Mạng Lưới Kinh Doanh Dịch Vụ Bưu Chính Viễn Thông


Tổng diện tích nuôi trồng thủy sản ước đạt 2.410 ha, tăng 4,8% so với năm 2011 (tăng 110 ha); sản lượng thủy sản ước đạt 4.800 tấn, trong đó sản lượng nuôi trồng thủy sản đạt 3.500 tấn, sản lượng khai thác 1.300 tấn.

Toàn tỉnh đã trồng rừng được 8.736 ha, đạt 124,8% kế hoạch năm, trong đó rừng phòng hộ 2.456 ha, rừng sản xuất 6.280 ha. Khoanh nuôi bảo vệ rừng đạt trên 75.000 ha. Chất lượng rừng nhìn chung phát triển tốt, góp phần cải thiện hệ sinh thái, nâng cao chức năng phòng hộ, bảo vệ mội trường; độ che phủ rừng ổn định khoảng 46% diện tích tự nhiên.

Sản xuất công nghiệp;Giá trị sản xuất công nghiệp năm 2012 ước đạt 4.375,95 tỷ đồng, tăng 19,4% so với cùng kỳ, thực hiện 100,2% kế hoạch (tính Công ty thủy điện Hòa Bình ước đạt 6.561,45 tỷ đồng, thực hiện 102,96% kế hoạch). Mức tăng giá trị sản xuất năm 2012 thấp hơn khoảng 3% so với mức tăng giá trị sản xuất năm 2011. Những ngành công nghiệp đạt tốc độ tăng khá đó là: ngành sản xuất phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và ngành chế biến. Trong khi đó ngành khai thác mỏ lại giảm mạnh, tập trung ở những sản phẩm là nguyên liệu đầu vào của sản xuất như: than, đá, cát, sỏi, đất sét và cao lanh. Trong số 23 sản phẩm công nghiệp chủ yếu được tổng hợp, 14 mặt hàng (chiếm 60,8%) có mức tăng trưởng cao hơn năm 2011.

Hoạt động thương mại - dịch vụ;Tổng mức lưu chuyển bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ năm 2012 ước đạt 8.564 tỷ đồng, thực hiện 101,2% kế hoạch. Tình hình xuất khẩu có tốc độ tăng trưởng cao, khối các doanh nghiệp FDI vẫn tiếp tục duy trì vị trí dẫn đầu trong việc tạo giá trị xuất khẩu, tỷ trọng xuất khẩu của doanh nghiệp FDI trong tổng kim ngạch xuất khẩu vẫn tiếp tục tăng. Trong đó xuất hiện thêm mặt hàng mới có quy mô và tốc độ tăng trưởng cao là tăm hương; một số mặt hàng chủ lực như thấu kính, linh kiện điện tử, nông sản, sản phẩm gỗ... có quy mô xuất khẩu lớn nhưng tăng trưởng đạt thấp hơn so với cùng kỳ do khó khăn trong tìm kiếm thị trường xuất khẩu. Dịch vụ


vận tải, vận chuyển hàng hóa đường bộ được 1.686 nghìn tấn (bằng 105,6% so với cùng kỳ năm 2011); luân chuyển hàng hóa 159.329 nghìn tấn.km (bằng 105% so với cùng kỳ năm 2011); vận chuyển hành khách 2.847 nghìn người; luân chuyển hành khách 302.811 nghìn người.km (bằng 107% so với cùng kỳ).Vận chuyển hàng hóa đường thủy được 498 nghìn tấn (bằng 105% so với cùng kỳ).

2.1.1.3 Về cơ chế chính sách

Chiến lược hội nhập phát triển của ngành bưu chính viễn thông, Nghị quyết đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI và quy hoạch phát triển bưu chính viễn thông tỉnh Hòa Bình có tác dụng định hướng thúc đẩy bưu chính viễn thông trên địa bàn phát triển mạnh. Luật Công nghệ thông tin cũng đã có hiệu lực từ ngày 01/01/2007, cùng với các Luật Giao dịch điện tử, các văn bản pháp lý khác sẽ tạo điều kiện cho dịch vụ bưu chính viễn thông có điều kiện phát triển. Chính phủ có chính sách hỗ trợ doanh nghiệp, hỗ trợ ứng dụng khoa học công nghên theo Quyết định 191, Bộ Chính trị có Chỉ thị 58 về phát triển dịch vụ bưu chính viễn thông và công nghệ thông tin. Thủ tướng Chính phủ đã trực tiếp làm Trưởng ban chỉ đạo quốc gia về và một loạt các đề án về xây dựng Chính phủ điện tử, hỗ trợ doanh nghiệp ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ hội nhập phát triển. Năm 2008 chính phủ có quyết định các hạng mục viễn thông công ích giai đoạn 2007 - 2010 được triển khai trên địa bàn tỉnh tạo điều kiện hỗ trợ tích cực cho doanh nghiệp kinh doanh bưu chính ổn định phát triển...cũng là những thuận lợi để công nghệ thông tin cả nước và Hòa Bình phát triển.

Trên địa bàn tỉnh Hòa Bình đã tiến hành xây dựng, ban hành các quyết định, chỉ thị về quy hoạch, kế hoạch phát triển, chương trình, dự án về bưu chính viễn thông phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội ở địa phương và quy hoạch phát triển bưu chính viễn thông của quốc gia. Cụ thể


là xây dựng hoàn chỉnh "Quy hoạch tổng thể phát triển BCVT tỉnh Hòa Bình đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020" nhằm nâng cao vai trò quản lý nhà nước trong lĩnh vực bưu chính viễn thông để từ đó xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng dịch vụ bưu chính viễn thông , Internet trên địa bàn tỉnh có công nghệ hiện đại, có độ bao phủ rộng khắp trên toàn tỉnh làm nền tảng cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh. Những năm qua Đảng, Nhà nước đã có nhiều cơ chế chính sách phù hợp tạo điều kiện cho kinh tế - xã hội Hòa Bình phát triển. Ban Thường vụ Tỉnh uỷ tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chỉ thị số 58-CT/TW của Bộ Chính trị ngày 17/10/2000 về đẩy mạnh và phát triển bưu chính viễn thông phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa. Hoàn thành Đề án đầu tư ứng dụng Bản đồ số phục vụ công tác quản lí và quy hoạch mạng lưới bưu chính viễn thông trong tỉnh.

2.1.2 Khó khăn

Bên cạnh những thuận lợi kể trên, sự phát triển của dịch vụ bưu chính viễn thông ở Hòa Bình còn có những khó khăn là:

Thứ nhất, Hòa Bình vẫn là một tỉnh nghèo, kinh tế phát triển còn

chậm.

Các lợi thế về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội cuả Hòa Bình chủ yếu

vẫn nằm ở dạng tiềm năng, chưa thật sự được khai thác có hiệu quả. Mặc dù sau 20 năm thực hiện chính sách đổi mới, kinh tế xã hội tỉnh Hòa Bình đã đạt được những tiến bộ quan trọng, song Hòa Bình vẫn là một tỉnh nghèo, kinh tế xã hội phát triển vẫn chậm, cơ cấu kinh tế chuyển dịch chậm, chất lượng tăng trưởng chưa bền vững, mức tăng trưởng kinh tế vẫn dưới tiềm năng, chưa tạo được sự phát triển có tính đột phá và vững chắc. Trình độ khoa học công nghệ còn thấp, qui mô kinh tế của các ngành sản xuất, dịch vụ còn nhỏ bé. Tích luỹ từ nội bộ kinh tế trong tỉnh còn thấp. Chưa có những nguồn thu ngân sách lớn


và bền vững. Nhà nước đang phải bù chi ngân sách cho tỉnh bình quân hằng năm khoảng từ 10% đến 15%. Việc huy động các nguồn vốn nhàn rỗi trong nhân dân để đầu tư phát triển còn ở mức độ thấp. Thu hút đầu tư từ bên ngoài còn ít và hiệu quả chưa cao. Hoạt động dịch vụ, trong đó thương mại và du lịch phát triển chưa tương xứng với tiềm năng. Kim ngạch xuất khẩu bình quân đầu người còn thấp thua nhiều so với bình quân chung toàn quốc. Tổng mức bán lẻ toàn tỉnh so với cả nước chỉ đạt khoảng 50%. Số người làm nông nghiệp vẫn cao (dân số ở nông thôn chiếm 85%). Sức ép về lao động thiếu việc làm còn lớn. Mức sống bình quân của nhân dân còn thấp nên tỉ lệ người dân sử dụng dịch vụ còn khá thấp, đặc biệt mức sống của một bộ phận lớn nhân dân, nhất là ở vùng núi cao, vùng sâu, vùng xa còn rất thấp. Đó là những yếu tố có ảnh hưởng làm chậm tốc độ phát triển của dịch vụ bưu chính viễn thông trên địa bàn tỉnh Hòa Bình.

Thứ hai, hiệu quả sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế còn thấp, sức cạnh tranh của sản phẩm còn hạn chế

Các doanh nghiệp lớn trên địa bàn không nhiều, sản lượng sản xuất tiêu thụ không lớn. Các doanh nghiệp vừa và nhỏ, sức cạnh tranh rất hạn chế. Tiểu thủ công nghiệp và làng nghề phát triển còn chậm, các thành phần kinh tế dân doanh chưa được quan tâm đúng mức. Tiến độ xây dựng các khu công nghiệp còn chậm, một số khu công nghiệp đã được hình thành, đi vào hoạt động nhưng chưa ngang tầm, các doanh nghiệp hoạt động trong các khu công nghiệp qui mô còn nhỏ bé, hiệu quả kinh tế chưa rò. Một số dự án triển khai còn rất chậm, cơ chế đầu tư vẫn còn những bất cập.

Thứ ba, công tác quy hoạch và quản lý quy hoạch, quản lý đô thị còn yếu

Tốc độ đô thi hoá còn chậm, kết cấu hạ tầng còn nhiều bất cập. Công tác xây dựng quy hoạch và quản lý quy hoạch còn yếu nhất là ở các thị trấn, thị tứ, và ở một số địa phương có tình trạng đô thị phát triển tự phát, tuỳ tiện,


kiến trúc đơn điệu, rập khuôn, chưa đáp ứng được yêu cầu đặt ra. Quản lý và xử lý môi trường ở một số nhà máy, công trình xây dựng... chưa tốt, văn minh đô thị chưa được quan tâm đúng mức đã ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống của nhân dân. Đầu tư phát triển sản xuất, khai thác tài nguyên khoáng sản chưa gắn kết chặt chẽ với công tác bảo vệ môi trường. Mức tăng cơ học dân cư đô thị thấp (tỷ lệ dân đô thị trong 5 năm chỉ tăng 4%), Đây là những yếu tố gây khó khăn cho sự phát triển dịch vụ bưu chính viễn thông.

Thứ tư, chất lượng đời sống văn hoá xã hội chưa cao

Chất lượng giáo dục toàn diện đạt chưa cao, chênh lệch giữa miền núi và miền xuôi còn lớn. Mất cân đối giữa đào tạo đại học, cao đẳng, trung cấp kỹ thuật và công nhân lành nghề. Công tác xã hội hoá giáo dục còn lúng túng. Việc đào tào nguồn cán bộ, lao động về công nghệ thông tin, bưu chính viễn thông trên địa bàn chưa đáng kể.

Chúng ta biết rằng sự phát triển dịch vụ bưu chính viễn thông chủ yếu phụ thuộc vào mức độ phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn, vì vậy sự chi phối của các điều kiện khó khăn trên đã có ảnh hưởng đến tốc độ, qui mô, chất lượng phát triển dịch vụ bưu chính viễn thông của tỉnh Hòa Bình.

2.2 HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG Ở HÒA BÌNH

2.2.1 Các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ

2.2.1.1 Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ bưu chính

Trên địa bàn tỉnh, từ năm 2005 về trước, kinh doanh trên lĩnh vực bưu chính chủ yếu là Bưu điện Hòa Bình, đơn vị trực thuộc của VNPT. Từ năm 2006 đến nay có thêm một số đơn vị làm nhiệm vụ này nhưng tỉ lệ doanh thu chiếm tỉ trọng không đáng kể. Trong lĩnh vực chuyển phát nhanh ngoài bưu điện Hòa Bình còn có thêm các doanh nghiệp mới như Viettel, Công ty CP


Hợp nhất, Công ty Tiến Thành,…Trong lĩnh vực phát hành báo chí có Viettel, một số tờ báo phát hành thẳng trên địa bàn Thành phố Hòa Bình.

2.2.1.2 Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông

Cũng như trên lĩnh vực kinh doanh bưu chính, trên địa bàn tỉnh Hòa Bình, trước năm 2004, kinh doanh trên lĩnh vực chủ yếu là các đơn vị trực thuộc của VNPT như Bưu điện Hòa Bình, Vinaphone, Mobifone. Thị trường dịch vụ Viễn thông Hòa Bình là thị trường rộng lớn, có tiềm năng phát triển mạnh. Từ năm 2004 đến nay, đã có thêm nhiều doanh nghiệp viễn thông tham gia cung cấp dịch vụ viễn thông, và bước đầu có sự cạnh tranh mạnh mẽ, các doanh nghiệp không ngừng thúc đẩy nhanh tốc độ phát triển hạ tầng viễn thông, tăng nhanh về số lượng và nâng cao chất lượng. Phát triển nhanh mạnh lên cả các huyện miền núi khó khăn. Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Hòa Bình có sự tham gia đầu tư của hầu hết các doanh nghiệp bưu chính viễn thông được Nhà nước cấp phép, triển khai dịch vụ như:

Về dịch vụ di động:

+ Công ty thông tin di động GPC (Vinaphone):

+ Công ty thông tin di động VMS (MobiFone)

+ Tập đoàn Viễn thông Quân đội (Viettel)

+ Công ty viễn thông toàn cầu (G mobi)

+ Công ty cổ phần viễn thông Hà nội (Vietnamobi)

Về dịch vụ cố định và internet

+ Viễn thông Hòa Bình - VNPT

+ Chi nhánh viettel Hòa Bình- Tập đoàn Viễn thông Quân đội

+ Công ty viễn thông FPT


2.2.2 Mạng lưới kinh doanh dịch vụ bưu chính viễn thông

2.2.2.1 Mạng lưới kinh doanh dịch vụ bưu chính

Về mạng lưới bưu cục; Mạng lưới Bưu chính không ngừng được mở rộng. Các chỉ tiêu phục vụ cho thấy khả năng phục vụ bưu chính của Hòa Bình tương đối cao so với cả nước. Bưu điện Hòa Bình là doanh nghiệp chiếm thị phần chủ yếu về dịch vụ bưu chính trên địa bàn tỉnh. Hệ thống mạng lưới bưu cục 1,2,3 đại lý xuống tận cơ sở phường, xã, thị trấn, đồng bằng, vùng núi, vùng sâu, vùng xa. Báo, tạp chí, công văn, bưu phẩm, bưu kiện cơ bản đảm bảo phục vụ đến khách hàng trong ngày. Tính đến cuối năm 2012 toàn tỉnh có 35 điểm phục vụ và 190 điểm Bưu điện văn hoá xã.

Với 225 điểm phục vụ bán kính phục vụ bình quân của tỉnh Hòa Bình là 2,7 km, số dân phục vụ là 3,5 nghìn người/điểm phục vụ so với cả nước bán kính phục vụ bình quân là 3,8 nghìn người/1 điểm phục vụ và số dân bình quân là 6,3 ngình người.

Bảng 2.4: Số lượng bưu cục trên địa bàn tỉnh Hòa Bình


TT


Huyện

Số bưu cục

Điểm

BĐVH xã


Dân số

Số dân phục vụ bình quân

Ghi chú

1

Cao Phong

2

12

41.708

2.979


2

Đà Bắc

2

20

51.827

2.356


3

Hòa Bình

6

8

90.496

6.464


4

Kim Bôi

5

33

107.224

2.822


5

Kỳ Sơn

3

8

31.542

2.867


6

Lạc Sơn

3

26

134.780

4.648


7

Lạc Thủy

3

11

57.053

4.075


8

Lương Sơn

2

18

91.226

4.561


9

Mai Châu

3

20

53.023

2.305


10

Tân Lạc

4

22

80.119

3.082


11

Yên Thủy

2

12

60.799

4.343



Cộng

35

190

799.797

3.555


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 119 trang tài liệu này.

Vai trò của dịch vụ Bưu chính, viễn thông đối với phát triển kinh tế - xã hội ở tỉnh Hòa Bình - 6


Nguồn:

- Qui hoạch phát triển bưu chính viễn thông tỉnh Hòa Bình đến năm 2020, UBND tỉnh Hòa Bình.

- Báo cáo tổng kết năm 2012, Sở Thông tin và truyền thông tỉnh Hòa

Bình.

Các dịch vụ về bưu chính được đa dạng hoá, mạng đường thư được mở

rộng, tần suất chuyến thư tăng. Số lượng điểm bưu điện văn hoá xã không ngừng tăng qua các năm, đáp ứng ngày càng nhiều hơn và tốt hơn nhu cầu sử dụng các dịch vụ bưu chính, nhu cầu đọc báo của người dân. Nhiều điểm bưu điện văn hoá xã đã mở thêm dịch vụ thư chuyển tiền, Fax, chuyển phát nhanh EMS. Hình thức đại lý bưu điện phát triển nhanh.

Về mạng vận chuyển phát bưu chính;Mạng vận chuyển bưu chính của bưu điện hiện có 3 cấp đường thư bao gồm:

Đường thư cấp 1: Do Trung tâm bưu chính liên tỉnh và quốc tế đảm

trách.


Đường thư cấp 2 có 1 tuyến sử dụng xe ô tô chuyên dùng.

Đường thư cấp 3( nội thị, nội huyện) do bưu điện Hòa bình thực hiện

đảm bảo việc giao nhận túi gói giữa các bưu cục trong nội thị, nội huyện sử dụng xe moto bình quân giao nhận 1 chuyến/ngày.

Hiện nay, tuyến đường thư đã được mở rộng đến tận các xã vùng sâu, vùng xa. Trên địa bàn tỉnh đã có nhiều doanh nghiệp tham gia vào hoạt động chuyển phát thư. Lĩnh vực chuyển phát mà các doanh nghiệp chủ yếu tham gia là chuyển phát nhanh và chuyển phát nước ngoài. Nhiều doanh nghiệp là đại lý cho các hãng chuyển phát nhanh nước ngoài như: DHL, Fedex…

Về thị trường các dịch vụ bưu chính;Hiện nay, trên địa bàn có nhiều doanh nghiệp tham gia thị trường kinh doanh dịch vụ bưu chính, bắt đầu có sự cạnh tranh trong việc cung cấp các dịch vụ. Các dịch vụ bưu chính đã được

Xem tất cả 119 trang.

Ngày đăng: 03/08/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí