Vai trò của nhà nước đối với công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Đài Loan trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế thời kỳ 1961-2003 - Bài học kinh nghiệm và khả năng vận dụng vào Việt Nam - 19


38,36% GDP và thu hút 9,7% trong tổng số lao động. Trong khi đó, khu vực kinh tế tư nhân chiếm 32,1% tổng vốn đầu tư toàn xã hội nhưng khu vực này có tốc độ tăng trưởng khá cao, đóng góp nhiều nhất cho GDP (45,61%), tạo nhiều việc làm cho người lao động (88,7% tổng số lao động). Hiện nay, áp lực việc làm - thất nghiệp - thu nhập ở Việt Nam đang rất căng thẳng và còn có xu hướng tăng lên dù đầu tư lớn và tăng trưởng khá cao. Ngoài ra, mặc dù FDI vào Việt Nam gia tăng một cách nhanh chóng nhưng các dự án FDI vẫn có xu hướng tập trung khai thác nguồn lực và thường chỉ tập trung vào những khâu có giá trị gia tăng thấp trong chuỗi giá trị toàn cầu. Hiệu quả sử dụng vốn đầu tư ở nước ta còn ở mức thấp là một trong những vấn đề cần được quan tâm chú ý. Theo kết quả điều tra doanh nghiệp của Tổng cục Thống kê thì tỷ lệ doanh nghiệp trong nền kinh tế có lãi có xu hướng giảm dần, từ 78,3% năm 2000 xuống 75,18% năm 2002 và còn 67,23% năm 2004. Chỉ số ICOR của Việt Nam tăng khá nhanh, từ 2,7 năm 1991 lên 3,6 năm 1997 và tăng cao đột ngột lên 6,1 năm 1999. Sau giai đoạn này, chỉ số ICOR có giảm nhưng vẫn ở mức cao so với trước giai đoạn khủng hoảng, năm 2003 là 4,9 và năm 2005 là 6,93 [7, tr. 37-38].

Đánh giá theo những tiêu chí của WEF về năng lực cạnh tranh của một nền kinh tế thì vị trí của Việt Nam nằm ở nhóm 40% dưới cùng: năm 2005 là 81 trong số 117 quốc gia được xếp hạng, năm 2006 là 77 trong số 125 quốc gia được xếp hạng [7, tr. 17]. Điều đó cho thấy, năng lực cạnh tranh của Việt Nam vẫn chưa bắt kịp với nhịp độ và yêu cầu hội nhập của đất nước. Tương tự như đối với năng lực cạnh tranh quốc gia, năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam luôn nằm ở nhóm 1/3 dưới cùng trong bảng xếp hạng của WEF. Các doanh nghiệp của Việt Nam vẫn còn rất yếu so với các đối thủ cạnh tranh quốc tế do năng suất và tốc độ tăng trưởng năng suất lao động còn thấp, hiệu quả và lợi nhuận chưa cao, trình độ công nghệ và quản lý còn hạn chế, cạnh tranh chủ yếu bằng giá lao động thấp.


- Cơ cấu kinh tế chuyển dịch chậm, chưa gắn với khai thác và phát huy lợi thế so sánh của đất nước

Tốc độ chuyển dịch cơ cấu ngành ở nước ta còn khá chậm. Tỷ trọng của khu vực nông nghiệp vẫn còn chiếm 20,9% năm 2005. Trong nội bộ khu vực này, tốc độ chuyển dịch diễn ra chậm, sau 5 năm (2001-2006) tỷ trọng của ngành trồng trọt chỉ giảm được 1,7% (từ 80,1% xuống còn 78,4% trong tổng giá trị sản xuất nông nghiệp). Cơ cấu công nghiệp còn thiên về các ngành sử dụng nhiều vốn, hướng vào thay thế nhập khẩu. Ngoài ra, do đầu tư chưa đồng bộ nên chưa tạo sự gắn kết chặt chẽ giữa công nghiệp chế biến, lắp ráp với các ngành cung ứng và tiêu thụ trong nước. Tỷ trọng ngành chế tạo mới chiếm 20,7% GDP, còn thấp xa so với Trung quốc (41,8%) và Thái Lan (34,7%). Trong ngành dịch vụ, những ngành có khả năng tạo giá trị gia tăng lớn và có vai trò quan trọng trong nền kinh tế như tài chính, ngân hàng, bảo hiểm mới chỉ tạo ra khoảng 2% GDP năm 2006. Nhìn chung, trong thời gian qua, tốc độ tăng trưởng nhanh hơn của nền kinh tế chưa gắn chặt với tốc độ chuyển dịch cơ cấu ngành tương ứng so với một số nước khác trong khu vực. Điều đó cho thấy, quá trình CNH, HĐH ở Việt Nam thời gian qua không dựa vững chắc trên nguyên lý lợi thế về lao động rẻ, tiềm năng lao động công nghệ cao mà tập trung phát huy những thứ thuộc sở đoản là ít vốn, kỹ thuật - công nghệ lạc hậu. Điều đó cũng góp phần lý giải cho tình trạng chậm cải thiện hiệu quả, chất lượng tăng trưởng và sức cạnh tranh trong nền kinh tế.

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế cũng không tương ứng với sự phân bổ lực lượng lao động, chưa sử dụng hợp lý nguồn lao động dồi dào của nước ta. Tốc độ chuyển dịch cơ cấu lao động ở nước ta thời gian qua diễn ra khá chậm. Đến năm 2006, lao động trong khu vực nông nghiệp vẫn chiếm tới 55,7% tổng lao động cả nước nhưng chỉ tạo ra trên 20% GDP trong khi lao động trong khu vực công nghiệp chỉ chiếm 19% nhưng tạo ra hơn 41% GDP. Sự chênh lệch quá lớn giữa cơ cấu lao động và cơ cấu sản lượng cũng cho thấy sự chênh lệch về thu


nhập khá lớn của lao động giữa các khu vực. Đó cũng là nguy cơ gia tăng chênh lệch giàu nghèo giữa thành thị và nông thôn, giữa lao động trong các khu vực. Đây là vấn đề lớn, có ảnh hưởng mạnh đến triển vọng của quá trình CNH, HĐH.

Cơ cấu xuất nhập khẩu của Việt Nam còn khá nhiều hạn chế. Cơ cấu xuất khẩu của Việt Nam vẫn khá lạc hậu, tốc độ chuyển dịch cơ cấu xuất khẩu trong thời gian qua còn chậm. Phần lớn sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam chủ yếu dựa trên lợi thế về nguồn nguyên liệu đầu vào sẵn có, có giá trị gia tăng thấp, khả năng cải thiện năng lực cạnh tranh yếu và ít có triển vọng khẳng định vị thế dài hạn trong hệ thống phân công lao động theo nguyên lý chuỗi giá trị toàn cầu. Hàng xuất khẩu của Việt Nam vẫn tiếp tục nghiêng về các sản phẩm thô như khoáng sản, nông sản, hàng gia công và lắp ráp linh kiện điện tử. Năm 2006, tỷ trọng của nhóm sản phẩm này vẫn chiếm hơn 70% trong tổng kim ngạch xuất khẩu. Cơ cấu hàng nhập khẩu của Việt Nam về cơ bản vẫn là cơ cấu nhằm phục vụ một nền kinh tế nặng về thay thế nhập khẩu và có tính tự đảm bảo cao. Trong tổng kim ngạch nhập khẩu thì 90-95% là dành để nhập khẩu đầu vào, phần nhập khẩu hàng tiêu dùng cá nhân chiếm tỷ trọng không đáng kể chỉ chiếm 5-10% tổng kim ngạch. Điều đáng chú ý là phần nhập khẩu thiết bị kỹ thuật - công nghệ chiếm tỷ trọng tương đối thấp, chỉ chiếm gần 25% trong tổng kim ngạch nhập khẩu. Thực tế, Việt Nam vẫn chủ yếu nhập khẩu năng lượng và nguyên liệu đầu vào để phục vụ nền sản xuất trình độ thấp hiện có - nhập khẩu chủ yếu để sản xuất trong nước, lấy sản xuất nội địa làm nguồn chủ yếu để phục vụ tiêu dùng cuối cùng trong nước. Thực trạng đó càng khẳng định rõ hơn vấn đề Việt Nam vẫn còn thiếu nhiều ngành công nghiệp phụ trợ mà lẽ ra đó là những ngành cần được khuyến khích phát triển nhằm nâng cao giá trị gia tăng trong hoạt động sản xuất và xuất khẩu. Nói cách khác, Việt Nam vẫn chưa tận dụng được thế mạnh của phân công lao động quốc tế và của thị trường thế giới để nhập khẩu hàng tiêu dùng giá rẻ chất lượng cao và tương ứng với đó là tiến hành tổ chức sản xuất dựa trên thế mạnh của mình để gia tăng xuất khẩu ra thế giới. Cơ cấu nhập khẩu

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 227 trang tài liệu này.


cũng chứng tỏ nền kinh tế Việt Nam vẫn chưa thực sự định hướng nhập khẩu nhằm mục tiêu nâng cấp, cải tạo trình độ và năng lực kỹ thuật - công nghệ.

Vai trò của nhà nước đối với công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Đài Loan trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế thời kỳ 1961-2003 - Bài học kinh nghiệm và khả năng vận dụng vào Việt Nam - 19

- Nguồn nhân lực khá dồi dào nhưng chất lượng nguồn nhân lực còn nhiều hạn chế, chưa đủ khả năng đáp ứng nhu cầu về nhân lực cho CNH, HĐH, đặc biệt là thiếu nhân lực trình độ cao

Nhiều nhà nghiên cứu trong và ngoài nước đã cho rằng, sự thiếu hụt nhân lực về số lượng cũng như về chất lượng hiện là trở ngại lớn nhất đối với sự phát triển của Việt Nam. Thực trạng đó thể hiện ở những điểm sau:

+ Theo thống kê của Tổng cục Dạy nghề, năm 2006 tỷ lệ lao động qua đào tạo mới đạt 27%. Tuy số lượng sinh viên đại học đã tăng liên tục từ sau năm 1990 nhưng còn nhiều hạn chế cả về số lượng và chất lượng. Số lượng sinh viên được vào đại học chỉ chiếm một tỷ lệ rất nhỏ trong số những người ở độ tuổi vào đại học (năm 2000 chỉ chiếm 2% tổng dân số). Đã xuất hiện tình trạng thiếu nghiêm trọng công nhân kỹ thuật, kỹ sư kỹ thuật và những nhà quản trị cao cấp.

+ Cơ cấu trình độ đào tạo của đội ngũ lao động ở nước ta còn bất hợp lý. Đội ngũ công nhân lao động có khoảng 2,5 triệu người thì chỉ có 36% là công nhân kỹ thuật, 39,37% được đào tạo ngắn hạn và còn 24,63% chưa qua đào tạo. Sự chuyển dịch cơ cấu lao động diễn ra chậm, hiện vẫn còn hơn 70% lao động đang làm việc ở khu vực nông thôn, tỷ trọng lao động trong khu vực công nghiệp hầu như không tăng, ngay cả ở khu vực có vốn nước ngoài.

+ Tình trạng sử dụng cán bộ khoa học và công nhân lành nghề còn tuỳ tiện, sắp xếp bố trí người chưa đúng người đúng việc đúng năng lực và nguyện vọng, nhìn chung sử dụng lao động còn chưa thật sự có hiệu quả.

- Trình độ kỹ thuật - công nghệ còn khoảng cách khá xa so với các nước phát triển, kể cả với một số nước trong khu vực, năng lực công nghệ quốc gia chưa đủ khả năng đáp ứng nhu cầu cho sự phát triển.


Theo đánh giá của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, hầu hết các doanh nghiệp ở Việt Nam đang sử dụng công nghệ lạc hậu so với mức trung bình của thế giới từ hai đến ba thế hệ, công nghệ hiện có về cơ bản thiếu đồng bộ, chắp vá do được du nhập từ nhiều nguồn khác nhau, đặc biệt trình độ công nghệ thông tin còn rất thấp. Thực tế, các doanh nghiệp Việt Nam chưa thực sự coi trọng đổi mới công nghệ và chuyển giao công nghệ. Tỷ trọng đầu tư cho đổi mới công nghệ của các doanh nghiệp mới chỉ đạt khoảng 0,2-0,3 doanh thu, thấp hơn nhiều so với mức 5% ở Ấn Độ và 10% ở Hàn Quốc... Do vậy, năng lực đổi mới công nghệ của hầu hết các doanh nghiệp còn rất yếu, hàm lượng kỹ thuật công nghệ trong giá trị sản phẩm là rất thấp. Tốc độ đổi mới công nghệ ở Việt Nam chỉ đạt khoảng 10%/năm. Tỷ trọng thiết bị hiện đại chỉ có khoảng 10%, lạc hậu chiếm trung bình 38% và rất lạc hậu chiếm tới 52% [5]. Tỷ lệ sử dụng công nghệ cao trong công nghiệp của Việt Nam mới chiếm khoảng 20%, thấp hơn tỷ lệ tương ứng của các nước (Philippin 29%, Thái Lan 31%, Malaixia 51%, Xingapo 73%...). Đáng chú ý là tỷ lệ đóng góp của tiến bộ công nghệ vào tăng trưởng kinh tế và năng lực cạnh tranh của nền kinh tế Việt Nam thời gian qua còn thấp. Giai đoạn 1993-1997, đóng góp của TFP vào tăng trưởng kinh tế ở nước ta chỉ đạt 14,8%/năm và giai đoạn 1998-2002 tăng lên 22,5% [7, tr. 37]. Theo Báo cáo của WEF về Năng lực cạnh tranh toàn cầu 2006 - 2007, chỉ số ứng dụng công nghệ của Việt Nam khá thấp. Năm 2004, thứ bậc công nghệ của Việt Nam kém xa Thái Lan. Năm 2005, Việt Nam đứng thứ 92/117 trong Bảng xếp hạng về chỉ số ứng dụng công nghệ [7, tr. 38].

Chính những hạn chế về kỹ thuật - công nghệ đã ảnh hưởng rất lớn đến sản xuất trong nước, hạn chế khả năng nâng cao năng suất lao động để hạ giá thành sản phẩm. Nhiều sản phẩm sản xuất trong nước có giá thành cao hơn giá nhập khẩu, ảnh hưởng trực tiếp đến cơ cấu, chất lượng hàng xuất khẩu. Sản phẩm xuất khẩu đang bị giảm tương đối vị thế cạnh tranh trên thị trường thế giới. Cơ cấu xuất khẩu biến đổi chậm, tỷ lệ giá trị gia tăng trong xuất khẩu còn ở mức


thấp. Hàm lượng công nghệ cao trong sản phẩm xuất khẩu còn thấp và chủ yếu là do doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thực hiện.

- Kết cấu hạ tầng cơ sở còn lạc hậu, thiếu đồng bộ chưa đáp ứng được yêu cầu CNH, HĐH

Xét trong mối quan hệ với nhu cầu phát triển cũng như năng lực đáp ứng các cơ hội tạo ra, trình độ thực tế của hệ thống hạ tầng cơ sở ở nước ta còn thấp, tụt hậu khá xa. Nhiều nhà nghiên cứu đã cho rằng, cơ sở hạ tầng là trở ngại lớn đối với sự phát triển của Việt Nam. Hệ thống giao thông, cảng biển, năng lượng, viễn thông... của nước ta còn thiếu thốn, chưa đồng bộ, chất lượng cung ứng dịch vụ thấp. Cơ sở hạ tầng đô thị ít được đầu tư và đang xuống cấp nghiêm trọng.

Hai vấn đề nổi cộm nhất đối với Việt Nam hiện nay là hạ tầng giao thông và cung cấp năng lượng. Cho đến nay, Việt Nam vẫn chưa có một km đường cao tốc theo đúng tiêu chuẩn quốc tế, hệ thống cảng biển ở Việt Nam khá nhiều nhưng phát triển một cách tự phát, dàn đều, gây tốn kém và tụt hậu khá xa về tốc độ so với yêu cầu tăng trưởng kinh tế. Về năng lượng, mặc dù thời gian gần đây số lượng các dự án xây dựng nhà máy điện gia tăng nhanh chóng nhưng Việt Nam luôn đứng trước nguy cơ thiếu điện, đặc biệt trong mùa khô. Mặt khác, việc phát triển mạnh các nhà máy điện có thể chứa đựng nguy cơ không đảm bảo tính cân đối tổng thể (hệ thống phân phối, chi phí đầu tư, bảo vệ môi trường...). Thực tế, tắc đường và mất điện đã trở thành vấn đề mang tính thường ngày ở nước ta.

Sự yếu kém về hạ tầng cơ sở là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng cung ứng dịch vụ kém hiệu quả với giá cả cao. Có thể nêu lên một ví dụ điển hình về chi phí xuất khẩu. Theo WB, chi phí để xuất một côngtennơ 20ft từ Việt Nam là 701 USD (bao gồm chi phí cho các thủ tục giấy tờ, chi phí hành chính, xếp dỡ và vận chuyển nội địa) trong khi đó chi phí này ở Trung Quốc chỉ là 335 USD, ở Xingapo là 382 USD. Việt Nam chỉ được xếp là nước có môi trường đầu tư ở vị trí thứ 7 trong số 9 nước ASEAN (không tính Campuchia) với


số điểm là 1,9 trên thang điểm 5 [12, tr. 37]. Thực trạng đó cho thấy, những hạn chế, yếu kém về cơ sở hạ tầng nếu không được nhanh chóng giải quyết sẽ có ảnh hưởng rất lớn đến việc thực hiện các mục tiêu của CNH, HĐH.

3.1.3. Nhận xét về vai trò của nhà nước đối với CNH, HĐH trong hội nhập kinh tế quốc tế ở nước ta thời gian qua

Những thành tựu đạt được trong phát triển kinh tế - xã hội thời gian qua đã tạo ra thế và lực mới cho Việt Nam bước vào thế kỷ XXI, đẩy nhanh CNH, HĐH và chủ động tích cực hội nhập kinh tế quốc tế để hướng đến mục tiêu đến năm 2020, Việt Nam cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Đồng thời, những thành tựu này còn khẳng định vai trò mang tính quyết định của Nhà nước ta. Đánh giá cụ thể về vai trò của Nhà nước đối với CNH, HĐH trong hội nhập kinh tế quốc tế có thể khái quát như sau:

- Về những mặt được

Thực tế cho thấy, tiến hành CNH, HĐH trong điều kiện phát triển nền kinh tế thị trường và mở cửa hội nhập, Nhà nước ta đã từng bước trở lại làm đúng chức năng của mình, đó là: Định hướng cho sự phát triển, cung cấp và duy trì khuôn khổ pháp lý cho nền kinh tế, cung cấp các dịch vụ kết cấu hạ tầng kinh tế và xã hội, duy trì sự ổn định kinh tế vĩ mô... Trong quá trình CNH, HĐH, Nhà nước đã bổ sung và hoàn thiện nội dung chiến lược CNH, HĐH ở Việt Nam cho phù hợp với thực trạng kinh tế - xã hội trong nước và bám sát sự thay đổi của bối cảnh quốc tế. Đồng thời, Nhà nước vừa đóng vai trò là chủ thể, vừa đóng vai trò tạo lập môi trường thuận lợi thúc đẩy CNH, HĐH. Thể hiện:

Thứ nhất, Nhà nước ta khẳng định so với thời kỳ trước, mục tiêu của CNH, HĐH thời kỳ đổi mới vẫn không thay đổi nhưng về nội dung chiến lược thì CNH, HĐH ở Việt Nam đã có nhiều thay đổi: từ quan niệm công nghiệp hoá phát triển thành quan niệm CNH, HĐH và từ quan niệm CNH, HĐH phát triển thành quan niệm CNH, HĐH rút ngắn. Thực chất đó chính là chuyển từ chiến


lược hướng nội sang chiến lược hỗn hợp lấy hướng ngoại làm trọng tâm; từ mục tiêu chính là nâng cao khả năng tự đáp ứng các nhu cầu trong nước đã chuyển sang mục tiêu hướng vào xây dựng nền kinh tế mở, thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế dựa trên cơ sở phát huy các thế mạnh và lợi thế so sánh của đất nước, cả những lợi thế sẵn có và những lợi thế mới tạo ra để xây dựng và phát triển các ngành, lĩnh vực gắn với khoa học - công nghệ tiên tiến để sản xuất các sản phẩm đáp ứng nhu cầu của thị trường trong và ngoài nước, tăng sức cạnh tranh của nền kinh tế trên tất cả các cấp độ. Nói cách khác, nội dung chiến lược công nghiệp hoá của Việt Nam bao hàm định hướng hiện đại, phương thức rút ngắn và gắn với xu thế hội nhập quốc tế. Trong CNH, HĐH, việc xem xét hiệu quả kinh tế - xã hội được đánh giá ở nhiều phương diện kinh tế, xã hội, môi trường, quốc phòng và an ninh.

Căn cứ vào điều kiện cụ thể của đất nước ở từng giai đoạn và dựa trên những dự báo về xu thế phát triển của nền kinh tế thế giới, Đảng và Nhà nước ta đã xác định lộ trình cùng bước đi trong CNH, HĐH cho phù hợp. Với điểm xuất phát là một nền kinh tế còn đang trong tình trạng trì trệ, khủng hoảng nhiều mặt thì việc ổn định tình hình kinh tế - xã hội, tập trung thực hiện ba chương trình mục tiêu về lương thực - thực phẩm, hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu là bước đi cần thiết nhằm giải quyết những vấn đề cấp bách, đưa nền kinh tế thoát ra khỏi tình trạng khủng hoảng và tạo điều kiện bước vào công nghiệp hoá. Tiếp đó, dựa trên việc đánh giá những thành tựu đạt được cũng như những thách thức đặt ra, tư tưởng CNH, HĐH được nêu ra thay cho cách đặt vấn đề công nghiệp hoá trước đây và hiện đại hoá được coi là một nội hàm quan trọng của chiến lược công nghiệp hoá chính là một bước tiến mới về mặt nhận thức trong chủ trương, đường lối, quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về CNH, HĐH. Từ đó, Đại hội VIII (1996) của Đảng đã khẳng định những yếu tố cơ bản của đường lối CNH, HĐH và phác thảo các mục tiêu cụ thể, chủ yếu trên giác độ định tính, về cơ cấu kinh tế, về khoa học công nghệ, về đời sống vật chất và văn hoá... Trước những

Xem tất cả 227 trang.

Ngày đăng: 08/11/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí