Một là, cung câp thông tin về giá; Nếu không có dịch vụ bưu chính viễn thông thì các hoạt động kinh tế, xã hội sẽ không thể hoạt động bình thường được. Bưu chính viễn thông đóng vai trò khâu nối của mọi hoạt động của con người và xã hội. Ngày nay, tất cả các nước, các tổ chức quốc tế đều đặt lĩnh vực bưu chính viễn thông ở vị trí ngang với các cơ sở hạ tầng thiết yếu khác của xã hội như điện, nước, giao thông vận tải, y tế, giáo dục... Dịch vụ bưu chính viễn thông là phương tiện, môi trường truyền tin quan trọng thuận lợi để thực hiện được việc sản xuất, trao đổi, tiêu dùng các sản phẩm và dịch vụ thuộc tất cả các ngành kinh tế khác. Các nhà sản xuất như nông dân và ngư dân và các nhà doanh nghiệp thông qua thông tin về giá có thể thực hiện so sánh giá cả ở các thị trường khác nhau, cho phép họ chọn được mức giá cao nhất cho sản phẩm của họ (như loại cây trồng hay cá đánh bắt được, như các loại sản phẩm công nghiệp), hoặc chọn mức giá rẻ và hợp lý nhất khi mua máy móc thiết bị phục vụ sản xuất kinh doanh, và vì vậy sẽ giảm sự phụ thuộc vào những người trung gian có thể điều chỉnh sản phẩm không có lợi cho họ.
Hai là, giảm thời gian chết của máy móc;Việc cung cấp thông tin đầy đủ, kịp thời giúp cho việc đặt mua các phụ tùng linh kiện thông qua hệ thống dịch vụ bưu chính viễn thông và liên hệ trực tiếp với các kỹ thuật viên sẽ giảm thời gian chết do sự cố hư hỏng của máy móc (như máy bơm, máy kéo, máy phát điện….)
Ba là, giảm tồn kho; Thông qua mạng thông tin của dịch vụ bưu chính viễn thông, các nhà sản xuất kinh doanh có thể chuyển giao những mặt hàng tồn kho cho nhà sản xuất kinh doanh khác trên thị trường cần sử dụng, và tiến hành đặt mua các mặt hàng mà mình cần thay thế sử dụng.
Bốn là, đưa sản phẩn ra thị trường đúng lúc;Các nhà sản xuất kinh doanh thông qua mạng thông tin của dịch vụ bưu chính viễn thông, cùng kết
hợp sắp xếp kế hoạch trao đổi sản phẩm cho nhau hay trao đổi, phân phối sản phẩm trên thị trường kịp thời góp phần làm giảm tỷ lệ hư hỏng hàng hoá, bảo đảm được chất lượng sản phẩm (ví dụ như các mặt hàng như cá, hoa quả tươi…)
Năm là, giảm chi phí vận chuyển’;Dịch vụ bưu chính viễn thông giúp cho các tổ chức, doanh nghiệp và mọi người có đủ thông tin để thực hiện việc đi lại, hay tổ chức việc vận chuyển hàng hoá kịp thời, bảo đảm thời gian, góp phần làm giảm chi phí, tiết kiệm đáng kể chi phí về thời gian lao động trong đi lại, chuyển hàng hoá dịch vụ.
Sáu là, tiết kiệm năng lượng; Dịch vụ bưu chính viễn thông cung cấp thông tin kịp thời giúp các doanh nghiệp thực hiện tối đa hoá hiệu quả sử dụng máy móc. Từ đó làm giảm chi phí nhiên liệu. Đối với các doanh nghiệp kinh doanh vận tải có thể sử dụng dịch vụ bưu chính viễn thông trong điền hành, thực hiện công tác vận chuyển hợp lý để hành trình không bị lãng phí về thời gian từ đó có thể tiết kiệm tối đa nhiên liệu sử dụng.
Bảy là, cho phép khai thác lợi thế của phi tập trung hóa; Các dịch vụ bưu chính viễn thông giúp cho xã hội tiết kiệm thời gian, rút ngắn cự ly, nối liền khoảng cách. Tính sẵn có của dịch vụ bưu chính viễn thông có thể thu hút các ngành công nghiệp về các vùng nông thôn và cho phép phân tán các hoạt động kinh tế ra ngoài phạm vi các vùng thành thị lớn, góp phần giải quyết tốt vấn đề ô nhiễm môi trường, nghẽn tắc giao thông và hàng loạt các vấn đề khác của đời sống xã hội. Dịch vụ bưu chính viễn thông góp phần vào tính công bằng thông qua việc cho phép những người có hoàn cảnh khó khăn bao gồm những người ở các vùng nông thôn xa xôi, hẻo lảnh, những người tàn tật và những người nghèo khổ được sử dụng các thông tin phúc lợi của xã hội mà bình thường thì rất khó hoặc không thể có được. Dịch vụ bưu chính viễn thông cũng đã đóng góp làm tăng tính hiệu quả ở các lĩnh vực khác, như lĩnh
Có thể bạn quan tâm!
- Vai trò của dịch vụ Bưu chính, viễn thông đối với phát triển kinh tế - xã hội ở tỉnh Hòa Bình - 1
- Vai trò của dịch vụ Bưu chính, viễn thông đối với phát triển kinh tế - xã hội ở tỉnh Hòa Bình - 2
- Dịch Vụ Bưu Chính Viễn Thông Là Sản Phẩm Vô Hình
- Thực Trạng Dịch Vụ Bưu Chính Viễn Thông Với Phát Triển Kinh Tế - Xã Hội Ở Hòa Bình Trong Thời Gian Qua
- Mạng Lưới Kinh Doanh Dịch Vụ Bưu Chính Viễn Thông
- Dung Lượng Tổng Đài Đáp Ứng Phân Theo Địa Bàn
Xem toàn bộ 119 trang tài liệu này.
vực giáo dục bao gồm đào tạo từ xa, nơi mà việc giáo dục và giảng dạy không có điều kiện tập trung theo trường lớp, học viên có thể nghiên cứu theo tài liệu đã được gửi theo con đường bưu chính viễn thông, công nghệ thông tin, với lĩnh vực y tế từ xa, nơi mà thông tin về bệnh nhân và chữa trị cho bệnh nhân thông qua con đường điện tử, với máy móc hiện đại, sử dụng công nghệ viễn thông, thông tin, có thể trợ giúp các nhà chuyên môn về điều kiện chuẩn đoán và đề xuất phương pháp điều trị tốt nhất.
1.2.3 Dịch vụ bưu chính viễn thông góp phần thúc đẩy phát triển văn hóa- xã hội.
Dịch vụ bưu chính viễn thông là công cụ thông tin hiệu quả nhất, nhanh nhạy nhất với yêu cầu nhanh chóng, chính xác, an toàn, thuận tiện cho mọi lĩnh vực của đời sống xã hội bao gồm chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội và an ninh quốc phòng, là yếu tố nhạy cảm có liên quan đến vấn đề chính trị xã hội, kinh tế, quân sự và an ninh quốc gia, là những công cụ quản lý quan trọng của hệ thống chính trị. Các nước ở giai đoạn đầu phát triển đều coi bưu chính viễn thông là lĩnh vực độc quyền đặt dưới sự quản lý trực tiếp của nhà nước.
1.3 NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG
Có thể coi dịch vụ bưu chính viễn thông như một sản phẩm tất yếu trong tiến trình phát triển của xã hội, nó có vai trò vô cùng quan trọng đối với sự phát triển kinh tế xã hội nói chung; Nhưng sự phát triển của dịch vụ bưu chính viễn thông cũng luôn luôn chịu sự chi phối của nhiều yếu tố:
1.3.1 Các yếu tố thuộc về điều kiện tự nhiên
Hầu hết các yếu tố tự nhiên như vị trí địa lý, diện tích, địa hình đồi núi, sông suối, biển, khí hậu, tài nguyên đều có tác động đến sự phát triển của dịch vụ bưu chính viễn thông, đó là những nhân tố vừa có những tác động thuận lợi, vừa có thể gây nên những khó khăn trong phát triển dịch vụ bưu chính
viễn thông. Vị trí địa lý, địa hình nếu thuận lợi thì sẽ làm cho chi phí đầu tư xây dựng mạng lưới giảm; ngược lại, nếu vị trí địa lý, địa hình phức tạp, đồi núi sông suối nhiều bị chia cắt lớn sẽ làm cho chi phí đầu tư xây dựng mạng lưới tăng lên, dẫn đến giá thành chi phí của dịch vụ cao. Những khu vực khí hậu thuận lợi như bão gió, lũ lụt ít xẩy ra chi phí rủi ro sẽ thấp hơn những khu vực bão gió, lũ lụt xẩy ra nhiều…
1.3.2 Chủ trương đường lối của Đảng, cơ chế, chính sách của Nhà
nước
Chủ trương đường lối, cơ chế chính sách nếu kịp thời, phù hợp sẽ thúc
đẩy nhanh sự phát triển của dịch vụ bưu chính viễn thông, ngược lại chủ trương đường lối, cơ chế chính sách chậm trễ, không hợp lý sẽ bỏ lỡ cơ hội phát triển nhanh dịch vụ bưu chính viễn thông, biểu hiện cụ thể:
Trong những năm qua Đảng và Nhà nước đã ban hành được những chủ trương đường lối, cơ chế chính sách kịp thời, phù hợp nên đã thúc đẩy nhanh sự phát triển của dịch vụ bưu chính viễn thông. Bộ Thông tin và truyền thông thường xuyên có sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo về chuyên môn; Lãnh đạo các bộ, ban ngành ở Trung ương, lãnh đạo các địa phương luôn quan tâm phối hợp, hỗ trợ để ngành bưu chính viễn thông phát triển tốt. Các doanh nghiệp kinh doanh phục vụ dịch vụ bưu chính viễn thông có sự phối hợp cộng tác tốt, các tập thể doanh nghiệp kinh doanh phục vụ dịch vụ bưu chính viễn thông và đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức trong toàn ngành đã có nhiều nỗ lực và cố gắng trong công tác quản lý, sản xuất kinh doanh, phục vụ góp phần thúc đẩy nhanh chóng sự phát triển ngành bưu chính viễn thông, do vậy tình hình hoạt động của dịch vụ bưu chính viễn thông có nhiều chuyển biến tích cực, phục vụ đắc lực cho sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước.
Trong những năm qua, có nhiều chủ trương tác động lớn đến sự phát triển ngành bưu chính viễn thông, những chủ trương có tác động lớn gồm:
Quyết định 246/2005/QĐ-TTg ngày 06/10/2005của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt chiến lược phát triển công nghệ thông tin và truyền thông Việt Nam đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020; Quyết định 32/2006/QĐ-TTg ngày 07/02/2006 về phê duyệt Quy hoạch phát triển viễn thông và Internet Việt Nam đến năm 2010; Luật giao dịch điện tử có hiệu lực từ 1/3/2006, quy định về thông điệp điện tử; chữ ký điện tử và chứng thực chữ ký điện tử; giao kết và thực hiện hợp đồng điện tử; giao dịch điện tử của cơ quan nhà nước; an ninh, an toàn, bảo vệ, bảo mật trong giao dịch điện tử; giải quyết tranh chấp và xử lý vi phạm trong giao dịch điện tử...Luật Công nghệ Thông tin có hiệu lực từ ngày 29/6/2006. Chỉ thị 58- CT/TW ngày 17/10/2000 của Bộ Chính trị về "Đẩy mạnh ứng dụng và phát triển CNTT phục vụ sự nghiệp Công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước"; Quyết định 191/2005/QĐ-TTg ngày 29/07/2005 của Thủ tướng Chính phủ về “Phê duyệt Đề án hỗ trợ doanh nghiệp ứng dụng CNTT phục vụ hội nhập và phát triển giai đoạn 2005 - 2010”. Đó là những qui định, hướng dẫn cụ thể có tác dụng định hướng để ngành bưu chính viễn thông Việt nam phát triển đúng đắn.
1.3.3 Trình độ phát triển kinh tế - xã hội, khoa học công nghệ của nền kinh tế
Trình độ phát triển của nền kinh tế, của các ngành sản xuất, dịch vụ ngoài bưu chính viễn thông cao, sẽ tạo nên những điều kiện thuận lợi thúc đẩy nhanh sự phát triển của bưu chính viễn thông, ngược lại trình độ phát triển kinh tế của các ngành sản xuất, dịch vụ khác thấp, sẽ làm chậm quá trình phát triển của bưu chính viễn thông, biểu hiện cụ thể:
Hệ thống điện ổn định, cung cấp năng lượng đầy đủ thì hệ thống mạng lưới bưu chính viễn thông cũng sẽ ổn định, bảo đảm được sự thông suốt của quá trình cung cấp các dịch vụ bưu chính viễn thông. Ngược lại, hệ thống
điện không ổn định, cung cấp năng lượng không đầy đủ, sự cố thiếu điện, mất điện xẩy ra sẽ dẫn đến tình trạng thông tin bị gián đoạn, gây ảnh hưởng trực tiếp đến mọi mặt của đời sống xã hội. Hệ thống các dịch vụ vận tải như đường bộ, đường sắt, đường sông, đường biển, đường không nếu phát triển tốt sẽ tạo tiền đề cho bưu chính viễn thông tiết kiệm trong đầu tư hạ tầng, phát triển đồng bộ mạng lưới, bảo đảm thông tin nhanh chóng, thuận lợi, an toàn. Ngược lại, nếu phát triển hạ tầng giao thông không đồng bộ, qui hoạch và thực hiện qui hoạch đô thị, giao thông không nhất quán sẽ gây lãng phí trong đầu tư phát triển mạng lưới dịch vụ bưu chính viễn thông. Nền kinh tế có trình độ phát triển cao, trên nền tảng cơ sở hạ tầng kỹ thuật hiện đại thì dịch vụ bưu chính viễn thông có điều kiện phát triển tốt. Ngược lại, nền kinh tế có trình độ phát triển thấp, cơ sở hạ tầng kỹ thuật cũng lạc hậu, yếu kém thì điều kiện phát triển dịch vụ bưu chính viễn thông cũng gặp khó khăn.
Trình độ phát triển khoa học công nghệ có tác động ảnh hưởng đến sự phát triển dịch vụ bưu chính viễn thông. Dịch vụ bưu chính viễn thông nếu phát triển trong điều kiện của một nền kinh tế xã hội có trình độ khoa học công nghệ phát triển cao, thì ngành bưu chính viễn thông sẽ có nhiều điều kiện thuận lợi để vận dụng nền khoa học công nghệ cao đó vào phát triển ngành mình nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, phục vụ. Ngược lại dịch vụ bưu chính viễn thông nếu phát triển trong điều kiện của một nền kinh tế xã hội có trình độ khoa học công nghệ phát triển lạc hậu, thấp kém, thì ngành bưu chính viễn thông cũng sẽ ít có điều kiện để phát triển tốt nhất.
Kết cấu dân số, sự phân bố dân cư thành thị và nông thôn, miền xuôi và miền núi, sự phân bố các đơn vị hành chính cũng là những điều kiện có tác động tạo thuận lợi hoặc gây khó khăn cho phát triển bưu chính viễn thông.
1.3.4 Hội nhập kinh tế quốc tế
Hội nhập kinh tế quốc tế tạo ra cơ hội cho sự phát triển của dịch vụ bưu chính viễn thông:
Hội nhập kinh tế quốc tế thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển kinh tế trong nước, làm cho nền kinh tế được phát triển nhanh chóng cả về chiều rộng, chiều sâu, phát triển phong phú, đa dạng mọi ngành, nghề, lĩnh vực, làm tăng nhanh số lượng các chủ thể sản xuất kinh doanh và từ đó làm gia tăng mạnh mẽ nhu cầu thông tin, nhu cầu sử dụng dịch vụ bưu chính viễn thông phục vụ các hoạt động kinh tế, tạo ra thị trường sử dụng dịch bưu chính viễn thông rộng lớn.
Hội nhập kinh tế quốc tế thúc đẩy sản xuất phát triển, làm cho người dân có thu nhập nhiều hơn, đời sống vật chất, tinh thần được nâng cao, từ đó nhân dân có điều kiện để sử dụng dịch bưu chính viễn thông được nhiều hơn và làm gia tăng mạnh mẽ nhu cầu thông tin, nhu cầu sử dụng dịch vụ bưu chính viễn thông.
Khi hội nhập kinh tế quốc tế, ngành bưu chính viễn thông có thể khai thác được các nguồn lực từ bên ngoài như vốn, công nghệ, kinh nghiệm quản lý tiên tiến, đồng thời mở ra khả năng không ngừng mở rộng thị trường cả trong và ngoài nước.
Hội nhập kinh tế quốc tế tạo ra những thách thức đối với sự phát triển của dịch vụ bưu chính viễn thông :
Hội nhập cũng đồng nghĩa với sự tăng thêm của các chủ thể kinh doanh dịch vụ bưu chính viễn thông. Bên cạnh các chủ thể trong nước, trong vùng là các chủ thể nước ngoài với những ưu thế về vốn, công nghệ và kinh nghiệm sẽ tạo ra sức ép cạnh tranh mạnh mẽ, ngày càng gay gắt. Thực tế hiện nay các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ bưu chính viễn thông ở trong nước vẫn còn rất hạn chế cả về vốn, công nghệ và kinh nghiệm quản lý. Do đó, chỉ có các
chủ thể kinh doanh dịch vụ bưu chính viễn thông luôn tìm cách vươn lên bằng các biện pháp đổi mới công nghệ, cải tiến, nâng cao chất lượng dịch vụ phù hợp với những nhu cầu ngày càng khó tính của thị trường, giảm chi phí giá thành dịch vụ có sức cạnh tranh quốc tế…thì mới có thể tồn tại và phát triển được.
1.4 KINH NGHIỆM PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG TẠI MỘT SỐ ĐỊA PHƯƠNG
1.4.1 Kinh nghiệm của một số địa phương
Kinh nghiệm của Ninh Bình:
So với mặt bằng chung của cả nước, các chỉ tiêu về bưu chính như bán kính phục vụ, mật độ phục vụ bình quân đạt ở mức cao. Mạng lưới bưu chính rộng khắp, cung cấp nhiều dịch vụ bưu chính đa dạng tạo điều kiện thuận lợi cho người dân tiếp cận dịch vụ, đồng thời đáp ứng khá tốt nhu cầu sử dụng của người dân. Tốc độ tăng trưởng nhanh, nhất là đối với các dịch vụ chuyển phát nhanh, dịch vụ tài chính (chuyển tiền, tiết kiệm bưu điện).
Mạng lưới viễn thông rộng khắp. Mạng truyền dẫn đã được cáp quang hoá đến 100% các huyện. Các loại hình dịch vụ đa dạng, phong phú. Tốc độ tăng trưởng nhanh; tỷ lệ sử dụng dịch vụ tương đối cao, hầu hết các chỉ tiêu viễn thông của tỉnh Ninh Bình đều cao hơn mức bình quân chung của cả nước.
Kết quả trên có nguyên nhân từ việc xây dựng và thực hiện tốt quy hoạch phát triển bưu chính viễn thông trong quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội, đồng thời ban hành những chủ trương cơ chế chính sách đúng đắn, thể hiện sự khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia thị trường chuyển phát, phát hành báo chí; hỗ trợ phát triển dịch vụ bưu chính công ích; vốn đầu tư từ ngân sách chủ yếu đầu tư cho phát triển các dịch vụ công ích và phục vụ sự chỉ đạo của Đảng và Nhà nước; vốn đầu tư từ doanh nghiệp trong nước và dân cư trong thành phố thông qua huy động tiềm năng của các thành