Vai trò của cơ quan thanh tra hành chính trong giải quyết khiếu nại ở Việt Nam hiện nay - 4


phòng, đối ngoại.... Vì thế cơ quan thanh tra hành chính có điều kiện phát hiện những bất hợp lý, thậm chí những sơ hở, khiếm khuyết trong đường lối, chính sách, pháp luật sớm hơn và dễ dàng hơn so với hoạt động tự kiểm tra, giám sát khác.

Thông qua công tác xem xét giải quyết các khiếu nại của công dân; cơ quan thanh tra hành chính kết luận và kiến nghị xử lý kịp thời những việc làm trái pháp luật của cơ quan, cán bộ, công chức Nhà nước. Qua đó góp phần làm trong sạch bộ máy hành chính Nhà nước, lành mạnh hoá các quan hệ xã hội; giữ vững trật tự, kỷ cương, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa trong quản lý. Từ đó các cơ quan quản lý Nhà nước có hướng sửa đổi, bổ sung; tạo lập các môi trường pháp lý lành mạnh; hoàn thiện cơ chế quản lý, ngày càng phục vụ tốt hơn các nhu cầu phát triển kinh tế, xã hội của đất nước. Song song đó cơ quan thanh tra hành chính các cấp cũng xem xét, kiểm tra việc các công dân có thực hiện nghiêm chỉnh các quy định về pháp luật khiếu nại hay không, loại trừ việc lợi dụng quyền khiếu nại để gây mất trật tự an toàn xã hội.

Chủ tịch Hồ Chí Minh là người luôn đề cao vai trò của công tác thanh tra trong việc đảm bảo pháp chế, giữ gìn kỷ luật, đấu tranh với các biểu hiện tiêu cực trong bộ máy Nhà nước. Có thể khẳng định rằng, không ai làm công tác thanh tra, công tác tiếp nhận và giải quyết khiếu nại của dân lại không nhớ đến lời căn dặn sâu sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Đồng bào có oan ức mới khiếu nại hoặc vì chưa hiểu rõ chính sách của Đảng và Chính phủ mà khiếu nại. Ta phải giải quyết nhanh, tốt thì đồng bào thấy rõ Đảng và Chính phủ quan tâm lo lắng đến quyền lợi của họ, do đó mối quan hệ giữa nhân dân với Đảng và Chính phủ càng được củng cố tốt hơn [ 20, tr81-82].

Lời huấn thị đó của đã thể hiện rõ nét quan điểm sâu sắc và tính nhân văn cao cả của Người về công tác xét, giải quyết khiếu nại của công dân


cũng như khẳng định rõ tầm quan trọng của công tác này. Có lẽ đây là điều căn dặn mà mỗi người cán bộ, công chức nói chung và cán bộ thanh tra làm công tác giải quyết khiếu nại luôn phải suy ngẫm. Người còn nói: đồng bào chưa hiểu chính sách của Đảng và Chính phủ mà khiếu nại đó là một cách nhìn toàn diện sâu sắc và khách quan về một vấn đề tưởng chừng như đơn giản. Nhà nước ta là nhà nước của dân, do dân, vì dân. Mọi chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước ban hành cũng nhằm tạo điều kiện phát triển đất nước đem lại hạnh phúc, ấm no cho nhân dân. Quyền lợi của mỗi người dân và lợi ích của Nhà nước là một. Làm tốt chủ trương chính sách của Đảng, thực hiện nghiêm chỉnh pháp luật của Nhà nước vừa là quyền, vừa là nghĩa vụ của mỗi người dân. Đó cũng chính là yêu cầu đặt ra cho các cơ quan nhà nước, cán bộ, công chức nhà nước phải làm cho nhân dân hiểu rõ. Nhất là trong hoàn cảnh cụ thể của nước ta, điều kiện kinh tế kém phát triển, trình độ dân trí còn chưa cao, sự hiểu biết nói chung và pháp luật nói riêng còn hạn chế . Cho nên đôi khi người dân không hiểu hay chưa hiểu rõ việc làm của chính quyền mà sinh ra khiếu nại, thắc mắc.

Nhìn ở một khía cạnh khác, bản thân các chủ trương chính sách của chúng ta không phải lúc nào cũng rõ ràng, đầy đủ. Bao nhiêu năm qua, chúng ta đã cố gắng để xây dựng một hệ thống pháp luật để điều chỉnh mọi quan hệ xã hội. Các văn bản thường xuyên được sửa đổi, bổ sung đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của một nhà nước pháp quyền. Nhưng sự nắm bắt, cập nhật thường xuyên và nhất là hiểu đúng tinh thần và lời văn của những quy định pháp luật hoàn toàn không dễ dàng. Các quy định đó, mặc dù không có gì khác hơn là việc cụ thể hoá, thể chế hoá định hướng và mục tiêu xây dựng Nhà nước pháp quyền của dân, do dân, vì dân, tất cả vì lợi ích nhân dân, không phải đã được mọi người dân hiểu rõ. Và trong không ít trường hợp, sự mâu thuẫn giữa quyền lợi của từng cá nhân với lợi ích chung có thể


nảy sinh trong quá trình thực hiện sẽ là những nguyên nhân gây khiếu kiện, thắc mắc; nguyên nhân của việc vì chưa hiểu chính sách của Đảng và Chính phủ mà khiếu nại.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 109 trang tài liệu này.

Trong trường hợp đó, cơ quan thanh tra hành chính đúng như chức năng nhiệm vụ của nó là cơ quan tham mưu cho thủ trưởng cơ quan hành chính cùng cấp. giúp họ “ xem xét lại chủ trương, chính sách có đúng hay không, được thực hiện hay không” và “ nếu thanh tra làm được kịp thời ta sẽ tránh được sai lầm. Nếu không có lỗ tai, con mắt, các cơ quan Trung ương cũng như khu, tỉnh sẽ không biết được việc dưới như thế nào” [26, tr8]

Thứ hai: Cơ quan thanh tra hành chính - phương thức bảo đảm việc thực hiện quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chức

Vai trò của cơ quan thanh tra hành chính trong giải quyết khiếu nại ở Việt Nam hiện nay - 4

Ở nước ta, tất cả quyền lực Nhà nước thuộc về nhân dân, nhân dân là cội nguồn, là chủ thể của quyền lực Nhà nước. Điều 2 Hiến pháp năm 1992 (sửa đổi, bổ sung năm 2001) khẳng định: “ Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước Pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Tất cả quyền lực Nhà nước thuộc về nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức.”

Trên thực tế, trong sự nghiệp cách mạng, Đảng và Nhà nước ta luôn chăm lo, coi trọng quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chức. Đây vừa là mục đích, vừa là động lực của cách mạng, là phương thức xây dựng và hoàn thiện Nhà nước. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Đảng ta tiếp tục khẳng định vai trò, tầm quan trọng của bộ máy Nhà nước trong việc bảo vệ và thực hiện các quyền, tự do, dân chủ của nhân dân. Nghị quyết Đại hội IX khẳng định: “Nhà nước ta là công cụ chủ yếu để thực hiện quyền làm chủ của nhân dân, là Nhà nước pháp quyền của nhân dân, do nhân dân, vì


nhân dân” và Đảng, Nhà nước phải thường xuyên chăm lo cho con người, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nhân dân .

Với vị trí, vai trò, chức năng nhiệm vụ do pháp luật quy định, cơ quan thanh tra nói chung và Thanh tra hành chính nói riêng là một công cụ quan trọng và hữu hiệu để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nhân dân

Chúng ta đều hiểu rằng giải quyết khiếu nại là hình thức biểu hiện trực tiếp của mối quan hệ giữa nhân dân với Nhà nước.Việc giải quyết nhanh chóng, đúng pháp luật các khiếu nại của công dân và gắn với nó là việc khôi phục kịp thời các quyền, lợi ích hợp pháp của nhân dân, đồng thời xử lý nghiêm minh, đúng pháp luật những người có hành vi sai phạm sẽ củng cố niềm tin yêu của nhân dân vào các chủ trương, đường lối của Đảng và pháp luật của Nhà nước, làm cho mối quan hệ giữa nhân dân với Đảng và Nhà nước ngày càng gắn bó, bền chặt.

Trong việc thực hiện các chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước nhờ có phạm vi hoạt động rộng khắp trong tất cả các lĩnh vực mà thanh tra góp phần đấu tranh phòng, chống các hành vi vi phạm pháp luật, bảo đảm, bảo vệ các quyền tự do, dân chủ, lợi ích hợp pháp của công dân một cách nhanh chóng, hiệu quả. Có thể thấy điều đó qua sự đánh giá của TS. Phạm Tuấn Khải: “chúng ta có chính sách đúng, có pháp luật phù hợp với thực tiễn nhưng nếu không thanh tra, kiểm tra việc thực hiện thì các chủ trương, pháp luật đó sẽ không đi vào đời sống và nạn tham nhũng, sách nhiễu, phiền hà dân vẫn sẽ xảy ra” [ 42, tr 52].

Thông qua những khiếu nại của công dân và việc tham mưu giải quyết khiếu nại của cơ quan thanh tra hành chính mà những hành vi tham nhũng, tiêu cực, hành vi vi phạm pháp luật, vi phạm quyền dân chủ của nhân dân bị phát hiện và xử lý. Nhờ đó các quyền, dân chủ, lợi ích hợp pháp của nhân dân được bảo vệ; Nhà nước có thêm thông tin về hoạt động của bộ máy và cán bộ


công chức của mình, từ đó có biện pháp chấn chỉnh về cơ chế chính sách và tổ chức bộ máy, hướng tới ngày càng phục vụ nhân dân tốt hơn.

Về vai trò to lớn của công tác giải quyết khiếu nại tố cáo đối với việc phát huy dân chủ, TS. Phạm Tuấn Khải khẳng định: “tác động tích cực của thanh tra trong lĩnh vực này đã góp phần mở rộng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, phát huy tính sáng tạo, thu hút nhân dân lao động vào việc quản lý các công việc Nhà nước” [ 43, tr 50].

Quán triệt quan điểm của Chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, trong suốt mấy chục năm qua, Đảng và nhà nước ta đã không ngừng hoàn thiện, phát triển hệ thống quan điểm, lý luận về công tác thanh tra và vận dụng một cách sáng tạo vào thực tiễn quá trình xây dựng, tổ chức hoạt động thanh tra phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ của từng giai đoạn cách mạng Việt Nam

1.2. Cơ sở pháp lý

Nghiên cứu về cơ sở pháp lý của vai trò của cơ quan thanh tra hành chính trong giải quyết khiếu nại thực chất là làm rõ thẩm quyền, trách nhiệm của các cơ quan thanh tra hành chính các cấp trong giải quyết khiếu nại. Bởi vai trò của cơ quan hay tổ chức được xác định bởi vị trí của nó trong bộ máy Nhà nước, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn do pháp luật quy định từ đó đánh giá hiệu quả hoạt động trong thực tiễn. Như phần cơ sở lý luận đã chỉ ra, vai trò hay tác dụng hiệu quả hoạt động của cơ quan thanh tra hành chính trong giải quyết khiếu nại là phương thức bảo đảm pháp chế, kỷ luật; bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chức .

Để thực hiện vai trò như trên, cơ quan thanh tra hành chính được Nhà nước trao cho chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn như thế nào ?

Từ khi bắt đầu thành lập Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hoà ngày 2/9/1945, mặc dù chính quyền mới còn bề bộn, trăm công, nghìn việc, nhưng


ngày 23 tháng 11 năm 1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký Sắc lệnh số 64/SL thành lập Ban Thanh tra đặc biệt của Chính phủ " có uỷ nhiệm là đi giám sát tất cả các công việc và nhân viên của Ủy ban nhân dân và các cơ quan của Chính phủ". Và một trong những nhiệm vụ quan trọng của Ban Thanh tra đặc biệt là " nhận các đơn khiếu nại của nhân dân". Để hướng dẫn hoạt động của Ban Thanh tra đặc biệt trong việc bảo vệ quyền khiếu nại của công dân, ngày 25 tháng 5 năm 1946 Bộ trưởng Bộ Nội vụ đã ban hành Thông tư số 203 NV/VP hướng dẫn cho nhân dân thủ tục gửi đơn, thẩm quyền của các cơ quan và thời hạn giải quyết đơn khiếu nại và khẳng định rõ thái độ của chính quyền: "Chính phủ và các cơ quan của Chính phủ thiết lập trên nền tảng dân chủ, có bổn phận bảo đảm công lý và vì thế rất để ý đến nguyện vọng của dân chúng và sẵn lòng xem xét những oan khúc trong dân gian".

Trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp, Ban Thanh tra đặc biệt không còn phù hợp với hoàn cảnh lịch sử lúc đó, hơn nữa để thống nhất hoạt động thanh tra trong cả nước, ngày 18 tháng 12 năm 1949 Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ban hành Sắc lệnh số 138B-SL thành lập Ban Thanh tra Chính phủ. Nhiệm vụ của Ban Thanh tra Chính phủ lúc này là: xem xét sự thi hành chính sách, chủ trương của Chính phủ; xem xét các uỷ viên Ủy ban kháng chiến hành chính và viên chức về phương diện liêm khiết; thanh tra sự khiếu nại của nhân dân ( Điều 4 Sắc lệnh).

Cuộc kháng chiến chống Pháp thắng lợi, nhằm đáp ứng yêu cầu thực tiễn quản lý nhà nước, ngày 28 tháng 3 năm 1956, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ban hành Sắc lệnh 261/SL thành lập Ủy ban Thanh tra Trung ương của Chính phủ. Sau đó Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Nghị định số 762/TTg ngày 1 tháng 4 năm 1956 qui định về công tác, lề lối làm việc của Ủy ban Thanh tra Trung ương của Chính phủ. Để hoàn thiện hệ thống cơ quan thanh tra, ngày 3 tháng 12 năm 1956, Thủ tướng Chính phủ ban hành Nghị định số 114/TTg thành lập


Ban Thanh tra ở các liên khu, khu, thành phố và tỉnh. Theo qui định của các văn bản pháp luật nêu trên thì cơ quan thanh tra có nhiệm vụ: thanh tra việc chấp hành chủ trương, chính sách của Đảng và Chính phủ, việc thực hiện kế hoạch của nhà nước và bảo vệ tài sản xã hội chủ nghĩa, chống tham ô, lãng phí; giải quyết kịp thời đơn, thư khiếu nại, tố cáo của công dân, của cán bộ, nhân viên.

Sau Ban Thanh tra Trung ương của Chính phủ là Uỷ ban Thanh tra của Chính phủ được thành lập và hoạt động theo Nghị định số 136 ngày 29/9/1961. Đến ngày 6/11/1965 thì Uỷ ban này giải tán và giao nhiệm vụ cho thủ trưởng các cơ quan, ngành, cấp phụ trách. Để kiện toàn tổ chức, ngày 31/8/1970 Hội đồng Chính phủ ban hành Nghị định số 165/CP qui định nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Ủy ban Thanh tra Chính phủ trong đó qui định cụ thể một số nhiệm vụ: giải quyết và thanh tra việc xét và giải quyết các vụ khiếu nại, tố cáo của nhân dân. Tiếp đó Ủy ban Thanh tra Chính phủ đã ban hành Thông tư số 60/UBTT ngày 25/5/1971 hướng dẫn trách nhiệm của các ngành, các cấp về giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo của nhân dân.

Sau ngày miền Nam được hoàn toàn giải phóng, để thống nhất, kiện toàn tổ chức bộ máy nhà nước, ngày3/1/1977 Chính phủ ban hành Nghị định số 01/CP qui định tổ chức và hoạt động của Ủy ban Thanh tra Chính phủ, trong đó qui định rõ nhiệm vụ là hướng dẫn, đôn đốc và thanh tra Thủ trưởng các ngành, các cấp làm đúng trách nhiệm của mình trong việc xét, giải quyết các đơn, thư khiếu nại, tố cáo của nhân dân, đồng thời tự mình xét, giải quyết các đơn thư khiếu tố.

Sang thời kỳ đổi mới, Nhà nước ban hành Pháp lệnh Thanh tra ngày 1/4/1990 có ý nghĩa quan trọng cả về lý luận và thực tiễn. Là văn bản pháp lý có giá trị cao, Pháp lệnh thể chế hoá đầy đủ quan điểm, chủ trương đường lối của Đảng và Nhà nước về tổ chức và hoạt động của thanh tra. Việc Pháp lệnh


thanh tra ghi nhận ngay ở Điều1: mục đích của thanh tra là : “ nhằm phát huy nhân tố tích cực, phòng ngừa, xử lý các vi phạm, góp phần thúc đẩy hoàn thành nhiệm vụ, hoàn thành cơ chế quản lý, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, các quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức và công dân” cho thấy Đảng, Nhà nước tiếp tục đánh giá cao vai trò của công tác thanh tra, coi thanh tra là một chức năng, một phương thức của hoạt động quản lý Nhà nước. Hệ thống tổ chức Thanh tra Nhà nước theo Pháp lệnh Thanh tra 1990 quy định Điều 3 bao gồm: Thanh tra Nhà nước; Thanh tra Bộ, Uỷ ban Nhà nước, cơ quan thuộc Hội đồng bộ trưởng;Thanh tra tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và cấp tương đương;Thanh tra Sở; Thanh tra huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh . Chức năng thanh tra Nhà nước ở xã, phường, thị trấn do Uỷ ban nhân dân cùng cấp trực tiếp đảm nhiệm.

Căn cứ vào Pháp lệnh Thanh tra năm 1990 và Pháp lệnh khiếu nại, tố cáo của công dân 1991 quy định thẩm quyền và trách nhiệm của tổ chức thanh tra bao gồm:

- Tham mưu cho thủ trưởng cùng cấp giải quyết những khiếu nại thuộc thẩm quyền giải quyết của thủ trưởng cùng cấp;

- Giải quyết các khiếu nại mà cấp dưới trực tiếp của thủ trưởng cùng cấp đã giải quyết nhưng còn khiếu nại;

- Kháng nghị quyết định giải quyết khiếu nại của tổ chức thanh tra cấp dưới trực tiếp khi phát hiện có vi phạm pháp luật .

Thực tiễn thực hiện Pháp lệnh đã chỉ ra rằng các tổ chức thanh tra đã làm tốt vai trò tham mưu cho thủ trưởng cơ quan hành chính nhà nước trong việc giải quyết khiếu nại, còn việc các tổ chức thanh tra trực tiếp ra quyết định giải quyết khiếu nại rất ít khi được thực hiện trong thực tiễn. Nguyên nhân căn bản xuất phát từ cơ chế tổ chức, thanh tra chỉ được coi là cơ quan chuyên môn của cơ

Xem tất cả 109 trang.

Ngày đăng: 19/12/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí