An Sinh Xã Hội Với Người Nông Dân Bị Thu Hồi Đất Để Phát Triển Công Nghiệp.


UNDP không đưa ra khái niệm về ASXH, trong báo cáo “Khuôn khổ xây dựng hệ thống an sinh xã hội tổng thể ở Việt Nam” do các chuyên gia của UNDP đưa ra tại Hội thảo khoa học 2005 ở Việt Nam thì ASXH gồm 3 thành tố quan trọng, đó là:

- Bảo hiểm xã hội để bảo đảm an toàn trước các rủi ro về thu nhập và mức sống khi về già hoặc bị các tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và thường là các chương trình phải đóng góp về tài chính, người lao động phải đóng góp một phần thu nhập trong quá trình lao động vào quỹ BHXH và khi họ về hưu hoặc bị tai nạn lao động họ được hưởng lương hưu hoặc trợ cấp BHXH.

- Trợ giúp xã hội: dựa vào xác định tiềm lực tài chính của người có thu nhập thấp hoặc không có thu nhập do tàn tật, mồ côi, già cả...gọi chung là đối tượng xã hội; Nhà nước hoặc cộng đồng có chính sách hoặc biện pháp trợ giúp đảm bảo cuộc sống. Trợ cấp dưới hình thức chuyển khoản cho từng người, nhóm người cụ thể như người sống độc thân, người tàn tật, trẻ em cần sự bảo trợ... gọi chung là đối tượng bảo trợ xã hội.

- Trợ cấp dưới hình thức chuyển khoản cho từng người, thông thường là hỗ trợ cho từng nhóm người, cụ thể như: người già sống độc thân, người tàn tật nặng, trẻ em cần sự bảo vệ đặc biệt, người nuôi con nhỏ… gọi chung là trợ cấp cho đối tượng bảo trợ xã hội [45.tr 5].

* Theo Ngân hàng thế giới (WB):

Ngân hàng thế giới không đưa ra khái niệm cụ thể, ASXH được đề cập đến các khía cạnh trợ giúp người nghèo nhiều hơn. Trong khuôn khổ phát triển mạng lưới ASXH mà WB đề xuất có đề cập tới 4 vấn đề:

- Chính sách trợ cấp người nghèo, người dễ bị tổn thương.

- Tạo điều kiện cho người nghèo tham gia thị trường nông sản, thị trường lao động.

- Bảo vệ trẻ em và vị thành niên.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 198 trang tài liệu này.

- Các giải pháp trợ giúp đột xuất.


Chính sách an sinh xã hội với người nông dân sau khi thu hồi đất để phát triển các khu công nghiệp nghiên cứu tại Bắc Ninh - 3

* Theo tài liệu của Nhật bản:

Trong cuốn sách: “Kinh nghiệm của Nhật Bản trong việc xây dựng hệ thống phúc lợi xã hội năm 2005” do Tiến sỹ Đỗ Thiên Kính dịch thuật .

Hệ thống An sinh xã hội của Nhật Bản gồm những thành phần chính là:

- Bảo hiểm xã hội.

- Chăm sóc sức khoẻ cho người già, chăm sóc y tế và sức khoẻ cho cộng đồng.

- Phúc lợi xã hội.

- Trợ giúp cộng đồng.

Bảo hiểm xã hội là thành phần lớn nhất bao gồm: các khoản trợ cấp, bảo hiểm sức khoẻ, bảo hiểm việc làm và bảo hiểm bồi thường tai nạn lao động.

Bên cạnh khái niệm về ASXH, giới học giả Nhật Bản còn sử dụng thuật ngữ đảm bảo xã hội, phúc lợi xã hội và đang còn sự tranh luận.

Trường phái thứ nhất cho rằng: Đảm bảo xã hội trong đó có ASXH và phúc lợi xã hội. Ngược lại, trường phái thứ hai cho rằng: phúc lợi xã hội trong đó đã bao gồm cả đảm bảo xã hội và ASXH; trường phái thứ ba dung hoà, cho rằng cả 3 thuật ngữ trên có nội hàm như nhau.

* Theo Hiệp hội An sinh thế giới (ISSA):

Trong Cuốn sách “TOWARD NEW FOUND COFIDENCE” xuất bản năm 2005 (tạm dịch: Tin tưởng hướng tới những phát hiện mới) của Hiệp hội An sinh thế giới cho rằng: ASXH là sự kết hợp các thành tố (hợp phần) của chính sách công; có thể điều chỉnh đáp ứng nhu cầu của những người công nhân; các công dân trong bối cảnh toàn cầu với sự thay đổi về kinh tế, xã hội, nhân khẩu học chưa từng xảy ra.

Theo các phát hiện mới này thì ASXH là các thành tố của hệ thống chính sách công liên quan đến sự bảo đảm an toàn cho tất cả các thành viên xã hội chứ không chỉ có công nhân.

Những ưu thế mà Hiệp hội An sinh thế giới quan tâm nhiều là: chăm sóc


sức khoẻ thông qua BHYT, hệ thống lương hưu và chăm sóc tuổi già, phòng chống tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và trợ giúp xã hội.

* Theo các tài liệu của Mỹ về ASXH:

Phạm vi hệ thống ASXH rộng hơn, bao gồm các thành viên trong xã hội, nguồn quỹ được sự hỗ trợ của ngân sách nhà nước. Tuy nhiên, trong hệ thống của Hoa Kỳ, ASXH không bao gồm BHYT mà BHYT là hệ thống bảo hiểm tư nhân, nhưng lại mang tính chất bắt buộc đối với các bộ phận dân cư. Nhà nước có hai chương trình đặc biệt dành cho hai đối tượng, đó là: Madicare dành cho người già và Madiaid dành cho người tàn tật; đây là hai nhóm đối tượng được coi là không có khả năng tự chủ về tài chính nên được Nhà nước bao cấp về chăm sóc sức khoẻ.

Như vậy, khái niệm ASXH bao gồm các chính sách nhằm chống lại sự rủi ro đối với các đối tượng xã hội, bao gồm Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế và các chế độ trợ giúp xã hội.

* Theo các chuyên gia Việt Nam:

Theo các tài liệu hiện có thì các chuyên gia Việt Nam có 2 khái niệm về ASXH; các quan niệm này đều có chung một cách tiếp cận là dựa vào khái niệm chính thống của ILO và tình hình thực tiễn ở Việt Nam.

Quan niệm thứ nhất cho rằng: ASXH có cấu trúc gồm 3 hợp phần cơ bản. Quan niệm này cho rằng ASXH chính là An ninh xã hội vì theo nguyên gốc tiếng anh là “Social Security” và như vậy nó sẽ làm rõ hơn tầm quan trọng của chính sách này và nó được thiết kế theo nguyên tắc:

- Phòng ngừa rủi ro.

- Giảm thiểu rủi ro.

- Trợ giúp người gặp rủi ro.

- Bảo vệ người gặp rủi ro.

Hệ thống ASXH theo quan niệm này gồm ba hợp phần chính là:


- Hệ thống chính sách và các chương trình về thị trường lao động, trợ giúp các đối tượng yếu thế tham gia vào thị trường lao động, đây được coi là tầng phòng ngừa trong toàn bộ hệ thống ASXH.

- Hệ thống chính sách BHXH được coi là xương sống của toàn bộ hệ thống ASXH quốc gia; vì đây là cấu phần mà “chi” dựa trên cơ sở “thu”. Hệ thống BHXH tạo cơ sở cho sự ổn định lâu dài của hệ thống An sinh quốc gia.

- Hệ thống chính sách và chương trình trợ giúp xã hội; các chương trình trợ giúp này bao gồm của cả Nhà nước và xã hội. Trong đó, nguồn lực của Nhà nước phân bố theo những chính sách mang tính chất phúc lợi xã hội, bảo trợ xã hội và cứu trợ xã hội nhằm trợ giúp các đối tượng yếu thế như người tàn tật, trẻ em mồ côi, hoặc trợ giúp khẩn cấp cho những người gặp rủi ro bởi thiên tai.

Quan niệm thứ hai cho rằng: ASXH có cấu trúc gồm 6 hợp phần. Quan niệm này cho rằng ASXH là một hệ thống các cơ chế chính sách và giải pháp được áp dụng rộng rãi để trợ giúp các thành viên trong xã hội đối phó với những khó khăn khi gặp rủi ro dẫn đến mất hoặc suy giảm nghiêm trọng nguồn thu nhập và cung cấp các dịch vụ chăm sóc về y tế.

Hệ thống ASXH tổng thể được thiết kế theo nguyên tắc:

- Có tính hệ thống.

- Có mối quan hệ ràng buộc chặt chẽ với nhau để bảo đảm tính công bằng xã hội.

- Đảm bảo tính bền vững về tài chính.

- Hướng tới đối tượng là mọi thành viên trong xã hội.

Quan niệm này cho rằng hệ thống ASXH phải đáp ứng được 3 chức năng cơ bản, đó là:

- Phòng ngừa rủi ro.

- Hạn chế rủi ro.

- Khắc phục rủi ro.

Theo quan niệm này, hệ thống ASXH gồm 6 hợp phần:


- Chính sách về chương trình thị trường lao động tích cực mà trọng tâm là trợ giúp tạo việc làm cho các đối tượng yếu thế trong thị trường lao động và trợ cấp cho đối tượng dân cư do quá trình sắp xếp lại các doanh nghiệp, (Bảo hiểm thất nghiệp, dạy nghề và chuyển đổi nghề cho những người thất nghiệp, dạy nghề lao động nông thôn)

- Chính sách BHXH trong đó bao gồm cả chế độ hưu trí, mất sức lao động, ốm đau, tai nạn...

- Chính sách BHYT bao gồm cả BHYT bắt buộc và tự nguyện, BHYT cho người nghèo, đối tượng bảo trợ xã hội và trẻ em dưới 6 tuổi.

- Chính sách trợ giúp đặc biệt: chính sách ưu đãi với thương binh liệt sỹ và người có công với nước.

- Chính sách trợ giúp xã hội cho các đối tượng yếu thế bao gồm: trợ cấp xã hội hàng tháng cho đối tượng bảo trợ xã hội (trẻ em mồ côi, người già cô đơn, người già 85 tuổi trở lên, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt...); trợ giúp về y tế, giáo dục, dạy nghề, tạo việc làm tiếp cận các công trình công cộng hoạt động văn hoá thể thao và trợ giúp khẩn cấp mà từ xưa đến nay hay gọi là cứu trợ xã hội cho những người không may gặp rủi ro đột xuất bởi thiên tai.

- Chính sách và các chương trình trợ giúp cho người nghèo, đây là một hệ thống cơ chế, chính sách, giải pháp mới được hình thành ở Việt Nam từ Thập kỷ 90 của Thế kỷ thứ XX.

Một số người theo quan niệm này cũng có ý tưởng ghép bảo hiểm thất nghiệp (một phần của chính sách và các thị trường lao động) vào hợp phần BHXH và ghép các chính sách, chương trình giảm nghèo vào hợp phần trợ giúp xã hội. Như vậy, hệ thống ASXH chỉ còn 4 hợp phần chủ yếu; đây là nền tảng quan trọng cho việc hình thành khái niệm về ASXH ở Việt Nam.

Từ những khái niệm của các tổ chức Quốc tế về ASXH, kinh nghiệm thực tiễn của Việt Nam có thể đưa ra nhận xét và khái niệm về ASXH như sau:


Nhận xét: ASXH là một khái niệm mở, có nội hàm rộng, từng quốc gia có thể vận dụng những vấn đề có tính phổ biến của thế giới về ASXH và tính đặc thù của quốc gia mình để đưa ra nội hàm ASXH phù hợp với bối cảnh của quốc gia.

Đối với Việt Nam, khái niệm ASXH là một hệ thống các cơ chế, chính sách, các giải pháp của Nhà nước và cộng đồng nhằm trợ giúp mọi thành viên trong xã hội đối phó với các rủi ro, các cú sốc về kinh tế, xã hội làm cho họ suy giảm hoặc mất nguồn thu nhập do bị ốm đau, tai nạn, bệnh nghề nghiệp, già cả không còn sức lao động, hoặc vì các nguyên nhân khách quan khác rơi vào cảnh nghèo khổ, bần cùng hoá và cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khoẻ cho cộng đồng thông qua các hệ thống chính sách về thị trường lao động, BHXH, BHYT, trợ giúp xã hội và trợ giúp đặc biệt.

1.2.2. An sinh xã hội đối với nông dân

Như đã trình bày ở trên, quan điểm về ASXH ở Việt Nam hiện nay, theo các nhà khoa học cũng như những người hoạch định chính sách chưa có được một định nghĩa thống nhất, có người ủng hộ quan điểm ASXH mà ILO công bố, có người lại đưa thêm quan điểm thực hiện ASXH nhất thiết phải thực hiện hình thức ưu đãi xã hội, nhưng cũng có người lại cho rằng an sinh xã hội ở Việt Nam phải đặc biệt chú trọng đến công tác cung cấp dịch vụ chăm sóc y tế… và có quan điểm cho rằng xoá đói giảm nghèo cũng là phạm vi của chương trình ASXH. Những quan điểm này có thể nhận được sự đồng tình của các chuyên gia quốc tế, nhưng đôi khi quan điểm của các chuyên gia quốc tế cũng trái ngược với quan điểm của các chuyên gia trong nước. Theo họ hệ thống ASXH thực chất có vai trò quan trọng trong việc giảm nghèo và cũng có thể trở thành một phần của chiến lược lớn về giảm nghèo kết hợp với các cơ chế tạo việc làm, đầu tư công cho phát triển công trình kết cấu hạ tầng, các chính sách giáo dục quốc gia. Nhưng vai trò cốt lõi của việc thực hiện ASXH không nhất thiết phải là giúp cho các cá nhân và hộ gia đình thoát khỏi


ngưỡng nghèo mà vai trò của nó là bảo vệ họ khỏi những rủi ro về kinh tế. Đồng thời, thoát nghèo cũng có thể là một kết quả do được tiếp cận tốt hơn với phúc lợi bảo trợ xã hội, nhưng nó không phải là vai trò chính của chính sách bảo trợ xã hội. Trên thực tế, nhiều chế độ trong các chương trình an sinh xã hội của các nước đang phát triển không nhất thiết phải hướng đến đối tượng là người rất nghèo.

Đối với tác giả luận án xin đưa ra quan điểm về hệ thống an sinh xã hội cho nông dân như sau.

An sinh xã hội đối với nông dân là một hệ thống các chính sách, các giải pháp mà trước tiên nhà nước, gia đình , xã hội và cộng đồng thực hiện nhằm trợ giúp người nông dân thoát khỏi nghèo, đối phó với những rủi ro gây ra bởi các cú sốc về kinh tế- xã hội làm cho người nông dân bị suy giảm hoặc mất nguồn thu nhập do mất việc làm, bị ốm đau, thai sản, tai nạn, bệnh nghề nghiệp, già cả không còn sức lao động hoặc vì các nguyên nhân khách quan khác làm cho họ rơi vào cảnh nghèo khổ, bần cùng hoá.

Như vậy, để thực hiện ASXH đối với nông dân thì điều thiết yếu là phải đảm bảo cho những người nông dân có việc làm, tăng thu nhập, thoát khỏi nghèo đói, và có tích luỹ đủ lớn để tham gia BHYT, BHXH. Như vậy, họ mới chủ động tham gia vào hệ thống an sinh xã hội. Muốn thoát nghèo thì bản thân người dân không thể tự mình làm được mà cần phải có sự trợ giúp của nhà nước, người thân và cộng đồng. Thông qua các chương trình xoá đói giảm nghèo, trợ giúp xã hội và cung cấp dịch vụ xã hội cơ bản cho người nông dân sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho họ thoát nghèo, từng bước vững tin hoà nhập vào hệ thống bảo hiểm y tế và bảo hiểm xã hội tự nguyện.

ASXH nói chung, ASXH đối với nông dân Việt Nam nói riêng có những đặc trưng cơ bản sau:

Thứ nhất: ASXH đối với nông dân được thực hiện dưới sự giúp đỡ của Nhà nước, cộng đồng và sự tự nguyện tham gia đóng góp của người nông dân.


Nguồn tài chính phục vụ cho ASXH với nông dân là khá lớn so với thu nhập của họ, vì vậy rất cần sự hỗ trợ của nhà nước và cộng đồng.

Thứ hai: ASXH đối với nông dân thuộc lĩnh vực ASXH cho khu vực phi chính thức. Hệ thống luật pháp cho việc thực thi ASXH đối với nông dân vì thế còn nhiều bất cập và tính nhất quán chưa cao, còn thiếu cụ thể. Đây là lĩnh vực mới ở nước ta, hệ thống văn bản về ASXH cần phải nghiên cứu và bổ xung thường xuyên.

Thứ ba: người nông dân là những người có thu nhập thấp và không ổn định, vì vậy tính bền vững và ổn định về tài chính cho việc thực hiện ASXH là không cao. Người nông dân chưa mặn mà với ASXH cả về nhận thức và khả năng tài chính.

1.2.3. An sinh xã hội với người nông dân bị thu hồi đất để phát triển công nghiệp.

Quan niệm về ASXH với người nông dân bị thu hồi đất để phát triển công nghiệp chưa có một nghiên cứu nào ở mức độ đấy đủ để đưa ra được khung lý thuyết, song ở mức độ khác nhau cách tiếp cận khác nhau đã có một số tác giả đề cập đến. ASXH với người nông dân bị thu hồi đất có điểm khác biệt so với đối tượng là nông dân nói chung. Bởi vì người nông dân bị thu hồi đất cho quá trình CNH- HĐH họ đã không còn tư liệu sản xuất đối với lĩnh vực nông nghiệp, nghề truyền thống lâu đời của họ, trước hết và quan trọng hơn cả là họ hướng tới phải chuyển đổi được nghề mới phi nông nghiệp, để giúp cho họ ổn định được cuộc sống trước mắt cũng như lâu dài. Vấn đề mấu chốt này ASXH phải đề cập đến đầu tiên sau đó mới đến các vấn đề khác mà người nông dân nói chung được quan tâm giải quyết. Từ những phân tích trên đây tác giả luận án đưa ra quan niệm về ASXH với nông dân bị thu hồi đất để phát triển KCN như sau:

ASXH đối với người nông dân bị thu hồi đất để phát triển các KCN là các chủ trương chính sách, chương trình và các giải pháp của Nhà nước,

Xem tất cả 198 trang.

Ngày đăng: 28/09/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí