Hoạt Động Của Các Chương Trình, Dự Án Xđgn Của Việt Nam


Cùng với các chính sách hỗ trợ tài chính từ NSNN để nông dân tham gia vào ASXH theo nguyên tắc đóng - hưởng và không dựa vào đóng góp như đã phân tích trên, những năm qua Nhà nước ta đã có nhiều chủ trương, chính sách kinh tế - xã hội nhằm khuyến khích và hỗ trợ nông dân tăng thu nhập. Cùng với việc ban hành các chính sách kinh tế nhằm phát triển nông nghiệp, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đẩy mạnh CNH, HĐH nông nghiệp nông thôn, phát triển các khu công nghiệp,… Đảng và Nhà nước ta còn có nhiều chính sách trong lĩnh vực xã hội như chính sách lao động, việc làm, chính sách XĐGN, chính sách xuất khẩu lao động, chính sách cung ứng các dịch vụ xã hội cơ bản cho nhân dân nói chung, cho nông dân nói riêng. Hệ thống các chính sách kinh tế - xã hội này góp phần hỗ trợ và khuyến khích nông dân, đảm bảo thực hiện vai trò của Nhà nước về ASXH đối với nông dân.

Sau Đại hội lần thứ VII của Đảng, Chương trình quốc gia về việc làm được đề cập. Chương trình này hướng vào phát triển một số ngành và địa bàn trọng điểm tạo được nhiều việc làm cho người lao động. Bộ luật Lao động với các quy định cụ thể để bảo đảm quyền lợi, trách nhiệm và nghĩa vụ của người lao động và sử dụng lao động sớm được ban hành. Đối với đồng bào dân tộc thiểu số, Đại hội cũng chỉ ra rằng các chính sách phát triển kinh tế hàng hóa ở các vùng dân tộc thiểu số cần phải phù hợp với điều kiện, đặc điểm từng vùng, từng dân tộc, bảo đảm cho đồng bào các dân tộc khai thác được thế mạnh của địa phương để làm giàu cho mình và đóng góp vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Từ năm 1998 đến nay, hàng loạt các chương trình dự án hỗ trợ người nông dân thoát khỏi cảnh nghèo được Thủ tướng Chính phủ phê chuẩn như Chương trình 133 (1998) - Chương trình mục tiêu quốc gia XĐGN trong giai đoạn 1998 - 2000 với mục tiêu xóa đói kinh niên và giảm tỷ lệ hộ nghèo trên cả nước xuống còn 10% vào năm 2000 [67]; Chương trình 135 (1998) - Chương trình phát triển kinh tế - xã hội các xã đặc biệt khó khăn, miền núi và vùng sâu, vùng xa [69]; Chương trình 143 (2001) - Chương trình mục tiêu quốc gia XĐGN và việc làm giai đoạn 2001-2005 với mục tiêu giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống dưới 10% theo chuẩn mới của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội và xóa hoàn toàn nạn đói kinh niên; đảm bảo các xã nghèo có các công trình hạ tầng cơ sở cơ bản như thủy lợi, trường học, trạm xá, đường, điện,...; tạo 1,4 - 1,5 triệu việc làm mỗi năm) [70]. Đặc biệt Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt “Chiến lược toàn diện về tăng trưởng và xoá đói giảm nghèo” ngày 21 tháng 5 năm 2002, với các


chính sách tập trung chủ yếu vào khu vực nông thôn nhằm hỗ trợ người nghèo [19].

Đến thời điểm hiện nay có khoảng 33 dự án và chính sách liên quan đến giảm nghèo (xem Phụ lục 2). Các hoạt động hỗ trợ giảm nghèo được chính phủ Việt Nam thực hiện thời gian qua nhìn chung là mang tính toàn diện, bao trùm các lĩnh vực và yếu tố thiết yếu, đồng thời cách tiếp cận và can thiệp cũng khác nhau. Một số dự án được thiết kế để đáp ứng nhu cầu của một số nhóm đối tượng ở một vùng khác hoặc hỗ trợ các nhóm khác chưa được hưởng lợi từ các chương trình, dự án nào. Người ta đã chỉ ra 30 cách hỗ trợ khác nhau trong tất cả các chương trình giảm nghèo.

Bảng 3.1: Hoạt động của các chương trình, dự án XĐGN của Việt Nam


Hỗ trợ sản xuất trong nông nghiệp

Cơ sở hạ tầng

- Hỗ trợ khuyến nông

- Các loại công trình cơ sở hạ tầng

- Trợ giá các đầu vào cho nông nghiệp

khác nhau

- Đào tạo nông nghiệp

- Vận hành và duy tu bảo dưỡng

Hỗ trợ y tế

- Dịch vụ y tế

- Cải thiện tình trạng y tế

- Nâng cao an toàn vệ sinh chăn nuôi

- Hỗ trợ đất sản xuất

- Hỗ trợ ngư nghiệp

- Quản lý và khai thác rừng

- Vốn vay cho người nghèo để sản xuất

Hỗ trợ giáo dục

Đào tạo và xây dựng năng lực

- Tiếp cận giáo dục

- Dạy nghề

- Hỗ trợ học phí

- Đào tạo cán bộ để thực hiện

- Hỗ trợ các trường nội trú

chương trình giảm nghèo

- Chính sách về lương cho giáo viên ở

- Theo dõi và đánh giá giảm nghèo

vùng sâu, vùng xa


Tiếp cận dịch vụ

Trợ giá

- Tiếp cận dịch vụ cấp nước sạch

- Trợ giá cước vận chuyển một số

- Tiếp cận dịch vụ điện

mặt hàng tới các vùng sâu

- Hỗ trợ tiếp cận pháp lý

- Trợ giá nhiên liệu cho đồng bào dân tộc thiểu số


- Hỗ trợ trực tiếp lương thực

Hỗ trợ nhà ở

- Vật liệu làm nhà

- Hỗ trợ đất ở

Hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số

- Hỗ trợ di dân và tái định cư

- Hỗ trợ nhóm dân tộc thiểu số nhỏ

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 224 trang tài liệu này.

Vai trò của nhà nước về an sinh xã hội đối với nông dân ở Việt Nam - 11

Nguồn: Số liệu tổng hợp của tác giả.


Hiện nay dù kinh tế khó khăn, nhiều chính sách phải cắt giảm nguồn vốn thực hiện nhưng riêng nguồn lực cho giảm nghèo không giảm mà còn tăng. Nếu bình quân trong giai đoạn 2008 - 2012, chúng ta dành khoảng 90.000 tỷ đồng/năm cho giảm nghèo, thì giai đoạn 2011 - 2013 nguồn lực dành cho hộ nghèo là 364.000 tỷ đồng, tương đương 120.000 tỷ đồng/năm. Điều này thể hiện quyết tâm của Đảng, Nhà nước trong việc dành nguồn lực đáng kể để giảm nhanh tỷ lệ hộ nghèo ở nước ta, phấn đấu đạt được các mục tiêu Thiên niên kỷ [97].

Cùng với chính sách giảm nghèo, Nhà nước Việt Nam đã ban hành và triển khai nhiều chính sách hỗ trợ, tạo cơ hội tham gia thị trường lao động cho người nghèo, thanh niên, lao động nông thôn, lao động trong khu vực phi chính thức, lao động dôi dư, lao động tàn tật và các nhóm lao động dễ bị tổn thương khác. Các nhóm chính sách quan trọng là:

1) Chính sách tín dụng. Đến năm 2010 Nhà nước đã ban hành khoảng 20 chính sách tín dụng ưu đãi, sử dụng cơ chế vay tín dụng thông qua các chương trình, tổ chức, hội, đoàn thể. Mục tiêu của các chính sách tín dụng này rất đa dạng, để phát triển sản xuất, hỗ trợ học sinh, sinh viên… Đối tượng hưởng lợi là người nghèo, người dân tộc thiểu số, người khuyết tật, thanh niên, người đi xuất khẩu lao động, người lao động bị mất việc làm do tác động của khủng hoảng kinh tế, người lao động có đất phải chuyển đổi mục đích sử dụng, học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn, thương nhân hoạt động thương mại tại các vùng khó khăn, người có thu nhập thấp...

Tính đến 31/12/2012, tổng dư nợ của chương trình tín dụng ưu đãi (dành cho người nghèo và các đối tượng chính sách khác) đạt 113.921 tỷ đồng, gấp 6,2 lần so với dư nợ năm 2005, với hơn 8 triệu khách hàng đang có dư nợ. Tính đến hết năm 2012 đã có trên 21,4 triệu lượt hộ nghèo và đối tượng chính sách khác được vay vốn tín dụng ưu đãi [98]. Chương trình Việc làm Quốc gia cùng với các quỹ việc làm được thành lập ở các địa phương với mục tiêu chính là sử dụng các ưu đãi về tín dụng kết hợp với đào tạo và giới thiệu việc làm để hỗ trợ, trở thành “bà đỡ” kích cầu tạo việc làm cho người lao động.

2) Chính sách xuất khẩu lao động. Trong những năm qua, Nhà nước đã hình thành một hệ thống chính sách về đưa lao động đi làm việc có thời hạn ở nước


ngoài, phát triển quỹ việc làm ngoài nước, xây dựng các chương trình trọn gói từ đào tạo, cho vay tín dụng đến hỗ trợ người lao động khi về nước như: Đề án Hỗ trợ các huyện nghèo đẩy mạnh xuất khẩu lao động góp phần giảm nghèo bền vững giai đoạn 2009-2020 [86]; Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập quản lý và sử dụng Quỹ hỗ trợ việc làm ngoài nước [81]; Đề án dạy nghề cho lao động đi làm việc ở nước ngoài đến năm 2015 [76]; cho vay đối với người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài [54]… Theo báo cáo sơ kết của Cục Quản lý lao động ngoài nước (Bộ Lao động Thương binh và Xã hội), sau 3 năm thực hiện đề án (tính đến năm 2012) đưa được 7.500 lao động của 56/62 huyện nghèo đi làm việc tại nước ngoài [99].

3) Các chính sách cung ứng dịch vụ xã hội cơ bản và dịch vụ cá nhân từng bước được hoàn thiện. Hiện nay, với quan niệm phát triển công tác xã hội trở thành một nghề, Việt Nam có nhiều chủ trương, biện pháp nhằm tăng cường dịch vụ xã hội cơ bản như nhà ở, giáo dục, y tế đối với người dân ở các khu công nghiệp, người có đất bị thu hồi,... cung cấp các dịch vụ cá nhân như chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, dịch vụ cho các đối tượng dễ bị tổn thương...

Kết quả các chính sách tạo thu nhập trên đây góp phần thúc đẩy dân số lao động theo hướng giảm dân số và lao động nông thôn, tăng dân số và lao động khu vực đô thị, tăng lao động được đào tạo, tăng thu nhập cho người dân nói chung, nông dân nói riêng, tạo cơ hội cho nông dân tham gia vào hệ thống ASXH theo nguyên tắc đóng - hưởng.

3.1.3. Nhà nước xây dựng mô hình tổ chức quản lý, kiểm tra, giám sát về an sinh xã hội nói chung, đối với nông dân nói riêng

Thứ nhất, hoàn thiện mô hình tổ chức BHXH đối với nông dân. Trước khi có luật BHXH, việc tổ chức BHXH đối với nông dân mang tính thử nghiệm, do các đoàn thể xã hội (Hội nông dân, Mặt trận Tổ quốc; Hội cựu chiến binh, v.v.) xây dựng lên. Các tổ chức xã hội này đã vận động đoàn viên, hội viên tiết kiệm để lập quỹ giúp đỡ lẫn nhau, như: quỹ thăm hỏi ốm đau; quỹ bảo thọ; quỹ hưu nông dân và quỹ cứu trợ thiên tai, v.v.. Những quỹ này được thành lập theo nguyên tắc tham gia tự nguyện của nông dân, sự hỗ trợ của tập thể và sự tham gia của cộng đồng. Mức đóng góp vào quỹ của nông dân được quy định khá linh hoạt dưới nhiều hình thức:


bằng thóc, bằng tiền theo tháng, vụ hay theo năm. Tuỳ theo mức đóng góp ban đầu của nông dân mà có mức chi trả phù hợp trên cơ sở bàn bạc công khai thành quy chế, điều lệ. Điển hình là BHXH nông dân Nghệ An.

BHXH nông dân Nghệ An ra đời năm 1998, là một loại hình BHXHTN được tổ chức thực hiện thí điểm ở huyện Quỳnh Lưu với ba xã: Diễn Thọ (Diễn Châu); Tân Sơn (Đô Lương); phường Đông Vĩnh (thành phố Vinh). Trong điều kiện chưa có hình mẫu, nên nhiệm vụ đặt ra cho BHXH nông dân Nghệ An là phải tìm hiểu đời sống nông dân, điều tra nhu cầu tham gia BHXH và tính toán mức đóng, mức hưởng. Trên cơ sở đó BHXH nông dân Nghệ An đã xây dựng Điều lệ tạm thời BHXH nông dân, quy định thực hiện hai chế độ là hưu trí (lương hưu hàng tháng, trợ cấp một lần nghỉ hưu) và tử tuất (trợ cấp mai táng phí và trợ cấp tuất). Sau một số năm thực hiện Điều lệ tạm thời BHXH nông dân đã thể hiện đây là một loại hình bảo hiểm phù hợp với điều kiện kinh tế nông thôn và thu hút được đông đảo nông dân tham gia.

Tuy nhiên, sau khi Luật BHXH được thi hành, hình thức tổ chức BHXH cho nông dân được tổ chức quản lý thống nhất của Nhà nước đặt trong BHXH Việt Nam.

Thứ hai, đối với BHYTTN cho nông dân. Khác với tổ chức BHXHTN, BHYTTN đối với nông dân được hình thành sớm hơn, kể từ năm 1992 với chủ trương xây dựng BHYTTN cho mọi người dân. Trong những năm 1992 - 1998 BHYT được tổ chức theo hệ thống dọc từ Trung ương đến địa phương. BHYT nói chung, BHYTTN nói riêng, trong đó có BHYTTN đối với nông dân do các cơ quan BHYT quản lý. Ở Trung ương: BHYT Việt Nam trực thuộc Bộ Y tế. BHYT các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, trực thuộc BHYT Việt Nam; ở huyện, quận có chi nhánh BHYT huyện, quận trực thuộc tỉnh, thành phố.

Thời kỳ này, liên bộ vẫn chưa ban hành văn bản hướng dẫn thực hiện BHYTTN cho dân cư nông thôn và người lao động tự do. Trên cơ sở chỉ đạo của BHYT Việt Nam, các địa phương đã nỗ lực tìm tòi xây dựng các mô hình triển khai thí điểm, đó là: BHYT hộ gia đình, theo địa bàn dân cư, cho thân nhân người lao động, theo hội, đoàn thể.

Tại Hà Nội, Cần Thơ,... xây dựng mô hình thực hiện BHYT theo hộ gia đình. Mỗi tỉnh một huyện để triển khai thí điểm. Với mô hình này cơ quan BHYT phối


hợp với chính quyền, đoàn thể ở địa phương tổ chức. Thành lập các ban chỉ đạo BHYTTN nhân dân có sự tham gia của Chính phủ, Đảng uỷ, Hội đồng nhân dân và sự tham gia của cơ quan BHYT. Ban chỉ đạo với sự hỗ trợ của cơ quan BHYT sẽ trực tiếp triển khai chương trình, thực hiện các nhiệm vụ: tuyên truyền và vận động nhân dân, lập danh sách thu tiền của nhân dân, giám sát quá trình thực hiện,…

Bên cạnh mô hình thí điểm trên, còn có mô hình BHYT theo các hội, đoàn thể được thực hiện điển hình như Hội Phụ nữ (Thừa Thiên Huế, Hải Phòng, Ninh Bình, Đồng Nai, Kiên Giang, Nghệ An,…) hoặc tổ chức cho hội viên Hội cựu chiến binh (như ở Thái Nguyên, Hà Tĩnh, Hà Tây, Đồng Nai, Tây Ninh, Cần Thơ,…). Cơ quan BHYT ký kết các văn bản liên ngành thông qua tổ chức hội, đoàn thể vận động hội viên của mình tham gia BHYT, Hội có trách nhiệm lập danh sách, thu tiền hội viên của mình chuyển cho cơ quan BHYT làm thẻ, đồng thời tham gia giám sát quá trình đảm bảo quyền lợi cho hội viên.

Ngoài các mô hình trên, một số tỉnh còn thực hiện BHYT cho một số đối tượng nhỏ lẻ khác: người đình sản (Hải Phòng, Sóc Trăng, Thái Nguyên, Quảng Trị), thân nhân người lao động trong các cơ quan, đơn vị tham gia BHYT bắt buộc, cán bộ xã, đối tượng BTXH.

Thời kỳ 2003-2008, để tập trung đầu mối và tăng cường cho hệ thống cơ quan thực hiện chính sách ASXH, ngày 24 tháng 01 năm 2002 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 20/2002/QĐ-TTg chuyển BHYT Việt Nam sang BHXH Việt Nam [71]; ngày 06 tháng 12 năm 2002 Chính phủ ban hành Nghị định số 100/2002/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của BHXH Việt Nam [18].

Thực hiện Nghị định số 100/2002/NĐ-CP của Chính phủ, cơ cấu tổ chức BHXH Việt Nam được tổ chức dọc từ trung ương đến quận huyện. Để triển khai BHYTTN ở trung ương có ban BHXHTN và BHXH các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có phòng BHTN, các quận, huyện có trách nhiệm tổ chức triển khai BHYTTN trên địa bàn phụ trách. Với cơ cấu tổ chức như trên, lần đầu tiên lĩnh vực BHYTTN có tổ chức chuyên trách để thực hiện nhiệm vụ.

Sau khi Bộ Y tế và Bộ Tài chính ban hành Thông tư liên tịch số 22/2005/TTLT-BYT-BTC ngày 24 tháng 8 năm 2005 Hướng dẫn thực hiện bảo


hiểm y tế tự nguyện [13], đồng thời với việc duy trì và mở rộng sự tham gia của nhóm học sinh, sinh viên, BHYTTN đã tập trung vào các nhóm đối tượng khác là hộ gia đình, hội viên các hội, đoàn thể và thân nhân của người tham gia BHYTBB.

Nét nổi bật đáng ghi nhận là việc triển khai BHYTTN nhân dân được thực hiện ở hầu hết các địa phương. Các địa phương có số phát hành thẻ BHYTTN nhân dân khá là: Thái Nguyên, Thừa Thiên Huế, Bình Thuận, Kiên Giang, Đồng Tháp, Hải Phòng, Bắc Ninh,… Mặc dù kết quả ở mỗi nơi có khác nhau, song có thể nói rằng, đây là hướng đi đúng, phù hợp với định hướng hoàn cảnh dân cư nước ta, đặt nền tảng để mở rộng và phát triển BHYTTN thực hiện theo Luật BHYT hiện hành.

Thứ ba, về tổ chức quản lý TGXH đối với nông dân. Việc tổ chức quản lý triển khai TGXHTX và TGXHĐX đối với nông dân nằm trong hệ thống TGXH nói chung, trực tiếp do ngành lao động, thương binh và xã hội triển khai thực hiện. Hệ thống này được tổ chức từ Trung ương đến cơ sở, nhằm triển khai thực hiện các chính sách trợ giúp, bao gồm TGXHTX và kể cả TGXHĐX từ nguồn NSNN.

Đối với TGXH cộng đồng, do các tổ chức xã hội, các cá nhân thực hiện. Những năm gần đây, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Hội Chữ thập đỏ thường thực hiện các khoản trợ giúp đột xuất khi thiên tai xảy ra như trợ giúp đồng bào bị bão lụt, thiên tai,… Ngoài ra, việc tham gia TGXHĐX còn được thực hiện bởi các tổ chức quốc tế, các doanh nghiệp, các cá nhân hảo tâm.

Tất cả tạo nên hệ thống TGXH ở Việt Nam với nòng cốt là TGXH từ nguồn NSNN.

Thứ tư, công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý các trường hợp vi phạm pháp luật về BHXH, BHYT, TGXH nói chung, BHXHTN và BHYTTN và TGXH đối với nông dân nói riêng được tăng cường. Các cơ quan thanh tra chuyên trách của các bộ, ngành có chức năng quản lý nhà nước về BHXH, BHYT phối hợp với BHXH Việt Nam tiến hành tổ chức thanh tra, kiểm tra việc thực hiện pháp luật BHXH, BHYT tại các đơn vị sử dụng lao động, các cơ sở khám chữa bệnh, ngăn chặn và xử lý nghiêm minh các trường hợp vi phạm.

3.1.4. Kết quả tham gia của nông dân vào hệ thống an sinh xã hội hiện nay

3.1.4.1. Sự tham gia của nông dân vào an sinh xã hội theo nguyên tắc đóng - hưởng

Thứ nhất, về tình hình tham gia. Với các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước được xây dựng, từng bước hoàn thiện như trên, đối tượng tham gia vào hệ


thống ASXH theo nguyên tắc đóng - hưởng nói chung, trong đó có đối tượng nông dân ngày càng tăng lên.

Bảng 3.2. sau đây cho thấy kết quả số người tham gia BHXH, BHYT nói chung, BHXHTN và BHYTTN nói riêng, trong đó có đối tượng nông dân. Mặc dù số người tham gia vào BHXHTN, BHYTTN ngày càng tăng lên, nhưng so với số lao động khu vực phi chính thức và nông dân, thì tỷ lệ tham gia BHXHTN và BHYTTN của khu vực này còn rất thấp. Theo tính toán từ các tài liệu thống kê và dự tính của tác giả trên phạm vi cả nước, tỷ lệ bao phủ của BHXHTN chỉ đạt khoảng 0,38%, còn tỷ lệ bao phủ của BHYTTN chỉ khoảng 10,3%.

Bảng 3.2: Tình hình tham gia BHXH, BHYT đối với nông dân ở Việt Nam



2008

2009

2010

2011

2012

1. Số lao động khu vực chính thức (nghìn người)

11.580,1

12.226,6

13.498,5



Số người tham gia BHXHBB

8.500

8.800

9.400

10.104,5

10.436,8

Tỷ lệ tham gia BHXHBB (%)

73,40

71,97

69,64



2. Số lao động khu vực phi chính thức (nghìn người)


30.629,50


37.095,40


36.903,4



50.000*

Số người tham gia BHXHTN

6.110

41.193

67.319

96.400

134.000

Tỷ lệ tham gia BHXHTN (%)

0,019

0,11

0,18


0,38

3. Tổng số dân số (nghìn người)

85.118,70

86.025,00

86.932,5


87.840,00

Số người tham gia BHYT nói chung

39.700

50.070

51.140


60.000

Số BHYTBB và BHYT người nghèo

29.100

34.700

47.000



Số tham gia BHYTTN

10.600

15.300

4.200



Tỷ lệ bao phủ BHYTTN (%)

19,00

29,80

10,5


10,30

4. BHXHTN và BHYTTN đối với nông dân qua điều tra






Số người điều tra (người)




258


Tỷ lệ tham gia BHXHTN (%)




9,3


Tỷ lệ tham gia BHYTTN (%)




28,8


Nguồn: Cục BTXH 2010, BHXH Việt Nam 2013; kết quả điều tra, khảo sát của tác giả 2011

* Dự tính cuả tác giả.

Theo số liệu điều tra của tác giả trên địa bàn 3 tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An và Hà Tĩnh, tỷ lệ tham gia vào BHXHTN và BHYTTN của nông dân cao hơn so với

Xem tất cả 224 trang.

Ngày đăng: 02/11/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí