Vai trò của dịch vụ Bưu chính, viễn thông đối với phát triển kinh tế - xã hội ở tỉnh Hòa Bình - 2


4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu của luận văn: Nghiên cứu về hoạt đông dịch vụ bưu chính, viễn thông gắn với phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn tỉnh Hòa Bình.

- Phạm vi nghiên cứu:Trên góc độ của khoa học kinh tế chính trị, luận văn tập trung nghiên cứu về những vấn đề lý luận và thực tiễn của hoạt động dịch vụ Bưu chính viễn thông tác động tới phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh Hòa Bình; về thời gian nghiên cứu: từ năm 2007 đến nay.

5. Cơ sở phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu

- Cơ sở phương pháp luận của luận văn là thế giới quan và phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin bao gồm chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử.

- Luận văn sử dụng các phương pháp truyền thống của kinh tế chính trị Mác - Lênin như trừu tượng hóa khoa học, phương pháp lôgíc gắn với lịch sử, hệ thống hoá, thống kê thu thập số liệu, điều tra khảo sát, phân tổ, phân tích, tổng hợp, so sánh nhằm tiếp cận đối tượng nghiên cứu một cách có hệ thống.

- Trong quá trình nghiên cứu, để đạt được mục tiêu là đưa ra giải pháp phát triển dịch vụ bưu chính viễn thông nhằm thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội tại tỉnh Hòa Bình, tác giả luận văn dự kiên sẽ thu thập thông tin theo nhiều phương pháp khác nhau, cụ thể:

+ Tiếp cận về lý thuyết: tìm kiếm, tổng hợp những lý thuyết về hoạt động dịch vụ nói chung và hoạt động dịch vụ bưu chính viễn thông nói riêng.

+ Tếp cận thực tế: thu thập thông tin về hoạt động dịch vụ bưu chính viễn thông trên thực tế tại tỉnh Hòa Bình từ năm 2007 tới nay qua các báo cáo tổng kết của ngành và địa phương để phục vụ cho nghiên cứu.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 119 trang tài liệu này.

Từ những thông tin thu thập được, tác giả sẽ dùng phương pháp tổng hợp, thống kê, phân tích, so sánh và đánh giá để đưa ra những kết luận và đề


Vai trò của dịch vụ Bưu chính, viễn thông đối với phát triển kinh tế - xã hội ở tỉnh Hòa Bình - 2

xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động dịch vụ bưu chính viễn thông trong thời gian tới, hướng tới thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội tại địa phương.

+ Nguồn số liệu được thu thập chính từ Sở Thông tin và truyền thông tỉnh Hòa Bình. Cục thống kê tỉnh Hòa Bình và một số báo cáo tổng kết công tác năm của Ủy ban nhân dân tỉnh và một số sở ban ngành liên quan. Ngoài ra trong quá trình công tác tại Chi nhánh Viettel tỉnh Hòa Bình tác giả cũng đã nghiên cứu, phân tích số liệu sản xuất kinh doanh của đơn vị cũng như của các doanh nghiệp trên địa bán để phục vụ cho việc nghiên cứu và viết luận văn.

6. Dự kiến đóng góp của luận văn

- Luận văn góp phần hệ thống hóa những vấn đề lý luận về hoạt động dịch vụ bưu chính viễn thông.

- Trên cơ sở nghiên cứu, khảo sát, kế thừa chọn lọc các tài liệu có liên quan phục vụ việc nghiên cứu các nội dung theo yêu cầu nhiệm vụ của luận văn. Từ đó phân tích, đánh giá làm rò các yếu tố kinh tế - xã hội ở tỉnh Hòa Bình có tác động ảnh hưởng đến sự phát triển dịch vụ Bưu chính, viễn thông trên địa bàn và tác động ảnh hưởng trở lại của dịch vụ Bưu chính, viễn thông trên địa bàn đối với phát triển kinh tế - xã hội.

- Rút ra được những hạn chế, những bức xúc cần được tháo gỡ, đề xuất các định hướng và giải pháp chủ yếu thúc đẩy sự phát triển của dịch vụ bưu chính viễn thông nhằm thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội ở tỉnh Hòa Bình thời gian tới và định hướng đến năm 2020.

7. Kết cấu luận văn

Với mục đích và đối tượng, phạm vi, phương pháp nghiên cứu đã được xác định, luận văn dự kiến được thiết kế thành 3 chương, đi từ lý thuyết đến thực tiễn, cụ thể như sau:


Chương 1. Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về dịch vụ Bưu chính, viễn thông đối với sự phát triển kinh tế xã hội.

Chương 2. Thực trạng phát triển dịch vụ Bưu chính, viễn thông đối với phát triển kinh tế xã hội ở Hòa Bình trong thời gian qua.

Chương 3. Những định hướng và giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao vai trò của dịch vụ Bưu chính, viễn thông ở Hòa Bình trong thời gian tới.


Chương 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ DỊCH VỤ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ- XÃ HỘI

1.1 KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM CỦA DỊCH VỤ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG

1.1.1 Khái niệm dịch vụ bưu chính viễn thông

1.1.1.1 Quan niệm chung về dịch vụ

Dịch vụ là khái niệm được sử dụng rộng rãi trong các tài liệu kinh tế .

Tuy nhiên, nôi

hàm của dic̣ h vu ̣đươc

hiểu với những nghia

còn khác nhau .

Trong Bách khoa toàn thư dic̣ h vu ̣đươc hiêủ ; Thứ nhất , là hình thái của lao

đôn

g phi sản xuất , là quan hệ kinh tế -xã hội thể hiên

sự tiêu dùng thu nhâ ̣ p.

Thứ hai, là hoạt động có mục đích nhất định tồn tại dưới hình thái hiệu quả có

ích của lao động. Đây là quan niêm

phổ biến của thời kỳ kinh tế hiên

vâṭ , phủ

nhân

kinh tế thi ̣trường trong chủ nghĩa xã hội , từ đó , đã gây cản trở cho sư

phát triển của các ngành dịch vụ.

Những quan điểm gần đây đã khắc phuc


đươc


tính phiến diên


của quan

niêm

kể trên . Trong Từ điển kinh tế Megabook .ru, dịch vụ được hiểu là côn g

viêc

đươc

thưc

hiên

theo đơn đăṭ hàng nhưng không tao

ra sản phẩm có hình

thái độc lập mới . Trong Từ điển thuâṭ ngữ kinh tế , dịch vụ là những dạng

hoạt động , công viêc , mà trong quá trình thực hiện chúng không tạo ra s ản

phẩm vâṭ chất có hình thái vâṭ thể mới , nhưng làm cho sản phẩm hiên có đa

đươc

tao

ra thay đổi về chất . Đó là của cải đươc

cung cấp không phải dưới

hình thái hiện vật, mà là dưới hình thái hoạt động.

̀ những quan điểm trên, có thể thấy điểm chung trong các quan niệm

về dic̣ h vu ̣là đều coi dic̣ h vu ̣là kết quả có ích của môt

daṇ g lao đôn

g đăc

thù .

Kết quả đó được biểu hiên ra dưới hình thái phi vâṭ thể hay vô hình. Trong tác

phẩm “Các hoc thuyêt́ về giá tri ̣thăṇ g dư”, C. Mác cũng đã sử dụng thuật ngữ


“sự phuc

vu”

để thể hiện khái niêm

dic̣ h vu ̣ . Theo đó , có thể hiểu dịch vụ là

những hiệu quả có ích của những lao đông cu ̣thể tồn taị dưới hình thái sản

phẩm vô hình . Như vây

, dịch vụ là loại hình sản phẩm đặc thù của lao động ,

là hiệu quả có ích của lao động cụ thể, tồn taị dưới hình thái phi vâṭ thể.

Trong nền kinh tế thị trường, nhiều loại hình dịch vụ cũng trở thành

hàng hoá. Bên caṇ h những hàng hoá hiên

vât

, trên thi ̣trường còn có những

hàng hóa vô hình hay dịch vụ , như dic̣ h vu ̣của bác sĩ , giáo viên, luâṭ sư, v.v.

Giá trị sử dụng của dic̣ h vu ̣là cũng đáp ứ ng môt nhu cầu nào đó của người

mua. Để tạo ra dịch vụ cũng cần tới những chi phí lao động nhất định . Những

người làm dic̣ h vu ̣cũng cần nhân

đươc

thu nhập bằng tiền từ hoạt động dịch

vụ của mình, đồng thời những người được thụ hưởng dịch vụ cũng phải chi tiền để được hưởng thụ những dịch vụ đó . Việc mua những dic̣ h vu ̣hoàn toàn không khác gì chi tiền mua bất cứ loại hàng hóa nào khác . Vì vậy, dịch vụ cũng có giá trị trao đổi. Căn cứ chủ yếu để xác định giá cả thị trường của dịch vụ là chi phí sản xuất ra chúng.

Khi lực lượng sản xuất còn chưa phát triển, các sản phẩm mang hình thái vật thể như nông sản, sản phẩm của các ngành công nghiệp… có vai trò nền tảng trực tiếp của đời sống xã hội. Vì vậy việc sản xuất ra chúng là quan tâm hàng đầu của xã hội. Theo sự phát triển của lực lượng sản xuất, số lượng và chủng loại các sản phẩm phi vật thể tăng dần, có vai trò không những đáp ứng nhu cầu tiêu dùng cá nhân ngày càng tăng của xã hội, mà còn có tác động ngày càng lớn tới các ngành sản xuất sản phẩm vật thể. Vì vậy, tốc độ phát triển của các hoạt động dịch vụ có xu hướng tỷ lệ thuận với trình độ phát triển của sản xuất xã hội, các ngành dịch vụ cũng được hình thành và mở rộng không ngừng dưới tác động của phân công lao động xã hội.

Ngày nay có nhiều cách phân loại dịch vụ. Theo nguồn gốc hình thành sản phẩm dịch vụ được phân loại theo ngành, lĩnh vực như dịch vụ giao thông


vận tải, thông tin liên lạc, thương mại, y tế, giáo dục, du lịch, tài chính ngân hàng, quản lý nhà nước …. Theo tính chất kinh tế - xã hội của dịch vụ trong nền kinh tế thị trường có thể phân biệt dịch vụ có tính chất thị trường và dịch vụ có tính chất phi thị trường. Dịch vụ có tính chất phi thị trường là các dịch vụ được cung cấp miễn phí hoặc với giá cả thấp ở mức không bù đắp được những chi phí tạo ra chúng.

Sản xuất, kinh doanh và dịch vụ tác động lẫn nhau chặt chẽ. Dịch vụ là một điều kiện để phát triển sản xuất, kinh doanh. Sự phát triển dịch vụ hợp lí, có chất lượng cao là một biểu hiện của nền kinh tế phát triển và một xã hội văn minh. Do ý nghĩa kinh tế, xã hội to lớn nên hoạt động dịch vụ trở thành lĩnh vực kinh tế quan trọng, có vị trí lớn trong cơ cấu kinh tế của các quốc gia phát triển.

Dịch vụ là những hoạt động cần thiết, tất yếu được nẩy sinh từ yêu cầu của các hoạt động sản xuất kinh doanh, quản lý xã hội và nhu cầu đời sống của con người. Dịch vụ sản xuất ra các điều kiện nhằm phục vụ các hoạt động xã hội và đời sống con người. Các sản phẩm của dịch vụ cũng là những hàng hoá được mua bán trao đổi trên thị trường. Dịch vụ vừa là nguyên nhân, vừa là kết quả của quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh. Xã hội phát triển càng cao thì lĩnh vực sản xuất dịch vụ có xu hướng phát triển ngày càng tăng. Trong nền kinh tế thị trường hiện đại, nhất là nền kinh tế tri thức, trong GDP và cơ cấu lao động xã hội, cơ cấu kinh tế quốc dân, dịch vụ là một bộ phận hàng hóa vô hình ngày càng chiếm tỷ trọng cao. Dịch vụ là nguồn của cải vô tận, làm cho dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.

1.1.1.2 Khái niệm và loại hình dịch vụ bưu chính, viễn thông

Khái niệm về dịch vụ bưu chính viễn thông


Dịch vụ bưu chính viễn thông bao gồm các dịch vụ bưu chính và dịch vụ viễn thông. Bưu chính là bộ phận ngành bưu điện phụ trách việc chuyển thư từ, báo chí, tiền bạc, bưu kiện. Dịch vụ bưu chính ban đầu là dịch vụ tải nội dung thông tin thông qua các phương tiện như bì thư, ấn phẩm. Theo sự phát triển của ngành bưu chính, dịch vụ bưu chính ngày càng được mở rộng ra bao gồm cả các dịch vụ chuyển bưu phẩm, bưu kiện hàng hoá thông qua các phương tiện vận chuyển bằng sức người, động vật và máy móc khác…

Viễn thông là nói về sự liên lạc với những nơi rất xa. Viễn thông (trong các ngôn ngữ Châu Âu xuất phát từ tele của tiếng Hy Lạp có nghĩa là xa và communicare của tiếng La tinh có nghĩa là thông báo) miêu tả một cách tổng quát tất cả các hình thức trao đổi thông tin qua một khoảng cách nhất định mà không phải chuyên chở những thông tin này đi một cách cụ thể (thí dụ như thư). Các tín hiệu nhìn thấy được đã được sử dụng trong thế kỷ 18 như hệ thống biểu hiện các chữ cái bằng cách đặt tay hay 2 lá cờ theo một vị trí nhất định (semaphore), hay máy quang báo (heliograph) là một dụng cụ truyền tin bằng cách phản chiếu ánh sáng mặt trời.

Theo nghĩa hẹp hơn, ngày nay viễn thông được hiểu như là cách thức trao đổi dữ liệu thông qua kỹ thuật điện, điện tử và các công nghệ hiện đại khác. Các dịch vụ viễn thông đầu tiên theo nghĩa này là điện báo và điện thoại. Ngày nay các thiết bị viễn thông là một thành phần cơ bản của hệ thống kết cấu hạ tầng thông tin kinh tế xã hội.

Theo quy định tại Điều 37 - Nghị định số 109/CP, dịch vụ viễn thông được hiểu là dịch vụ truyền đưa, lưu trữ và cung cấp thông tin bằng hình thức truyền dẫn, phát, thu những ký hiệu, tín hiệu, số liệu, chữ viết, âm thanh, hình ảnh thông qua mạng lưới viễn thông công cộng do doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông cung cấp.


Từ những trình bày ở trên có thể khẳng định, dịch vụ bưu chính viễn thông là kết quả tất yếu được nẩy sinh từ yêu cầu sản xuất ra các phương thức, phương tiện truyền tải thông tin nhằm phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh, quản lý xã hội và nhu cầu đời sống con người. Quá trình truyền tải thông tin không những thường gắn liền với quá trình sản xuất, tiêu thụ sản phẩm, hoặc giữa các quá trình đó với nhau. Nó được xác định bằng đại lượng thời gian, không gian truyền tin. Quá trình truyền tải thông tin ban đầu được thực hiện thông qua dịch vụ bưu chính, nhưng dưới tác động của nghiên cứu và ứng dụng khoa học - công nghệ, dịch vụ viễn thông đã được hình thành và phát triển nhanh với nhiều loại hình phong phú, đa dạng. Dịch vụ bưu chính viễn thông thể hiện mối quan hệ giữa các chủ thể cung cấp và thụ hưởng dịch vụ truyền tải thông tin thông qua hoạt động của ngành bưu chính và viễn thông.

Các loại hình dịch vụ bưu chính viễn thông

Thứ nhất, dịch vụ bưu chính: Dịch vụ bưu chính bao gồm các dịch vụ bưu chính cơ bản, dịch vụ bưu chính cộng thêm, dịch vụ bưu chính công ích:

Dịch vụ bưu chính cơ bản được thực hiện bằng việc nhận gửi, chuyển, phát bưu phẩm, bưu kiện thông qua mạng bưu chính công cộng, mạng chuyên dùng và mạng chuyển phát. Bưu phẩm bao gồm thư (trừ thư do doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ chuyển phát thư thực hiện) bưu thiếp, gói nhỏ, gói ấn phẩm, học phẩm dùng cho người mù được gửi qua mạng bưu chính công cộng. Bưu kiện bao gồm vật phẩm hàng hoá được đóng gói khối lượng không quá năm mươi kilôgam (50 kg) được gửi qua mạng bưu chính công cộng.

Dịch vụ bưu chính cộng thêm là dịch vụ được cung cấp thêm vào dịch vụ bưu chính cơ bản để đáp ứng yêu cầu cao hơn về chất lượng của người sử dụng. Cơ quan quản lý nhà nước về bưu chính viễn thông quy định và công bố danh mục cụ thể các dịch vụ bưu chính quy định tại điều này.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 03/08/2022