lý do mà nông dân cho rằng chính sách ASXH theo nguyên tắc đóng - hưởng chưa phù hợp của cán bộ quản lý ASXH ở các cấp khác nhau cũng thể hiện sự khác nhau. Nếu cán bộ quản lý từ cấp phòng trở xuống cho rằng mức phí tham gia là rào cản lớn nhất đối với sự tham gia của nông dân vào hệ thống ASXH tự nguyện theo nguyên tắc đóng - hưởng hiện nay, thì cán bộ quản lý ở cấp tỉnh lý giải về lý do chưa tham gia vào hệ thống ASXH theo nguyên tắc đóng - hưởng là do nông dân chưa hiểu biết thỏa đáng quyền lợi mà họ có thể được hưởng khi tham gia vào hệ thống này (xem Phụ Lục 3.12).

Với đối tượng thụ hưởng chính sách, khi phân tích việc đánh giá về hệ thống ASXH theo nguyên tắc đóng - hưởng từ các hộ gia đình ta thấy, những hộ có điều kiện tham gia về BHYTTN và BHXHTN phần lớn có cái nhìn tích cực về lợi ích từ sự tham gia vào hệ thống này, đặc biệt là đối với BHYTTN. Nhìn chung các đánh giá về cơ chế cũng như mức độ thuận lợi để nông dân tham gia vào hệ thống này hiện nay ở mức trung bình khá.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 02/11/2022