BHXHTN và BHYTTN nói chung của cả nước. Trong 258 hộ điều tra, có 24 hộ tham gia BHXHTN, chiếm 9,3% và 63 hộ tham gia BHYTTN chiếm 28,8%.
Thứ hai, kết quả tham gia BHXHTN và BHYTTN đối với nông dân từ các địa phương điều tra.
- Đối với BHXHTN đối với nông dân, khi phân nhóm đối tượng tham gia theo loại hình các huyện ta thấy, ở các huyện vùng đồng bằng, số nông hộ có thời gian tham gia BHXHTN lâu nhất và cũng có nhiều người tham gia vào hệ thống BHXHTN nhất; còn đối với các huyện ven biển, nông hộ mới chỉ tiếp cận tới hệ thống BHXHTN ở khoảng gần 1-2 năm trở lại đây (xem Phụ lục 3.1).
Trong khi ở các huyện đồng bằng, trung du trong hai năm gần đây đều có số đăng ký tham gia thêm vào hệ thống BHXHTN, thì các huyện thuộc khu vực ven biển trong 4 năm trở lại đây không thấy xuất hiện nông hộ nào tham gia vào hệ thống BHXHTN theo mẫu điều tra.
Xét theo các xã cho thấy, các xã thuộc loại khá có số nông hộ tham gia vào hệ thống BHXHTN nhiều nhất (22/24 hộ) và lâu năm nhất, còn các xã thuộc diện trung bình số hộ tham gia cũng không nhiều (2/24 hộ). Xã nghèo hầu như không có hộ tham gia vào BHXHTN (xem Phụ lục 3.2).
Phân tích theo nhóm hộ gia đình từ loại giàu xuống nghèo theo phiếu điều tra ta thấy, không phải tất cả các nông hộ thuộc diện giàu đều tham gia BHXHTN. Tuy nhiên có một xu hướng là, mức sống càng giảm thì khả năng tham gia của người dân vào hệ thống ASXH theo nguyên tắc đóng - hưởng càng giảm. Nói cách khác, theo kết quả điều tra từ đề tài, tỷ lệ hộ giàu tham gia ASXH cao nhất (44,44%) rồi đến hộ khá (25,87%). Các hộ có thu nhập trung bình hầu như chưa tham gia vào hệ thống đóng - hưởng để được an sinh (xem Phụ lục 3.3).
- Đối với BHYTTN đối với nông dân. Kết quả điều tra cho thấy, nông dân đánh giá cao ích lợi của việc tham gia vào hệ thống BHYTTN. Vì thế so với sự tham gia của nông hộ vào hệ thống BHXHTN, tình trạng tham gia của nông hộ vào hệ thống BHYTTN luôn ở trong tình trạng tốt hơn xét trên tất cả các phương diện, như số năm tham gia, số lượng tham gia và sự duy trì tình trạng tham gia hàng năm của người dân vào hệ thống BHYTTN.
Về mặt số lượng thì các huyện vùng ven biển có tỷ lệ hộ tham gia đông nhất (34,78%) song phần đông là mới tham gia một vài năm gần đây; các huyện đồng
bằng có tỷ lệ tham gia BHYTTN trung bình (28,34%); các huyện trung du, miền núi có tỷ lệ tham gia khoảng 17,59% (xem Phụ lục 3.4).
Cũng giống tình trạng tham gia BHXHTN, tình trạng tham gia vào hệ thống BHYTTN của người dân khác nhau tùy theo điều kiện kinh tế của từng xã. Tỷ lệ tham gia BHYTTN của xã khá (32,8%) cao hơn xã trung bình (19,5%); còn xã nghèo có số tham gia vào hệ thống BHYTTN là thấp nhất (10,86%) (xem Phụ lục 3.5).
Khi xét theo các loại hộ được điều tra, cũng giống như trường hợp của BHXHTN, không phải tất cả người giàu đều mua thẻ BHYTTN và không phải người giàu là người đi tiên phong trong việc mua thẻ BHYTTN (xem Phụ lục 3.6).
Thứ ba, nhận xét về sự tham gia và tác động của ASXH theo nguyên tắc đóng
- hưởng đối với nông dân.
1) Theo kết quả nghiên cứu cho thấy, về ASXH theo nguyên tắc đóng – hưởng đến năm 2012 cả nước mới có 0,38% tham gia BHXHTN và 10,3% tham gia BHYTTN. Tại các tỉnh điều tra, năm 2011 tỷ lệ có cao hơn nhưng cũng chỉ có 9,3% đối tượng nông dân tham gia BHXHTN và 28,8% nông dân tham gia BHYTTN. Kết quả như thế là thấp. Việc triển khai các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về ASXH đối với nông dân vào thực tiễn còn chậm.
2) Các đối tượng tham gia BHXHTN chủ yếu là những đối tượng đã có thời gian tham gia BHXHBB chuyển sang đóng BHXHTN, các đối tượng hết tuổi lao động nhưng chưa đủ thời gian công tác để hưởng chế độ hưu trí và các hộ nông dân có thu nhập từ khá trở lên... Mức tiền tham gia BHXHTN vẫn còn ở mức thấp, chủ yếu chọn mức lương cao hơn mức tiền lương tối thiểu.
3) Theo khảo sát ở một số địa phương, đến nay mới có rất ít người được nhận tiền lương hưu BHXHTN. Tuy nhiên, nhìn chung tỷ lệ hưởng lương hưu thấp, khoảng từ 725.000 đồng đến 1.300.000 đồng/người/tháng. Với mức lương hưu thấp hơn mức lương tối thiểu hoặc cao hơn so với mức lương tối thiểu không nhiều như thế, việc đảm bảo đời sống cho người lao động hưởng lương BHXHTN là rất khó khăn.
Đối với BHYTTN, tuy được đánh giá cao ích lợi của việc tham gia BHYTTN, nhưng sự hài lòng của người dân về nó là chưa cao. Có lẽ đây cũng là tình hình chung của BHYT hiện nay. Theo Mai Ngọc Cường (2009), khi hỏi về sự hài lòng của người dân đối với việc KCB theo chế độ BHYT, có 24,1% số
người được hỏi ý kiến là “hài lòng” đối với việc KCB theo chế độ BHYT, 6,9% khẳng định “không hài lòng” và 21,6% số người nói là “khó trả lời”; tình trạng chất lượng KCB thấp ở các bệnh viện tuyến huyện; còn khá nhiều “khoản phát sinh” trong quá trình KCB;… Điều này làm cho tính thuyết phục tham gia BHYTTN không cao [35].
3.1.4.2. Sự tham gia của nông dân vào an sinh xã hội không dựa trên nguyên tắc đóng góp
Thứ nhất, về trợ giúp xã hội thường xuyên. Từ năm 2006 - 2009 diện bao phủ của nhóm đối tượng thuộc diện TGXHTX của cả nước ngày càng được mở rộng, so với năm 2006 số đối tượng được hưởng TGXHTX trong cả nước cao hơn khoảng 5 lần.
Năm 2010, cả nước có 1.439 ngàn người thuộc diện hưởng TGXHTX tại cộng đồng, tăng gần 10 lần so với năm 2000 và khoảng trên 3,12 lần so với năm 2005. Số đối tượng tăng là do trong quá trình hoàn thiện đã mở rộng mục tiêu và phạm vi đối tượng hưởng chính sách [31]. Với dân số năm 2010 nước ta khoảng 86 triệu người, tỷ lệ đối tượng được trợ giúp so với số dân số đạt được 1,65%; so với đối tượng cần được bảo trợ, tỷ lệ bao phủ đạt 9,22% .
Bảng 3.3: Tỷ lệ đối tượng thuộc diện TGXHTX năm 2010
Đơn vị tính: %
Loại đối tượng | So với dân số | So với đối tượng BTXH | |
Chung | 1,650 | 9,22 | |
1. | TEMC, trẻ em bị bỏ rơi | 0,100 | 65,18 |
TEMC, trẻ em bị bỏ rơi | 0,070 | 47,43 | |
Cá nhân, hộ gia đình nhận nuôi dưỡng TEMC | 0,030 | 17,75 | |
2. | Người cao tuổi (cô đơn và từ 85 tuổi) | 0,790 | 8,41 |
3. | NTT (cả người tâm thần) | 0,470 | 7,47 |
4. | Người nhiễm HIV/AIDS | 0,002 | 1,06 |
5. | Hộ có từ hai NTT nặng | 0,010 | 28,66 |
6. | Người đơn thân nghèo đang nuôi con nhỏ | 0,114 | 95,58 |
Có thể bạn quan tâm!
- Mức Phải Chi Phí Và Tài Trợ Của Bảo Hiểm Tai Nạn Nông Nghiệp
- Phân Tích Thực Trạng Vai Trò Của Nhà Nước Về An Sinh Xã Hội Đối Với Nông Dân Ở Việt Nam Hiện Nay
- Hoạt Động Của Các Chương Trình, Dự Án Xđgn Của Việt Nam
- Tgxhđx Từ Cộng Đồng Của 3 Tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An Và Hà Tĩnh Khắc Phục Thiên Tai Năm 2009, 2010
- Mức Trung Bình Về Đánh Giá Của Đối Tượng Đang Tham Gia Vào Hệ Thống Asxh Theo Nguyên Tắc Đóng - Hưởng
- Tình Hình Nhận Tgxhđx Của Các Hộ Thuộc 3 Tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An Và Hà Tĩnh Từ Năm 2009 Đến Năm 2011
Xem toàn bộ 224 trang tài liệu này.
Nguồn: Cục Bảo trợ xã hội, 2010.
Ngân sách thực hiện chính sách hàng năm cũng tăng tương ứng với tăng số lượng đối tượng và mức trợ cấp. Cụ thể, tổng nguồn là 108.895 triệu đồng năm 2000 tăng lên 430.527 triệu đồng năm 2006, lên 1.681.633 triệu đồng năm 2007, lên
2.076.433 triệu đồng năm 2008, giảm xuống chút ít còn 2.003.301 triệu đồng năm 2009, tiếp tục tăng lên 3.575.521 triệu đồng 2010. Tổng kinh phí thực hiện chính sách 10 năm 2001 - 2010 là 10.844.354 triệu đồng [31].
Tại ba tỉnh điều tra, chỉ riêng năm 2009, tổng số người được TGXHTX là 241.091 người. Với tổng dân số là 7.546.600 người, thì tỷ lệ bao phủ TGXGTX tại ba tỉnh là 3,19%. Tổng số tiền trợ cấp TGXHTX của ba tỉnh đạt 391,84 tỷ đồng. Số tiền bình quân mà mỗi người nhận được từ TGXHTX là 1.625 ngàn đồng (xem Bảng 3.4).
Bảng 3.4. TGXHTX của 3 tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An và Hà Tĩnh năm 2009
Thanh Hóa | Nghệ An | Hà Tĩnh | |
1. Trẻ em bị mồ côi, bỏ rơi (nhiễm HIV tính từ 2008) (người) | 1.670 | 2.603 | 734 |
- Kinh phí (tỷ đồng) | 2,47 | 4,13 | 1,08 |
- Tỷ lệ đối tượng được trợ giúp (%) | 1,4 | 2,9 | 2,1 |
2. Người cao tuổi (người) | 10.373 | 15.385 | 2.737 |
- Kinh phí (tỷ đồng) | 15,43 | 24,54 | 4,08 |
- Tỷ lệ đối tượng được trợ giúp (%) | 8,9 | 17,2 | 7,7 |
3. Người từ 85 tuổi không có lương hưu (người) | 40.622 | 39.211 | 17.132 |
- Kinh phí (tỷ đồng) | 58,5 | 56,46 | 24,67 |
-Tỷ lệ đối tượng được trợ giúp (%) | 35,0 | 43,9 | 47,9 |
4. Người tàn tật, tâm thần, nhiễm HIV (người) | 42.506 | 24.531 | 11.503 |
- Kinh phí (tỷ đồng) | 81,52 | 42,46 | 19,838 |
- Tỷ lệ đối tượng được trợ giúp (%) | 36,6 | 27,5 | 32,2 |
5. Hộ gia đình, cá nhân nhận nuôi TEMC/bị bỏ rơi (người) | 3.807 | 1.875 | 280 |
- Kinh phí (tỷ đồng) | 11,11 | 5,45 | 0,8 |
- Tỷ lệ đối tượng được trợ giúp (%) | 3,3 | 2,1 | 0,8 |
6. Hộ có từ 2 NTT nặng không có khả năng tự phục vụ (người) | 751 | 164 | 49 |
- Kinh phí (tỷ đồng) | 2,2 | 0,48 | 0,14 |
- Tỷ lệ đối tượng được trợ giúp (%) | 0,6 | 0,2 | 0,1 |
7. Người đơn thân nghèo nuôi con nhỏ (người) | 16.388 | 5.459 | 3.311 |
- Kinh phí (tỷ đồng) | 23,8 | 7,9 | 4,78 |
- Tỷ lệ đối tượng được trợ giúp (%) | 14,1 | 6,1 | 9,3 |
8. Số đối tượng của các tỉnh (người) | 116.117 | 89.228 | 35.746 |
9. Dân số (người) | 3.404.300 | 2.914.500 | 1.227.800 |
10. Tỷ lệ bao phủ so dân số (%) | 3,41 | 3,06 | 2,91 |
11. Tổng Kinh phí của các tỉnh (tỷ đồng) | 195,03 | 141,42 | 55,39 |
12. Số tiền TGXHTX cho một người/năm (nghìn VNĐ) | 1.679,6 | 1.584,9 | 1.549,5 |
Nguồn: Cục Bảo trợ xã hội, 2010.
Thứ hai, về trợ giúp xã hội đột xuất. Theo Cục Bảo trợ xã hội, trong 5 năm (2006 - 2010) thiên tai đã làm cho 2.127 người chết, 4.195 người bị thương,
315.887 ngàn nhà đổ, sập, trôi, 1.523.618 nhà hư hỏng, tổng thiệt hại lên tới 62.728 ngàn triệu đồng [31].
TGXHĐX đã bao phủ đến các đối tượng như: hộ có người chết, mất tích:
3.000.000 đồng/người; hộ có người bị thương nặng: 1.500.000 đồng/người; hộ có nhà bị đổ, sập, trôi, cháy, hỏng nặng: 7.000.000 đồng/hộ; hộ gia đình phải di dời khẩn cấp do nguy cơ sạt lở đất, lũ quét: 7.000.000 đồng/hộ; trợ giúp cứu đói: 15 kg gạo/người/tháng, trong thời gian từ 1 đến 3 tháng; người gặp rủi ro ngoài vùng cư trú bị thương nặng, gia đình không biết để chăm sóc: 15.000 đồng/người/ngày; người lang thang xin ăn trong thời gian tập trung chờ đưa về nơi cư trú: 10.000 đồng/người/ngày nhưng không quá 30 ngày. Trường hợp đặc biệt cần phải kéo dài thì thời gian được hưởng trợ cấp tối đa không quá 3 tháng và mức trợ cấp bằng mức trợ cấp nuôi dưỡng hàng tháng tại cơ sở BTXH. Với các chính sách này, tổng nguồn lực thực hiện cứu trợ trong vòng 5 năm (2006 - 2010) là 256.001 tấn gạo và 4.603 tỷ đồng [31].
Bảng 3.5 sau đây cho thấy tình hình thiệt hại và TGXHĐX năm 2010 của ba tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An và Hà Tĩnh.
Bảng 3.5: TGXHĐX từ NSNN của 3 tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An và Hà Tĩnh năm 2010
Số người chết (người) | Số người bị thương (người) | Nhà đổ, sập, trôi (cái) | Nhà ngập, hư hỏng (cái) | Thiệt hại (tỷ đồng) | Số hộ được cứu trợ đột xuất (hộ) | Nhân khẩu được TGXHĐX (người) | Gạo cứu trợ (tấn) | Ngân sách cứu trợ (tỷ đồng) | |
Thanh Hóa | 6 | 0 | 7 | 278 | - | 42.500 | 170.000 | 5.677 | 30 |
Nghệ An | 38 | 51 | 402 | 35.981 | 1.000 | 110.141 | 458.136 | 11.200 | 150 |
Hà Tĩnh | 55 | 46 | 1.940 | 37.389 | 845,6 | 29.391 | 101.752 | 6.500 | 270 |
Nguồn: Cục Bảo trợ xã hội, 2010.
Theo mẫu quan sát, về số đối tượng cũng như giá trị các khoản trợ giúp mà nông hộ nhận được ta thấy một xu thế dù ở mức thấp nhất, mức cao nhất, hay mức trung bình đều thể hiện sự thay đổi theo chiều hướng tích cực qua các năm, ngoại trừ một số trường hợp đặc thù như trợ cấp đảm bảo đời sống trong tháng giáp hạt, mất mùa hay trợ cấp khắc phục thiên tai thì giá trị khoản trợ giúp cũng như số đối
tượng nhận được trợ giúp lại phụ thuộc vào tình hình cụ thể của từng năm, từng địa phương. Chẳng hạn trợ cấp Tết Nguyên đán năm 2009 bình quân một hộ là 0,16 triệu đồng, năm 2010 là 0,18 triệu đồng, năm 2011 là 0,2 triệu đồng. Các khoản trợ cấp khác cũng tăng tương tự như ở Bảng 3.6.
Bảng 3.6: Tổng hợp TGXHĐX theo điều tra của 3 tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An và Hà Tĩnh năm 2009, 2010, 2011
Số quan sát (hộ) | Mức thấp nhất (triệu đồng) | Mức cao nhất (triệu đồng) | Mức trung bình (triệu đồng) | |||||||||
2009 | 2010 | 2011 | 2009 | 2010 | 2011 | 2009 | 2010 | 2011 | 2009 | 2010 | 2011 | |
Trợ cấp tiền Tết Nguyên đán | 18 | 26 | 31 | 0,10 | 0,10 | 0,10 | 0,60 | 0,80 | 1,08 | 0,16 | 0,18 | 0,20 |
Trợ cấp đảm bảo đời sống trong tháng giáp hạt, mất mùa | 9 | 19 | 22 | 0,05 | 0,05 | 0,04 | 0,90 | 0,90 | 0,90 | 0,21 | 0,21 | 0,22 |
Trợ cấp khắc phục thiên tai | 13 | 35 | 17 | 0,05 | 0,04 | 0,05 | 0,50 | 7,00 | 0,20 | 0,14 | 0,50 | 0,11 |
Khám, chữa và điều trị bệnh | 6 | 6 | 12 | 0,05 | 0,15 | 0,10 | 2,00 | 1,00 | 2,40 | 0,57 | 0,46 | 0,85 |
Nguồn: Kết quả điều tra khảo sát của tác giả.
Khi xét theo nhóm huyện được điều tra ta thấy, các huyện thuộc khu vực trung du miền núi có số đối tượng được hưởng TGXHĐX nhiều nhất, còn các huyện thuộc khu vực ven biển lại có số đối tượng được hưởng TGXHĐX thấp nhất. Đặc biệt trong năm 2011 không có hộ nào ở khu vực ven biển kê khai về tình trạng TGXHĐX mà gia đình họ nhận được (xem Phụ lục 3.7).
Về mặt giá trị các khoản trợ giúp, ngoại trừ khoản trợ giúp tiền Tết Nguyên đán là như nhau ở mức thấp đối với nhóm đối tượng thụ hưởng qua các năm, còn lại các khoản trợ giúp khác cho thấy sự không đồng nhất tùy thuộc vào hoàn cảnh địa phương và bản thân đối tượng thụ hưởng của khoản trợ giúp này. Trong các hộ được điều tra, nhóm hộ thuộc các huyện đồng bằng nhận được trợ cấp ở mức cao nhất, tuy nhiên các huyện thuộc khu vực trung du miền núi mới là nơi có số hợp phần của TGXHĐX mà các hộ nhận ở mức cao là nhiều nhất.
Khi xét theo các xã thì xảy ra tình trạng các hộ ở những xã có điều kiện kinh
tế càng tốt thì khả năng nhận được TGXHĐX càng cao và ngược lại. Nói cách khác, từ dữ liệu điều tra ta thấy, số đối tượng nhận được TGXHĐX ở các xã khá là nhiều nhất, còn các xã nghèo lại có số hộ được nhận TGXHĐX ở mức thấp nhất.
Khi xét theo từng hợp phần của TGXHĐX, ở các xã khá số hộ được nhận TGXHĐX nhằm đảm bảo đời sống trong tháng giáp hạt, mất mùa hay trợ cấp khắc phục thiên tai nhiều hơn và giá trị của khoản trợ cấp cao hơn, còn đối với các xã trung bình và khá số hộ nhận được trợ cấp tiền Tết Nguyên đán lại lớn hơn. Tuy nhiên, khi xét về giá trị bình quân của các khoản TGXHĐX mà nông hộ nhận được ta thấy, hầu hết giá trị của khoản trợ giúp mà nông hộ thuộc xã khá nhận được thường cao hơn so với số tiền mà nông hộ nhận được ở các xã còn lại theo mẫu điều tra (xem Phụ lục 3.8).
Khi xét theo nhóm các loại hộ gia đình ta thấy, các hộ thuộc diện giàu ở 3 năm quan sát đều không nhận bất kỳ khoản TGXHĐX nào, số hộ thuộc nhóm nghèo nhận được trợ giúp nhiều nhất. Tuy nhiên, việc nhận được TGXHĐX không phải tuân theo xu hướng thu nhập, không phải hộ có hoàn cảnh kinh tế khó khăn sẽ có cơ hội nhận được TGXHĐX nhiều hơn so với hộ ở trong điều kiện kinh tế trên mức khó khăn. Trong ba năm quan sát, ngoại trừ số hộ nghèo được TGXHĐX bao giờ cũng cao nhất, còn lại số được hưởng TGXHĐX của hộ trung bình lại cao hơn so với hộ cận nghèo (xem Phụ lục 3.9).
Về mặt giá trị của mức trợ giúp, hộ nghèo là hộ nhận được mức giá trị của khoản trợ giúp cao nhất, đó là các khoản trợ giúp liên quan đến học tập của gia đình và khám chữa điều trị bệnh. Mặc dù phần lớn các khoản TGXHĐX đối với hộ nghèo thường ở mức cao nhất, ngoại trừ trường hợp cá biệt được phát hiện từ cuộc điều tra này, mức trợ cấp đột xuất bình quân của hộ có thu nhập trung bình ở mức cao nhất. Nguyên nhân là do chỉ có duy nhất một nông hộ thuộc diện có thu nhập ở mức trung bình nhận được hỗ trợ kinh phí khám, chữa điều trị bệnh và khoản kinh phí này cũng cao hơn mức trung bình của chi phí chi cho khám chữa điều trị bệnh của các nhóm hộ.
Thứ ba, về trợ giúp xã hội cộng đồng. Cùng với TGXHĐX từ NSNN, hoạt động TGXHĐX từ cộng đồng cũng được chú trọng. Có nhiều tổ chức làm công tác này. Sau đây xin trích dẫn kết quả hoạt động TGXH từ cộng đồng do các tổ chức xã hội và dân cư của Hội Chữ thập đỏ Việt Nam, một tổ chức thực hiện TGXH rất mạnh ở nước ta trong giai đoạn 2007 - 2012 (Hộp 3.1).
Hộp 3.1: Kết quả một số lĩnh vực công tác Hội Chữ thập đỏ trong toàn quốc 2007 – 2012
Các tổ chức, cá nhân trong nước và quốc tế thông qua Hội Chữ thập đỏ đã ủng hộ đồng bào bị thiên tai khắc phục hậu quả các đợt bão, lũ và cứu trợ khẩn cấp đạt trên 1.500 tỷ đồng.
Phong trào “Tết vì người nghèo và nạn nhân chất độc da cam”: trị giá 1.060.786 triệu đồng, trung bình: 212,2 tỷ đồng/năm, trợ giúp 4.667.768 hộ gia đình nghèo, nạn nhân chất độc da cam (trung bình đạt gần 1 triệu hộ/năm, chăm lo Tết cho 1/3 số hộ nghèo trong cả nước).
Cuộc vận động “Mỗi tổ chức, mỗi cá nhân gắn với một địa chỉ nhân đạo”: sau 4 năm thực hiện đã lập hồ sơ 1.974.577 người có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, trợ giúp được 1.243.125 người (chiếm 62,95% số đã lập hồ sơ) với tổng trị giá đạt 1.622.521 triệu đồng (trung bình trợ giúp 1.305.000 đồng/đối tượng). Trong đó, Hội Chữ thập đỏ trợ giúp 52% các địa chỉ nhân đạo, 48% số còn lại do các tổ chức, cá nhân khác trợ giúp.
Mô hình “Nhà Chữ thập đỏ”: 27.523 căn nhà Chữ thập đỏ đã được xây dựng trong 5 năm qua (trung bình 5.500 nhà/năm), trị giá: 336.739 triệu đồng, trong đó từ nguồn của Trung ương Hội chiếm 20,9%, từ nguồn của tỉnh chiếm 79,1%. Kinh phí làm nhà Chữ thập đỏ trung bình: 12.230.000 đồng/căn, cao nhất là
60.000.000 đồng/căn, thấp nhất 7.000.000 đồng/căn.
Dự án “Ngân hàng bò”: trong 2 năm (tháng 6/2010 – tháng 6/2012), dự án đã trao tặng 6.196 con bò giống cho người dân tại 33/62 huyện nghèo cả nước, chiếm 52,23% số huyện nghèo với tổng số tiền: 42.778 triệu đồng, trong đó 98,73% do Trung ương Hội vận động và hỗ trợ các địa phương, nguồn đối ứng của địa phương 1,27%. Sau 2 năm triển khai, có 3,32% (206/6.196) số bò giống đã sinh sản.
Chăm sóc, hỗ trợ nạn nhân chất độc da cam: đạt trị giá 403.310 triệu đồng, trợ giúp cho trên 1,5 triệu lượt nạn nhân, trung bình trên 300.000 đối tượng/năm, chiếm 10% số nạn nhân chất độc da cam cần trợ giúp. Nạn nhân chất độc da cam được hỗ trợ về y tế và chăm sóc sức khoẻ là chủ yếu (chiếm 41,2%) trong tổng số các trợ giúp; hỗ trợ văn hoá, tinh thần chiếm 20,9%; hỗ trợ đời sống và phát triển kinh tế hạn chế với các tỷ lệ tương ứng 6,0% và 1,0%.
Tuyên truyền, vận động hiến máu tình nguyện: có 3.036.685 đơn vị máu đã được thu nhận trong 5 năm 2007 - 2012. Các chiến dịch vận động hiến máu dịp Tết và Lễ hội Xuân hồng (2008 – 2012), Chiến dịch “Những giọt máu hồng” hè (2009 – 2011) đã khắc phục cơ bản tình trạng thiếu máu trầm trọng vào dịp Tết và hè ở 63/63 tỉnh, thành phố vào năm 2010, 2011.
Hàng năm, Hội Chữ thập đỏ tiếp nhận và tổ chức thực hiện trên dưới 30 dự án quốc tế với tổng trị giá trong giai đoạn 2007 - 2012 đạt 792.989 triệu đồng. Trong đó, hỗ trợ cho lĩnh vực Quản lý thảm họa, cứu trợ khẩn cấp chiếm tỷ lệ cao nhất (72,95%), Chăm sóc sức khỏe chiếm 20,38%, Công tác xã hội và phát triển tổ chức chiếm tỷ lệ rất thấp với các số liệu tương ứng: 2,73% và 3,94%.
Trị giá hoạt động giai đoạn 2007 - 2012 của toàn Hội: đạt 7.316.704 triệu đồng.
Nguồn: Hội Chữ thập đỏ, 2012.