Vai trò của nhà nước đối với công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Đài Loan trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế thời kỳ 1961-2003 - Bài học kinh nghiệm và khả năng vận dụng vào Việt Nam - 16


việc xác định những chuẩn mực, khuôn mẫu công nghệ mà các hoạt động trong nền kinh tế cần đạt tới và xác định bước đi cho sự phát triển công nghệ.

- Thứ hai, nhà nước cần có chính sách phát triển cơ sở hạ tầng công nghệ bao gồm việc xây dựng nền tảng tri thức khoa học; các cơ quan nghiên cứu và triển khai; nguồn nhân lực khoa học và công nghệ và nền văn hoá công nghệ.

- Thứ ba, trong quá trình triển khai chiến lược phát triển công nghệ, nhất là đối với hoạt động chuyển giao công nghệ cần có sự hợp tác chặt chẽ giữa các cơ quan của chính phủ, các tổ chức phi lợi nhuận, và các doanh nghiệp, đặc biệt ở những lĩnh vực có mức độ rủi ro lớn hay có tầm quan trọng đặc biệt do vậy chính sách của nhà nước phải nhằm tạo điều kiện và thúc đẩy sự liên kết giữa cộng đồng nghiên cứu với các doanh nghiệp, dịch vụ cung cấp thông tin. Sự hỗ trợ của chính phủ, các nhà tư vấn và các viện nghiên cứu độc lập rất quan trọng để bổ sung cho những nỗ lực của các tổ chức trong quá trình chuyển giao công nghệ, nhất là của các tổ chức tiếp nhận. Sự hỗ trợ này cần tập trung vào việc nâng cao hiệu quả của quá trình chuyển giao.

- Thứ tư, nhà nước cần đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển hệ thống thị trường công nghệ. Thực tế, việc mở các cuộc hội thảo về khoa học - công nghệ, những hội chợ, triển lãm đã có những tác dụng thiết thực cho phát triển thị trường xuất - nhập công nghệ của Đài Loan.

2.3.5. Nhà nước cần đặc biệt chú trọng phát triển nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực trình độ cao để đẩy nhanh tiến trình CNH, HĐH

Thực tế, việc sử dụng các thành tựu của khoa học - công nghệ để tiến hành công nghiệp hoá không tách rời việc đầu tư phát triển con người, bởi con người là yếu tố quyết định trong tất cả các yếu tố. Vì vậy, việc đào tạo chuyên gia kỹ thuật và đội ngũ lao động có tay nghề cao là nội dung căn bản để phát triển nguồn nhân lực quốc gia. Trong nền kinh tế thị trường, nhà nước luôn đóng vai trò quan trọng trong phát triển nguồn nhân lực. Nghiên cứu những thành


công của Đài Loan có thể rút ra một số kinh nghiệm về vai trò của nhà nước với phát triển nguồn nhân lực như sau:

Thứ nhất, chú trọng xây dựng chiến lược phát triển nguồn nhân lực gắn kết chặt chẽ với chiến lược CNH, HĐH. Thực tế, nhà nước Đài Loan đã sớm có chiến lược phát triển nguồn nhân lực, trong đó xác định được phương hướng, mục đích lâu dài và bước đi để thực hiện mục tiêu đề ra. Về vấn đề này, Đài Loan đã giải quyết thành công trên cả hai khía cạnh: i) Phát triển giáo dục - đào tạo nhằm chuẩn bị lực lượng lao động cho công nghiệp hoá và ii) Phân định và giải quyết hợp lý mối quan hệ giữa hai loại trình độ: phổ cập giáo dục cho toàn xã hội và đào tạo nhân lực có trình độ kỹ thuật cao. Thực tế cho thấy, chính việc hoàn thành phổ cập tiểu học, mở rộng nhanh chóng đào tạo bậc trung học và phát triển mạnh loại hình đào tạo nghề đã góp phần chuẩn bị một lực lượng lao động cần thiết cho sự phát triển các ngành công nghiệp sử dụng nhiều lao động. Khi nền kinh tế bước vào giai đoạn phát triển mạnh các ngành công nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu thì bắt đầu có sự gia tăng nhảy vọt về nhu cầu lao động có tay nghề, lao động có trình độ cao thì mục tiêu căn bản trong chính sách phát triển nguồn nhân lực của Đài Loan là đào tạo chuyên gia và lao động kỹ thuật. Chính sách mở rộng đào tạo trình độ đại học; khuyến khích du học ở nước ngoài, nhất là ở các nước phát triển; chính sách mở cửa trong giáo dục đào tạo không ngoài mục đích gia tăng số lượng kỹ sư, các nhà quản lý... cung cấp cho nền kinh tế. Đáng chú ý là chính phủ Đài Loan rất chú trọng đào tạo đội ngũ các nhà nghiệp chủ, các nhà quản lý và quản trị kinh doanh có kiến thức, có bản lĩnh, năng động trong cơ chế thị trường có khả năng dự đoán và giải quyết nhanh nhạy các tình huống có thể xảy ra trong sản xuất kinh doanh. Nói một cách khái quát, Đài Loan đã thành công trong phát triển nguồn nhân lực. Chính nhờ có sự gắn kết chiến lược phát triển nguồn nhân lực với chiến lược CNH, HĐH, Đài Loan đã có nguồn nhân lực đáp ứng những yêu cầu của CNH, HĐH.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 227 trang tài liệu này.


Thứ hai, giải quyết hiệu quả mối quan hệ giữa đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực. Thực tế, đầu tư cho con người là khoản đầu tư mang lại hiệu quả lâu dài và có ý nghĩa kinh tế - chính trị - xã hội cho sự phát triển của nền kinh tế bền vững. Vấn đề đặt ra là phải có phương thức quản lý thích hợp để phát triển nguồn nhân lực cả về số lượng và chất lượng. Đài Loan đã coi trọng cả đào tạo và nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực. Chính sách sử dụng nhân lực ở Đài Loan có một số đặc điểm chính:

Vai trò của nhà nước đối với công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Đài Loan trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế thời kỳ 1961-2003 - Bài học kinh nghiệm và khả năng vận dụng vào Việt Nam - 16

- Tận dụng tối đa nguồn lao động sẵn có trong nước để phát triển các ngành công nghiệp. Trong thời kỳ đầu công nghiệp hoá, Đài Loan hướng vào phát triển các cơ sở công nghiệp quy mô vừa và nhỏ; thực hiện chính sách phân bố các doanh nghiệp ở cả khu vực thành thị và nông thôn nhằm tận dụng tối đa nguồn lao động dồi dào với yêu cầu lao động kỹ thuật không cao và chi phí tiền lương thấp. Đây là bước đi cần thiết để tăng tích luỹ cho phát triển các ngành công nghiệp có hàm lượng vốn và kỹ thuật cao hơn. Khi chuyển sang chiến lược công nghiệp hoá hướng về xuất khẩu, cùng với việc chú trọng phát triển giáo dục

- đào tạo, nhất là đào tạo nghề, Đài Loan vẫn khuyến khích phát triển các ngành sử dụng nhiều lao động góp phần giải quyết việc làm, hạ thấp tỷ lệ thất nghiệp.

- Coi trọng nhân tài, chú trọng đến đội ngũ chuyên gia, kỹ sư lành nghề và cán bộ quản lý có trình độ cao bằng các chính sách đãi ngộ phù hợp. Đây là vấn đề có tính chiến lược, tầm quan trọng hàng đầu không chỉ xuất phát từ yêu cầu nâng cao chất lượng nguồn nhân lực với tư cách là nguồn lực kinh tế mà còn tạo ra những chủ thể của một xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Chính sách tập hợp đội ngũ các kỹ sư lành nghề được đào tạo ở các nước tư bản phát triển, mời các chuyên gia nước ngoài làm việc với nhiều ưu đãi và việc xây dựng các công viên khoa học và công nghệ nhằm thu hút các nhà khoa học, nhà quản lý và lao động trình độ cao với điều kiện làm việc tốt nhất chính là sự thể hiện quan điểm coi trọng nhân tài của chính phủ Đài Loan.


Thứ ba, chú trọng nâng cao chất lượng dân số, đời sống dân cư và giảm bất bình đẳng xã hội. Đài Loan là một điển hình tiêu biểu cho việc kết hợp giữa tăng trưởng cao với giảm bất bình đẳng xã hội. Nhà nước có hàng loạt các biện pháp: trợ cấp hoàn toàn cho hệ thống giáo dục phổ thông; phát triển hệ thống y tế cơ sở; chương trình bảo hiểm lao động áp dụng cho 8,41 triệu công nhân; áp dụng chế độ trợ cấp bổ sung cho những người có thu nhập thấp; chế độ bảo hiểm thất nghiệp được áp dụng từ 1993... Thực tế, trong khoảng thời gian từ 1953 đến 1990 mức chênh lệch giữa nhóm người có thu nhập cao nhất (chiếm 20% dân số) so với nhóm người có thu nhập thấp nhất (chiếm khoảng 20% dân số) đã giảm từ trên 20 lần xuống chỉ còn dưới 5 lần. Đó là một tỷ lệ lý tưởng trong nền kinh tế thị trường mà ở đó cạnh tranh và lợi nhuận đóng vai trò là động lực phát triển.

2.3.6. Nhà nước đóng vai trò quyết định trong phát triển cơ sở hạ tầng

Hệ thống hạ tầng cơ sở có vai trò rất quan trọng khuyến khích đầu tư phát triển. Phát triển hệ thống hạ tầng cơ sở là một trong những nội dung quan trọng trong chức năng tạo môi trường khuyến khích đầu tư của nhà nước.

Thực tế, nhà nước Đài Loan đã sớm nhận thức được vai trò to lớn của hệ thống hạ tầng cơ sở đối với sự phát triển của các ngành công nghiệp khi giá thành sản xuất thấp là một trong những yếu tố để nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường thế giới. Ngoài ra, do đặc điểm của các dự án đầu tư xây dựng, phát triển hạ tầng cơ sở đòi hỏi vốn đầu tư lớn, thời gian thu hồi vốn dài nên khu vực kinh tế tư nhân thường ít chú ý đầu tư nên hoạt động này rất cần đến nguồn vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước. Do vậy, việc phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng ở Đài Loan được thực hiện theo chiến lược dài hạn có chức năng hướng dẫn đầu tư. Đồng thời, nhà nước đã chú ý dành khoản ngân sách đáng kể cho các dự án đầu tư xây dựng hệ thống hạ tầng cơ sở.

Để thực hiện quy hoạch phát triển công nghiệp, nhà nước Đài Loan đã thành lập các khu công nghiệp, khu chế xuất với hệ thống hạ tầng cơ sở hoàn


thiện, chi phí hợp lý để khuyến khích và thu hút đầu tư. Thực tế, các khu chế xuất đã trở thành các địa điểm hấp dẫn FDI, nhất là vào các ngành công nghệ cao và hướng xuất khẩu. Việc xây dựng công viên khoa học - công nghệ Tân Trúc là một điển hình về cung cấp hạ tầng cơ sở hoàn thiện nhằm thực hiện mục tiêu điều chỉnh cơ cấu công nghiệp, khuyến khích phát triển các ngành công nghiệp kỹ thuật cao. Thời gian gần đây, nhà nước Đài Loan tập trung thực hiện các dự án hoàn thiện cơ sở hạ tầng chuẩn bị cho những bước phát triển tiếp theo với một số dự án lớn như dự án điện nguyên tử, hệ thống đường cao tốc, hiện đại hoá hệ thống thông tin viễn thông...

Nhìn chung, việc nhà nước Đài Loan chú trọng công tác quy hoạch, gia tăng đầu tư ngân sách nhằm cung cấp hệ thống cơ sở hạ tầng hoàn thiện đã góp phần tạo môi trường thuận lợi khuyến khích đầu tư của tư nhân và thu hút đầu tư nước ngoài; góp phần giảm chi phí, hạ giá thành tạo điều kiện cho các doanh nghiệp nâng cao sức cạnh tranh đủ khả năng chiếm lĩnh thị trường thế giới.

2.3.7. Nhà nước cần có chính sách ngăn ngừa, hạn chế và giảm thiểu tác hại của tình trạng ô nhiễm môi trường ngay từ giai đoạn đầu công nghiệp hoá

Thực tế, trong suốt thời gian dài, các chính sách của nhà nước Đài Loan mới chỉ tập trung vào các mục tiêu tăng trưởng kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao thu nhập và cải thiện đời sống nhân dân trong khi vấn đề ngăn ngừa ô nhiễm môi trường ít được chú ý. Đó chính là lý do vào đầu những năm 1990, Đài Loan cũng trong tình trạng môi trường bị ô nhiễm nghiêm trọng. Theo số liệu thống kê của Đài Loan, năm 1984, tổng lượng chất thải công nghiệp, xây dựng, bệnh viện lên đến 30 triệu tấn, trong đó có 2,9 triệu tấn chất thải có hại được thải ra môi trường, gấp 7 lần so với tổng lượng rác thải sinh hoạt của dân cư. Đầu những năm 1990, mỗi năm còn 2,42 triệu tấn rác (38,6%) thải tự do ra môi trường do không có nơi xử lý. Đài Loan có 2.093 km chiều dài sông nhưng 275 km bị ô nhiễm nặng, 260 km bị ô nhiễm trung bình; 60% nguồn nước ở các sông nhỏ và ao hồ bị ô nhiễm ở các mức độ khác nhau. Nguồn gây ô nhiễm các


con sông được xác định chủ yếu là do nước thải công nghiệp (chiếm 54% tổng lượng ô nhiễm) [63, tr. 323]. Nhìn chung, sự gia tăng nhanh chóng các cơ sở công nghiệp, đặc biệt là loại hình DNVVN, nhưng không đi kèm với các biện pháp xử lý chất thải, rác thải; tốc độ đô thị hoá nhanh là những nguyên nhân cơ bản gây ô nhiễm. Ngoài ra, theo số liệu của Viện hành chính Đài Loan thì mật độ xe cơ giới ở Đài Loan là 226 xe/km2 (hơn Nhật Bản 1,78 lần, hơn Mỹ 12,6 lần), mật độ nhà máy xí nghiệp là 3 nhà máy/km2 (hơn Nhật Bản 2,58 lần, hơn Mỹ 75 lần) [63, tr. 320]. Đó cũng là những nguồn chủ yếu gây ô nhiễm môi trường ở Đài Loan. Do thực trạng trên, trong kế hoạch 6 năm (1991 – 1996), nhà nước Đài Loan đã đề ra nhiều chính sách và biện pháp cụ thể nhằm khắc phục, giảm bớt ô nhiễm như khuyến khích phát triển các ngành công nghiệp không gây ô nhiễm, các ngành công nghiệp phòng trừ ô nhiễm; các biện pháp xử lý rác thải, chất thải; làm sạch các con sông, ngăn ngừa ô nhiễm không khí v.v…

Như vậy, trong tiến trình CNH, HĐH, nếu nhà nước sớm chú ý đến các chính sách nhằm ngăn ngừa và hạn chế tình trạng ô nhiễm môi trường như ban hành các tiêu chuẩn môi trường đối với các cơ sở sản xuất, các ngành công nghiệp; khuyến khích phát triển các ngành công nghiệp, công nghệ sạch, ít gây ô nhiễm; có biện pháp buộc các cơ sở sản xuất xử lý rác thải, chất thải, nước thải; tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra phát hiện vi phạm và xử lý nghiêm minh những trường hợp vi phạm…. thì sẽ hạn chế được mức độ ô nhiễm môi trường và giảm bớt gánh nặng ngân sách cho việc xử lý, làm sạch môi trường. Đây là thực tiễn đặt ra với các nước đang phát triển trong CNH, HĐH hiện nay. Để tăng trưởng và phát triển bền vững, việc giải quyết đồng bộ những vấn đề về môi trường kinh tế - xã hội, môi trường tự nhiên như một tất yếu đặt ra.

Tóm tắt chương 2

Trong chương 2, luận án đã tập trung đi sâu phân tích làm rõ vai trò của nhà nước Đài Loan đối với CNH, HĐH trong hội nhập kinh tế quốc tế qua hai giai đoạn: giai đoạn 1961-1982, khi chuyển sang thực hiện chiến lược công


nghiệp hoá hướng về xuất khẩu và giai đoạn 1983 - 2003 với nội dung đẩy nhanh hiện đại hoá gắn với tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của Đài Loan. Đó là những yếu tố vô cùng quan trọng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại. Thực tế, thành công trong CNH, HĐH đã đưa Đài Loan vào hàng ngũ NIEs.

Trên cơ sở đó, luận án đã rút ra 7 bài học kinh nghiệm về vai trò của nhà nước đối với CNH, HĐH trong hội nhập kinh tế quốc tế. Đó là: i) Nhà nước cần chủ động nắm bắt thời cơ và lựa chọn thời điểm thích hợp điều chỉnh chiến lược CNH, HĐH; ii) Nhà nước cần thực hiện vai trò gắn kết quá trình CNH, HĐH với phát triển kinh tế thị trường; iii) Nhà nước cần có chính sách đa dạng hóa các nguồn vốn, mở rộng các công cụ huy động vốn cho CNH, HĐH; iv) Nhà nước phải thực sự coi khoa học - công nghệ là động lực cho sự phát triển và có các chính sách khuyến khích phát triển khoa học - công nghệ, đặc biệt là các ngành công nghệ cao; v) Nhà nước cần đặc biệt chú trọng chính sách phát triển nguồn nhân lực nhằm đáp ứng nhu cầu công nghiệp hoá, nhất là phát triển nguồn nhân lực trình độ cao để đẩy nhanh tiến trình hiện đại hoá; vi) Nhà nước đóng vai trò quyết định trong phát triển hệ thống hạ tầng cơ sở; và vii) Nhà nước cần có chính sách ngăn ngừa, hạn chế và giảm thiểu tác hại của tình trạng ô nhiễm môi trường ngay từ giai đoạn đầu công nghiệp hoá.


Chương 3

KHẢ NĂNG VẬN DỤNG MỘT SỐ KINH NGHIỆM VỀ VAI TRÒ CỦA NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI CÔNG NGHIỆP HOÁ, HIỆN ĐẠI HOÁ TRONG HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ Ở ĐÀI LOAN VÀO NƯỚC TA HIỆN NAY


3.1. KHÁI QUÁT VỀ VAI TRÒ CỦA NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI CÔNG NGHIỆP HOÁ, HIỆN ĐẠI HOÁ TRONG QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ Ở NƯỚC TA TỪ 1986 ĐẾN NAY

Để phù hợp với xu thế phát triển của thời đại, Việt Nam tiến hành CNH, HĐH cùng với quá trình chuyển sang kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế. Do vậy, nhiều vấn đề mới được đặt ra trong sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Điều đó đòi hỏi Nhà nước phải tìm ra cách thức và phương pháp phù hợp để thực hiện CNH, HĐH.

3.1.1. Chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước ta về CNH, HĐH

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng (1986) đánh dấu một bước ngoặt lịch sử trong việc đổi mới tư duy và đường lối phát triển đất nước. Trong đó, đổi mới tư duy kinh tế là nội dung trọng yếu, có vai trò đặc biệt quan trọng trong toàn bộ quá trình đổi mới ở nước ta. Nền kinh tế Việt Nam đã dần chuyển từ kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và mở cửa hội nhập kinh tế quốc tế. Đó chính là quá trình từng bước kiến lập một cơ cấu kinh tế năng động với cơ chế điều chỉnh linh hoạt để thúc đẩy sự phân bổ và sử dụng các nguồn lực có hiệu quả hơn. Công nghiệp hoá vẫn được xác định là nhiệm vụ trung tâm trong suốt thời kỳ quá độ lên CNXH ở Việt Nam. Tuy nhiên, trong bối cảnh mới, chủ trương, đường lối và chính sách về CNH, HĐH của Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều thay đổi quan trọng mang tính cách mạng và không ngừng được đổi mới, hoàn thiện.

Xem tất cả 227 trang.

Ngày đăng: 08/11/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí