Vai trò của cơ quan thanh tra hành chính trong giải quyết khiếu nại ở Việt Nam hiện nay - 10


phải tăng cường vai trò của cơ quan thanh tra hành chính các cấp trong giải quyết khiếu nại . Bởi vì là một bộ phận nằm trong hệ thống cơ quan hành chính nhà nước, với chức năng, nhiệm vụ của mình cơ quan thanh tra hành chính các cấp đã chứng minh vai trò của mình trong giải quyết khiếu nại qua thực tiễn. Tuy nhiên để đáp ứng yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền đòi hỏi cơ quan Thanh tra hành chính các cấp cần phải tăng cường trách nhiệm trong việc tham mưu giải quyết khiếu nại, mặt khác cần làm tốt hơn nữa vai trò quản lí nhà nước về công tác giải quyết khiếu nại . Có như thế mới hạn chế sự vi phạm từ phía cơ quan nhà nước đồng thời đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, phát huy dân chủ tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa.

Thứ hai, do tác động của quá trình cải cách hành chính và hiện đại hóa nền hành chính.

Cải cách hành chính và hiện đại hóa nền hành chính là vấn đề mang tính phổ biến trên toàn thế giới, được mọi quốc gia quan tâm, nhưng mức độ và nhu cầu cải cách, hiện đại hóa nền hành chính ở mỗi nước lại rất khác nhau, tùy thuộc vào các quá trình chính trị, kinh tế- xã hội đang diễn ra; hình thức cấu trúc nhà nước; truyền thống lịch sử của quốc gia đó và nhiều nhân tố chủ quan, khách quan khác nhau.

Nhận thức được tầm quan trọng của cải cách hành chính, ngày 17/9/2001 Thủ tướng chính phủ đã ban hành quyết định số 136/2001/QĐ-Ttg phê duyệt chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2001-2010 với các nội dung lớn:

- Cải cách thể chế ;

- Cải cách bộ máy hành chính nhà nước;

- Đổi mới, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức;

- Cải cách tài chính công.


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 109 trang tài liệu này.

Mục tiêu của cải cách hành chính là :” xây dựng một nền hành chính dân chủ, trong sạch, vững mạnh, hiện đại hoá, hoạt động có hiệu lực, hiệu quả theo nguyên tắc của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa dưới sự lãnh đạo của Đảng, xây dựng đội ngũ cán bộ công chức có năng lực, phẩm chất, đáp ứng yêu cầu của công cuộc xây dựng và phát triển đất nước”

Như vậy mục tiêu nhiệm vụ cải cách hành chính rất lớn.Trong lĩnh vực giải quyết khiếu nại đòi hỏi phải cải cách cơ chế thủ tục giải quyết khiếu nại, xây dựng đội ngũ cán bộ công chức giải quyết khiếu nại có năng lực trình độ, nâng cao hiệu quả hoạt động của bộ máy cơ quan hành chính. Bởi vì hiện nay các cơ quan hành chính nhà nước là lực lượng chủ yếu giải quyết khiếu nại. Như vậy cải cách hành chính trong giải quyết khiếu nại thực chất là để đáp ứng yêu cầu chính đáng của người dân được khách quan, nhanh chóng, kịp thời. Các cơ quan hành chính nhà nước trong đó có cơ quan thanh tra hành chính các cấp phải phục vụ tốt hơn để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của nhân dân.Vì vậy, việc nâng cao vai trò của cơ quan thanh tra hành chính các cấp cũng là đòi hỏi khách quan của cải cách hành chính, góp phần tạo ra một cuộc cải cách hành chính đồng bộ, xây dựng một nền hành chính trong sạch, vững mạnh, hiệu lực, hiệu quả.

Vai trò của cơ quan thanh tra hành chính trong giải quyết khiếu nại ở Việt Nam hiện nay - 10

Thứ ba là sự tác động của xu thế hội nhập và toàn cầu hóa

Xu thế toàn cầu hoá và hội nhập là một đặc trưng cho sự phát triển kinh tế thế giới thế kỷ 20. Cho nên nước ta một mặt chủ động hội nhập, mặt khác cũng chịu sự tác động mạnh mẽ của xu thế hội nhập và toàn cầu hóa. Điều này có nghĩa là, các quan hệ xã hội mang tính quốc tế, có yếu tố nước ngoài ở nước ta ngày càng nhiều, phong phú, phức tạp. Trong bối cảnh mở cửa, hội nhập thì việc các tổ chức, cá nhân nước ngoài vào Việt Nam với những mục đích khác nhau ngày càng nhiều và đa dạng. Do đó, việc phát sinh tranh chấp,


khiếu nại là không thể tránh khỏi và có thể tăng lên cùng với mức độ hội nhập của nước ta.

Điều đó đòi hỏi toàn bộ hoạt động của bộ máy nhà nước nói chung và hoạt động giải quyết khiếu nại của các cơ quan hành chính nhà nước nói riêng cũng phải đổi mới và hoàn thiện để có thể thực hiện được đầy đủ và nghiêm chỉnh những cam kết quốc tế. Vì vậy, cơ quan thanh tra hành chính các cấp cũng cần phải có những thay đổi nhất định để phù hợp với pháp luật và thông lệ quốc tế về khiếu nại và giải quyết khiếu nại góp phần tạo điều kiện cho tiến trình hội nhập của đất nước.

Bên cạnh những tác động tích cực của quá trình toàn cầu hoá đến nền kinh tế các nước trên thế giới đặc biệt là những quốc gia đang phát triển như Việt Nam không thể không thừa nhận có những ảnh hưởng tiêu cực nhất định. Kẻ thù vẫn không ngừng tìm mọi âm mưu, thủ đoạn chống phá nhà nước xã hội chủ nghĩa, sử dụng chiêu bài “ hội nhập”, “ phát triển kinh tế” để dễ bề tiếp cận, phá rối tình hình an ninh chính trị của nước ta. Trước sự phát triển của xã hội hiện nay cũng như sự phức tạp của bối cảnh chính trị, nên việc khiếu nại và giải quyết khiếu nại trong rất nhiều trường hợp đã gây tác động xấu đến tình hình chính trị trong nước. Đặc biệt là các trường hợp khiếu nại không được giải quyết dứt điểm, có cơ sở pháp lý và phù hợp với thực tiễn dẫn đến khiếu nại kéo dài, đơn thư vượt cấp, gửi nhiều nơi hoặc các trường hợp khiếu kiện đông người. Những trường hợp này, thực tiễn cho thấy, nó chứa các tiềm ẩn nguy hại cho sự ổn định chính trị trong nước, dễ bị các thế lực thù địch lợi dụng, can thiệp. Vì vậy, cơ quan thanh tra hành chính các cấp cần phải phát huy mạnh mẽ vai trò của mình tham mưu giải quyết khiếu nại dứt điểm ngay từ khi khiếu nại mới phát sinh, đồng thời làm tốt công tác quản lí nhà nước về giải quyết khiếu nại để phòng ngừa, ngăn chặn những tiêu cực có thể xảy ra .


3.1.2. Nhân tố chủ quan

Nhân tố chủ quan đòi hỏi phải tiếp tục tăng cường vai trò cơ quan thanh trahành chính trong giải quyết khiếu nại xuất phát từ chính hoạt động của cơ quan thanh tra hành chính còn một số hạn chế . Các hạn chế này do một số nguyên nhân sau :


Thiếu cơ chế đảm bảo và phát huy hiệu quả của công tác thanh tra

Cụ thể, cơ quan thanh tra hành chính các cấp chỉ có quyền kiến nghị xử lý những sai phạm được phát hiện trong quá trình thanh tra, còn việc có xử lý kiến nghị đó không, xử lý đến mức nào, có kịp thời và đầy đủ không thì phụ thuộc rất nhiều vào quyết định của Thủ trưởng cơ quan quản lý hành chính cùng cấp. Mặt khác cũng chưa có quy định cụ thể mang tính bắt buộc, chưa có chế tài cưỡng chế đối tượng thanh tra phải thực hiện các kiến nghị của thanh tra. Dẫn đến chỉ thanh tra xong, có kết luận kiến nghị là thanh tra không còn trách nhiệm nữa, làm cho hiệu quả công tác kiến nghị không cao. Nhiều cuộc thanh tra giải quyết khiếu nại đã được cơ quan thanh tra hành chính các cấp xác minh, kiểm tra làm rõ đúng, sai, có kiến nghị cụ thể, đúng đắn để xử lý các sai phạm kinh tế, hành chính nhưng chậm được thực hiện. Việc xử lý của cấp có thẩm quyền không triệt để, không dứt điểm nên đã làm giảm hiệu lực, hiệu quả của công tác thanh tra, làm giảm tính nghiêm minh của pháp luật. Đây cũng là một nguyên nhân cơ bản dẫn đến tình trạng khiếu nại kéo dài, gửi đơn vượt cấp và hình thành các điểm nóng khiếu nại. Xét khía cạnh khác cho thấy việc không thực hiện nghiêm túc kiến nghị, kết luận của đối tượng thanh tra sẽ dẫn đến những đơn vị này lại mắc khuyết điểm, tồn tại một thời gian sau đó. Như Ông Lê Tiến Hào, Phó Tổng Thanh tra Chính Phủ nhận xét chung : Hiện chỉ có khoảng 50% kết luận thanh tra tại Việt Nam được thực hiện tốt. Còn lại 50% không được thực hiện hoặc chỉ thực hiện một phần. [37]

Hệ thống thanh tra thiếu công cụ và không có thẩm quyền trong việc đảm bảo thực hiện kết luận, kiến nghị và quyết định xử lý về thanh tra dẫn đến hệ quả là việc đánh giá hiệu quả hoạt động của hệ thống thanh tra là hết sức cần thiết nhưng lại là vấn đề phức tạp. Việc kiểm tra, đôn đốc thực hiện kết luận, kiến nghị quyết định xử lý chưa được xác định là một nội dung của công tác thanh tra.


Những hạn chế trong quy định pháp luật về thẩm quyền, trách nhiệm thanh tra hành chính các cấp

Như đã phân tích thẩm quyền, trách nhiệm của cơ quan thanh tra theo cấp hành chính đã có sự thay đổi trong việc giải quyết khiếu nại. Đến nay cơ quan thanh tra theo cấp hành chính không có quyền giải quyết khiếu nại trừ trường hợp đặc biệt Tổng Thanh tra giải quyết khiếu nại sau khi Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ đã giải quyết mà khiếu nại không chấm dứt. Như vậy cơ quan thanh tra hành chính chỉ tham gia vào quá trình giải quyết ở giai đoạn thẩm tra, xác minh, kết luận và kiến nghị vụ việc đúng với chức năng cơ quan tham mưu, giúp việc cho thủ trưởng cùng cấp. Tuy nhiên trong Luật Thanh tra 2004 và Luật Khiếu nại, tố cáo 1998 ( sửa đổi bổ sung năm 2004,2005) cũng như các văn bản hướng dẫn thi hành đều không phân định rõ phạm vi giới hạn về thẩm quyền, trách nhiệm của cơ quan thanh tra hành chính với các cơ quan chuyên môn khác trong việc giúp Thủ trưởng các cơ quan hành chính nhà nước cùng cấp về công tác giải quyết khiếu nại. Như vậy, khi có khiếu nại xảy ra, Thủ trưởng cơ quan quản lí có thể giao cho cơ quan thanh tra hành chính hoặc cơ quan chuyên môn để tiến hành thẩm tra, xác minh. Điều đó dẫn đến tình trạng chủ quan duy ý chí của người lãnh đạo, không xác định cụ thể trách nhiệm của cơ quan tham mưu trong giải quyết vụ việc. Việc quản lí công tác giải quyết khiếu nại không tập trung thống nhất, phân tán về chuyên môn nghiệp vụ ảnh hưởng quá trình nâng cao chất lượng giải quyết khiếu nại hiện nay. Hơn nữa việc thực hiện công tác tham mưu như thế nào? Theo như qui định của Luật khiếu nại, tố cáo hiện hành thì tham mưu cho Thủ trưởng cơ quan hành chính các cấp là trách nhiệm đương nhiên của cơ quan thanh tra hành chính các cấp. Như vậy mọi khiếu nại thuộc thẩm quyền giải quyết của Thủ trưởng cùng cấp thì cơ quan thanh tra hành chính đều có trách nhiệm:” xác minh, kết luận, kiến nghị giải quyết” . Qui định đó là


không hoàn toàn hợp lý vì theo như sự phân tích ở trên, các địa phương đều có những cơ quan chuyên môn làm công tác tham mưu như : Sở Tài Chính, Sở Văn hoá - Thông tin…Hơn nữa trong khi Luật giao trách nhiệm chủ yếu trong công tác tham mưu nhưng lại không có bất cứ quy định cụ thể nào về quyền hạn và trách nhiệm.

Chính vì cơ quan thanh tra hành chính các cấp không phải là cơ quan duy nhất có nhiệm vụ tiếp công dân và tham mưu cho thủ trưởng cơ quan quản lí nên trong thời gian qua người dân vẫn có thể đến nhiều cơ quan khác nhau để khiếu tố về một vụ việc. Chẳng hạn, khi khiếu kiện về đất đai, nếu không đồng tính với cách giải quyết của cấp cơ sở (quận, huyện) người dân cùng lúc có thể khiếu nại đến Văn phòng Tiếp công dân, đến Thanh tra cấp tỉnh hay Sở Tài nguyên Môi trường…. Và do chức năng giải quyết khiếu nại chưa được phân định rõ ràng giữa các cơ quan thẩm quyền nên tất cả các cơ quan này đều có quyền thụ lý hoặc “ chuyển đơn” của công dân đến cơ quan thẩm quyền khác. Thực trạng này đã lý giải vì sao trong thời gian qua, có quá nhiều công dân bức xúc, khiếu nại vượt cấp, có khi từ những vụ việc đơn giản ban đầu trở thành những vụ khiếu nại phức tạp do đơn của họ được chuyển lòng vòng mà vẫn chưa được giải quyết dứt điểm.

Đồng thời theo các văn bản pháp luật hiện hành thì thẩm quyền và trách nhiệm giải quyết các khiếu nại thuộc về thủ trưởng cơ quan hành chính nhà nước. Cơ quan thanh tra hành chính các cấp mặc dù có vai trò lớn trong quá trình giải quyết khiếu nại nhưng cũng chỉ làm nhiệm vụ tham mưu. Chính vì vậy, việc xác định vai trò, vị trí và trách nhiệm của cơ quan thanh tra hành chính các cấp và mối quan hệ giữa cơ quan thanh tra hành chính các cấp với thủ trưởng cơ quan hành chính các cấp trong công tác giải quyết khiếu nại luôn là một vấn đề gây tranh luận cả khi nghiên cứu ban hành các văn bản pháp luật về giải quyết khiếu nại. Và thực tế mối quan hệ và sự phân định


quyền năng và trách nhiệm giữa người có thẩm quyền và cơ quan tham mưu trong quá trình giải quyết khiếu nại chưa được phân định rõ ràng đã gây ra những vướng mắc làm hạn chế hiệu quả công tác này và cũng là một trong những nguyên nhân của tình trạng đùn đẩy trách nhiệm trong tiếp nhận và giải quyết khiếu nại của công dân. Cho đến nay mặc dù Luật khiếu nại, tố cáo 1998 đã sửa đổi bổ sung hai lần, Pháp lệnh Thanh tra đã được thay thế bằng Luật thanh tra 2004 nhưng vấn đề trên vẫn chưa có giải pháp để khắc phục triệt để.

Những nhược điểm này làm cho cơ quan thanh tra hành chính chưa thật sự phát huy được vai trò của mình trở thành là phương tiện pháp lý vững mạnh bảo đảm pháp chế,kỷ luật, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho công dân thực hiện quyền khiếu nại.

Do những nhược điểm chung của cơ cấu tổ chức cơ quan thanh tra hành chính ở nước ta hiện nay.

Hệ thống thanh tra nhà nước nói chung và hệ thống cơ quan thanh tra hành chính nói riêng còn dàn trải, phân tán. Thực chất các tổ chức cơ quan thanh tra hành chính các cấp hiện nay là thanh tra của thủ trưởng vì các tổ chức này chịu sự chỉ đạo trực tiếp của thủ trưởng cơ quan hành chính về chương trình, kế hoạch hoạt động; về nhân sự tổ chức, kinh phí hoạt động

...Đối với cơ quan thanh tra cấp trên thì, cơ quan thanh tra hành chính các cấp chịu sự hướng dẫn về công tác, nghiệp vụ. Như vậy, nguyên tắc chỉ tuân theo pháp luật của hoạt động thanh tra và nguyên tắc tập trung thống nhất trong chỉ đạo, điều hành của hoạt động thanh tra còn thiếu những thiết chế đảm bảo tính khả thi. Tổ chức thanh tra nói chung được hình thành như hiện nay dẫn đến tình trạng số lượng tổ chức thì nhiều nhưng hoạt động phân tán, kém hiệu quả.Thêm vào đó việc áp dụng nguyên tắc kết hợp quản lí theo ngành,lĩnh vực và theo lãnh thổ trong việc giải quyết khiếu nại đã gây ra những tình

Xem tất cả 109 trang.

Ngày đăng: 19/12/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí