Dịch Vụ Bưu Chính Viễn Thông Đáp Ứng Các Nhu Cầu Cần Thiết Về Trao Đổi Thông Tin Giữa Các Chủ Thể Góp Phần Tăng Trưởng Thúc Đẩy Kinh Tế Ở Hòa


2.3 TÁC ĐỘNG CỦA DỊCH VỤ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN KINH TẾ- XÃ HỘI Ở HÒA BÌNH.

2.3.1 Dịch vụ Bưu chính viễn thông đáp ứng các nhu cầu cần thiết về trao đổi thông tin giữa các chủ thể góp phần tăng trưởng thúc đẩy kinh tế ở Hòa Bình.

tại Hòa Bình số lượng máy tính và sử dụng internet ở các cơ quan Đảng, Nhà nước và tổ chức chính trị cấp tỉnh có 950 máy tính đang sử dụng, đạt 70,47 %/ tổng số cán bộ công nhân viên chức, trong đó có 871 máy nối mạng internet, 877 máy nối mạng nội bộ (LAN) đạt 92,31 %/ tổng số máy đang sử dụng. Cấp huyện có 1294 máy tính đang sử dụng, đạt 62,27%/ tổng số cán bộ công nhân viên chức, trong đó có 913 máy nối mạng internet và 807 máy nối mạng nội bộ đạt 62,36 %/ tổng số máy đang sử dụng. Tỷ lệ cơ qua cấp tỉnh có trang web là 60%.

Thời gian qua, thực hiện các chủ trương của Chính phủ về đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước (Quyết định số 1755/QĐ-TTg ngày 22/09/2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án "Đưa Việt Nam sớm trở thành nước mạnh về công nghệ thông tin và truyền thông", Quyết định số 1605/QĐ-TTg ngày 27/8/2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình quốc gia về ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước giai đoạn 2011 - 2015)…Đảng bộ, UBND tỉnh đã ra hàng loạt các văn bản chỉ thị tới các cấp các nghành nhằm đẩy mạnh ứng dung Viễn thông và công nghệ thông tin.

Về cơ sở hạ tầng viễn thông công nghệ thông tin: 100% các sở ban ngành, UBND huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh đã xây dựng mạng nội bộ (LAN) kết nối các phòng ban, đơn vị quan trọng; Mạng truyền số liệu chuyên dụng bước đầu đã hình thành, kết nối đến tất cả 11 huyện, thành phố bước đầu phục vụ cho Hệ thống Hội nghị truyền hình trực tuyến từ tỉnh về huyện ; hạ


tầng phần cứng cơ bản đáp ứng cho công tác triển khai ứng dụng viễn thông và công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước cấp huyêṇ .

Ứng dụng viễn thông và công nghệ thông tin phục vụ công tác chỉ đạo, quản lý và điều hành: Hệ thống thư điện tử của tỉnh đã được xây dựng hoàn thiện, đáp ứng yêu cầu trao đổi thông tin , gử i nhận văn bản trong các cơ quan nhà nước. UBND tỉnh đã quán triệt triển khai thực hiện nghiêm túc việc gửi, nhận văn bản qua hệ thống thư điện tử của tỉnh. Đến nay, tỷ lệ các cơ quan,

đơn vị, cán bộ công chức được cấp hộp thư điện tử của tỉnh đạt xấp xỉ 100%, tỷ lệ người sử dụng thường xuyên ước đạt khoảng 80% số email được cấp ;

nhiều huyên

đã quan tâm, tập trung triển khai ứ ng dụng Hệ thống Quản lý văn

bản và điều hành trên môi trường mạng (đã triển khai 05 UBND huyện va

đang thưc

hiên

thủ tuc

triển khai cho các huyên

còn lai

); Hệ thống Hội nghị

truyền hình trực tuyến đã đươc

đầu tư đến 11/11 UBND cấp huyên

và đang

vận hành ổn định , phục vụ tốt cho công tác ch ỉ đạo , điều hành từ tỉnh về

huyêṇ , tổ chứ c các cuôc

hop

trực tuyến giữa cơ quan chuyên môn cấp tỉnh

đến các cơ quan cấp huyện , hỗ trợ đắc lực cho công tác cải cách hành chính, góp phần tiết kiệm kinh phí theo đúng tinh thần Nghị quyết 11/NQ-CP và từng bước hiện đại hóa nền hành chính thực hiện Nghị quyết 30c/NQ-CP của Chính phủ.

Ngoài ra, tỉnh cũng tập trung đầu tư , xây dựng các hệ thống thông tin ,

cơ sở dữ liệu , triển khai các ứ ng dung chuyên ngành trọng điểm bằng giải

pháp liên thôn g kết nối , thống nhất trên quy mô toàn tỉnh , cụ thể: Hệ thống quản lý Hộ tịch của ngành Tư pháp (Đã triển khai đến 11 huyện, thành phố và 190 xã trên địa bàn tỉnh ); Hệ thống quản lý cán bộ công chức , viên chức của tỉnh (Triển khai đến 11 huyện, thành phố và tất cả các Sở ngành tỉnh ); Phần mềm quản lý nhân hộ khẩu của ngành Công an (Triển khai taị Công an tỉnh và 11 huyêṇ , thành phố); Phần mềm quản lý tổng thể bêṇ h viêṇ ; …..


Ứng dụng viễn thông và công nghệ thông tin phục vụ người dân và doanh nghiệp: từ năm 2008 tỉnh đã quan tâm , mạnh dạn triển khai ứng dụng

viễn thông CNTT phuc

vu ̣cho công tác giải quyết thủ tuc

hành chính theo cơ

chế môt

̉ a , cơ chế môt

̉ a liên thông cho 11/11 UBND cấp huyện, tập

trung vào những loại thủ tục hành chính với lượng giao dịch lớn , cần phải có giải pháp quản lý , giải quyết công việc đạt hiệu quả hơn (Cấp giấy phép xây dựng; cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; đăng ký kinh doanh; xử phạt vi phạm hành chính trong các lĩnh vực đất đai, xây dựng, đăng ký kinh doanh; trang thông tin điện tử tổng hợp phục vụ chỉ đạo, điều hành của lãnh đạo Ủy

ban nhân dân huyện…), giúp giảm thời gian xử lý công việc, tăng tính công khai, minh bạch trong giải quyết các nhu cầu của người dân và doanh nghiệp. Song song đó, tỉnh đã đưa vào vận hành hệ thống tra cứu trực tuyến tình trạng hồ sơ hành chính , giúp người dân có thể trực tiếp tra cứu thông tin về tình

trạng hồ sơ hành chính, thông qua Trang thông tin Môt

cửa điện tử của tỉnh hệ

thống trả lời tự động qua số điện thoại và qua tin nhắn SMS , đồng thời giúp

cho lãnh đạo huyên , Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh và

các Sở ngành liên quan theo dòi, giám sát tình hình giải quyết hồ sơ hành chính tại tất cả các huyện, thành phố của tỉnh.

Nhìn chung, công tác triển khai ứng dụng bưu chính viễn thông và công nghệ thông tin trong cơ quan nhà nước các cấp trên địa bàn Hòa Bình đã đạt được những kết quả rất cơ bản , tạo bước chuyển biến tích cực từ nhận thức đến hành động , nâng cao kỹ năng ứng dụng bưu chính viễn thông và công

nghệ thông tin của cán bộ công chức ; tạo môi trường làm viêc

khoa hoc

, hiêu

quả, góp phần đáng kể trong việc thực hiện cải cách hành chính , từ ng bước

hiên

đaị hóa nền hành chính.


2.3.2 Dịch vụ bưu chính viễn thông thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế của tỉnh Hòa Bình .

Hòa Bình là một tỉnh nhỏ tổng GDP hàng năm không lớn. Tuy nhiên doanh thu dịch vụ bưu chính viễn thông đã đóng góp lớn trực tiếp cho tăng trưởng kinh tế của tỉnh. Hàng năm tốc độ tăng trưởng GDP của tỉnh được duy trì ổn định lên tới 14%. Trong đó nghành dịch vụ bưu chính viên thông đã góp phần không nhỏ và tăng trưởng này.

Bảng 2.9: Tỷ trọng đóng góp cho GDP của viễn thông qua các năm

ĐVT: Triệu đồng

TT

Chỉ tiêu

Năm

2007

Năm

2008

Năm

2009

Năm

2010

Năm 2011

Năm 2012

1

Tổng GDP

6.097.116

6.735.034

7.565.903

9.572.677

10.641.905

11.875.937


Dịch vụ

1.791.228

2.187.877

2.662.161

3.863.619

4.315.349

4.992.377


Tỷ trọng

29%

32%

35%

40%

41%

42%

2

Doanh thu dịch vụ BCVT

305.336

394.309

502.412

625.178

777.832

961.028


Dịch vụ viễn thông

290.936

378.217

484.118

605.147

756.434

937.978


Dịch vụ bưu chính

14.400

16.092

18.294

20.031

21.398

23.050

3

Tỷ trọng Doanh thu BCVT/GDP

5%

6%

6%

6%

7%

8%

4

Tỷ trọng Doanh thu BCVT/Tổng dịch vụ

17%

18%

19%

16%

18%

19%

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 119 trang tài liệu này.

Vai trò của dịch vụ Bưu chính, viễn thông đối với phát triển kinh tế - xã hội ở tỉnh Hòa Bình - 8

Nguồn:

- Niên gián thống kê tỉnh Hòa bình năm 2012.

- Báo cáo tổng kết nămtừ 2007-2012, Sở Thông tin và truyền thông tỉnh Hòa Bình.

Với mức đóng góp cho GDP hàng năm của tỉnh trung bình 6%/năm và tỷ trọng đóng góp vào nghành dịch vụ trung bình 18%/năm thì ngành Bưu chính vễn thông đã là một trong những mũi nhọn của tỉnh đóng góp và công tác chuyển dịch cơ cấu công nghiệp dịch vụ. Góp phần giúp cho toàn tỉnh hoàn thiện nhanh chóng mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa và chuyển dịch cơ cấu kinh tế sớm hơn 2 năm mà đại hội Đảng bộ tỉnh đã đề ra. Ngoài ra


ngành bưu chính viễn thông còn đóng góp gián tiếp vào tăng trưởng kinh tế. Với đặc thù ngành bưu chính viễn thông cần nhiều vị trí thuê đất, lao động trực tiếp và lao động gián tiếp. Hàng năm đã tạo công ăn việc là cho hàng ngàn lao động có trình độ cao đến thấp.

Bảng 2.10 Sản lượng lao động làm việc trong ngành bưu chính viễn thông.

Lao động đang làm việc

Năm

2007

2008

2009

2010

2011

2012

Toàn tỉnh

498.776

500.125

467.579

486.070

516.022

519.776

Trong ngành BCVT

5.629

5.820

6.010

6.053

6.223

6.323

Trực tiếp

1.392

1.422

1.587

1.594

1.623

1.658

Gián tiếp

4.237

4.398

4.423

4.459

4.600

4.665

Tỷ lệ (%)

1,1%

1,2%

1,3%

1,2%

1,2%

1,2%

Nguồn:

- Niên gián thống kê tỉnh Hòa bình năm 2012.

- Báo cáo tổng kết nămtừ 2007-2012, Sở Thông tin và truyền thông tỉnh Hòa Bình.

2.3.3 Dịch vụ bưu chính viễn thông góp phần phát triển văn hóa- xã hội của tỉnh Hòa Bình.

Với tiến bộ của khoa học kỹ thuật dịch vụ bưu chính viễn thông đã tạo điều kiện thuận lợi rất nhiều trong công tác quản lý, tuyên truyền, giao lưu văn hóa xã hội của các cấp các ngành, người dân. Đặc biệt là thông qua các phương tiện thong tin đại chúng, các dịch vụ viễn thông đã nâng cao trình dộ hiểu biết của người dân trên toàn tỉnh....

Đối với dịch vụ internet và nghe nhìn ở 210 xã, phường, thị trấn có 143 trạm truyền thanh trên địa bàn các xã; số xã có Báo nhân dân đến trong ngày 187; Tổng số máy vi tính đang sử dụng ở các xã 4.697 máy (trung bình 22,37máy/xã); Tổng số đơn vị nối mạng Internet 401; Số đơn vị có nối mạng LAN là 132.


Tại 2.087 đơn vị cấp thôn có 298 điểm internet công cộng. Số hộ có máy vi tính 13.606 hộ, tỷ lệ 7%; Số lượng máy vi tính 15.675, bình quân 100 hộ dân có 8 máy vi tính, Số hộ nối mạng internet 7.659, tỷ lệ số hộ nối mạng internet 4%; Số người biết dùng internet 42.878, tỷ lệ 5,7 %; Số hộ có máy thu thanh 25.839 , tỷ lệ 14 %; Số hộ có máy thu hình 166.998, tỷ lệ 90%, trong đó dùng angten chảo 100.110 hộ; angten giàn 62.725 hộ, dùng cáp truyền hình 5.736 hộ.

Kết quả điều tra hiện trạng phổ cập dịch vụ điện thoại, internet và nghe nhìn sẽ là các số liệu quan trọng phản ánh về tình hình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, đời sống văn hoá của nhân dân trên địa bàn tỉnh. Các số liệu này sẽ là cơ sở để Hòa Bình xây dựng định hướng phát triển kinh tế giai đoạn 2011- 2015 và đến năm 2020, xây dựng các chương trình, đề án, dự án về phát triển hạ tầng, kinh tế giáo dục trong nhiều lĩnh vực.

Dịch vụ internet đã có mặt tại 100% các trường PTTH được kết nối với phòng máy đặt tại trường. Tạo điều kiện đưa môn tin học vào chính khóa. Ngoài ra 100% các trường Tiểu học, THCS được kết nối internet miễn phí phục vụ cho việc giảng dạy, tra cứu tài liệu của các giáo viên, học sinh. Toàn tỉnh có 114/190 điểm bưu điện văn hóa có máy tính kết nối internet. Là nơi đào tạo, phục vụ bà con truy nhập internet tìm hiểu các thông tin hữu ích, trao đổi thông tin, tình cảm...

Với dịch vụ di động phủ sóng hơn 90% địa bàn tỉnh. Hơn 700.000 người có cơ hội tiếp xúc được với các dịch vụ viễn thông. Nhu cầu giao lưu văn hóa trao đổi kinh tế, tỉnh cảm của người dân được cải thiện. Qua số liệu thống kê trung bình mỗi thuê bao sử dụng 311 phút/tháng. Điều đó chứng tỏ dịch vụ viễn thông không còn là phương tiên trao đổi làm ăn, quản lý điều hành mà còn là nhu cầu giao lưu tình cảm của nhân dân trong tỉnh.


2.4 ĐÁNH GIÁ CHUNG

2.4.1 Thành tựu và nguyên nhân

2.4.1.1 Thành tựu

Một là: Hòa Bình là một trong những tỉnh có dịch vụ bưu chính viễn thông phát triển nhanh và mạnh so với cả nước, phục vụ tốt cho sự lãnh đạo, chỉ đạo điều hành quản lý của các cấp uỷ Đảng, chính quyền, đoàn thể về phát triển kinh tế, quản lý xã hội, nhiệm vụ an ninh quốc phòng, phòng chống thiên tai, bão lụt, diễn tập quân sự, các hoạt động bảo đảm trật tự xã hội, an ninh quốc gia, chống phá tội phạm, phục vụ kịp thời có hiệu quả các nhiệm vụ chính trị và nhu cầu sử dụng dịch vụ bưu chính viễn thông của nhân dân, doanh nghiệp, các tổ chức xã hội trên địa bàn tỉnh và cả nước…góp phần nâng cao đời sống nhân dân, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp và thúc đẩy kinh tế xã hội trên địa bàn phát triển.

Hai là: Mạng lưới viễn thông có độ phủ tốt, chất lượng khá cao, công nghệ hiện đại, có khả năng nâng cấp để đáp ứng các dịch vụ gia tăng mới, rút ngắn khoảng cách giữa các vùng miền, nâng cao khả năng đáp ứng nhu cầu của nhân dân. Các loại hình dịch vụ đầy đủ, phong phú, các doanh nghiệp đã triển khai cung cấp tất cả các dịch vụ. Các dịch vụ viễn thông tăng khá nhanh, đặc biệt là dịch vụ điện thoại di động tăng nhanh cả về số thuê bao, lưu lượng đàm thoại và doanh thu. Dịch vụ Internet cũng đã được đưa đến hầu hết các điểm Bưu điện văn hoá xã. Giai đoạn 2007-2012 đã có những bước đột phá phát triển về Internet, dịch vụ thông tin di động và các dịch vụ băng rộng.

Ba là: Doanh thu và số điểm các dịch vụ bưu chính viễn thông qua các năm đều tăng. Các dịch vụ chuyển phát nhanh, chuyển tiền nhanh tăng trưởng với tốc độ khá cao. đặc biệt là mạng lưới điểm bưu điện văn hoá xã, là nơi cung cấp các dịch vụ bưu chính viễn thông cơ bản và các dịch vụ khác, vừa là nơi cung cấp các dịch vụ công ích. Giai đoạn 2007-2012 chỉ tiêu bán kính


phục vụ, số dân được phục vụ trên một điểm phục vụ bưu điện đã đạt mức trên trung bình so với các nước và trên thế giới. Trong bối cảnh hiện nay, giá của hầu hết các loại hàng hóa, dịch vụ đều tăng cao, việc giá cước viễn thông, đặc biệt là dịch vụ di động, liên tục giảm với biên độ rộng đang được coi là vùng sáng trên bức tranh giá cả năm, để người tiêu dùng “dễ thở” hơn.

Theo Tổng cục Thống kê, giá dịch vụ điện thoại di động của cả nước (trong đó có cả Hòa Bình), hiện chỉ bằng 60% so với tháng 12/2007. Riêng 6 tháng đầu năm, con số này giảm gần 10% so với trung bình 6 tháng đầu năm ngoái. Tốc độ tăng trưởng mạnh thị trường di động tại Việt Nam thời gian gần đây, với trên 98 triệu thuê bao của riêng 4 mạng lớn là VinaPhone, MobiFone, Viettel và S-Fone, đã dẫn đến sự cạnh tranh quyết liệt giữa các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ này, tập trung chủ yếu vào giá cước, chất lượng mạng và dịch vụ hỗ trợ. Và, người tiêu dùng ngày càng được hưởng lợi từ sự cạnh tranh lành mạnh này.

Bốn là: Chú trọng phát triển công nghệ thông tin, đáp ứng kịp thời đầy đủ nhu cầu cung cấp các dịch vụ mạng internet đảm bảo tốt công tác tư vấn, thiết kế mạng, tổ chức sản xuất các phần mềm chủ yếu ứng dụng công tác quản lý sản xuất kinh doanh. Đội ngũ cán bộ, chuyên viên kỹ thuật công nghệ thông tin trên địa bàn tỉnh được tăng cường về số lượng và chất lượng. Viễn thông Hòa Bình, Viettel Hòa Bình, Bưu điện tỉnh Hòa Bình là 3 doanh nghiệp luôn giữ vai trò chủ lực trong sự phát triển của bưu chính viễn thông, công nghệ thông tin trên địa bàn tỉnh. Tạo ra nhiều sản phẩm phần mềm đáp ứng nhu cầu phát triển của các ngành các cấp, đơn vị, cá nhân trên địa bàn.

2.4.1.2 Nguyên nhân thành tựu

Một là: Trung ương, Tỉnh Hòa Bình đã có những chủ trương, chính sách nhằm phát triển mạnh mẽ kinh tế xã hội ở Hòa Bình, là điều kiện thúc đẩy ngành bưu chính viễn thông trên địa bàn phát triển.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 03/08/2022