Phân Tích Thực Trạng Vai Trò Của Nhà Nước Về An Sinh Xã Hội Đối Với Nông Dân Ở Việt Nam Hiện Nay


Chương 3

THỰC TRẠNG VAI TRÒ CỦA NHÀ NƯỚC VỀ AN SINH XÃ HỘI ĐỐI VỚI NÔNG DÂN Ở VIỆT NAM HIỆN NAY


3.1. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG VAI TRÒ CỦA NHÀ NƯỚC VỀ AN SINH XÃ HỘI ĐỐI VỚI NÔNG DÂN Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

3.1.1. Nhà nước xây dựng và hoàn thiện môi trường luật pháp, thể chế chính sách để nông dân tham gia vào an sinh xã hội

3.1.1.1. Nhà nước xây dựng và hoàn thiện môi trường luật pháp, thể chế chính sách để nông dân tham gia vào an sinh xã hội theo nguyên tắc đóng - hưởng

Ở Việt Nam hiện nay, ASXH theo nguyên tắc đóng - hưởng đối với nông dân gồm hai hình thức là BHXHTN và BHYTTN.

Thứ nhất, Nhà nước xây dựng và hoàn thiện môi trường luật pháp, thể chế chính sách để nông dân tham gia BHXHTN: Chính sách BHXH ở Việt Nam đã được Đảng và Nhà nước ta quan tâm ngay từ những năm đầu thành lập nước Việt Nam dân chủ cộng hoà qua việc ban hành các sắc lệnh số 27/SL ngày 12/3/1947, sắc lệnh 76/SL ngày 20/5/1950 và cho đến năm 1961 Chính phủ đã ra Nghị định số 218/CP ngày 27/12/1961 về việc ban hành Điều lệ tạm thời quy định các chế độ BHXH đối với công chức, viên chức Nhà nước, các đơn vị sản xuất kinh doanh của Nhà nước và lực lượng vũ trang. Cũng với thời gian, các văn bản pháp quy về ASXH ngày càng được ban hành, hoàn thiện và cụ thể.

Cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội thì nhu cầu ASXH cho mọi người lao động ngày càng trở nên bức xúc. Tuy nhiên, nếu trước Đổi mới, BHXH mới chỉ áp dụng cho khu vực Nhà nước, thì trong điều kiện chuyển sang kinh tế thị trường, Đảng và Nhà nước chủ trương mở rộng đối tượng tham gia BHXH, tiến tới mọi người lao động, kể cả nông dân được tham gia BHXH nhằm thực hiện bình đẳng xã hội giữa các thành phần kinh tế. Điều này đã được ghi nhận trong các Nghị quyết Đại hội của Đảng Cộng sản Việt Nam, nhất là từ Đại hội VIII đến nay; đồng thời được cụ thể hóa trong các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển, trong các quyết định, thông tư, nghị định, pháp lệnh của Nhà nước và cao nhất là được luật hóa trong các bộ luật như: Điều 186 chương XII, Bộ luật Lao động của Quốc hội

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 224 trang tài liệu này.


nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam số 10/2012/QH13 ngày 18 tháng 6 năm 2012, Luật Bảo hiểm xã hội của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam số 71/2006/QH11 ngày 29 tháng 6 năm 2006.

Vai trò của nhà nước về an sinh xã hội đối với nông dân ở Việt Nam - 10

Điểm nổi bật là Luật BHXH đã quy định rõ BHXHTN bắt đầu thực hiện từ 01/01/2008 là cơ sở pháp lý để khu vực phi chính thức, trong đó có nông dân tham gia BHXH. Điều 2 khoản 5 Luật BHXH quy định đối tượng tham gia BHXHTN là công dân Việt Nam trong độ tuổi lao động, không phải là đối tượng áp dụng của BHXHBB [59]. Quy định này mở rộng đối tượng tham gia BHXH, thực hiện mục tiêu BHXH toàn dân. BHXHTN không loại trừ bất cứ đối tượng nào, miễn là họ có khả năng và nguyện vọng tham gia. Những vấn đề chủ yếu đối với người tham gia BHXHTN được Luật quy định như sau:

- Về mức đóng BHXH tự nguyện được quy định như sau: Theo quy định tại Điều 100 Luật BHXH, hàng tháng người lao động đóng bằng 16% mức thu nhập của người lao động lựa chọn đóng BHXH; từ năm 2010 trở đi, cứ hai năm một lần đóng thêm 2% cho đến khi đạt mức đóng là 22%. Mức thu nhập làm cơ sở để tính BHXH được thay đổi tuỳ theo khả năng của người lao động ở từng thời kỳ, nhưng thấp nhất bằng mức lương tối thiểu chung và cao nhất bằng hai mươi tháng lương tối thiểu chung.

- Về chế độ hưởng, Luật quy định có hai chế độ là lương hưu và tử tuất.

+ Đối với chế độ lương hưu, Luật quy định: 1) Người lao động hưởng lương hưu khi có đủ các điều kiện sau đây: a) Nam đủ sáu mươi tuổi, nữ đủ năm mươi lăm tuổi; b) Đủ hai mươi năm đóng BHXH trở lên (Điều 70); 2) Trường hợp nam đủ sáu mươi tuổi, nữ đủ năm mươi lăm tuổi nhưng thời gian đóng BHXH còn thiếu không quá năm năm so với thời gian quy định tại điểm b khoản 1 Điều này thì được đóng tiếp cho đến khi đủ hai mươi năm.

Về mức lương hưu hàng tháng (Điều 71) quy định: Mức lương hưu hàng tháng được tính bằng 45% mức bình quân thu nhập tháng đóng BHXH quy định tại Điều 76 của Luật này tương ứng với mười lăm năm đóng BHXH, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng BHXH thì được tính thêm 2% đối với nam và 3% đối với nữ; mức tối đa bằng 75%.

+ Đối với chế độ tử tuất, Luật quy định: 1) Các đối tượng khi chết thì người lo mai táng được nhận trợ cấp mai táng gồm các đối tượng là: a) Người lao động đã


có ít nhất năm năm đóng BHXH; b) Người đang hưởng lương hưu. 2) Trợ cấp mai táng bằng mười tháng lương tối thiểu chung.

Về trợ cấp tử tuất. Luật quy định: 1) Người lao động đang đóng bảo hiểm xã hội, người lao động đang bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội, người đang hưởng lương hưu khi chết thì thân nhân được hưởng trợ cấp tuất một lần. 2) Mức trợ cấp tuất một lần đối với thân nhân của người lao động đang đóng hoặc người lao động đang bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội được tính theo số năm đã đóng bảo hiểm xã hội, cứ mỗi năm tính bằng 1,5 tháng mức bình quân thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội. 3) Mức trợ cấp tuất một lần đối với thân nhân của người đang hưởng lương hưu chết được tính theo thời gian đã hưởng lương hưu, nếu chết trong hai tháng đầu hưởng lương hưu thì tính bằng bốn mươi tám tháng lương hưu đang hưởng; nếu chết vào những tháng sau đó, cứ hưởng thêm một tháng lương hưu thì mức trợ cấp giảm đi 0,5 tháng lương hưu.

Thứ hai, Nhà nước xây dựng và hoàn thiện môi trường luật pháp, thể chế chính sách để nông dân tham gia BHYTTN. Có thể chia quá trình xây dựng luật pháp, thể chế chính sách để nông dân tham gia BHYTTN ở nước ta thành 3 giai đoạn chính: Giai đoạn 1992 - 1997; giai đoạn 1998 - 2008 và giai đoạn 1/7/2009 - đến nay.

Giai đoạn 1992 - 1997. Đầu năm 1992, khi Quốc hội sửa đổi Hiến pháp, mặc dù chính sách BHYT chưa được ban hành, nhưng nhiều mô hình thí điểm về BHYT đang được thực hiện nhằm tạo thêm nguồn tài chính, từng bước cải thiện hệ thống khám, chữa bệnh cho phù hợp với điều kiện, tình hình thực tại. Do đó, BHYT đã được đưa vào Điều 39, Hiến pháp 1992 [58]. Trên cơ sở đó, Nhà nước ta đã ban hành nhiều văn bản tạo khung pháp lý để phát triển BHYT. Một trong các văn bản đó là Điều lệ BHYT ban hành theo Nghị định số 299/HĐBT ngày 15 tháng 8 năm 1992 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) [46] là cơ sở triển khai BHYTTN. Sau khi quyết định các đối tượng thuộc diện thực hiện BHYTBB, Điều 3, Điều lệ BHYT đã nêu: “các đối tượng khác tham gia BHYT tự nguyện”. Mặc dù các cơ quan quản lý nhà nước chưa có văn bản hướng dẫn thực hiện BHYTTN cho các đối tượng dân cư nông thôn và lao động tự do, song căn cứ vào yêu cầu nhiệm vụ, trên cơ sở Điều lệ BHYT và các chủ trương, định hướng của Đảng và Nhà nước, hệ


thống cơ quan BHYT đã nỗ lực phối hợp với chính quyền các cấp xây dựng và triển khai thí điểm BHYTTN cho nhân dân, bao gồm cả đối tượng nông dân.

BHYT tự nguyện giai đoạn 1998 - 2008. Ngày 13 tháng 8 năm 1998 Chính phủ đã có Nghị định số 58/1998/NĐ-CP ban hành Điều lệ BHYT thay thế Điều lệ BHYT ban hành theo Nghị định số 299-HĐBT [15]. Căn cứ vào Điều lệ BHYT mới này, các cơ quan quản lý nhà nước như Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế, Bộ Tài chính đã ban hành các thông tư hướng dẫn, như Thông tư liên tịch số 05/1999/TTLT-BLĐTBXH-BYT-BTC Hướng dẫn thực hiện việc khám chữa bệnh miễn nộp một phần viện phí đối với người thuộc diện quá nghèo quy định tại Nghị định 95/CP ngày 27 tháng 8 năm 1994 của Chính phủ [10], Thông tư liên tịch số 77/2003/TTLT-BTC-BYT ngày 7 tháng 8 năm 2003 liên Bộ Tài chính - Y tế hướng dẫn thực hiện BHYTTN cho tất cả các đối tượng [12].

Thông tư số 77/2003/TTLT-BTC-BYT liên bộ giữa Bộ Tài Chính và Bộ Y tế ban hành đã chấm dứt thời kỳ thực hiện thí điểm BHYTTN với đối tượng dân cư, là cơ sở pháp lý cho các cấp uỷ đảng, chính quyền chỉ đạo và tổ chức triển khai, các tổ chức đoàn thể xã hội tham gia thực hiện chính sách xã hội của Nhà nước. Việc thực hiện BHYTTN có nhiều thuận lợi, hệ thống BHYT đã có cơ sở pháp lý đầy đủ để thực hiện chính sách BHYTTN thống nhất trên toàn quốc. Thông tư đã xác định phương pháp và đối tượng thực hiện BHYTTN, quyền lợi của người tham gia trong khám chữa bệnh (KCB) ngoại trú, nội trú, chăm sóc sức khoẻ tại tuyến y tế cơ sở. Các hình thức tổ chức thực hiện BHYTTN được hướng dẫn rõ ràng, cụ thể là đảm bảo nguyên tắc cộng đồng.

Cùng với Thông tư số 77/2003/TTLT-BTC-BYT, BHXH Việt Nam đã có văn bản số 3631/BHXH-TN Hướng dẫn BHXH các tỉnh, thành phố thực hiện Thông tư liên tịch số 77, tạo điều kiện để các địa phương vận dụng và thực hiện đúng quy định.

Giai đoạn 1/7/2009 – đến nay: Luật Bảo hiểm y tế được thực hiện từ 01/7/2009 [60]. Luật BHYT đã mở rộng đối tượng tham gia BHYT bắt buộc (24 nhóm đối tượng), đề ra lộ trình tiến tới BHYT toàn dân. Để thực hiện mục tiêu đó, Nhà nước có nhiều chủ trương, chính sách tạo điều kiện cho nông dân tham gia BHYTTN.


Tại Nghị định 62/2009/NĐ-CP ngày 27 tháng 7 năm 2009, Thủ tướng Chính phủ quy định mức đóng và mức hỗ trợ cụ thể cho các đối tượng tham gia BHYTTN, trong đó có nông dân [24].

Tại Thông tư liên tịch số 09/2009/TTLT-BYT-BTC ngày 09/6/2009 giữa Bộ Y tế và Bộ Tài chính Hướng dẫn thực hiện bảo hiểm y tế quy định về thời gian đóng BHYTTN trong đó có nông dân đã quy định thời gian đóng là “6 tháng một lần hoặc một lần cho cả năm, khi Nhà nước điều chỉnh mức lương tối thiểu thì không phải đóng bổ sung phần chênh lệch mức đóng do điều chỉnh mức lương tối thiểu”. Đồng thời cũng quy định cụ thể giảm mức đóng đối với các hộ gia đình có từ 2 đến 3 người tham gia BHYTTN [14].

Mới nhất là tại Quyết định số 797/QĐ-TTg ngày 26 tháng 06 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc nâng mức hỗ trợ đóng BHYT cho người thuộc hộ gia đình cận nghèo có quy định hỗ trợ tối thiểu bằng 70% mức đóng BHYT cho người thuộc gia đình cận nghèo (theo chuẩn nghèo quốc gia) kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2012 [87].

3.1.1.2. Nhà nước xây dựng và hoàn thiện môi trường luật pháp, thể chế chính sách để nông dân tham gia an sinh xã hội không dựa trên nguyên tắc đóng góp

Cùng với việc xây dựng và hoàn thiện môi trường pháp lý cho các hợp phần ASXH theo nguyên tắc đóng - hưởng, Nhà nước còn xây dựng và hoàn thiện môi trường pháp lý cho hệ thống ASXH không dựa trên nguyên tắc đóng góp. Thực chất đây là các văn bản pháp lý cho hệ thống TGXH cho nông dân, nằm trong chương trình cứu trợ quốc gia. Hệ thống này có hai hợp phần cơ bản: trợ giúp thường xuyên và trợ giúp đột xuất.

Thứ nhất, Nhà nước xây dựng và hoàn thiện môi trường luật pháp, thể chế chính sách TGXHTX ở cộng đồng.

Hệ thống chính sách về TGXHTX đối với nông dân nằm trong hệ thống TGXHTX ở cộng đồng nói chung, được xây dựng, đổi mới và từng bước hoàn thiện, đặc biệt là giai đoạn từ khi đổi mới kinh tế (1986). Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật quy định về đối tượng, cơ chế, chính sách, hệ thống tổ chức thực thi đã được nghiên cứu ban hành cụ thể như: Pháp lệnh Người tàn tật năm 1998, Pháp lệnh Người cao tuổi năm 2000, Luật Người khuyết tật năm 2010, Luật Người cao


tuổi năm 2010, Nghị định số 55/1999/NĐ-CP ngày 10 tháng 7 năm 1999 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh về người tàn tật, Nghị định số 07/2000/NĐ-CP ngày 09 tháng 3 năm 2000 về chính sách CTXH đã quy định đầy đủ các chế độ TCXH cho đối tượng xã hội cộng đồng và nuôi dưỡng tập trung trong các cơ sở bảo trợ xã hội (BTXH).

Năm 2007, Chính phủ có Nghị định số 67/2007/NĐ-CP ngày 13 tháng 4 năm 2007 về chính sách trợ giúp đối với đối tượng BTXH (Chính phủ, 2007) [22] tiếp tục hoàn thiện chính sách TGXHTX tại cộng đồng. Đến thời điểm hiện nay, TGXH đã được quy định trong 30 văn bản luật và pháp lệnh liên quan hướng dẫn thực hiện chính sách TGXH đối tượng xã hội là người tàn tật, người cao tuổi (NCT), trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn và các đối tượng xã hội có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn cần trợ giúp đặc biệt.

Thời gian từ năm 2000 trở về trước, đối tượng hưởng chính sách là người già cô đơn, NTT nặng có hoàn cảnh khó khăn kinh tế, TEMC và trẻ em bị bỏ rơi không nơi nương tựa không người chăm sóc. Đến năm 2000, bổ sung thêm nhóm đối tượng là NCT từ 90 tuổi trở lên không có lương hưu hoặc TCXH, người bị nhiễm HIV/AIDS không có khả năng lao động. Năm 2004 bổ sung thêm đối tượng hộ gia đình có từ hai NTT nặng do hậu quả chất độc hóa học, cá nhân, hộ gia đình nhận nuôi dưỡng TEMC, trẻ em bị bỏ rơi không nơi nương tựa. Từ năm 2007 thực hiện theo Nghị định số 67/2007/NĐ-CP ngày 13 tháng 4 năm 2007 của Chính phủ về chính sách TGXH đối với đối tượng BTXH, đã bổ sung thêm người đơn thân nghèo nuôi con. Đồng thời hạ tuổi hưởng TCXH thường xuyên của người từ 90 xuống 85 đối với NCT không có lương hưu hoặc trợ cấp BHXH; thay tiêu chí hoàn cảnh khó khăn bằng điều kiện là hộ nghèo đối với các đối tượng khác [22].

Kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2010 tiếp tục mở rộng đối tượng bằng cách bỏ tiêu chí hộ nghèo đối với NTT nặng, ước tính tăng thêm khoảng 300 ngàn đối tượng. Việc mở rộng phạm vi đối tượng hưởng lợi phù hợp với quan điểm, chủ trương của Đảng và Nhà nước để xây dựng hệ thống ASXH toàn diện. Đồng thời góp phần giảm bớt khó khăn cho một bộ phận dân cư nghèo, khó khăn kinh tế, góp phần ổn định an ninh trật tự, an toàn xã hội [22], [25].

Ngày 14 tháng 01 năm 2011, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã ký ban hành Nghị định số 06/2011/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều


của Luật Người cao tuổi. Nghị định này thay thế Nghị định số 30/2002/NĐ-CP ngày 26 tháng 3 năm 2002 của Chính phủ quy định và hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh người cao tuổi, khoản 3 Điều 4 và những quy định khác về người cao tuổi của Nghị định số 67/2007/NĐ-CP ngày 13/4/2007 của Chính phủ về chính sách trợ giúp các đối tượng bảo trợ xã hội. Nghị định quy định người cao tuổi được giảm ít nhất 15% giá vé, giá dịch vụ khi tham gia giao thông bằng tàu thủy chở khách, tàu hỏa chở khách, máy bay chở khách; giảm ít nhất 20% giá vé, giá dịch vụ khi tham quan di tích văn hóa, lịch sử, bảo tàng, danh lam thắng cảnh; tập luyện thể dục, thể thao tại các cơ sở thể dục thể thao có bán vé hoặc thu phí dịch vụ. Cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp dịch vụ có vé giảm giá riêng dành cho người cao tuổi. Nghị định cũng quy định mức chuẩn trợ cấp xã hội để xác định mức trợ cấp xã hội hằng tháng, mức trợ cấp nuôi dưỡng hằng tháng đối với người cao tuổi là

180.000 đồng (hệ số 1,0). Mức trợ cấp xã hội hằng tháng thấp nhất đối với người cao tuổi quy định tại Điều 17 Luật Người cao tuổi sống tại cộng đồng do Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn quản lý đuợc quy định cao nhất là 360.000 đồng/người/tháng đối với người cao tuổi được nuôi dưỡng trong các cơ sở bảo trợ xã hội quy định tại khoản 2 Điều 18 Luật Người cao tuổi hoặc người cao tuổi đủ điều kiện tiếp nhận vào sống trong các cơ sở bảo trợ xã hội nhưng có người nhận chăm sóc tại cộng đồng quy định tại Điều 19 Luật Người cao tuổi. Mức hỗ trợ chi phí mai táng khi người cao tuổi chết quy định tại Điều 18, 19 Luật Người cao tuổi là 3 triệu đồng. Nghị định còn quy định điều kiện đối với cá nhân hoặc tổ chức cung ứng dịch vụ chăm sóc người cao tuổi; hợp đồng chăm sóc người cao tuổi; thành lập, hoạt động, giải thể cơ sở chăm sóc người cao tuổi; điều kiện cấp giấy phép hoạt động chăm sóc người cao tuổi.

Mức hưởng TCXH được điều chỉnh và bổ sung phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội, khả năng huy động ngân sách. Đặc biệt trong 5 năm từ năm 2006 đến năm 2010, mức chuẩn TCXH đã được điều chỉnh 2 lần. Lần thứ nhất thực hiện theo quy định của Nghị định số 67/2007/NĐ-CP ngày 13 tháng 4 năm 2007 từ 65.000 đồng/tháng lên 120.000 đồng/tháng (tăng 1,8 lần) [22] và lần thứ hai theo quy định của Nghị định số 13/2010/NĐ-CP ngày 27 tháng 2 năm 2010 của Chính phủ đã điều chỉnh từ 120.000 đồng/tháng lên 180.000 đồng/tháng (tăng 1,5 lần) [25] Các mức cụ thể của từng nhóm đối tượng cũng được tính toán hợp lý hơn trên cơ sở mức chuẩn tối thiểu


tính các mức cụ thể với hệ số điều chỉnh là: 1; 1,5; 2; 2,5; 3 và 4 lần so với mức chuẩn.

Thứ hai, Nhà nước xây dựng chính sách phát triển hệ thống trợ giúp xã hội đột xuất đối với nông dân. Theo quy định hiện hành thì đối tượng thụ hưởng chính sách TGXHĐX là những người, hộ gia đình gặp khó khăn do hậu quả thiên tai hoặc những lý do bất khả kháng khác gây ra, như: người bị đói do thiếu lương thực; người gặp rủi ro ngoài vùng cư trú dẫn đến bị thương nặng, gia đình không biết để chăm sóc; người lang thang xin ăn trong thời gian tập trung chờ đưa về nơi cư trú; hộ gia đình có người chết, mất tích; hộ gia đình có người bị thương nặng; hộ gia đình có nhà bị đổ, sập, trôi, cháy, hỏng nặng và hộ gia đình bị mất phương tiện sản xuất, lâm vào cảnh thiếu đói; hộ gia đình phải di dời khẩn cấp do nguy cơ sạt lở đất, lũ quét.

Trong thập kỷ qua, bình quân mỗi năm có khoảng 7 cơn bão vào Việt Nam, các loại thiên tai liên tiếp xảy ra trên các địa bàn lãnh thổ gây tổn thất to lớn về người và tài sản cho nhân dân, phá huỷ môi trường tự nhiên, cơ sở hạ tầng kinh tế và văn hoá xã hội. Chính sách TGXHĐX từ NSNN đã giúp người dân kịp thời khắc phục những thiệt hại do thiên tai gây ra.

Thứ ba, Nhà nước động viên, khuyến khích các tổ chức xã hội và cá nhân thực hiện trợ giúp từ cộng đồng. Ở nước ta việc trợ giúp từ cộng đồng có ý nghĩa rất quan trọng, nó xuất phát từ truyền thống nhân văn cao cả của dân tộc Việt Nam từ ngàn đời để lại, truyền thống: Thương người như thể thương thân; Một miếng khi đói bằng cả gói khi no; Lá lành đùm lá rách, lá rách ít đùm lá rách nhiều. Phát huy truyền thống đó, Nhà nước ta khuyến khích các tổ chức xã hội và cá nhân thực hiện TGXHĐX cộng đồng. Hình thức này thực hiện trợ giúp rất đa dạng, nhưng thông thường là hai loại trợ giúp chính, đó là: cứu trợ khẩn cấp đồng bào bị thiên tai, thảm họa thiên nhiên; trợ giúp nhân đạo, chăm sóc thương binh, gia đình liệt sĩ, người có công với cách mạng, giúp đỡ người nghèo, nạn nhân chất độc da cam, các đối tượng khó khăn khác trong xã hội. Trong các đối tượng đó có nông dân.

Có nhiều tổ chức và cá nhân thực hiện trợ giúp này, như Hội Chữ thập đỏ, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đoàn thể công đoàn, thanh niên, phụ nữ, các doanh nghiệp, các trường đại học. Do vậy, thống kê nguồn tài chính thực hiện trợ giúp này là một sự khó khăn.

3.1.2. Nhà nước phối hợp thực hiện chính sách an sinh xã hội đối với nông dân với các chính sách kinh tế - xã hội khác

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 02/11/2022