Vai trò của nhà nước đối với công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Đài Loan trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế thời kỳ 1961-2003 - Bài học kinh nghiệm và khả năng vận dụng vào Việt Nam - 22


- Về thể chế thị trường

Đây là một điểm khác biệt khá rõ giữa Việt Nam và Đài Loan. Thực tế, ngay trong thời kỳ tiến hành công nghiệp hoá thay thế nhập khẩu, nền kinh tế thị trường ở Đài Loan đã có sự phát triển nhất định. Mặc dù nhà nước can thiệp mạnh vào đời sống kinh tế nhưng không phải là làm thay thị trường mà là nhằm khắc phục những tiêu cực của cơ chế thị trường và tạo điều kiện cho thị trường thực hiện tốt hơn chức năng của nó. Cùng với việc chuyển sang chiến lược công nghiệp hoá hướng về xuất khẩu và đẩy mạnh hội nhập kinh tế quốc tế, Đài Loan đã có những chính sách thúc đẩy tự do hoá kinh tế mà thực chất là tạo điều kiện phát triển nền kinh tế thị trường hiện đại phù hợp với xu thế phát triển của thế giới. Thực tế, việc phát triển và hoàn thiện thể chế thị trường trong tiến trình CNH, HĐH ở Đài Loan vừa là điều kiện nhưng cũng vừa là động lực thúc đẩy CNH, HĐH.

Với Việt Nam, đã có một thời gian dài xây dựng nền kinh tế trong mô hình kinh tế kế hoạch hoá tập trung, ở đó thị trường và cơ chế thị trường không được thừa nhận. Việt Nam chỉ thực sự thừa nhận thị trường và cơ chế thị trường từ năm 1989. Mặc dù vậy cho đến nay, sau 20 năm chuyển đổi cơ chế nhưng Việt Nam vẫn chưa kiến tạo được một hệ thống thể chế kinh tế thị trường đồng bộ và hiện đại. Thực trạng đó phản ánh trạng thái kém phát triển về mặt thể chế của nền kinh tế và nó khó có thể đóng vai trò phân bổ hiệu quả các nguồn lực để phục vụ CNH, HĐH.

- Về thời điểm mở cửa và hội nhập kinh tế quốc tế

Đài Loan tiến hành mở cửa, hội nhập kinh tế quốc tế khá sớm và khai thác có hiệu quả những tác động tích cực do mở cửa hội nhập mang lại. Đó là tiếp thu những nguồn lực quan trọng từ bên ngoài cho CNH, HĐH. Đồng thời, Đài Loan đã có sự chuẩn bị khá chu đáo, đặc biệt về môi trường pháp lý, về phát triển nguồn nhân lực, về nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp, các sản


phẩm và cả nền kinh tế... khi đẩy mạnh hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới và tham gia có hiệu quả vào các hoạt động thương mại, đầu tư quốc tế để thực hiện CNH, HĐH theo mô hình rút ngắn.

Còn Việt Nam tiến hành mở cửa muộn hơn nhiều so với Đài Loan. Một thời gian dài, Việt Nam phải chịu cảnh bị bao vây, cấm vận về kinh tế của các thế lực thù địch. Nhưng với chủ trương đúng đắn và những nỗ lực to lớn của toàn Đảng toàn dân, Việt Nam đã thực hiện chính sách mở cửa và từng bước hội nhập vào nền kinh tế thế giới. Những sự kiện như bình thường hoá quan hệ và ký Hiệp định thương mại với Mỹ, gia nhập ASEAN, APEC và đặc biệt là gia nhập WTO đã chứng tỏ những thành công của Việt Nam trong hội nhập kinh tế quốc tế. Tuy nhiên, thực tế đã cho thấy, chính sự hội nhập nhanh chóng đó mà thiếu sự chuẩn bị nhiều mặt, đặc biệt là về môi trường pháp lý phù hợp với thông lệ quốc tế, vấn đề nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, của sản phẩm; vấn đề cải thiện môi trường đầu tư; chuẩn bị nguồn nhân lực... đã hạn chế khả năng hấp thụ những nguồn lực quan trọng từ bên ngoài để biến những cơ hội do hội nhập kinh tế quốc tế mang lại thành hiện thực phục vụ cho CNH, HĐH. Thậm chí, nó còn đặt các doanh nghiệp Việt Nam trước nguy cơ thất bại trong cạnh tranh với những công ty có tên tuổi trên thế giới ngay ở thị trường nội địa.

Từ những điểm tương đồng và khác biệt cho thấy, Việt Nam cần xem xét để tiếp thu có chọn lọc những kinh nghiệm của Đài Loan về vai trò của nhà nước đối với CNH, HĐH trong hội nhập kinh tế quốc tế.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 227 trang tài liệu này.

3.3. KHẢ NĂNG VẬN DỤNG MỘT SỐ KINH NGHIỆM VỀ VAI TRÒ CỦA NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI CÔNG NGHIỆP HOÁ, HIỆN ĐẠI HOÁ TRONG HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ CỦA ĐÀI LOAN VÀO NƯỚC TA HIỆN NAY

CNH, HĐH là một quá trình khó khăn và phức tạp chịu tác động của nhiều nhân tố cả trong và ngoài nước. Thực tế cho thấy, không có một hình mẫu CNH, HĐH phù hợp với tất cả các nước khi các nước có trình độ phát triển khác

Vai trò của nhà nước đối với công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Đài Loan trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế thời kỳ 1961-2003 - Bài học kinh nghiệm và khả năng vận dụng vào Việt Nam - 22


nhau, điều kiện kinh tế - xã hội khác nhau và đặc biệt là sự biến động của nền kinh tế thế giới hiện nay. Điều đó có nghĩa là CNH, HĐH ở Việt Nam không thể sao chép nguyên mẫu mô hình công nghiệp hoá của một nước nào đó.

Sau hơn 20 năm đổi mới và hội nhập kinh tế quốc tế, thế và lực của nền kinh tế nước ta đã tăng lên rất nhiều. Tuy nhiên, nước ta cũng phải đối diện với những thách thức mới, phức tạp đòi hỏi phải có những giải pháp mới. Đặc biệt, việc gia nhập WTO một mặt đánh dấu sự hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới nhưng mặt khác cũng đặt ra nhiều thách thức to lớn với nước ta. Việt Nam sẽ phải thực hiện những cam kết hội nhập và vận hành nền kinh tế theo các luật lệ, quy định quốc tế cho nên sẽ có những thay đổi mạnh mẽ trong khung khổ thể chế và nguyên tắc tiến hành CNH, HĐH.

Bối cảnh quốc tế cũng có nhiều thay đổi to lớn. Nền kinh tế thế giới đang chuyển nhanh sang thời đại phát triển dựa trên lợi thế mới đó là tri thức, Hệ thống phân công lao động quốc tế được tổ chức lại và vận hành theo nguyên lý chuỗi giá trị gia tăng toàn cầu. Tốc độ cao và cấu trúc mạng là hai thuộc tính quyết định của hệ thống kinh tế thế giới hiện đại. Bên cạnh đó, sự trỗi dậy nhanh chóng của các nền kinh tế đang phát triển khổng lồ như Trung Quốc, Ấn Độ làm thay đổi tương quan sức mạnh kinh tế trên phạm vi toàn cầu...

Từ bối cảnh trong nước cũng như quốc tế cho thấy, yêu cầu cao về trình độ phát triển đòi hỏi phải có tư duy mới về lộ trình tiến hành CNH, HĐH trong giai đoạn tới. Cần nhắc lại rằng, tiến hành CNH, HĐH trong bối cảnh hội nhập thực chất là tiến hành một cuộc đua tranh phát triển quốc tế. Do vậy, quá trình CNH, HĐH ở Việt Nam cần phải giải quyết nhiệm vụ quan trọng là khắc phục tình trạng tụt hậu trong phát triển, rút ngắn khoảng cách và tiến kịp thời đại. Nghĩa là, CNH, HĐH sẽ phải hướng tới hình thành và phát triển một cơ cấu kinh tế hiện đại, tham gia có hiệu quả vào hệ thống phân công lao động quốc tế. Những vấn đề đó càng khẳng định sự cần thiết và vai trò mang tính quyết định của nhà nước đối với sự thành công của CNH, HĐH trong hội nhập kinh tế quốc


tế ở nước ta. Đây là vấn đề mới đối với Việt Nam cho nên việc nghiên cứu tìm hiểu, tham khảo những kinh nghiệm thành công của nước ngoài sẽ có ý nghĩa rất quan trọng.

Từ nền kinh tế thấp kém bước vào CNH, HĐH và mở cửa hội nhập kinh tế quốc tế, những cơ hội và thách thức luôn đặt ra với Đài Loan trong phát triển. Thực tế, Đài Loan đã thành công bằng những chính sách và giải pháp tích cực của mình. Thành công ấy là kết quả của hàng loạt định hướng, chính sách, giải pháp đồng bộ của nhà nước tác động vào quá trình CNH, HĐH. Do vậy với Việt Nam hiện nay, những kinh nghiệm thành công về vai trò của nhà nước đối với CNH, HĐH trong hội nhập kinh tế quốc tế của Đài Loan vẫn là những kinh nghiệm có ý nghĩa lý luận, thực tiễn sâu sắc.

3.3.1. Lựa chọn mô hình CNH, HĐH rút ngắn gắn với việc phát huy lợi thế so sánh và phát triển kinh tế tri thức

Cả lý luận và thực tiễn đều khẳng định, việc lựa chọn mô hình, mục tiêu và định hướng chính sách tiến hành CNH, HĐH thuộc về vai trò của nhà nước.

Từ kinh nghiệm Đài Loan cho thấy, để tiếp cận và thu hút được những nguồn lực quan trọng bên ngoài trong điều kiện nguồn nội lực còn hạn chế thì định hướng chuyển sang mô hình công nghiệp hoá dựa vào hội nhập kinh tế quốc tế là phù hợp. Tuy nhiên nếu chỉ có thế, khả năng đóng vai trò luôn là người đi sau sẽ rất lớn. Do vậy, xây dựng mô hình CNH, HĐH rút ngắn gắn với việc khai thác, phát huy lợi thế so sánh và từng bước hướng đến phát triển kinh tế tri thức là yêu cầu mang tính tất yếu để nhanh chóng rút ngắn khoảng cách tụt hậu so với các nền kinh tế đi trước và tiến lên hiện đại.

Hiện nay, trong môi trường hội nhập và cạnh tranh quốc tế khốc liệt thì khoảng cách tụt hậu, sự thua kém về năng lực cạnh tranh là những yếu tố quyết định nhất hạn chế khả năng gia nhập thành công vào hệ thống phân công lao động quốc tế hiện đại và khẳng định vị thế của mình trong hệ thống đó đối với


những nước đang phát triển. Với Việt Nam, khi bước vào giai đoạn hội nhập ngày càng sâu rộng vào nền kinh tế thế giới, thì khoảng cách tụt hậu xa giữa năng lực hiện tại của toàn bộ cơ cấu ngành, đặc biệt là năng lực công nghiệp, với mức độ sâu rộng và quyết liệt của cạnh tranh toàn cầu ngày càng bộc lộ rõ. Nếu so với nhiều nước trong khu vực đi trước, áp lực cạnh tranh để phát triển của Việt Nam khốc liệt hơn nhiều. Khi nền kinh tế còn yếu kém, chưa đủ thời gian tích luỹ tiềm lực phát triển thông qua chuyển giao công nghệ, thông qua FDI và phát triển các ngành phụ trợ, Việt Nam lại còn đứng trước yêu cầu thực hiện tự do hoá thương mại, phải cạnh tranh sòng phẳng với các nước đi trước có nền công nghiệp, dịch vụ ở trình độ cao hơn nên cần giải thích rõ mục tiêu, lộ trình và những giải pháp cụ thể trong lộ trình hội nhập. Do vậy:

Về mục tiêu chiến lược

Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế và một số nước trên thế giới đang chuyển dần sang kinh tế tri thức thì những mục tiêu chiến lược CNH, HĐH cần được xác định rõ hơn nữa.

Thứ nhất, mục tiêu chiến lược của CNH, HĐH ở Việt Nam trước hết phải nhằm mục tiêu sống còn là tạo lập, củng cố năng lực cạnh tranh quốc tế. Nghĩa là, mục tiêu về chất lượng cơ cấu kinh tế, hiệu quả, năng lực cạnh tranh của quốc gia, doanh nghiệp, sản phẩm và vị thế của nền kinh tế trong hệ thống phân công lao động quốc tế và khu vực... cần được coi là ưu tiên hàng đầu. Thực chất những mục tiêu này liên quan đến thu hẹp khoảng cách tụt hậu phát triển so với các nước đi trước và khẳng định vai trò của Việt Nam trong hệ thống phân công lao động quốc tế và vị thế, năng lực cạnh tranh của sản phẩm Việt Nam trên thị trường quốc tế.

Thứ hai, CNH, HĐH ở Việt Nam phải hướng đến mục tiêu phát triển toàn diện, bao gồm cả văn hoá, xã hội, môi trường được phản ánh trong hệ mục tiêu phát triển con người theo định hướng phát triển bền vững.


Như vậy, mục tiêu chiến lược của CNH, HĐH ở Việt Nam là kết hợp giữa tăng trưởng kinh tế và tiến bộ xã hội. Thực chất đó là mục tiêu phát triển lấy con người làm trung tâm và dựa vào nguồn lực con người để thực hiện. Đó là tạo thêm nhiều việc làm cho người lao động, cải thiện điều kiện sống và tăng cường năng lực phát triển người, tiến tới phát triển bền vững. Đồng thời cũng phải chú ý đến những mục tiêu đặt ra trong quá trình hội nhập là phải nhanh chóng thu hẹp khoảng cách với các nước phát triển, nâng cao vị trí trong bảng xếp hạng quốc tế, nâng cao vị thế cạnh tranh quốc gia... Đặc biệt, với mục tiêu đưa nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020 cần được cụ thể hoá và nhất quán theo tiến trình thời gian tránh tình trạng thể hiện tham vọng lớn nhưng ít được luận chứng về tính hiện thực dẫn đến việc thực hiện rơi vào tình trạng bị động, xử lý tình huống. Nói cách khác, quá trình thực hiện mục tiêu dài hạn phải được cụ thể hoá thành lộ trình cụ thể với các mốc trung hạn theo nghĩa các mục tiêu trung hạn là những bước trung gian tạo tiền đề và cơ sở để thực hiện mục tiêu phát triển cuối cùng và tối cao.

Tóm lại, Nhà nước cần cụ thể hoá những mục tiêu chủ yếu cần đạt tới như thu nhập bình quân đầu người phải thoát khỏi ngưỡng “các nước có thu nhập thấp” và tiến tới đạt mức bình quân của các nước đang phát triển, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng hiện đại (tỷ trọng của các ngành tri thức, tỷ trọng hàng công nghiệp chế tạo tăng nhanh, giảm bớt lao động nông nghiệp và gia tăng tỷ trọng lao động tri thức...), đồng thời khẳng định về vị thế của Việt Nam trong nền kinh tế thế giới và những mục tiêu xã hội, mục tiêu phát triển con người.

Về lộ trình và phương thức thực hiện

Để thực hiện được những mục tiêu đó, vấn đề quan trọng tiếp theo là cách thức và lộ trình thực hiện. Nếu quá trình CNH, HĐH diễn ra với định hướng đúng và lộ trình hợp lý trên cơ sở tạo lập các tiền để tăng trưởng dựa vào lợi thế và định hướng chất lượng thì các mục tiêu đó có thế thực hiện được.


Lựa chọn và thực hiện CNH, HĐH theo mô hình rút ngắn, chủ động nắm bắt thành tựu khoa học - công nghệ thời đại, dựa vào tri thức, lấy bám đuổi tri thức, bám đuổi công nghệ cao làm cốt lõi để đi tắt chính là cách thức hiệu quả nhất để tận dụng lợi thế phát triển chủ yếu của các nước đi sau và tận dụng những lợi thế của đất nước là có nguồn lao động dồi dào. Thực hiện CNH, HĐH theo mô hình rút ngắn có thể đảm bảo:

i) Nâng cao năng lực cạnh tranh để tồn tại trong môi trường hội nhập và cạnh tranh quốc tế;

ii) Phát triển bền vững, có bước nhảy vọt để rút ngắn thời gian phát triển, rút ngắn khoảng cách tụt hậu so với các nước đi trước và

iii) Trên hết là thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh xã hội công bằng, dân chủ và văn minh.

Với Việt Nam CNH, HĐH theo mô hình rút ngắn có thể coi là con đường duy nhất để thực hiện được những mục tiêu kinh tế - xã hội đặt ra. Do vậy, phải kết hợp cả hai quá trình: chuyển từ kinh tế nông nghiệp lên kinh tế công nghiệp và từ kinh tế công nghiệp lên kinh tế tri thức. Nghĩa là hai quá trình đó cần được lồng ghép vào nhau, hỗ trợ cho nhau. Khi hoàn thành công nghiệp hoá thì cũng là lúc kinh tế tri thức đã phát triển. Thực hiện CNH, HĐH theo mô hình rút ngắn, Việt Nam sẽ tận dụng được những cơ hội và lợi thế quan trọng:

- Có thể dễ dàng đạt được tốc độ tăng trưởng cao trong thời gian dài, có cơ hội và điều kiện lựa chọn để tiếp nhận nguồn vốn và áp dụng những thành tựu khoa học - công nghệ, kinh nghiệm quản lý... của các nước đi trước.

- Khi nền kinh tế còn tăng trưởng dưới mức tiềm năng khá xa thì có thể nâng cao tốc độ tăng trưởng kinh tế đáng kể nếu có những giải pháp phù hợp để huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực trong và ngoài nước.


- Việc chuyển dần tăng trưởng kinh tế dựa vào việc nâng cao chất lượng và hiệu quả sẽ góp phần cải thiện khá mạnh cả mặt lượng và mặt chất cùng tính bền vững của tăng trưởng.

- Có thể phát huy được lợi thế về nguồn nhân lực - một lợi thế dài hạn của Việt Nam. Điều này cũng hoàn toàn phù hợp với yêu cầu chủ yếu của sự phát triển hiện đại - coi con người là trung tâm của sự phát triển và dựa vào trí tuệ con người để phát triển.

- Do có lợi thế đặc biệt vị thế địa - chính trị, địa - kinh tế và địa - văn hoá trong khung cảnh phát triển của khu vực và thế giới hiện nay nên nếu có chiến lược đúng để tận dụng hiệu quả lợi thế này thì Việt Nam có thể có cơ hội trở thành một điểm bùng nổ phát triển của khu vực.

- Toàn cầu hoá kinh tế ngày càng diễn ra mạnh mẽ, nền kinh tế thế giới đang chuyển dần sang giai đoạn phát triển kinh tế tri thức đã tạo cơ hội lớn cho những nước đi sau thực hiện quá trình chuyển giao công nghệ - kỹ thuật, đồng thời có thể tiến thẳng vào những công nghệ - kỹ thuật hiện đại để sản xuất những sản phẩm có hàm lượng công nghệ cao, giá trị gia tăng lớn để phát triển nhảy vọt và đuổi kịp các nước phát triển đi trước.

Do vậy, để đẩy nhanh tăng trưởng và phát triển, tránh nguy cơ tụt hậu và rút ngắn khoảng cách với các nước đi trước, Việt Nam cần tiến hành CNH, HĐH theo mô hình rút ngắn gắn với việc phát huy lợi thế so sánh và hướng đến sự phát triển kinh tế tri thức là một yêu cầu mang tính bắt buộc và có thể thực hiện được. Tuy nhiên, Việt Nam cũng cần có sự điều chỉnh linh hoạt chiến lược CNH, HĐH theo sự biến đổi của lợi thế so sánh phù hợp với lộ trình hội nhập kinh tế quốc tế. Nội dung chiến lược CNH, HĐH phải đáp ứng được những yêu cầu cơ bản sau:

Thứ nhất, chiến lược CNH, HĐH ở Việt Nam cần có sự kết hợp cân đối giữa hướng về xuất khẩu và thay thế nhập khẩu, trong đó hướng về xuất khẩu là

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 08/11/2022