Vai trò của cơ quan thanh tra hành chính trong giải quyết khiếu nại ở Việt Nam hiện nay - 7


công việc như : hướng dẫn nghiệp vụ tiếp công dân và giải quyết khiếu nại cho thanh tra các cấp địa phương, bộ, ngành, cán bộ cơ sở; hướng dẫn việc xây dựng và thực hiện chương trình, kế hoạch giải quyết khiếu nại của thanh tra các cấp.

Bên cạnh những kết quả đã đạt được thì vẫn còn nhiều bất cập trong công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật mà cơ quan thanh tra hành chính các cấp cần phải khắc phục. Việc tuyên truyền phổ biến pháp luật tiến hành chưa thường xuyên, liên tục, chưa có chiều sâu, nhiều khi còn mang tính hình thức nên hiệu quả thấp. Số người dân nhận được sự hướng dẫn của cơ quan thanh tra hành chính các cấp chưa nhiều nhất là vùng sâu,vùng xa, vùng dân tộc ít người. Kinh phí, điều kiện đảm bảo cho công tác này còn ít. Vì vậy mà vẫn còn rất nhiều trường hợp người dân do không hiểu đúng chính sách pháp luật của Nhà nước nên khiếu nại tràn lan, kéo dài, vượt cấp không đúng thẩm quyền, không thực thi những quyết định giải quyết khiếu nại đúng pháp luật. Ngay cả năng lực, trình độ nhận thức của cán bộ làm công tác thanh tra vẫn còn nhiều bất cập, chưa đáp ứng được yêu cầu công việc. Vì thế trong công tác quản lí nhà nước về giải quyết khiếu nại của Thanh tra cần làm tốt công tác đào tạo bồi dưỡng cán bộ công chức.

Thứ hai: Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ thanh tra

Để thực hiện tốt vai trò thanh tra trong giải quyết khiếu nại đòi hỏi cơ quan thanh tra hành chính các cấp phải xây dựng đội ngũ cán bộ làm công tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại đáp ứng yêu cầu về chính trị, đạo đức, lối sống, có năng lực có trình độ, am hiểu hoạt động thực tiễn. Đúng như Hồ Chủ Tịch lúc sinh thời đã nói“Cán bộ thanh tra như cái gương cho người ta soi mặt, gương mờ thì không soi được [26].

Trong thời gian qua, cơ quan thanh tra hành chính các cấp đã xây dựng chương trình kế hoạch đào tạo đội ngũ cán bộ thanh tra, tạo cơ chế khuyến


khích cán bộ thanh tra tự học tập nghiên cứu. Việc đào tạo, bồi dưỡng đã thu được những kết quả nhất định góp phần nâng cao trình độ kiến thức cơ bản cần có cho cán bộ thanh tra. Phương thức, nội dung, chương trình giảng dạy cho cán bộ thanh tra luôn được cải tiến, năng lực đội ngũ cán bộ giảng viên được nâng lên từng bước đáp ứng với yêu cầu thực tiễn đặt ra.

Tuy nhiên việc đào tạo, bồi dưỡng cán bộ thanh tra vẫn còn những hạn chế nhất định cần phải khắc phục. Việc đào tạo bồi dưỡng còn thiếu cơ bản về nội dung và phương thức, chưa có kế hoạch mang tính chiến lược tổng thể về công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ thanh tra với đầy đủ luận cứ khoa học. Từ đó dẫn đến thực trạng công tác đào tạo, bồi dưỡng chưa mang tính hệ thống, chưa thường xuyên và chưa được tiến hành một cách bài bản. Hình thức đào tạo, bồi dưỡng chưa mang tính chính quy, nội dung chương trình còn đơn giản, chưa phù hợp với từng loại cán bộ, công chức được đào tạo bồi dưỡng. Đội ngũ cán bộ giảng viên còn một số bất cập, thiếu giáo viên; cơ sở vật chất, điều kiện làm việc của nhà trường còn hạn hẹp. Cơ chế đãi ngộ để khuyến khích động viên những cán bộ tích cực đi học, những người có bằng cấp cao còn hạn chế…

Thứ ba : Thực hiện nhiệm vụ thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các quy định pháp luật về khiếu nại

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 109 trang tài liệu này.

Công tác thanh tra, kiểm tra việc thực hiện pháp luật về khiếu nại là nội dung có ý nghĩa then chốt, quyết định hiệu quả quản lí nhà nước về công tác giải quyết khiếu nại. Qua thanh tra, kiểm tra cơ quan thanh tra hành chính các cấp nắm được việc chấp hành những quy định pháp luật về khiếu nại, giải quyết khiếu nại từ đó kịp thời phát hiện những sở hở, yếu kém để có kiến nghị giải pháp xử lý tích cực, hiệu quả. Đồng thời qua công tác này góp phần nâng cao ý thức trách nhiệm của các cấp, các ngành trong việc chấp hành các quy định pháp luật về tổ chức tiếp dân, nhận và giải quyết khiếu nại của công dân.


Vai trò của cơ quan thanh tra hành chính trong giải quyết khiếu nại ở Việt Nam hiện nay - 7

Ở các cơ quan, đơn vị có những thiếu sót vướng mắc trong quá trình giải quyết khiếu nại trong việc thực thi chính sách pháp luật thì cơ quan thanh tra hành chính hướng dẫn chỉ đạo đồng thời rút ra những bài học kinh nghiệm để hỗ trợ các cơ quan đơn vị kịp thời khắc phục.

Trên cơ sở chỉ đạo của Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội và Chính phủ, hằng năm, Thanh tra Chính phủ đã căn cứ vào chương trình công tác của Chính phủ, tình hình đơn thư khiếu nại của công dân trong toàn quốc và những vấn đề bức xúc đang được dư luận xã hội quan tâm để xây dựng chương trình thanh tra của toàn ngành, chỉ đạo tổ chức Thanh tra các cấp, các ngành xây dựng và trình thủ trưởng cùng cấp phê duyệt. Chương trình thanh tra và giải quyết khiếu nại đã bám sát sự chỉ đạo của Trung ương Đảng và Chính phủ, tập trung chỉ đạo để giải quyết những vấn đề nổi cộm phát sinh trong quản lý nhà nước, quản lý kinh tế - xã hội.

Năm 2003 ngành thanh tra đã tiến hành 1295 cuộc thanh tra, kiểm tra chấp hành Luật khiếu nại, tố cáo ở 3.177 cơ quan, đơn vị. Năm 2004 đã tiến hành 1.160 cuộc kiểm tra ở 2.748 đơn vị (trong đó Thanh tra Chính phủ đã trực tiếp kiểm tra ở Hà Nội, Hà Tây, Thanh Hoá, Thái Bình, Vĩnh Long). Các tỉnh Bến Tre, Bạc Liêu, Thái Bình, Bắc Giang, Hà Nam, thành phố Hồ Chí Minh…cũng thường xuyên tiến hành kiểm tra các đơn vị, địa phương cấp dưới [ 17, tr 41], góp phần quan trọng nâng cao hiệu quả công tác giải quyết khiếu nại. Tính trong 3 năm từ năm 2002 đến năm 2004 có 4.666 đơn gửi đến Thủ tướng Chính phủ và Thanh tra Chính phủ khiếu nại quyết định giải quyết cuối cùng của Bộ, ngành, địa phương ( thành phố Hồ Chí Minh có 632 đơn, Đồng Tháp có 331 đơn, Đồng Nai có 224 đơn, Bắc Giang có 347 đơn, Long An có 250 đơn, An giang có 195 đơn…). Trong số đó, Thủ tướng Chính phủ giao cho Thanh tra Chính phủ kiểm tra lại 64 vụ việc thì có đến 34 quyết định phải sửa chữa (chiếm tỷ lệ 53%) Qua công tác thanh tra, kiểm tra trách nhiệm


giải quyết khiếu nại đã kiến nghị và chỉ đạo các cấp, các ngành xử lý nghiêm minh những cán bộ, công chức thiếu trách nhiệm, vi phạm chế độ công vụ, thu hồi tiền, tài sản cho nhà nước, khôi phục quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, tổ chức bị xâm phạm.

Trong năm 2005 thực hiện Chỉ thị 36/2004CT-TTg ngày 27/10/2004, Nghị quyết số 02/2005/NQ-CPngày 03/2/2005 và ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và các cơ quan nhà nước khác đã tập trung rà soát các vụ việc kéo dài tồn đọng và tiến hành 842 cuộc thanh tra, kiểm tra trách nhiệm tại 2196 cơ quan,đơn vị. Trong đó có 18 vụ việc kéo dài từ nhiều năm đã được xem xét và chấm dứt giải quyết. Thanh tra Chính phủ đã tiến hành thanh tra việc thực hiện pháp luật về khiếu nại tại 04 tỉnh : An Giang, Vĩnh Long, Tiền Giang, Bình Thuận. Qua xem xét 103/294 vụ việc khiếu nại có quyết định cuối cùng thì thấy có 47 quyết định phải thay đổi một phần nội dung: kiểm tra lại 21 vụ việc/154 vụ việc khiếu nại được Uỷ ban nhân dân tỉnh An Giang kết luận thì 12 quyết định cuối cùng phải xem xét lại ( chiếm 57,1%); ở Vĩnh Long, kiểm tra 47/55 vụ việc thì có 18 quyết định cuối cùng phải sửa ( chiếm 38,3%); Bình Thuận có 16/51 vụ việc kểm tra thì có 8/16 quyết định phải thay đổi một phần nội dung ( chiếm 50%); Tiền Giang trong 19/34 vụ việc thanh tra lại thì có 9 quyết định có sai sót chiếm 47,3% [28, tr 10].

Trong năm 2006, theo sự chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Thanh tra Chính phủ đã thành lập 13 đoàn thanh tra để tiến hành kiểm tra, rà soát việc giải quyết khiếu nại ở 16 tỉnh, thành phố có nhiều vụ việc khiếu kiện phức tạp, đông người, vượt cấp lên trung ương. Các Đoàn thanh tra đã rà soát 526 vụ việc, có 260 vụ việc địa phương đã giải quyết đúng chính sách pháp luật, người khiếu kiện không đưa ra được tình tiết mới, các vụ việc đương sự tự nguyện rút đơn khiếu nại và những vụ việc thuộc thẩm quyền của cơ quan tư pháp. Kiểm tra xác minh 266 vụ việc đã có quyết định giải quyết của Uỷ ban


nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thì thống nhất với cách giải quyết của 125 vụ việc (47%); kiến nghị sửa đổi, bổ sung quyết định giải quyết với 55 vụ việc, trong đó các cấp các ngành đã giải quyết nhưng chưa đảm bảo hết quyền và lợi ích hợp pháp cho người khiếu kiện( 20,7%); kiến nghị huỷ bỏ 26 quyết định giải quyết chưa đảm bảo cơ sở pháp luật (10%); kiến nghị Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố xem xét giải quyết theo thẩm quyền , tiếp tục giải quyết đối với 60 vụ việc (22,3%). [19]

Quý I năm 2007, Thanh tra Chính phủ đã tiến hành kiểm tra trách nhiệm giải quyết khiếu nại tại Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Tiền Giang; kết thúc kiểm tra, xác minh 28 vụ việc do Tổ công tác 35 của Thủ tướng Chính phủ chuyển sang; phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường làm rõ một số nội dung khiếu nại của một số công dân tại Hà Đông, Hà Tây. Lãnh đạo Thanh tra Chính phủ đã trực tiếp đi kiểm tra, chỉ đạo giải quyết một số vụ việc phức tạp theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại thành phố Hồ Chí Minh, Bà Rịa - Vũng Tàu, Cà Mau; phối hợp với Uỷ ban nhân dân tỉnh Cần Thơ thống nhất giải quyết 16 vụ việc do đoàn liên ngành giải quyết trước đây. [ 31]

Từ tình hình thực tế trên, thấy rằng việc triển khai nhiệm vụ thanh tra, kiểm tra của cơ quan thanh tra hành chính các cấp đã có nhiều nỗ lực, cố gắng và đạt được những kết quả tích cực, thực hiện được khối lượng rất lớn các cuộc thanh tra theo kế hoạch được giao và các cuộc thanh tra đột xuất theo yêu cầu của lãnh đạo. Nhiều cuộc thanh tra đã tiến hành đồng bộ, tập trung, dứt điểm, kết luận rõ ràng; kết quả thanh tra đã chỉ ra những yếu kém trong công tác thi hành pháp luật khiếu nại của cơ quan nhà nước các cấp

Tuy nhiên công tác thanh tra, kiểm tra trách nhiệm của thủ trưởng các cấp, các ngành trong việc thực hiện pháp luật về khiếu nại nhiều nơi chưa được quan tâm đúng mức; chất lượng công tác thanh tra vẫn còn những hạn chế nhất định. Vẫn có một số cuộc thanh tra kéo dài, kết luận thanh tra chưa


xác định rõ hành vi vi phạm, chưa phân tích rõ nguyên nhân sai phạm hoặc kiến nghị có trường hợp thiếu thuyết phục. Công tác xử lý sau thanh tra thiếu chặt chẽ, ráo riết nhiều vụ việc đã báo cáo thủ trưởng cơ quan hành chính cùng cấp đồng tình, chỉ đạo xử lý cụ thể nhưng chưa được đối tượng thanh tra chấp hành nghiêm.

Thứ tư: Thực hiện nhiệm vụ xây dựng các văn bản pháp luật về khiếu

nại

Xây dựng các văn bản pháp luật để giải quyết kịp thời, hiệu qủa các

khiếu nại của công dân là nội dung quan trọng hàng đầu . Muốn quản lí tốt công tác giải quyết khiếu nại trước hết phải xây dựng và không ngừng hoàn thiện hệ thống các văn bản pháp luật về khiếu nại và giải quyết khiếu nại.

Thực hiện chức năng, nhiệm vụ đó cơ quan thanh tra hành chính các cấp nhất là Thanh tra Chính phủ đã tham mưu giúp các cơ quan nhà nước có thẩm quyền soạn thảo như Luật Khiếu nại, tố cáo 1998, Luật sửa đổi, bổ sung Luật Khiếu nại, tố cáo 2004,2005, Luật Thanh tra 2004 và các Nghị định của Chính phủ hướng dẫn như Nghị định số 89 ngày 7/8/1997 của Chính phủ ban hành quy chế tổ chức tiếp công dân, Nghị định số 136 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật sửa đổi, bổ sung Luật Khiếu nại, tố cáo năm 2005… Ngoài ra Thanh tra Chính phủ còn trực tiếp ban hành nhiều văn bản pháp luật theo thẩm quyền hướng dẫn thi hành các văn bản pháp luật do cơ quan nhà nước cấp trên đã ban hành để đáp ứng các yêu cầu, tình hình thực tiễn công tác giải quyết khiếu nại đang đặt ra.

Đồng thời cơ quan thanh tra hành chính các cấp cũng tiến hành nhiều hoạt động cụ thể nhằm hệ thống hoá và rà soát các văn bản pháp luật để kịp thời phát hiện những bất hợp lý, chồng chéo, không còn phù hợp; từ đó kiến nghị huỷ bỏ, sửa đổi góp phần xây dựng hệ thống pháp luật về khiếu nại và giải quyết khiếu nại, làm cơ sở cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét,


giải quyết tốt khiếu nại của công dân. Thanh tra Chính phủ cũng tiến hành nghiên cứu các văn bản quyết định giải quyết khiếu nại của Bộ, ngành địa phương gửi đến nhằm phát hiện những dấu hiệu giải quyết sai pháp luật để kiến nghị sửa đổi, giải quyết lại, đảm bảo đúng pháp luật .

Cùng với một số cơ quan hữu quan, Thanh tra Chính phủ đã phối hợp tổ chức việc nghiên cứu xây dựng Đề án thành lập cơ quan tài phán hành chính ở Việt Nam mở ra bước ngoặt trong việc đổi mới cơ chế giải quyết khiếu kiện ở nước ta. Chính vì hoạt động khẩn trương, tích cực của Thanh tra hành chính các cấp trong việc xây dựng các văn bản pháp luật nên công tác giải quyết khiếu nại ngày càng đi vào nề nếp, hiệu quả ngày càng tăng lên.

Tuy nhiên, công tác xây dựng văn bản pháp luật còn một số bất cập: các văn bản pháp luật về khiếu nại đã có nhưng chưa đầy đủ, nhiều quy định còn chồng chéo, mâu thuẫn, bất hợp lý. Hệ thống văn bản pháp luật về khiếu nại và giải quyết khiếu nại còn thay đổi liên tục, gây khó khăn cho công dân trong việc thực hiện quyền khiếu nại và các cơ quan nhà nước lúng túng trong quản lý . Đây cũng là hạn chế chung về trình độ lập pháp của nước ta.

Chính vì vậy trong thời gian tới cơ quan thanh tra hành chính các cấp đặc biệt là Thanh tra Chính phủ cần phải đổi mới công tác xây dựng pháp luật, thường xuyên tổng kết, đúc rút kinh nghiệm, đánh giá việc thực hiện các văn bản pháp luật để có đề xuất, kiến nghị hoặc trực tiếp ban hành theo thẩm quyền nhiều văn bản với chất lượng cao, phù hợp với yêu cầu thực tiễn hơn.

Thứ năm : Tổng hợp tình hình khiếu nại và tổng kết công tác giải quyết khiếu nại

Công tác tổng hợp tình hình khiếu nại và tổng kết công tác giải quyết khiếu nại là nội dung quan trọng trong nhiệm vụ cơ quan thanh tra hành chính các cấp. Thông qua việc nắm vững tình hình, diễn biến ở các địa phương, Bộ, ngành về các nội dung khiếu nại và kết quả giải quyết khiếu nại mà thấy


được những mặt tích cực cũng như hạn chế của một số chính sách, chủ trương của Đảng và Nhà nước, công tác quản lí nhà nước của cơ sở cũng như đánh giá được ý thức chấp hành, thái độ của người dân với các cấp chính quyền. Mặt khác thông qua thực tiễn công tác tổng hợp tình hình và tổng kết công tác giải quyết khiếu nại, cơ quan thanh tra hành chính nắm bắt kịp thời những thông tin về những vấn đề nổi cộm bức xúc trong hoạt động giải quyết khiếu nại từ đó có đề xuất, kiến nghị Thủ trưởng cơ quan quản lý có chính sách giải quyết kịp thời, thoả đáng.

Hàng quí, trong phiên họp thường kỳ Chính phủ đã nghe Thanh tra Chính phủ báo cáo tình hình và kết quả giải quyết khiếu nại trong phạm vi cả nước, từ đó có những chủ trương, giải pháp cụ thể. Thủ tướng Chính phủ đã phân công một Phó Thủ tướng trực tiếp chỉ đạo công tác giải quyết khiếu nại. Thanh tra các địa phương cũng đã triển khai nhiều hoạt động cụ thể, thiết thực để tổng kết rút kinh nghiệm về công tác giải quyết khiếu nại trong phạm vi địa phương. Từ đó có đề xuất với lãnh đạo các cấp đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác giải quyết khiếu nại. Ngoài việc báo cáo với Thủ trưởng cơ quan hành chính cùng cấp, cơ quan thanh tra hành chính các cấp hướng dẫn các cơ quan, đơn vị, tổ chức thuộc phạm vi quản lí thực hiện đúng quy định về chế độ thông tin, báo cáo thường xuyên. Chính vì vậy góp phần giúp công tác giải quyết khiếu nại thời gian qua đã có những chuyển biến nhất định.

Để nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác giải quyết khiếu nại , Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo Thanh tra Chính phủ tổng kết công tác tiếp dân, tình hình khiếu nại và giải quyết khiếu nại trong các cơ quan hành chính nhà nước và công tác phối hợp với các cơ quan nhà nước, Đoàn thể chính trị xã hội. Thanh tra Chính phủ cũng đã thường xuyên tổ chức hội nghị với lãnh đạo Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Chánh thanh tra bộ, ngành, Chánh thanh tra tỉnh đánh giá kết quả thực hiện trên phạm vi toàn quốc và đề

Xem tất cả 109 trang.

Ngày đăng: 19/12/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí