Hotels.com, iVIVU.com, Chudu24.com, Mytour.vn, TripAdvisor, Airbnb, HotelQuickly…
Ngoài sáu ông lớn trong social media là Facebook, Twitter, YouTube, LinkedIn, Pinterest, Instagram thì các thương hiệu du lịch cũng phải lưu tâm đến các trang có nội dung do người dùng tạo ra như TripAdvisor, Yelp hay Google Reviews, nơi những bình luận của người dùng rất có tầm ảnh hưởng đến khách du lịch trên toàn thế giới.
Email marketing
Email marketing là một trong những yếu tố thành công nhất trong lĩnh vực Digital Marketing, không chỉ đáp ứng hiệu quả cao, mà còn có chi phí thấp, tiết kiệm thời gian và đo lường dễ dàng. Đây là công cụ giao tiếp dựa trên sự cho phép giữa hai bên thương hiệu và khách hàng. Thương hiệu nào áp dụng tốt công cụ này sẽ có được một cách thức tương tác rất có ý nghĩa với khách hàng của mình, có thể gửi những thông tin chi tiết và hữu ích trước khi khách tới hoặc check-in, hoặc gởi những offer đặc biệt tới khách hàng và giữ được mối quan tâm của khách hàng tới chương trình, sản phẩm của mình. Email marketing tạo ra được sự thân mật với khách hàng - cuộc trò chuyện diễn ra trong hộp thư giữa hai bên, thông điệp có thời gian sống lâu hơn bài post trên social. Tỉ lệ mở và tỉ lệ click though đối với ngành du lịch đạt xấp xỉ 20%.
(3) Hướng du lịch kết hợp dịch vụ sức khỏe
Nhu cầu của khách du lịch đã có sự thay đổi lớn, thay vì nghỉ dư ng đơn thuần, một số du khách đang lựa chọn hình thức du lịch kết hợp cùng các dịch vụ chăm sóc, cải thiện sức khỏe. Họ tìm kiếm các khu vực du lịch không khói thuốc, không bán và phục vụ rượu mạnh, tăng cường thực đơn về rau, củ, quả chứng minh được nguồn gốc, câu lạc bộ sức khỏe với những dụng cụ, thiết bị thể thao, phòng tắm nước khoáng, ngâm thuốc bắc… các dịch vụ du lịch kết hợp chữa bệnh thời đại như bệnh gout, tim, tiểu đường… Vì vậy ngành du lịch Phú Thọ cần tập trung xây dựng những khu du lịch mang nét đặc trưng riêng của vùng như Du lịch suối khoáng Thanh Thủy.
Du lịch cộng đồng
Hiện nay du lịch cộng đồng đang được coi là loại hình du lịch mang lại nhiều lợi ích phát triển kinh tế bền vững nhất cho bản địa. Du lịch cộng đồng dựa vào thiên nhiên và văn hoá địa phương với mục tiêu bảo vệ môi trường. Du lịch cộng đồng không chỉ giúp người dân bảo vệ tài nguyên môi trường sinh thái, mà còn là dịp để bảo tồn và phát huy những nét văn hoá độc đáo của địa phương. Xu hướng du lịch vì cộng đồng sẽ không còn chỉ là một lĩnh vực nhỏ của ngành du lịch mà sẽ ngày càng được ưa chuộng và đan xen vào nhu cầu du lịch hàng ngày. Hình thức du lịch sinh thái, hiện đang là một trong những phân khúc phát triển nhất của ngành du lịch với tốc độ phát triển từ 20 - 34%, theo Tổ chức du lịch Thế giới (UNWTO).
Điểm nhấn cho sản phẩm du lịch có trách nhiệm là phát huy giá trị độc đáo, sản phẩm sẵn có của địa phương, kết hợp giữa việc tham quan khám phá vẻ đ p làng quê thanh bình và tìm hiểu đời sống sinh hoạt của người dân. Đây cũng là một giải pháp có tính đột phá nhằm liên kết phát triển du lịch, giữ chân du khách khi đến với Phú Thọ.
Tiểu kết chương 4:
Có thể bạn quan tâm!
- Định Hướng Phát Triển Du Lịch Tỉnh Phú Thọ Theo Hướng Liên Kết Và Hội Nhập Quốc Tế
- Giải Pháp Số 2: Đẩy Mạnh Huy Động Vốn Đầu Tư
- Giải Pháp Số 5: Đẩy Mạnh Xúc Tiến Du Lịch Và Quảng Bá
- Ubnd Tỉnh Phú Thọ (2000), Quyết Định Số 2224/qđ-Ub Ngày 23 Tháng 8 Năm 2000 Về Việc Thông Qua Đề Cương Quy Hoạch Tổng Thể Phát Triển Du Lịch Tỉnh Phú Thọ
- Phát triển du lịch tỉnh Phú Thọ theo hướng liên kết và hội nhập - 22
- Phát triển du lịch tỉnh Phú Thọ theo hướng liên kết và hội nhập - 23
Xem toàn bộ 185 trang tài liệu này.
Chương 4 đã tập trung làm rõ bối cảnh mới, điểm mạnh, điểm hạn chế, cơ hội, thách thức; từ đó đề xuất định hướng phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh đến năm 2025, định hướng phát triển du lịch theo hướng liên kết và hội nhập quốc tế, chỉ rõ đối tác và định hướng liên kết cũng như định hướng hội nhập quốc tế để phát triển du lịch ở tỉnh Phú Thọ đến năm 2025 một cách có hiệu quả cao và bền vững.
Đồng thời, chương này còn đề xuất 6 giải pháp cơ bản cùng một số giải pháp khác để phát triển du lịch theo hướng mở rộng liên kết và hội nhập quốc tế, trong đó nhấn mạnh giải pháp nâng cao năng lực quản lý của chính quyền tỉnh Phú Thọ (nhất là của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch). Bên cạnh đó, luận án cũng đã dự báo được nhu cầu đầu tư và khả năng hiệu quả có thể đạt được của phát triển du lịch ở tỉnh Phú Thọ theo hướng liên kết và hội nhập quốc tế.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
Phát triển du lịch theo hướng liên kết và hội nhập quốc tế có cơ sở lý luận và thực tiễn vững chắc.
Phú Thọ là tỉnh có tiềm năng to lớn (mà hạt nhân là di tích Đền Hùng, văn hóa thờ cúng Hùng Vương) để phát triển du lịch với những sản phẩm độc đáo, đặc sắc, có giá trị gia tăng cao, có khả năng liên kết với nhiều địa phương để tạo ra sự phát triển du lịch mạnh mẽ của tỉnh cũng như của các địa phương có tiềm năng liên kết phát triển.
Trong những năm qua du lịch Phú Thọ đã có những bước đột phá tuy nhiên vẫn chưa thật sự tương xứng với tiềm năng và lợi thế của tỉnh. Luận án đã hệ thống hóa được những vấn đề lý luận và thực tiễn của quản lý nhà nước về phát triển du lịch theo hướng liên kết trong bối cảnh hội nhập với nghiên cứu điển hình là tỉnh Phú Thọ. Đã thiết lập một mô hình tiên lượng ảnh hưởng của các nhân tố liên kết phát triển du lịch tới kết quả kinh doanh của doanh nghiệp du lịch, bổ sung và hiệu chỉnh bộ thang đo về các nhân tố thuộc về liên kết phát triển du lịch.
Để tỉnh Phú Thọ đẩy mạnh việc phát triển du lịch theo hướng liên kết và hội nhập quốc tế tác giả luận án đã cố gắng làm rõ những vấn đề lý luận quan trọng về phát triển du lịch theo hướng liên kết và hội nhập quốc tế trong điều kiện Việt Nam, trong đó đặc biệt là sử dụng mô hình phân tích kết quả khảo sát về vấn đề liên kết và hội nhập quốc tế trong phát triển du lịch của tỉnh Phú Thọ; làm rõ mặt được, mặt chưa được và nguyên nhân của những thành công cũng như của những hạn chế trong quá trình phát triển du lịch ở Phú Thọ trong những năm vừa qua, luận giải định hướng phát triển du lịch theo hướng liên kết và hội nhập quốc tế và đề xuất nhiều giải pháp quan trọng để thúc đẩy phát triển du lịch theo hướng liên kết và hội nhập quốc tế ở tỉnh Phú Thọ.
Bên cạnh đó trên cơ sở đánh giá thực trạng liên kết phát triển du lịch, tác giả đã đề xuất những giải pháp, khuyến nghị nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về du lịch nhằm đưa du lịch Phú Thọ phát triển tương xứng với tiềm năng và thế mạnh của tỉnh.
2. Kiến nghị
- Đề nghị Chính phủ bổ sung tỉnh Phú Thọ vào vùng trọng điểm phát triển du lịch quốc gia; bổ sung Khu du lịch Vườn quốc gia Xuân Sơn vào hệ thống khu du lịch quốc gia, Khu du lịch Thanh Thủy thành điểm du lịch quốc gia trong Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030.
- Chính phủ mở Hội nghị liên kết các tỉnh, nhất là các tỉnh trong vùng Trung du miền núi Bắc bộ để phát triển du lịch theo hướng mở rộng liên kết và hội nhập quốc tế. Đề nghị Chính phủ đứng ra tổ chức các Hội nghị xúc tiến du lịch quốc tế và có chính sách khuyến khích hội nhập quốc tế để phát triển du lịch đến năm 2025 - 2030. Tiếp tục ưu tiên hỗ trợ nguồn vốn ngân sách đầu tư phát triển hạ tầng các khu, điểm du lịch quốc gia và các khu, điểm du lịch quan trọng khác trên địa bàn tỉnh Phú Thọ. Tiếp tục đầu tư nâng cấp hệ thống giao thông nông thôn, các tuyến tỉnh lộ, tuyến quốc lộ… ưu tiên phát triển các tuyến giao thông đến các khu điểm du lịch để tạo điều kiện thuận lợi cho việc đón khách du lịch trong nước và quốc tế đến Phú Thọ và các tuyến điểm du lịch trong khu vực Đồng bằng Sông Hồng, Trung du miền núi phía Bắc…
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
1. Nguyễn Tuấn Anh (2010), Năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch Việt Nam, Luận án Tiến sĩ.
2. Trần Xuân Ảnh (2007), Giải pháp tăng cường quản lý nhà nước về thị trường du lịch , Tạp chí Quản lý nhà nước, (132).
3. Trần Xuân Ảnh, (2011), Thị tru quốc tế, Luạ n án Tiến sĩ.
ng du lịch Quảng Ninh trong hội nhập kinh tế
4. Lê Xuân Bá (2003), “Về vấn đề liên kết kinh tế ở Việt Nam hiện nay”, Nghiên cứu Kinh tế, Số 14.2003.
5. Báo du lịch (2015), Du lịch Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa: http://www.baodulich.net.vn/Du-lich-Viet-Nam-trong--boi-canh-toan-cau-
hoa-03-4773.html
6. Bộ Văn hóa Thể thoa và Du lịch (2014), Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.
7. Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội Đà Nẵng 2006, 2010, 2014, 2018
8. Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội Huế 2006, 2010, 2014, 2018
9. Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội Quảng Nam 2006, 2010, 2014, 2018
10. Cổng giao tiếp điện tử tỉnh Phú Thọ: http://phutho.gov.vn
11. Cục Thống kê thành phố Hà Nội (2013), Niên giám thống kê Hà Nội năm 2012, NXB Thống kê, Hà Nội.
12. Chương trình số 987/2006/Ctr-UBND ngày 02/6/2006 của UBND tỉnh Phú Thọ phát triển du lịch Phú Thọ giai đoạn 2006-2010 và định hướng đến năm 2020.
13. Đinh Thị Vân Chi (2004), Nhu cầu của khách trong quá trình du lịch, NXB Văn hóa Thông tin, Hà Nội.
14. Vũ Cao Đàm (2010), Giáo trình Phương pháp luận nghiên cứu khoa học, NXB Giáo dục, Hà Nội.
15. Nguyễn Văn Đính và Trần Thị Minh Hòa (2008), Giáo trình Kinh tế du lịch,
NXB ĐH Kinh tế Quốc dân, Hà Nội.
16. Phan Minh Đức (2016), Hình ảnh điểm đến, giá trị tâm lý xã hội tác động đến sự hài lòng và lòng trung thành của du khách đến đà lạt, Luận án tiến sỹ, tại Đại học kinh tế TPHCM.
17. Nguyễn Minh Đức (2007), Quản lý nhà nước đối với hoạt động thương mại, du lịch ở tỉnh Sơn La trong quá trình CNH, HĐH, Luận án tiến sĩ kinh tế, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.
18. Nguyễn Thu Hạnh (2011), Hiẹ n trạng và giải pháp phát triển các khu du lịch biển quốc gia tại vùng du lịch Bắc Trung Bộ, Đề tài cấp Bọ .
19. Hội đồng nhân dân tỉnh Phú Thọ (2012), Nghị quyết số 30/2012 - HĐND về quy hoạch phát triển du lịch tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2011 – 2020, định hướng đến 2030
20. Hội đồng nhân dân tỉnh Phú Thọ (2014), Nghị quyết số 02/2014/NQ-HĐND về việc điều chỉnh quy hoạch chung thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ đến năm 2030
21. Lê Hoàng (2018), “Phú Thọ: xây dựng nền hành chính chuyên nghiệp, hiện đại”, Tạp chí Tổ chức nhà nước (baophutho.com.vn).
22. Nguyễn Văn Hậu (2007), "Vai trò quản lý kinh tế của Nhà nước trong nền kinh tế thị trường", Tạp chí Quản lý nhà nước, (139).
23. Hoàng Thị Lan Hu o ng(2011), Phát triển kinh doanh lu dulịch Bắc Bọ của Viẹ t Nam, Luạ n án Tiến sĩ.
trú du lịch tại vùng
24. Nguyễn Văn Mạnh (2007), Để du lịch Việt Nam phát triển nhanh và bền vững sau khi gia nhập WTO", Tạp chí Kinh tế và phát triển, (115).
25. Trần Thị Mai (2009), Giáo trình Tổng quan du lịch, NXB Lao động, Hà Nội.
26. Nguyễn Thị Thống Nhất (2014), Khai thác hợp lý di sản văn hóa thế giới nhằm phát triển du lịch miền Trung Việt Nam, Luận án tiến sĩ, Đại học Đà Nẵng
27. Nghị quyết số 01-NQ/TU ngày 2/1/2006 của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ tỉnh Phú Thọ về phát triển du lịch Phú Thọ giai đoạn 2006 - 2010 và định hướng đến năm 2020.
28. Nghị quyết số 30/2012/NQ-HĐNDvề Quy hoạch phát triển du lịch tỉnh Phú
Thọ giai đoạn 2011 - 2020, định hướng đến năm 2030 của Hội đồng nhân dân tỉnh khóa XVII
29. Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội.
30. Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày 11/01/2008 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006.
31. Nghị định số 98/NĐ-CP ngày 21/9/2010 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Di sản văn hóa và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Di sản văn hóa.
32. Nghị định số 92/2007/NĐ-CP ngày 01/6/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Du lịch.
33. Nguyễn Thị Duy Phương (2016), Tạp chí tài chính: http://tapchitaichinh.vn/kinh-te-vi-mo/kinh-te-dau-tu/lien-ket-phat-trien-du- lich-nhin-tu-thuc-te-cac-dia-phuong
34. Nguyễn Thị Hồng Lâm, Nguyễn Kim Anh (2016), Kinh nghiệm phát triển kinh tế du lịch ở một số nước và gợi ý cho Việt Nam, Tạp chí Thông tin khoa học, số 12).
35. Lê Thị Linh (2015), Hợp tác phát triển du lịch Việt Nam – Thái Lan từ 1990 đến nay, Đại học khoa học xã hội nhân văn – Đại học Quốc gia Hà Nội.
36. Phùng Thị Hoa Lê (2019), Giải pháp cho Du lịch Việt Nam và Du lịch Phú Thọ, http://vietnamtourism.gov.vn/index.php/items/29079
37. Phạm Trung Lương (2014), Phát triển du lịch Thành phố Hồ Chí Minh với liên kết vùng, Hội nghị “ định hướng hợp tác phát triển du lịch giữa Thành phố Hồ Chí Minh và các địa phương”.
38. Phạm Trung Lương (2015), Một số vấn đề cần quan tâm trong liên kết phát triển vùng du lịch, Hội thảo “Liên kết phát triển du lịch vùng Bắc - Nam Trung Bộ”, Thành phố Vinh năm 2015.
39. Phạm Trung Lương (2015), Phát triển du lịch Việt Nam trong bối cảnh hội nhập, Hội thảo khoa học quốc tế “Toàn cầu hóa du lịch và địa phương hóa du
lịch”, Thành phố Hồ Chí Minh năm 2015.
40. Phạm Văn Luân (2006), Nghiên cứu khai thác, quản lý và phát triển tài nguyên du lịch trên địa bàn nông thôn Hải Phòng, Luận án Tiến sĩ Kinh tế, Trường Đại học Nông nghiệp I, Hà Nội.
41. Luật Di sản văn hoá số 28/2001/QH10 ngày 29/6/2001 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Di sản văn hóa số 32/2009/QH12 ngày 18/06/ 2009
42. Nguyễn Trùng Khánh(2012), Phát triển dịch vụ lữ hành du lịch trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế: Kinh nghiẹ m một số nước Đông và gợi ý chính sách cho Việt Nam, Luạ n án Tiến sĩ.
43. Vũ Khoan (2005), "Đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn vào năm 2010", Tạp chí Du lịch Việt Nam, (11).
44. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2005), Luật Du lịch, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
45. Quyết định số 91/2008/QĐ-BVHTTDL ngày 30/12/2008 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ đến năm 2020.
46. Quyết định số 2473/QĐ-TTg ngày 30/12/2011 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.
47. Sở Thông tin và Truyền Thông tỉnh Phú Thọ (2013), Báo cáo phát triển mạng lưới và hạ tầng bưu chính – viễn thông tại Phú Thọ.
48. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Phú Thọ (2012), Quy hoạch phát triển du lịch tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2011 - 2020, định hướng đến năm 2030.
49. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Phú Thọ (2013), Báo cáo nguồn nhân lực du lịch tỉnh Phú Thọ.
50. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Phú Thọ (2013), Danh mục Di tích và Lễ hội đã xếp hạng.
51. Tạp chí du lịch. (2017), Bàn về liên kết phát triển du lịch địa phương: http://www.vtr.org.vn/ban-ve-lien-ket-phat-trien-du-lich-dia-phuong.html