Vai trò của nhà nước đối với công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Đài Loan trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế thời kỳ 1961-2003 - Bài học kinh nghiệm và khả năng vận dụng vào Việt Nam - 18


tăng lên. Năm 2001, tỷ lệ lao động đã qua đào tạo là 16,8% đến năm 2006 đã đạt 27% [7, tr. 67].

- Về chính sách hội nhập kinh tế quốc tế

Với chủ trương mở rộng hợp tác, bình đẳng và cùng có lợi với tất cả các nước, các tổ chức quốc tế, không phân biệt chế độ chính trị - xã hội khác nhau trên cơ sở các nguyên tắc cùng tồn tại hoà bình của Đảng và Nhà nước ta, tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế từng bước được thực hiện.

Năm 1993, Việt Nam đã khai thông quan hệ với IMF, WB, ADB. Tháng 12/1994, Việt Nam chính thức gửi đơn xin gia nhập WTO và bắt đầu thực hiện các công việc như minh bạch hoá chính sách, chuẩn bị và tiến hành các vòng đàm phán song phương và đa phương. Ngày 28/7/1995, Việt Nam đã trở thành thành viên chính thức của ASEAN và tham gia đầy đủ các hoạt động của ASEAN. Từ 1/1/1996, Việt Nam bắt đầu thực hiện nghĩa vụ và các cam kết trong CEPT trong khuôn khổ AFTA. Ngày 17/7/1995, Hiệp định khung về hợp tác Việt Nam - EU được ký kết tạo cơ sở pháp lý thuận lợi để phát triển quan hệ kinh tế giữa hai bên. Tháng 3/1996, Việt Nam đã tham gia ASEM với tư cách là một trong những nước thành viên sáng lập.

Từ sau Đại hội VIII (1996), với chủ trương “xây dựng một nền kinh tế mở”, “đẩy nhanh quá trình hội nhập kinh tế khu vực và thế giới”, “tích cực và chủ động thâm nhập và mở rộng thị trường quốc tế”, tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của nước ta tiếp tục tiến thêm những bước quan trọng. Ngày 18/11/1998, Việt Nam trở thành thành viên chính thức của APEC, tiến hành xây dựng và tiến hành thực hiện chương trình hành động quốc gia (IAP) để thực hiện các mục tiêu tự do hoá và thuận lợi hoá thương mại và đầu tư của APEC với việc hình thành các cam kết ở 15 lĩnh vực về thuế, phi thuế, dịch vụ, đầu tư, quyền sở hữu trí tuệ… Việt Nam cũng đặc biệt quan tâm tham gia chương trình hợp tác kinh tế kỹ thuật (ECOTECH). Đặc biệt, sau hơn 4 năm đàm phán, hiệp định thương mại


Việt Nam - Hoa Kỳ đã được ký kết ngày 12/07/2000 và có hiệu lực ngày 10/12/2001. Sau Đại hội X của Đảng, quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của nước ta được tiến hành với tinh thần mạnh mẽ hơn, khẩn trương hơn, toàn diện và sâu rộng hơn so với giai đoạn trước. Với những nỗ lực to lớn của Đảng, Nhà nước và mọi tầng lớp nhân dân thực hiện đa dạng hoá, đa phương hoá các quan hệ kinh tế quốc tế; chủ động thực hiện các cam kết song phương, đa phương và vận dụng luật chơi của các thể chế kinh tế, thương mại quốc tế trên cơ sở đảm bảo lợi ích tối cao của đất nước, Việt Nam đã trở thành thành viên chính thức thứ 150 của WTO vào 01/01/2007. Đó là một mốc lịch sử rất quan trọng khẳng định sự thành công của Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế.

Ngay sau khi gia nhập WTO, ngày 05/02/2007 tại Hội nghị lần thứ 4, Ban chấp hành TW khoá X đã đề ra Nghị quyết số 08-NQ/TW về “Một số chủ trương chính sách lớn để nền kinh tế phát triển nhanh và bền vững khi Việt Nam là thành viên của Tổ chức thương mại thế giới”, trong đó đề ra chủ trương và những định hướng lớn cần triển khai ngay trong năm 2007 và giai đoạn 2007 – 2010. Tiếp sau đó, ngày 27/02/2007, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 16/2007/NQ-CP kèm theo Chương trình hành động của Chính phủ để thể chế hoá chủ trương, đảm bảo Nghị quyết của Đảng triển khai có hiệu quả. Chính phủ đã đề ra yêu cầu giải quyết 12 nhiệm vụ cụ thể liên quan tới các khía cạnh mà nền kinh tế có thể chịu tác động ngay khi thực thi những cam kết WTO. Đồng thời, Chính phủ đã giao 26 hành động cụ thể cần triển khai thực hiện ngay từ đầu năm 2007 và 120 hành động cụ thể khác thực hiện từ năm 2007 và những năm tiếp theo cho các bộ, ngành, địa phương. Trên cơ sở đó, các cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã ban hành nhiều văn bản, nghị quyết chuyên đề về chủ trương, chính sách giải quyết những vấn đề quan trọng trên các lĩnh vực để thực hiện cam kết với WTO, đồng thời đề ra những giải pháp cụ thể nhằm vượt qua những thách thức và tận dụng có hiệu quả những cơ hội khi Việt Nam trở thành thành viên chính thức của WTO.


Đến nay, Việt Nam có quan hệ ngoại giao với 172 nước và có quan hệ kinh tế, thương mại và đầu tư với gần 200 nước và vùng lãnh thổ, là thành viên của 63 tổ chức quốc tế và có quan hệ với khoảng 500 tổ chức phi chính phủ. Việc mở rộng quan hệ kinh tế quốc tế, từng bước hội nhập vào nền kinh tế thế giới đã giúp Việt Nam nâng cao vị thế quốc gia trên trường quốc tế, tạo điều kiện mở rộng hoạt động kinh tế đối ngoại, thu hút các nguồn lực từ bên ngoài cho CNH, HĐH, mở rộng thị trường, gia tăng kim ngạch xuất nhập khẩu.

- Về chính sách phát triển cơ sở hạ tầng

Nhận thức được tầm quan trọng của cơ sở hạ tầng với tư cách là yếu tố tiền đề cho CNH, HĐH, Đảng và Nhà nước ta đã có chủ trương và nhiều chính sách, giải pháp cụ thể để thúc đẩy phát triển cơ sở hạ tầng. Các cơ quan nhà nước đã tập trung thực hiện công tác quy hoạch phát triển hệ thống giao thông vận tải, hạ tầng ngành điện, hệ thống bưu chính viễn thông, hệ thống thuỷ lợi và kết cấu hạ tầng đô thị và huy động các nguồn lực cho phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội.

Đồng thời, Nhà nước đã gia tăng nguồn vốn đầu tư từ ngân sách và có chính sách thu hút các nguồn vốn xã hội đa dạng cho việc nâng cấp, xây dựng mới và hiện đại hoá hệ thống hạ tầng kỹ thuật như hệ thống giao thông vận tải, mạng lưới bưu chính - viễn thông, hệ thống các nhà máy điện và hệ thống cấp điện, hệ thống cơ sở hạ tầng về giao thông, thuỷ lợi ở khu vực nông thôn... Thực tế, sự phát triển của hệ thống cơ sở hạ tầng đã góp phần quan trọng vào sự phát triển kinh tế - xã hội, thúc đẩy sự nghiệp CNH, HĐH.

3.1.2. Những kết quả chủ yếu của CNH, HĐH

3.1.2.1. Về thành tựu

Tiến hành CNH, HĐH trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế theo đường lối đổi mới của Đảng và Nhà nước, nền kinh tế nước ta đã thu một số thành tựu to lớn.


Trước hết, việc thực hiện chính sách kinh tế nhiều thành phần đã tạo điều kiện giải phóng lực lượng sản xuất, huy động nguồn lực cả trong và ngoài nước cho đầu tư phát triển. Bên cạnh nguồn vốn đầu tư từ ngân sách, nguồn vốn từ khu vực tư nhân cũng gia tăng nhanh chóng.

Bảng 3.1: Cơ cấu tổng vốn đầu tư thực hiện giai đoạn (1991 - 2006)

Đơn vị tính: %


Năm

Khu vực nhà nước

Khu vực tư nhân

Khu vực FDI

1991

38,0

47,7

14,3

1995

42

27,6

30,4

2003

52,9

31,1

16,0

2005

47,1

38,0

14,9

2006

46,4

37,7

15,9

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 227 trang tài liệu này.

Vai trò của nhà nước đối với công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Đài Loan trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế thời kỳ 1961-2003 - Bài học kinh nghiệm và khả năng vận dụng vào Việt Nam - 18

Nguồn: Tổng cục Thống kê: Niên giám thống kê 2001, 2006.

Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, từ năm 2002 đến nay, số cơ sở sản xuất kinh doanh đã lên tới 3.935.078 (tăng 44,7%), trong đó số lượng cơ sở thuộc loại hình doanh nghiệp là 182.888 (tăng 83,4%). Sau 5 năm, các cơ sở sản xuất kinh doanh thuộc khu vực ngoài Nhà nước tăng mạnh với các số liệu tương ứng là 140,3% và 166,3%. Số lượng các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài cũng gia tăng nhanh chóng. Do vậy, nguồn vốn đầu tư phát triển toàn xã hội so với GDP đã tăng từ 16% năm 1990 lên 29,5% năm 2000; 36,32% năm 2005; và

ước đạt 40,6% GDP năm 2007.

Thứ hai, sự sắp xếp, bố trí lại cơ cấu kinh tế và những giải pháp hữu hiệu để gia tăng nguồn vốn đầu tư đã tạo điều kiện thúc đẩy tăng trưởng của các ngành kinh tế.


Bảng 3.2: Tốc độ tăng trưởng kinh tế qua các giai đoạn



1986 -

1990

1991-

1995

1996-

2000

2001-

2005


2006


2007

GDP (%)

3,9

8,2

6,7

7,51

8,17

8,5

Công nghiệp và xây

dựng (%)

6,0

12,7

10,4

10,25

10,37

11,0

Nông, lâm nghiệp và

thuỷ sản (%)

3,6

4,3

3,87

3,83

3,4

3,7

Dịch vụ (%)

6,1

9,0

5,3

6,96

8,29

8,7

Nguồn: Tổng hợp theo niên giám thống kê các năm, Tổng cục Thống kê.

Từ sau năm 1991, ngành công nghiệp và xây dựng tăng với tốc độ trên 10% một năm và đóng góp nhiều nhất vào tốc độ tăng trưởng chung của nền kinh tế. Trong giai đoạn 2001-2006, công nghiệp chế biến luôn có tốc độ tăng trưởng cao, bình quân đạt 11,81%. Một số ngành công nghiệp chế biến như thực phẩm và đồ uống; sản xuất các sản phẩm từ da, giả da; ngành sản xuất các thiết bị điện, phương tiện vận tải, sản xuất các sản phẩm từ gỗ, cao su, kim loại... có tốc độ tăng trên dưới 20% những năm gần đây. Tốc độ tăng trưởng của các ngành dịch vụ khá nhanh, trong đó tốc độ tăng trưởng của một số ngành dịch vụ cao cấp như bưu chính - viễn thông, tài chính - ngân hàng, du lịch... có xu hướng tăng lên. Tốc độ tăng trưởng của nông nghiệp có giảm nhưng nhiều chỉ tiêu đặt ra về sản xuất lương thực đã hoàn thành vượt mức. Nhìn chung trong nhiều năm qua, nền kinh tế Việt Nam tăng trưởng với tốc độ khá cao so với nhiều nước trong khu vực và trên thế giới. Nhờ đó, đất nước từng bước thoát ra khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội, tạo đà cho công cuộc đổi mới tiếp tục đi vào chiều sâu và góp phần đẩy nhanh CNH, HĐH.

Thứ ba, cơ cấu ngành kinh tế đã có sự chuyển dịch theo hướng tăng nhanh tỷ trọng của công nghiệp, giảm tỷ trọng của nông nghiệp. Năm 1986, nông


nghiệp chiếm 34,7% GDP, công nghiệp chiếm 26,8% và dịch vụ chiếm 38,5% trong GDP; năm 2001 nhóm ngành nông nghiệp chỉ còn 23,24% GDP, công nghiệp và xây dựng chiếm 38,13% và dịch vụ là 38,63% trong GDP; đến năm 2006, nhóm ngành nông, lâm, ngư nghiệp chiếm 20,36% GDP, nhóm ngành công nghiệp và xây dựng chiếm 41,56% GDP, nhóm ngành dịch vụ chiếm 38,08% GDP (Bảng 3.3).

Bảng 3.3: Cơ cấu ngành trong GDP (%)



1986

1990

2001

2005

2006

Nông - lâm - thuỷ sản

34,7

32,0

23,24

20,97

20,36

Công nghiệp và xây dựng

26,8

25,2

38,13

41,02

41,56

Dịch vụ

38,5

42,8

38,63

38,01

38,08

Nguồn: Trần Văn Thọ, Kinh tế Việt Nam 1955 - 2000, tr. 298; Tổng Cục Thống kê, Niên giám thống kê các năm.

Thứ tư, sự tăng trưởng của các ngành kinh tế và những tác động của chính sách thúc đẩy xuất khẩu đã góp phần tăng nhanh kim ngạch xuất nhập khẩu.

Bảng 3.4: Xuất khẩu và GDP



1986-

1990

1991-

1995

1996-

2000

2001-

2005

Xuất khẩu bình quân (triệu USD)

1406

3431

10365

22166

Tỷ trọng xuất khẩu so với GDP (%)

20,5

25,2

37,4

54,0

Xuất khẩu bình quân đầu người (USD)

18,1

43,6

129.9

274,0

Nguồn: Tổng cục Thống kê: Tổng quan về xuất nhập khẩu của Việt Nam trong 20 năm đổi mới.

Bên cạnh việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, sự gia tăng xuất khẩu và những chuyển biến trong cơ cấu hàng xuất khẩu còn tạo ra những tác động tích


cực đối với sản xuất trong nước và đã phần nào thể hiện định hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa nền kinh tế. Từ 1986 đến 2005, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam tăng bình quân 21,2%/năm, đạt mức 32,4 tỷ USD năm 2005, năm 2006 xuất khẩu tăng 22,1% và năm 2007 tăng 20,5%.

Cơ cấu hàng xuất khẩu của Việt Nam đã có những chuyển biến tích cực. Đặc biệt, từ sau 1996, khi Việt Nam đẩy mạnh tiến trình CNH, HĐH thì tỷ trọng sản phẩm chế biến sâu và tinh tăng, tỷ trọng hàng thô hay mới sơ chế giảm dần.

Bảng 3.5: Cơ cấu hàng xuất khẩu theo mức độ chế biến



1986-

1990

1991-

1995

1996-

2000

2001-

2005

Tỷ trọng hàng thô hay mới sơ chế

70,1

74,6

54,8

45,3

Tỷ trọng hàng chế biến hay tinh chế

29,9

25,4

45,2

54,7

Nguồn: Nguồn: Tổng cục Thống kê: Tổng quan về xuất nhập khẩu của Việt Nam trong 20 năm đổi mới.

Tỷ trọng hàng công nghiệp chế biến chiếm tới 40,4% trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam giai đoạn 2001 -2005. Đến nay, các mặt hàng điện tử và linh kiện điện tử, hàng may mặc, giày dép, thủy sản, gạo và sản phẩm gỗ đã có kim ngạch xuất khẩu trên ngưỡng 1 tỷ USD.

Thị trường xuất khẩu của Việt Nam cũng có những chuyển biến khá quan trọng theo hướng ngày càng đa dạng, mở rộng thêm một số thị trường tiềm năng. Giai đoạn 2001 - 2005, thị trường châu Á đã chiếm tới 50,9%; thị trường châu Mỹ chiếm 18,9% trong khi thị trường châu Âu chỉ còn chiếm 20,7%.

Hoạt động nhập khẩu cũng có những chuyển biến tích cực, đã hướng vào mục tiêu chủ yếu là phục vụ chiến lược phát triển xuất khẩu và đáp ứng yêu cầu thiết yếu của sản xuất. Giai đoạn 2001 - 2005, nhập khẩu tư liệu sản xuất, máy móc thiết bị chiếm trên 30%. Nhằm mục đích đổi mới trang thiết bị, đổi mới quy


trình kỹ thuật, công nghệ sản xuất, thị trường nhập khẩu đã được mở rộng sang các nước có trình độ kỹ thuật tiên tiến, trong đó từ Nhật Bản khoảng 28%; EU 13% và Bắc Mỹ khoảng 4%.

Những kết quả đạt được trong hoạt động ngoại thương đã khẳng định rõ độ mở cửa của nền kinh tế nước ta hiện nay là rất cao, tổng kim ngạch ngoại thương gần bằng 150% GDP năm 2006. Nhờ đó, nền kinh tế đã liên tục mở rộng không gian tăng trưởng và cấu trúc của không gian phát triển cũng thay đổi. Chuyển dịch cơ cấu ngoại thương là một trong những yếu tố chủ chốt phản ánh sự chuyển biến cơ cấu của nền kinh tế.

3.1.2.2. Những mặt hạn chế

Bên cạnh những thành tựu đạt được trong CNH, HĐH, nền kinh tế Việt Nam cũng bộc lộ không ít hạn chế. Đó là:

- Tăng trưởng kinh tế còn dưới mức tiềm năng, chất lượng tăng trưởng chậm được cải thiện, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp và của nền kinh tế còn thấp

Tăng trưởng kinh tế ở nước ta thời gian qua chủ yếu dựa vào việc gia tăng số lượng các nhân tố đầu vào. Chất lượng tăng trưởng còn thấp, thể hiện ở việc phân bổ nguồn lực thiếu hợp lý, tỷ suất sinh lời của đầu tư thấp, mức độ lãng phí cao, tính ổn định và bền vững của tăng trưởng còn nhiều hạn chế. Về cơ bản, tăng trưởng kinh tế ở nước ta phụ thuộc nhiều vào sự gia tăng đầu tư của nhà nước và của doanh nghiệp nhà nước. Mặc dù đầu tư của khu vực kinh tế nhà nước luôn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng vốn đầu tư toàn xã hội nhưng hiệu quả hoạt động của khu vực này chưa thực sự tương xứng với tiềm năng và những ưu đãi từ phía nhà nước: không phải là lực lượng đóng góp lớn nhất cho GDP, không phải là lực lượng tạo việc làm nhiều nhất cũng như cung cấp phần thu nhập lớn nhất cho lao động xã hội. Năm 2005, vốn đầu tư của khu vực kinh tế nhà nước chiếm 52,2% trong tổng vốn đầu tư toàn xã hội nhưng chỉ đóng góp

Xem tất cả 227 trang.

Ngày đăng: 08/11/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí