Vị Trí Của Tòa Án Nhân Dân Trong Bộ Máy Nhà Nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam.


tính hợp hiến của các đạo luật do cơ quan lập pháp và hành pháp ban hành đồng thời đưa ra những giải thích HP thống nhất và có tính bắt buộc chung.

Như vậy, TA có vị trí độc lập với các cơ quan lập pháp và hành pháp. Vị trí này là một điều kiện quan trọng để đảm bảo quyền bình đẳng của con người, đảm bảo nền công lý cho mỗi quốc gia và chống lại tình trạng tham nhũng, chuyên quyền độc đoán của giai cấp cầm quyền trong xã hội. Cơ sở pháp lý để đảm bảo sự độc lập của quyền tư pháp với quyền lập pháp và hành pháp được ghi nhận ở HP và các đạo luật của các Nhà nước. Tuy vậy, sự độc lập của TA ở mỗi quốc gia chỉ mang tính tương đối, bởi nó còn phụ thuộc rất nhiều vào quan điểm, tư tưởng chỉ đạo của giai cấp nắm giữ quyền lực Nhà nước. Tuy nhiên cùng với sự phát triển của nền dân chủ tư sản, vị trí độc lập của TA ngày càng được xác lập, đối tượng xét xử, phạm vi và thẩm quyền xét xử của TA cũng càng được mở rộng hơn. Thiết nghĩ đây cũng là những kinh nghiệm tham khảo cần thiết trong công cuộc cải cách tư pháp nói chung và cải cách TA nói riêng ở nước ta hiện nay.

1.1.1.2- Vị trí của Tòa án nhân dân trong Bộ máy Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Nhà nước xã hội chủ nghĩa (XHCN) là Nhà nước kiểu mới trong lịch sử xã hội loài người, là Nhà nước của nhân dân lao động. Sứ mệnh lịch sử của Nhà nước này là thực thi quyền lực vì quyền và lợi ích hợp pháp của nhân dân lao động. Bản chất của Nhà nước XHCN được xác định không chỉ bởi các nguyên tắc cơ bản của chủ nghĩa xã hội đã được các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác – Lênin nêu ra mà còn bởi các mô hình Nhà nước XHCN cụ thể với những đặc điểm lịch sử riêng về dân tộc truyền thống, văn hóa, trình độ phát triển kinh tế xã hội và các đặc điểm của thời đại được tiếp nhận bởi mỗi quốc gia riêng biệt. Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam là một mô hình cụ thể của Nhà nước XHCN. Sứ mệnh lịch sử của Nhà nước nói chung và Nhà nước XHCN nói riêng sẽ không thể thực hiện được trong cuộc sống nếu không có một hệ thống các cơ quan, các tổ chức Nhà nước được xây dựng một cách khoa học và hoạt động nhịp nhàng trong một thể thống nhất. Hệ thống ấy là bộ máy Nhà nước, bộ máy Nhà nước XHCN nói chung cũng như bộ máy Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam hiện nay có đặc điểm nổi bật là được tổ chức theo


nguyên tắc tập quyền - đây là điểm khác nhau cơ bản với nguyên tắc phân quyền trong bộ máy Nhà nước tư sản. Điều này có nghĩa là trong tổ chức bộ máy Nhà nước XHCN mọi quyền lực đều tập trung thống nhất vào nhân dân, bắt nguồn từ nhân dân và thuộc về nhân dân. Nguyên tắc quyền lực thuộc về nhân dân là nguyên tắc hiến định trong tổ chức và hoạt động của Nhà nước XHCN. Điều 2 HP 1992 (sửa đổi, bổ sung ngày 25/12/2001) của Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam qui định: “Nước Cộng hòa XHCN Việt Nam là NNPQ XHCN của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân, tất cả quyền lực Nhà nước thuộc về nhân dân” [31. tr.128]. Nhân dân thực hiện quyền của mình thông qua Quốc hội và Hội đồng nhân dân (HĐND)

– là cơ quan đại diện cao nhất của nhân dân, do nhân dân trực tiếp bầu ra.

Quyền lực Nhà nước là thống nhất, thiếu tính thống nhất thì quyền lực Nhà nước sẽ mất đi hiệu lực. Ở nước ta, sự phân công, phối hợp giữa ba quyền: Lập pháp, hành pháp và tư pháp là sự phân công giữa ba bộ phận của một hệ thống tồn tại dưới dạng một chính thể các quan hệ quyền lực. Sự phân công, phối hợp giữa ba quyền và tương ứng với chúng là ba thiết chế quyền lực Nhà nước, chính là sự phân công có điều kiện – theo đó mỗi một thiết chế quyền lực chỉ thực thi một loại quyền lực và không thể có một thiết chế quyền lực nào lại thâu tóm toàn bộ quyền lực Nhà nước vào tay mình. Ở nước ta, Quốc hội nắm giữ những quyền cơ bản nhất của quyền lực Nhà nước như quyền lập pháp, quyền quyết định những vấn đề cơ bản và quan trọng nhất về kinh tế, tài chính, tổ chức bộ máy, quyền giám sát tối cao việc thực hiện pháp luật. Các cơ quan khác trong bộ máy Nhà nước đều bắt nguồn từ cơ quan quyền lực Nhà nước và phải chịu sự kiểm tra, giám sát của cơ quan quyền lực, phải chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước cơ quan đó. Trong bộ máy Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam bên cạnh việc đảm bảo sự tập trung thống nhất quyền lực đồng thời phải bảo đảm sự phân biệt và phối hợp chặt chẽ giữa ba quyền: Lập pháp, hành pháp, tư pháp và có sự phân công, phân cấp rò ràng về quyền hạn, trách nhiệm của mỗi cơ quan.

Quốc hội tổ chức ra Chính phủ trao quyền hành pháp, tổ chức ra các cơ quan tư pháp (TA, Viện kiểm sát, Cơ quan điều tra…) trao cho quyền tư pháp. Như vậy, đặc điểm cơ bản nhất của bộ máy Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam là dựa trên

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 231 trang tài liệu này.


nguyên tắc quyền lực Nhà nước là thống nhất và nguyên tắc tập trung dân chủ để phân công chức năng, nhiệm vụ cho từng loại cơ quan trong bộ máy Nhà nước nhằm tạo điều kiện phát huy tính tự chủ của mỗi cơ quan đồng thời phối kết hợp một cách có hiệu quả nhất để thực hiện quyền lực của nhân dân. Điều 2 HP 1992 sửa đổi năm 2001 khẳng định “Quyền lực Nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan Nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp” [31. tr.178]. Như vậy, quyền lực Nhà n ước được thực hiện trên cơ sở phân công, phối hợp giữa các cơ quan lập pháp, hành pháp và tư pháp. Mỗi cơ quan có chức năng, nhiệm vụ và phương thức hoạt động khác nhau có tính độc lập tương đối nhưng hoạt động trong một chính thể thống nhất, phối hợp chặt chẽ với nhau nhằm bảo đảm thực hiện quyền lực Nhà nước. Là một bộ phận của quyền lực Nhà nước, quyền tư pháp luôn gắn bó chặt chẽ với quyền lập pháp và quyền hành pháp trong chỉnh thể quyền lực Nhà nước thống nhất. Thông qua hoạt động tư pháp được qui định bởi pháp luật, các cơ quan tư pháp có nhiệm vụ bảo vệ pháp luật, áp dụng pháp luật, kiểm tra, giám sát mọi hoạt động chấp hành pháp luật trong xã hội nhằm bảo đảm trật tự pháp luật, pháp chế, bảo đảm hiệu lực của bộ máy Nhà nước và quyền lực của nhân dân được thực hiện trên thực tế. Phán quyết của TA chính xác, khách quan, đúng pháp luật thể hiện sự công bằng, bình đẳng của các chủ thể trước pháp luật và phản ánh nền công lý của chế độ Nhà nước. Về vị trí của cơ quan tư pháp (trọng tâm là TAND), chủ tịch Hồ Chí Minh tại Hội nghị Tư pháp toàn quốc tháng 2/1948 đã khẳng định: “Cơ quan tư pháp là cơ quan trọng yếu của chính quyền”[104. tr.10].

Những vấn đề lý luận và thực tiễn về cải cách hệ thống toà án Việt Nam theo định hướng xây dựng nhà nước pháp quyền - 3

Lênin viết: “TA là cơ quan của quyền lực, hoạt động của TA là một hình thức hoạt động của Nhà nước” [40. tr.197]. Như vậy TAND là một hệ thống cơ quan Nhà nước có vị trí độc lập trong bộ máy Nhà nước, là một bộ phận quan trọng không thể thiếu được của bộ máy Nhà nước, thể hiện trực tiếp bản chất của Nhà nước ta là Nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân.

Nhà nước Việt nam dân chủ cộng hoà ra đời đã xác định rò tầm quan trọng và sự cần thiết của TA trong bộ máy Nhà nước. Ngày 13/9/1945 Chủ tịch Chính phủ lâm thời Việt Nam Dân chủ cộng hòa (VNDCCH) ký Sắc lệnh thành lập các Tòa án


quân sự (TAQS) với tư cách là cơ quan xét xử và bảo vệ pháp luật. Hơn 50 năm qua, Nhà nước ta luôn quan tâm tới việc xây dựng, hoàn thiện tổ chức và hoạt động của TAND. Các đạo luật cơ bản của Nhà nước ta đều qui định và ghi nhận những nguyên tắc về tổ chức và hoạt động của TAND.

HP 1946 – HP đầu tiên của Nhà nước VNDCCH (Điều 22) đã qui định hệ thống TA là cơ quan độc lập bên cạnh hai hệ thống cơ quan Nhà nước khác là Nghị viện và Chính phủ “Nghị viện nhân dân là cơ quan có quyền cao nhất của nước VNDCCH”.

Điều 43 quy định: “Cơ quan hành chính cao nhất của toàn quốc là Chính phủ VNDCCH”.

Và Điều 63 của HP 1946 quy định: “Cơ quan tư pháp của nước VNDCCH gồm có: Toà án tối cao; các TA phúc thẩm; các TA đệ nhị cấp và sơ cấp” [5. tr.12; 18. tr. 21].

Ba cơ quan trên là những cơ quan đại diện cho quyền lực Nhà nước, trong đó TA các cấp là cơ quan đại diện cho quyền tư pháp. Với nội dung qui định này của HP 1946, Nhà nước VNDCCH (nay là Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam) đã xác định TA là cơ quan có vị trí độc lập, là một bộ phận không thể thiếu được trong bộ máy Nhà nước, là cơ quan đại diện cho quyền tư pháp có mối quan hệ và gắn bó chặt chẽ với các cơ quan lập pháp, hành pháp.

HP 1959 Điều 97, HP 1980 Điều 128 khẳng định đầy đủ hơn vị trí quan trọng của TAND trong bộ máy Nhà nước ở nước ta: “TANDTC nước VNDCCH, các TAND địa phương, các TAQS là những cơ quan xét xử của nước VNDCCH” [31. tr.56, 115].

Luật tổ chức TAND năm 1960, Luật tổ chức TAND năm 1981 và Luật tổ chức TAND năm 1992 thể hiện đầy đủ hơn vị trí của TAND ở nước ta, các văn bản pháp luật này đều khẳng định: “TAND tối cao, các TAND địa phương, các TAQS và các TA khác do luật định là các cơ quan xét xử của nước Cộng hòa XHCN Việt Nam” [59. tr.3] [60. tr.3] [61. tr.3].

Đất nước ta đã chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế thị trường, trước yêu cầu của công cuộc đổi mới cũng những đòi hỏi của sự phát


triển kinh tế, của vấn đề dân chủ, kỷ cương phép nước, an ninh chính trị và an toàn xã hội thì vị trí của TA càng được khẳng định và nâng cao để thực hiện được mục tiêu mà Đảng và Nhà nước đã đặt ra là “dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh”.

Điều 128 HP 1992 qui định vị trí của TAND trong bộ máy Nhà nước ở nước ta như sau: “TANDTC, các TAND địa phương, các TAQS và các TA khác do luật định là những cơ quan xét xử của nước Cộng hòa XHCN Việt Nam”. Luật tổ chức TAND được Quốc hội khóa X kỳ họp thứ 10 thông qua ngày 02/4/2002 lại một lần nữa khẳng định vị trí của TAND nhằm bảo đảm và tạo mọi điều kiện để TAND thực hiện tốt các nhiệm vụ mà HP đã qui định, góp phần thực hiện thắng lợi công cuộc đổi mới ở nước ta.

Như vậy, trong bộ máy nhà nước ta, TA giữ một vị trí đặc biệt bởi TA là nơi thể hiện rò nhất các nguyên tắc dân chủ và bình đẳng. Kết quả hoạt động của TA là nơi thể hiện sản phẩm của toàn bộ hoạt động của các cơ quan tư pháp. Vì thế bằng hoạt động của mình, TA còn thể hiện cả chất lượng hoạt động và uy tín của hệ thống tư pháp trong Nhà nước pháp quyền XHCN.

1.1.2- Chức năng, vai trò của Tòa án.

1.1.2.1- Chức năng, vai trò của Tòa án trong Nhà nước tư sản.

Như đã trình bày ở phần trên, quyền lực Nhà nước gồm ba loại: Quyền lập pháp, quyền hành pháp, quyền tư pháp. Trong xã hội có giai cấp đối kháng, giai cấp thống trị thông qua Nhà nước để biến ý chí của giai cấp mình thành pháp luật và buộc các giai cấp khác trong xã hội phải tuân theo. Đây chính là hoạt động lập pháp là lĩnh vực quan trọng thể hiện quyền lực Nhà nước một cách rò nét nhất bởi vậy bao giờ cũng được cơ quan có quyền lực cao nhất trong mỗi quốc gia nắm giữ và thực hiện. Pháp luật là ý chí của giai cấp thống trị mà trong xã hội có giai cấp đối kháng thì ý chí này luôn đối lập với ý chí của nhân dân lao động nên thường bị chống đối và không được nhân dân tự giác thực hiện. Chính vì vậy giai cấp thống trị phải thành lập một bộ máy và giao cho nhiệm vụ tổ chức thi hành pháp luật. Đó là hệ thống cơ quan hành pháp – một bộ phận quan trọng trong bộ máy Nhà nước nắm giữ cả những điều kiện vật chất và sức mạnh cưỡng chế để đảm bảo cho pháp luật


được thực thi trong cuộc sống. Đồng thời với việc thiết lập hệ thống cơ quan hành pháp là việc thiết lập hệ thống cơ quan tư pháp giao cho cơ quan này thực hiện quyền tư pháp (quyền xét xử) mà hạt nhân của nó là TA: TA nhân danh quyền lực nhà nước có nhiệm vụ xét xử những hành vi vi phạm pháp luật của tất cả mọi người trong xã hội bất kể họ là người lao động hay các quan chức trong bộ máy Nhà nước. Như vậy, hoạt động xét xử là hoạt động tất yếu của mọi Nhà nước, là chức năng không thể thiếu được của bất kỳ Nhà nước nào. Chức năng này được giao cho một hệ thống cơ quan có vị trí độc lập trong bộ máy Nhà nước - đó là TA. Tuy vậy, ở mỗi kiểu Nhà nước với sự khác nhau về chế độ chính trị, chế độ kinh tế, hệ thống quan điểm của giai cấp cầm quyền… nên việc tổ chức bộ máy Nhà nước cũng khác nhau và vị trí của TA cũng khác nhau nhưng đều có chung một chức năng là xét xử.

1.1.2.2- Chức năng, vai trò của Tòa án ở nước ta.

HP 1992 (sửa đổi, bổ sung ngày 25/12/2001) qui định “Quyền lực Nhà nước là thống nhất, có sự phân công và phối hợp giữa các cơ quan Nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp”. Đây là ba phạm vi của quyền lực Nhà nước thống nhất ở Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam, HP - đạo luật cơ bản của Nhà nước đã qui định việc phân công các phạm vi quyền lực này cho hệ thống các cơ quan khác nhau trong bộ máy Nhà nước cùng phối hợp thực hiện. Trong đó TAND một hệ thống cơ quan có vị trí độc lập trong bộ máy Nhà nước thực hiện chức năng xét xử – một hoạt động cơ bản của quyền tư pháp, một chức năng không thể thiếu được của bộ máy Nhà nước XHCN. Đây là chức năng riêng chỉ TA mới có và không có cơ quan nào trong bộ máy Nhà nước có thể thay thế TA để thực hiện chức năng này.

V.I Lênin đã dạy:

Giai cấp vô sản cần có chính quyền Nhà nước, cần có tổ chức sức mạnh tập trung, cần có tổ chức bạo lực để trấn áp sự phản kháng của bọn bóc lột và lãnh đạo quảng đại quần chúng nhân dân.

… Nếu không dùng đến cưỡng bách thì nhiệm vụ đó tuyệt đối không thể hoàn thành được, chúng ta cần có Nhà nước, chúng ta cần có cưỡng bách. TA… phải là cơ quan Nhà nước vô sản thực hiện sự cưỡng bách đó. [39.


tr.27].

Thấm nhuần lời dạy của Lênin, ngay sau khi cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công, Nhà nước VNDCCH đã thực hiện công việc đầu tiên là kiện toàn bộ máy Nhà nước và ban hành các văn bản pháp luật để thực hiện nhiệm vụ trọng yếu của cách mạng thời kỳ đó là chống thù trong giặc ngoài, bảo vệ thành quả của cách mạng, xây dựng và củng cố chính quyền nhân dân. Bởi vậy, trong thời kỳ này, TA là một trong những cơ quan Nhà nước được thành lập sớm nhất. Điều này được lịch sử hình thành và phát triển pháp luật nước ta minh chứng. Ngay từ những ngày đầu ra đời của chính quyền cách mạng, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký nhiều Sắc lệnh như: Sắc lệnh số 33 ngày 13/9/1945; Sắc lệnh số 13 ngày 21/1/1946; Sắc lệnh số 21 ngày 24/1/1946… để thành lập hệ thống TA ở nước ta và qui định về tổ chức – hoạt động của các cơ quan này. Cơ sở pháp lý của việc hình thành, phát triển TA là hệ thống các văn bản pháp luật được Nhà nước ban hành: Đó là HP 1946, HP 1959, Luật tổ chức TAND 1960; HP 1980, Luật tổ chức TAND 1981; HP 1992, Luật tổ chức TAND 1992; các Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật tổ chức TAND 1992 được Quốc hội thông qua ngày 28/12/1993, ngày 20/10/1995 và Luật tổ chức TAND 2002.

Điều 63 HP 1946 – HP đầu tiên của Nhà nước ta đã qui định:Cơ quan tư pháp của nước VNDCCH gồm có: TA tối cao; Các TA phúc thẩm; Các Tòa đệ nhị cấp và sơ cấp.”

Theo tinh thần của Điều 63 HP 1946 thì “cơ quan tư pháp” được hiểu là cơ quan xét xử. Như vậy, các TA theo qui định trên của HP 1946 là hệ thống cơ quan duy nhất thực hiện quyền xét xử.

Kế thừa và phát triển những qui định của HP 1946, HP 1959 (Điều 97) qui định: “TANDTC nước VNDCCH, các TAND địa phương, các TAQS là những cơ quan xét xử của nước VNDCCH.

Trong trường hợp cần xét xử những vụ án đặc biệt, Quốc hội có thể quyết định thành lập TA đặc biệt.”

HP 1980 (Điều 128) của nước Cộng hòa XHCN Việt Nam khẳng định: “TANDTC, các TAND địa phương, các TAQS là những cơ quan xét xử của nước


Cộng hòa XHCN Việt Nam.

Trong tình hình đặc biệt, hoặc trong những trường hợp cần xem xét những vụ án đặc biệt, Quốc hội hoặc Hội đồng Nhà nước có thể quyết định thành lập TA đặc biệt…”

HP 1992 (Điều 127) tiếp tục khẳng định: “TANDTC, các TAND địa phương, các TAQS và các TA khác do luật định là những cơ quan xét xử của nước Cộng hòa XHCN Việt Nam.

Trong tình hình đặc biệt, Quốc hội có thể quyết định thành lập TA đặc biệt.”

Như vậy, những qui định của HP năm 1946, 1959, 1980 và HP năm 1992 đều khẳng định: TA là cơ quan duy nhất trong bộ máy Nhà nước thực hiện chức năng xét xử: “Xét xử là phương thức, là hình thức thực hiện quyền lực Nhà nước. Đó là hoạt động của cơ quan (TA) được nhân danh quyền lực Nhà nước, thể hiện ý chí của Nhà nước đưa ra một phán quyết cuối cùng có hiệu lực bắt buộc đối với một tranh tụng cụ thể (hình sự, dân sự, kinh tế, lao động, hành chính…). Đó là sự biểu thị thái độ trực tiếp của Nhà nước về các vụ việc cụ thể trong các lĩnh vực hình sự, dân sự, kinh tế, hành chính và lao động” [15. tr.37].

Vai trò của Toà án.

Thứ nhất, TA có vai trò “thực hiện chế độ pháp trị, giữ vững và bảo vệ quyền lợi của nhân dân, bảo vệ chế độ dân chủ của ta… ngăn ngừa, trừng trị những kẻ âm mưu phá hoại chế độ ta, phá hoại lợi ích của nhân dân” [104. tr.18]. Như vậy, TA có vai trò quan trọng trong việc giữ vững trật tự, kỷ cương pháp luật trong xã hội, bảo đảm và bảo vệ được các quyền và lợi ích cơ bản củ a công dân.Trong bài phát biểu của mình, đồng chí Đỗ Mười -Tổng bí thư BCHTW Đảng Cộng sản Việt Nam khóa VII đã khẳng định:

Trong điều kiện nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng XHCN, vai trò của TA là rất quan trọng, góp phần tạo ra tình hình ổn định, sự an toàn pháp lý cho mọi hoạt động kinh tế và đời sống dân sự của công dân làm cho nền tư pháp nước ta trở thành công cụ sắc bén bảo vệ công lý, bảo vệ chế độ, bảo vệ chính quyền, giữ gìn kỷ cương phép nước [21. tr.167].

Xem tất cả 231 trang.

Ngày đăng: 09/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí