phần kinh tế để đầu tư phát triển hạ tầng bưu chính. Vốn đầu tư nước ngoài được coi là một phần quan trọng trong cơ cấu vốn đầu tư, phát triển viễn thông. Ninh Bình đã thúc đẩy các hình thức bán lại dịch vụ viễn thông và Internet nhằm huy động mọi nguồn lực nhàn rỗi trong xã hội, thực hiện cơ chế giảm cước hòa mạng và cước thuê bao cho khu vực nông thôn, thúc đẩy phát triển thuê bao, cước phí cho các nhiệm vụ liên quan đến an ninh quốc phòng, phòng chống thiên tai, bão lụt. Nâng cao chất lượng dịch vụ, đa dạng hoá dịch vụ và chất lượng phục vụ; tập trung hoàn thiện và nâng cao năng lực của các cán bộ quản lý về bưu chính, viễn thông, Internet, tần số vô tuyến điện và an toàn an ninh thông tin; bảo đảm sự phối hợp nhịp nhàng và đồng bộ giữa các cơ quan quản lý nhà nước trên địa bàn; giám sát chặt chẽ hoạt động cung cấp dịch vụ của doanh nghiệp, đặc biệt là về cung cấp các dịch vụ công ích; tổ chức thanh tra, kiểm tra và xử lý nghiêm minh các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp có hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông.
Kinh nghiệm của Thanh Hóa:
Thanh Hoá là tỉnh giáp Hòa Bình và có những đặc điểm tương đồng để Hòa Bình có thể trao đổi tham khảo học tập trong thực hiện nhiệm vụ phát triển dịch vụ bưu chính viễn thông trên địa bàn. Địa hình tỉnh Thanh Hoá cũng đa dạng, phức tạp, địa bàn rộng lớn, nhiều sông ngòi, ao hồ, rừng, núi, khí hậu khắc nghiệt, thường xẩy ra hạn hán, bão lụt, tự nhiên, dân số đông, phân bổ không đều…như của Hòa Bình. Những năm qua Thanh Hoá tổ chức chỉ đạo, thực hiện nhiệm vụ phát triển dịch vụ bưu chính viễn thông có nhiều mặt làm tốt. Mặc dù là một tỉnh rất rộng, có nhiều huyện miền núi nhưng đã phấn đấu thực hiện sớm mục tiêu 100% số xã có điểm phục vụ bưu chính viễn thông, phát hành báo chí đến hầu hết các xã trong ngày, thực hiện tốt chương trình viễn thông công ích, chú trọng phát triển nguồn nhân lực. Xét về số lượng lao động thì Thanh Hoá vẫn hơn Hòa Bình nhưng xét nhiệm vụ được
giao thì 2 tỉnh cũng gần như nhau. Vì Vậy Hòa Bình cần có biện pháp tăng cường phát triển số lượng lao động, chú trọng tuyển dụng, đào tạo bồi dưỡng nâng cao chất lượng, nâng cao hiệu quả quản lý nguồn nhân lực, nâng cao năng suất, phấn đấu giữ vững, tăng dần thu nhập tiền lương người lao động. Tuy nhiên, Mạng viễn thông Thanh Hoá phát triển chậm hơn Hòa Bình vì đã có những chính sách đầu tư và chỉ đạo thực hiện các dự án đầu tư quyết liệt, sáng tạo hơn, đây là ưu điểm Hòa Bình cần tiếp tục phát huy để phát triển tốt hơn mạng lưới bưu chính viễn thông của mình. Mật độ điện thoại bình quân đầu người của Hòa Bình và Thanh Hoá vẫn còn thấp so với bình quân chung của cả nước, số lượng người sử dụng dịch vụ bưu chính viễn thông ở các vùng, miền chưa đồng đều nên Hòa Bình và Thanh hoá cần tích cực phát triển nhanh hơn số lượng các thuê bao điện thoại trên địa bàn.
Kinh nghiệm của Vĩnh Phúc:
Vĩnh phúc là tỉnh có tốc độ phát triển kinh tế xã hội nói chung và phát triển dịch vụ bưu chính viễn thông tương đối nhanh. Mạng lưới bưu chính viễn thông phát triển rộng khắp với công nghệ hiện đại, độ phủ tốt, chất lượng cao, khả năng tiếp cận dịch vụ dễ dàng. Từ chỗ chỉ có một nhà cung cấp dịch vụ duy nhất, đến nay trên địa bàn tỉnh đã có 5 nhà cung cấp dịch vụ bưu chính viễn thông và Internet. Sở Bưu chính viễn thông Vĩnh Phúc được thành lập và đi vào hoạt động đầu tiên trong cả nước, kể từ khi thành lập Sở đã tham mưu với Tỉnh uỷ, HĐND, UBND tỉnh ban hành nhiều văn bản định hướng, chỉ đạo và quản lý phát triển dịch vụ bưu chính viễn thông. Chính quyền các cấp trên địa bàn tỉnh đã khẳng định được vai trò, vị trí của “người trọng tài” trong việc phát huy nội lực của quá trình hợp tác, tạo lập môi trường cạnh tranh lành mạnh giữa các doanh nghiệp, đẩy nhanh tiến trình ứng dụng và phát triển công nghệ. Trong những năm qua, cùng với sự phát triển vượt bậc về mọi mặt của tỉnh, ngành bưu chính viễn thông Vĩnh Phúc đã thực sự lột xác cả về cơ
sở hạ tầng lẫn các loại hình dịch vụ. Dịch vụ bưu chính viễn thông phát triển đa dạng, phong phú cả về số lượng và chất lượng. Những thành tựu đã đạt được và những bài học kinh nghiệm quí báu rút ra từ sự phát triển bưu chính viễn thông ở Vĩnh Phúc là rất cần thiết áp dụng vào điều kiện Hòa Bình nhằm phát triển có hiệu quả dịch vụ bưu chính viễn thông ở Hòa Bình...
1.4.2 Bài học kinh nghiệm cho tỉnh Hòa Bình
Những thành tựu đã đạt được và những bài học kinh nghiệm quí báu rút ra từ sự phát triển bưu chính viễn thông ở các tỉnh Ninh Bình, Thanh Hóa, Vĩnh Phúc là rất cần thiết áp dụng vào điều kiệncho tỉnh Hòa Bình nhằm phát triển có hiệu quả dịch vụ bưu chính viễn thông ở Hòa Bình...
Thứ nhất, cần làm tốt công tác qui hoạch phát triển kinh tế xã hội, đặc biệt qui hoạch về xây dựng phát triển cơ sở hạ tầng giao thông và đô thị, trong đó có qui hoạch phát triển dịch vụ bưu chính viễn thông.
Thứ hai, chính quyền các cấp cần tăng cường chỉ đạo các doanh nghiệp thực hiện phối hợp tốt trong phát triển mạng lưới, quản lý thuê bao, giá cả, thực hiện cạnh tranh bình đẳng, lành mạnh, hiệu quả về kinh tế, bảo đảm an ninh, an toàn mạng lưới, đảm bảo trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn.
Thứ ba, phải áp dụng công nghệ bưu chính viễn thông phù hợp với nhu cầu sử dụng của nhân dân, phù hợp điều kiện kinh tế xã hội của địa phương. Cần có qui hoạch và tổ chức chỉ đạo thực hiện phát triển mạng lưới thống nhất giữa các doanh nghiệp cùng kinh doanh sản phẩm dịch vụ bưu chính viễn thông trên địa bàn.
Thứ tư, hạn chế cấp phép cho quá nhiều doanh nghiệp để tránh tình trạng sản xuất kinh doanh manh mún, dàn trải, hiệu quả đầu tư không cao, gây lãng phí trong đầu tư hạ tầng cơ sở, máy móc thiết bị.
Chương 2 THỰC TRẠNG DỊCH VỤ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG VỚI PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI Ở HÒA BÌNH TRONG THỜI GIAN QUA
2.1 SỰ TÁC ĐỘNG CỦA ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ VIỄN THÔNG Ở HÒA BÌNH.
2.1.1 Thuận lợi
2.1.1.1 Những thuận lợi về điều kiện tự nhiên, địa lý, dân số
Về vị trí địa lý; Hòa Bình là tỉnh nằm ở cửa ngò vùng núi Tây Bắc, giáp với các tỉnh đồng bằng Sông Hồng và Tam giác tẳng trưởng kinh tế Hà Nội- Hải Phòng- Quảng Ninh. Tỉnh có tọa độ địa lý 20017‟-21008‟ vĩ độ bắc, 104048‟-105040 kinh độ Đông. Trung tâm của tỉnh cách thủ đô Hà Nội 75 km theo quốc lộ 6. Phía Bắc giáp với tỉnh Phú Thọ, Phía nam giáp với tỉnh Hà Nam, Ninh Bình, phía Tây giáp với tỉnh Sơn La, Thanh Hóa.
Hòa Bình có diện tích tự nhiên 4.662 Km2 , dân số trung bình là 799.797
người với mật độ là 172,2 người/km2 gồm 7 dân tộc sinh sống: Mường, Kinh, Thái, Dao, Nùng, Tày, Nùng, H‟ Mông. Tỉnh có 11 đơn vị hành chính gồm 1 thành phố Hòa Bình và 10 huyện, 8 phường, 11 thị trấn 191 xã.
Hòa Bình án ngữ cửa ngò miền tây bắc của Tổ quốc cách thủ đô Hà Nội 75km về phía tây theo quốc lộ 6. Hòa Bình có vị trí địa lý quan trọng là đầu mối giao thông nối liền miền xuôi với miền núi Tây Bắc trên trục kinh tế Hà Nội- Hòa Lạc - Hòa Bình- Mộc Châu- Sơn La- Lai Châu. Theo đường 15 Hòa Bình là điểm xuất phát của tuyến đường Trường Sơn với miền Tây Thanh Hóa. Theo tuyến 12A,B Hòa Bình ở vào vị trí chung chuyển giữa Tây bắc và bắc trung bộ qua Ninh Bình và Thanh Hóa.
Hòa Bình có đường giao thông thủy bộ tương đối thuận lợi. Đường bộ có tuyến đường quốc lộ 6 nối với các tỉnh Tây bắc, quốc lộ 12B đi Ninh Bình, quốc lộ 21 đi Hà Nam, quốc lộ 15 từ Mai Châu đi Thanh Hóa. Đường thủy có
hồ sông Đà với việc đầu tư xây dựng và đưa vào hoạt động cảng Hòa Bình và cảng Tà Hộc thuộc tỉnh Sơn La tạo lợi thế cho Hòa Bình hội nhập vào nền kinh tế vùng và phát triển nhanh kinh tế của tỉnh. Hòa Bình có địa hình phong phú đa dạng có nhiều núi cao, suối sâu, thung lũng và con sông Đà đã được chinh phục để cấp nước cho nhà máy thủy điện Hòa Bình với công suất 1920MW và hồ chứa rộng 8.892 ha, dung tích chứa 9,5 tỷ m3 nước.
Về tài nguyên: Hòa Bình có nhiều loại khoáng sản, một số khoáng sản đã được khai thác như: Amiăng, than, nước khoáng, đá vôi…có trữ lượng rất lớn. Đá Gabrodiaba trữ lượng 2,2 triệu m3 Đá Granit trữ lượng 8,1 triệu m3, Đá vôi trên 700 triệu tấn, Sét 8,935 triệu m3, Sắt trên 680 nghìn tấn,Than đá 982 nghìn tấn cấp C1… Thế mạnh về khoáng sản của tỉnh là đá để sản suất xi măng , vật liệu xây dựng …
Về dân số, nguồn nhân lực;Dân số năm 2012 của Hòa Bình là 799.797 người, trong đó dân số thành thị là 119.968 người chiếm 15% dân số toàn tỉnh. Như vậy tỷ trọng nông thôn chiếm phần lớn trong khi đó tỷ trọng dân số thành thị thấp hơn so với trung bình cả nước (27%).
Bảng 2.1: Dân số, diện tích các tỉnh khu vực Tây bắc – năm 2012
Dân số | Diện tích | Mật độ dân số | |
( nghìn người ) | (Km2 ) | ( Người / Km2 ) | |
Cả nước | 91.519 | 331.698 | 276 |
Hòa Bình | 799 | 4,662 | 171 |
Sơn La | 1.083 | 14.174 | 76 |
Lai Châu | 410 | 9.112 | 45 |
Điện Biên | 493 | 9.563 | 52 |
Có thể bạn quan tâm!
- Vai trò của dịch vụ Bưu chính, viễn thông đối với phát triển kinh tế - xã hội ở tỉnh Hòa Bình - 2
- Dịch Vụ Bưu Chính Viễn Thông Là Sản Phẩm Vô Hình
- Dịch Vụ Bưu Chính Viễn Thông Góp Phần Thúc Đẩy Phát Triển Văn Hóa- Xã Hội.
- Mạng Lưới Kinh Doanh Dịch Vụ Bưu Chính Viễn Thông
- Dung Lượng Tổng Đài Đáp Ứng Phân Theo Địa Bàn
- Dịch Vụ Bưu Chính Viễn Thông Đáp Ứng Các Nhu Cầu Cần Thiết Về Trao Đổi Thông Tin Giữa Các Chủ Thể Góp Phần Tăng Trưởng Thúc Đẩy Kinh Tế Ở Hòa
Xem toàn bộ 119 trang tài liệu này.
Nguồn: Niên gián thông kê tỉnh Hòa Bình- 2012
Có thể thấy với dân số chiếm 28% so với khu vực Tây bắc nhưng mật độ dân cư là 171người /Km2 cao hơn rất nhiều so với cả khu vực tuy vậy thấp hơn rất nhiều so với toàn quốc là 62% . Do đó thị trường tiêu thụ và thị trường lao động rất có tiềm năng cho các doanh nghiệp khai thác.
Hòa Bình có lực lượng lao động rồi dào chiếm khoảng 575.322 người chiếm khoảng 65% dân số có chất lượng khá được đạo tạo qua các trường với ưu thế về giá cả đây là thế mạnh trong việc thu hút vốn đầu tư cho phát triển kinh tế của tỉnh.
Bảng 2.2: Cân đối lao động tính đến ngày 1/7 hàng năm của tỉnh
Hòa Bình.
2007 | 2008 | 2009 | 2010 | 2011 | 2012 | |
A. Nguồn lao động | ||||||
Trong độ tuổi | 550.342 | 557.153 | 531.867 | 542.572 | 572.858 | 575.322 |
- Có khả năng LĐ | 544.899 | 550.174 | 524.888 | 539.236 | 569.658 | 572.210 |
- Mất khả năng LĐ | 5.443 | 6.979 | 6.979 | 3.336 | 3.200 | 3.112 |
B. Phân phối nguồn lao động. | ||||||
LĐ đang làm việc | 498.776 | 500.125 | 467.579 | 486.070 | 516.022 | 519.776 |
LĐ đang đi học | 31.288 | 33.449 | 35.300 | 35.450 | 37.500 | 38.200 |
LĐ làm nội trợ | 5.223 | 4.950 | 11.146 | 12.512 | 5.586 | 5.430 |
LĐ thất nghiệp | 7.665 | 8.400 | 6.759 | 5.467 | 4.500 | 4.388 |
Nguồn: Niên gián thông kê tỉnh Hòa Bình- năm 2012
Như vậy nguồn lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế có tăng theo các năm nhưng tăng chậm vẫn còn số lao động đang có nhu cầu lao động lớn do vậy cung cấp cho nền kinh tế lượng lao động lớn.
Về văn hóa;Thiên nhiên, con người và lịch sử của Hòa Bình đã tạo ra nơi đây nhiều nét văn hóa và tiềm năng du lịch rất lớn. Do có nhiều dân tộc sinh sống nên có nền văn hóa với những khảo cổ quan trọng ( Động phú lão, Hang Muối, Hang Khoái…) và có công trình thủy điện lớn nhất Đông Nam Á... Tổng số khách du lịch đến Hòa Bình là 1.308 nghìn lượt khách, đạt 79,8% so với kế hoạch. Doanh thu từ du lịch ước đạt 535 tỷ đồng, bằng 115% so với kế hoạch năm.
Đây là những nét đặc trưng lợi thế rất lớn để Hòa Bình có thể khai thác hết tiềm năng du lịch của mình. Hòa Bình có 7 dân tộc sinh sống tương xứng với nhiều ngành nghề truyền thống và ẩm thực phong phú. Tập quán phong
tục người dân rất khác nhau do đó để đảm bảo kinh doanh cũng như hoạt động công ích doanh nghiệp Bưu chính viễn thông phải hiểu rò phong tục của người địa phương. Trên cơ sở đó để khai thác lợi thế của người bản sứ để nâng cao chất lượng các dịch vụ phổ cập.
Việc gắn kết giữa phát triển kinh tế với phát triển văn hóa và giải quyết các vấn đề văn hóa xã hội có chuyển biến tích cực đời sống nhân dân được cải thiện, phong trào xây dựng đời sống văn hóa nếp sống văn hóa ở cơ sở được đẩy mạnh.
Sự nghiệp giáo dục đào tạo tiếp tục phát triển trình độ dân trí được nâng lên, đạo tạo nghề có chuyền biến tích cực. Chất lượng giáo dục mũi nhọn, giáo dục đại trà và hiệu quả đào tạo có chuyển biến Năm học 2011 - 2012 toàn tỉnh đã huy động được 54.153/84.899 trẻ trong độ tuổi Mầm non ra lớp, đạt tỷ lệ chung là 64%. Số học sinh Tiểu học đi học là 59.926 học sinh, trong đó tỷ lệ trẻ 6 tuổi vào lớp 1 đạt 99,5%. Có 10.838/10.867 học sinh tốt nghiệp Trung học cơ sở, đạt tỷ lệ 99,7%. Thi tốt nghiệp Trung học phổ thông năm học 2012 có 8.025 học sinh, đỗ tốt nghiệp đạt 99,87%; giáo dục thường xuyên có 1.155 học sinh, đỗ tốt nghiệp đạt 99,04%.
2.1.1.2 Những thuận lợi về điều kiện kinh tế - xã hội
Tình hình phát triển về kinh tế xã hội ở Hòa Bình;Kinh tế tăng trưởng khá, vũng chắc cơ cấu kinh tế chuyển theo hướng tích cực, tăng tỷ trọng công nghiệp xây dựng giảm tỷ trọng nông lâm nghiệp thủy sản. Các nghành sản xuất đều phát triển. Tốc độ tăng trưởng kinh tế tại Hòa bình luôn ổn định và duy trì mức cao là 12%.
Bảng 2.3 Tổng sản phẩm trên địa bàn phân theo khu vực kinh tế
GDP theo ngành | 2007 | 2008 | 2009 | 2010 | 2011 | 2012 | |
1 | Nông lâm ngư nghiệp | 2.997.665 | 3.089.502 | 3.018.283 | 3.409.986 | 3.747.059 | 3.782.322 |
Cơ cấu (%) | 49 | 46 | 40 | 36 | 35 | 32 | |
2 | Công nghiệp- xây dựng | 1.308.223 | 1.457.655 | 1.885.459 | 2.299.072 | 2.579.497 | 3.101.238 |
Cơ cấu (%) | 21 | 22 | 25 | 24 | 24 | 26 | |
3 | Dịch vụ | 1.791.228 | 2.187.877 | 2.662.161 | 3.863.619 | 4.315.349 | 4.992.377 |
Cơ cấu (%) | 29 | 32 | 35 | 40 | 41 | 42 | |
Tổng số | 6.097.116 | 6.735.034 | 7.565.903 | 9.572.677 | 10.641.905 | 11.875.937 | |
Tốc độ tăng trưởng | 110 | 112 | 127 | 111 | 112 |
Nguồn: Niên gián thông kê tỉnh Hòa Bình- năm 2012 Về nông lâm nghư nghiêp;Năm 2012 tình hình sản xuất nông lâm
nghiệp, thủy sản năm 2012 đạt kết quả khá. Tổng diện tích gieo trồng cây hàng năm ước đạt 125.263ha, tăng 791ha (tăng 0,6%) so với năm 2011. Diện tích cây lương thực có hạt cả năm 2012 là 77.424ha, tăng 398,2ha so với năm 2011 (tăng 0,5%). Cây lúa diện tích đạt 41.227ha, năng suất ước đạt 52 tạ/ha, sản lượng đạt 212.601 tấn, so với cùng kỳ năm 2011 sản lượng tăng 3.661 tấn (tăng 1,8%). Cây ngô diện tích đạt 36.198 ha, năng suất ước đạt 39,6 tạ/ha, sản lượng đạt 142.851 tấn.
Sản lượng lương thực có hạt cả năm 2012 ước đạt 36,04 vạn tấn, so với năm 2011 giảm 1.600 tấn và bằng 100,1% kế hoạch. Bình quân lương thực đầu người đạt khoảng 445 kg/người/năm, bảo đảm an ninh lương thực trên địa bàn tỉnh.
Về cơ cấu giống cây trồng tiếp tục được chuyển đổi, có nhiều giống mới có năng suất, giá trị cao được đưa vào sản xuất. Diện tích cây ăn quả cả tỉnh là 10.500 ha; nhiều vùng sản suất đem lại hiệu quả kinh tế cao như cam Cao Phong (thu nhập từ 200 - 400 triệu đồng/ha).