quan hành chính nhà nước cùng cấp nên khi thanh tra ra quyết định giải quyết thì hiệu lực thi hành không cao. Thẩm quyền kháng nghị quyết định giải quyết khiếu nại của tổ chức thanh tra trực tiếp cũng hầu như không được thực hiện vì mối quan hệ giữa các tổ chức thanh tra chưa thể hiện tính thống nhất chặt chẽ nên khó có thể phát hiện ra các dấu hiệu vi phạm pháp luật trong quyết định của tổ chức thanh tra cấp dưới. Hơn nữa, kháng nghị có ý nghĩa về mặt pháp lý như thế nào? Cơ chế thực hiện kháng nghị như thế nào cũng chưa được làm rõ.
Khắc phục những tồn tại hạn chế của Pháp lệnh khiếu nại, tố cáo của công dân 1991; Luật khiếu nại, tố cáo 1998 đã xác định rõ ràng hơn thẩm quyền và trách nhiệm của tổ chức Thanh tra Nhà nước trong công tác giải quyết khiếu nại để phù hợp với tình hình thực tiễn và phù hợp với vai trò của tổ chức thanh tra trong hệ thống các cơ quan hành chính nhà nước. Luật Khiếu nại, tố cáo 1998 cũng quy định quyền hạn và trách nhiệm cụ thể của tổ chức Tha0nh tra Nhà nước từng cấp. Thẩm quyền và trách nhiệm của các tổ chức thanh tra có thể khái quát thành 3 nội dung như sau:
Một là: Trách nhiệm tham mưu
- Tổng thanh tra Nhà nước có thẩm quyền: xác minh, kết luận, kiến nghị việc giải quyết khiếu nại thuộc thẩm quyền giải quyết của Thủ tướng Chính phủ (Điều 26) .
- Chánh Thanh tra cấp tỉnh, Chánh Thanh tra cấp huyện có thẩm quyền xác minh, kết luận, kiến nghị việc giải quyết khiếu nại thuộc thẩm quyền giải quyết của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cùng cấp (Điều 27)
Như vậy, những người đứng đầu cơ quan thanh tra nhà nước ở các cấp, trên thực tế thực hiện mọi hoạt động nhằm giải quyết những khiếu nại thuộc thẩm quyền giải quyết của thủ trưởng cơ quan hành chính nhà nước cùng cấp, trừ quyền quyết định và phải chịu trách nhiệm về mọi hoạt động đó.
Hai là: Về thẩm quyền trực tiếp giải quyết khiếu nại khi được uỷ quyền.
Khoản 3 Điều 26 Luật Khiếu nại, tố cáo 1998 quy định: “Tổng Thanh tra Nhà nước có thẩm quyền giải quyết khiếu nại do Thủ tướng Chính phủ uỷ quyền theo quy định của Chính phủ”.Trên cơ sở đó Nghị định 67/1999/NĐ- CP quy định chi tiết về uỷ quyền như sau: Thủ tướng Chính phủ uỷ quyền cho Tổng Thanh tra Nhà nước giải quyết khiếu nại thuộc thẩm quyền giải quyết của Thủ tướng Chính phủ. Trong trường hợp có ý kiến khác nhau giữa Tổng Thanh tra Nhà nước và Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ thì Tổng Thanh tra Nhà nước báo cáo để Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo việc giải quyết hoặc ra quyết định giải quyết.
Có thể bạn quan tâm!
- Vai trò của cơ quan thanh tra hành chính trong giải quyết khiếu nại ở Việt Nam hiện nay - 2
- Cơ Quan Thanh Tra Hành Chính – Phương Thức Bảo Đảm Pháp Chế, Kỷ Luật; Bảo Vệ Quyền Và Lợi Ích Hợp Pháp Của Cá Nhân, Cơ Quan, Tổ Chức
- Vai trò của cơ quan thanh tra hành chính trong giải quyết khiếu nại ở Việt Nam hiện nay - 4
- Thực Trạng Hoạt Động Của Cơ Quan Thanh Tra Hành Chính Trong Giải Quyết Khiếu Nại
- Vai trò của cơ quan thanh tra hành chính trong giải quyết khiếu nại ở Việt Nam hiện nay - 7
- Hoạt Động Tham Mưu Giúp Thủ Trưởng Cơ Quan Hành Chính Cùng Cấp Trong Việc Giải Quyết Khiếu Nại
Xem toàn bộ 109 trang tài liệu này.
Đối với tổ chức Thanh tra ở địa phương, Luật Khiếu nại, tố cáo 1998 quy định: Chánh Thanh tra cấp tỉnh, Chánh Thanh tra cấp huyện có thẩm quyền giải quyết khiếu nại do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cùng cấp uỷ quyền theo quy định của Chính phủ. Nghị định số 67/1999/NĐ-CP quy định chi tiết về uỷ quyền như sau: Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh ra quyết định giải quyết hoặc uỷ quyền cho Chánh Thanh tra cùng cấp ra quyết định giải quyết đối với khiếu nại mà Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp dưới đã giải quyết nhưng còn có khiếu nại, trừ những vụ việc khiếu nại phức tạp tồn đọng, kéo dài. Việc uỷ quyền ra quyết định giải quyết khiếu nại phải làm thành văn bản.
Như vậy, Luật Khiếu nại, tố cáo 1998 không quy định các tổ chức thanh tra là một cấp có thẩm quyền giải quyết khiếu nại, thẩm quyền này chỉ được thực hiện khi được uỷ quyền. Có nghĩa là khi tổ chức thanh tra được uỷ quyền giải quyết thì quyết định giải quyết được coi như quyết định giải quyết của thủ trưởng cùng cấp (cơ quan uỷ quyền). Quyết định này cũng không bị xem xét lại bởi chính thủ trưởng cùng cấp đó đã uỷ quyền. Tuy nhiên, để tránh tình trạng tuỳ tiện, Luật Khiếu nại, tố cáo 1998 cũng quy định việc uỷ quyền này phải được thực hiện theo những quy định của Chính phủ trong các văn bản hướng dẫn sau này của Chính phủ và các cơ quan chức năng khác.
Ba là: Về thẩm quyền của Tổng Thanh tra Nhà nước
Ngoài chức năng tham mưu và trực tiếp giải quyết những khiếu nại được Thủ tướng Chính Phủ uỷ quyền, Tổng Thanh tra Nhà nước có quyền:
“Ra quyết định giải quyết khiếu nại cuối cùng đối với khiếu nại đã được thủ trưởng các cơ quan thuộc Chính phủ giải quyết nhưng còn có khiếu nại”.
Đây là một quyền hạn khá đặc biệt của Tổng Thanh tra Nhà nước. Theo xu hướng tăng cường quản lý nhà nước theo ngành và lĩnh vực thì về nguyên tắc thẩm quyền giải quyết khiếu nại cuối cùng phát sinh trong ngành, lĩnh vực thuộc về Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ phụ trách ngành, lĩnh vực đó. Khi đó, với tư cách là thành viên của Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ ra quyết định giải quyết khiếu nại cuối cùng. Còn đối với một số lĩnh vực, cơ quan quản lý nhà nước không phải là Bộ, cơ quan ngang Bộ, người đứng đầu cơ quan đó không phải là thành viên của Chính phủ do đó không có thẩm quyền ra quyết định giải quyết cuối cùng. Trong những trường hợp này, quyết định giải quyết khiếu nại bị khiếu nại thì Tổng Thanh tra Nhà nước sẽ là người xem xét và ra quyết định giải quyết cuối cùng.
Về quyền hạn kiến nghị Thủ tướng Chính phủ xem xét lại quyết định giải quyết khiếu nại cuối cùng khi phát hiện có vi phạm pháp luật. Quyền hạn này thể hiện vai trò quan trọng của Tổng Thanh tra Nhà nước trong công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo.
Bốn là về thẩm quyền: Quản lí nhà nước về công tác giải quyết khiếu nại
Tại Điều 81, Luật Khiếu nại, tố cáo hiện hành quy định: Thanh tra Nhà nước chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý Nhà nước về công tác giải quyết khiếu nại trong phạm vi thẩm quyền của Chính phủ.
Một trong những nội dung quan trọng của công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực này là thanh tra, kiểm tra các cấp, các ngành thực hiện đúng
quy định của pháp luật về khiếu nại. Qua việc thực hiện công tác này mà Thanh tra Nhà nước phát hiện ra các sai sót, vi phạm pháp luật của các cơ quan nhà nước trong công tác giải quyết khiếu nại. Từ đó có sự tác động để sửa chữa khắc phục kịp thời.
Sau 14 năm thực hiện, Pháp lệnh Thanh tra đã bộc lộ những bất cập không còn phù hợp với sự phát triển kinh tế, xã hội trong thời kỳ đổi mới. Đồng thời sự ra đời của Toà Hành chính 1996 và Luật Khiếu nại, tố cáo năm 1998 sửa đổi, bổ sung năm 2004 đã có những tác động làm thay đổi cơ bản về nhiệm vụ giải quyết khiếu nại của cơ quan thanh tra hành chính . Đáp ứng nhu cầu đổi mới về cơ cấu, tổ chức bộ máy cơ quan thanh tra hành chính nói riêng cũng như hệ thống cơ quan Thanh tra nói chung, đồng thời đồng bộ hoá các quy định của pháp luật, ngày 15 tháng 6 năm 2004 Quốc hội đã thông qua Luật Thanh tra. Luật này có hiệu lực thi hành từ 1/10/2004.
Theo quy định tại Điều 10 Luật Thanh tra 2004 thì cơ quan Thanh tra Nhà nước bao gồm: cơ quan thanh tra được lập theo cấp hành chính và cơ quan thanh tra được thành lập theo ngành, lĩnh vực.
Cơ quan thanh tra thành lập theo cấp hành chính được tổ chức theo ngành dọc bao gồm: Thanh tra Chính phủ; Thanh tra tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (gọi chung là Thanh tra tỉnh); Thanh tra huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (gọi chung là Thanh tra huyện) - Điều 13 Luật Thanh tra 2004. Cấp xã không thành lập cơ quan Thanh tra chuyên trách, việc Thanh tra hành chính tại xã, phường, thị trấn được giao cho Thanh tra huyện đảm nhiệm. Đây là điểm mới so với Pháp lệnh Thanh tra 1990 và phù hợp với thực tiễn. Nếu tiếp tục giao chức năng Thanh tra ở xã, phường, thị trấn cho Uỷ ban nhân dân cùng cấp thì hiệu quả hoạt động ở cấp này không cao vì ở xã, phường, thị trấn không có Thanh tra chuyên trách, hoạt động không có tính chuyên môn nghiệp vụ. Nhưng nếu sắp xếp cán bộ Thanh tra chuyên trách ở
cấp xã thì bộ máy hành chính ở cấp này lại cồng kềnh, không phù hợp với chức năng quản lý ở cấp cơ sở.
Cùng với Luật Thanh tra 2004 và Luật khiếu nại, tố cáo sửa đổi bổ sung năm 2004 và 2005 đã xác định rõ vai trò của cơ quan thanh tra hành chính trong việc giải quyết khiếu nại đúng với địa vị pháp lý của hệ thống cơ quan này trong bộ máy hành chính nhà nước. Điểm sửa đổi lớn nhất đó là bỏ cơ chế uỷ quyền cho Thanh tra Nhà nước trong việc giải quyết khiếu nại. Việc sửa đổi này là hoàn toàn hợp lý. Việc tạo ra cơ chế uỷ quyền như vậy dường như đây là giải pháp nhằm làm giảm áp lực cho các cơ quan hành chính nhà nước trong việc giải quyết khiếu nại. Tuy nhiên đã có một thời kỳ chúng ta trao quyền hạn cho các cơ quan thanh tra như là một cấp giải quyết khiếu nại (theo Pháp lệnh khiếu nại, tố cáo của công dân 1991), nhưng gặp phải một thực tế là các quyết định giải quyết khiếu nại của cơ quan thanh tra nhà nước không được thi hành nghiêm chỉnh. Việc tạo ra cơ chế uỷ quyền như vậy thì thực chất là các cơ quan thanh tra lại trở về cơ chế cũ, có khác chăng là về hình thức, được khoác dưới cơ chế uỷ quyền. Mặt khác, về nguyên tắc, Thanh tra nhà nước chỉ là cơ quan chức năng giúp việc cho thủ trưởng cùng cấp, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về thanh tra. Vì thế đến Luật Khiếu nại, tố cáo sửa đổi bổ sung 2004 và 2005 có thể khái quát thẩm quyền của cơ quan thanh tra hành chính thể hiện ở một số lĩnh vực sau:
Vai trò tham mưu giúp Thủ trưởng cơ quan hành chính nhà nước cùng cấp trong việc giải quyết khiếu nại
Tham mưu cho thủ trưởng cùng cấp có nhiều bộ phận, cơ quan nhưng trong giải quyết khiếu nại thì các cơ quan thanh tra có vai trò đặc biệt bởi vị trí, chức năng, nhiệm vụ mà pháp luật giao cho. Về nhiệm vụ tham mưu theo như Điều 27 Luật khiếu nại, tố cáo 1998( sửa đổi, bổ sung năm 2004,2005) :
“Chánh thanh tra các cấp, các ngành có trách nhiệm xác minh, kết luận, kiến nghị việc giải quyết khiếu nại thuộc thẩm quyền.
Riêng Tổng Thanh tra với tư cách thành viên Chính phủ, là người đứng đầu Thanh tra Chính phủ vẫn giữ nguyên thẩm quyền giải quyết đối với khiếu nại mà Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ đã giải quyết lần đầu nhưng còn khiếu nại. Nhưng Luật khiếu nại, tố cáo sửa đổi bổ sung năm 2005 chỉ quy định Thủ tướng Chính phủ lãnh đạo công tác giải quyết khiếu nại mà bỏ quy định về việc xem xét lại những quyết định giải quyết khiếu nại cuối cùng vì thế nhiệm vụ tham mưu của Tổng Thanh tra được sửa đổi là : “giúp Thủ tướng Chính phủ theo dõi, kiểm tra, đôn đốc các Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Uỷ ban nhân dân các cấp trong việc tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, thi hành quyết định giải quyết khiếu nại đã có hiệu lực pháp luật. Trường hợp phát hiện có hành vi vi phạm pháp luật gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức thì kiến nghị Thủ tướng Chính phủ hoặc kiến nghị người có thẩm quyền áp dụng biện pháp cần thiết để chấm dứt vi phạm, xem xét trách nhiệm, xử lý đối với người vi phạm.( Khoản 2 -Điều 26)
Về vai trò trong việc tổ chức tiếp công dân
Tiếp công dân có ý nghĩa quan trọng trong quá trình xem xét tiếp nhận giải quyết các khiếu nại. Hoạt động này không độc lập tách rời việc giải quyết khiếu nại mà nó gắn liền với việc thực hiện thẩm quyền và trách nhiệm trong quá trình xem xét giải quyết khiếu nại của cơ quan hành chính nói chung và thanh tra nói riêng.
Cơ quan thanh tra hành chính các cấp được giao nhiệm vụ giúp thủ trưởng cùng cấp trong việc tiếp công dân, nhận các khiếu nại, kiến nghị phản ánh liên quan đến khiếu nại. Th eo k ho ản 2 Đi ều 76 Lu ật kh i ếu nại , tố cáo 1 998 ( đã s ửa đổi b ổ s ung năm 2 004 , 20 05 ) :” Thanh tra nhà nước
các cấp, các cơ quan khác của Nhà nước có trách nhiệm tổ chức tiếp công dân thường xuyên theo quy định của pháp luật”.
Cơ quan thanh tra hành chính được giao nhiệm vụ hàng đầu trong việc tiếp công dân bởi vì thẩm quyền và trách nhiệm tham mưu giúp thủ trưởng cùng cấp giải quyết khiếu nại; quản lí nhà nước về công tác giải quyết giải quyết khiếu nại. Mặt khác việc nắm chắc các thông tin về việc thực hiện chính sách, pháp luật, tình hình khiếu nại và giải quyết khiếu nại thì các cơ quan thanh tra sẽ có điều kiện thuận lợi trong việc hướng dẫn, giải thích cho người dân thực hiện đúng quyền, nghĩa vụ của mình, góp phần hạn chế khiếu nại phát sinh vượt cấp, đông người…Do đó, hoạt động tiếp công dân phải thực hiện đúng quy định, tuân thủ thủ tục, nguyên tắc về tiếp công dân, tránh tình trạng đến nhà riêng để khiếu nại gây phiền hà cho cán bộ, công chức làm nhiệm vụ, ngăn ngừa hiện tượng tiêu cực. Cơ quan thanh tra hành chính phải bố trí cán bộ tiếp công dân có năng lực, trình độ, am hiểu chính sách, pháp luật để có thể hướng dẫn trực tiếp ngay cho công dân. Đồng thời cơ quan thanh tra hành chính phải có trách nhiệm theo dõi, tổng hợp tình hình về việc thực hiện tiếp công dân của các cơ quan hành chính; kiểm tra, thanh tra việc thực hiện pháp luật trong công tác tiếp công dân.
Vai trò trong việc thực hiện chức năng quản lí nhà nước về công tác giải quyết khiếu nại
Đề cập đến vai trò của cơ quan thanh tra hành chính trong việc giải quyết khiếu nại nếu chỉ dừng lại ở xem xét đánh giá về vai trò tham mưu giải quyết khiếu nại thì chưa toàn diện và chưa đầy đủ. Một hoạt động hết sức quan trọng của cơ quan thanh tra hành chính các cấp là quản lí nhà nước về công tác giải quyết khiếu nại. Hoạt động này có tác động tích cực, hỗ trợ việc thực hiện các nhiệm vụ khác của cơ quan thanh tra trong giải quyết khiếu nại đạt kết quả vững chắc, toàn diện và đầy đủ hơn.
Th eo Đi ều 81v à đ i ều 82 Lu ật Khiếu n ại , tố cáo 199 8 ( đã s ửa đổ i bổ sun g n ăm 2 0 04 , 200 5 ):” Thanh tra Chính phủ chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo trong phạm vi thẩm quyền của Chính phủ.”; ”Thanh tra nhà nước các cấp giúp thủ trưởng cơ quan cùng cấp quản lý công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo”.
Nội dung quản lí nhà nước về công tác giải quyết khiếu nại bao gồm:
- Soạn thảo để Chính phủ trình Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội ban hành các văn bản pháp luật về khiếu nại; trình Chính phủ ban hành các văn bản hướng dẫn thi hành pháp luật về khiếu nại. Ban hành theo thẩm quyền các văn bản hướng dẫn các Bộ, ngành, Uỷ ban nhân dân tỉnh thành phố trực thuộc trung ương, cơ quan thanh tra nhà nước các cấp, các ngành về công tác giải quyết khiếu nại;
- Tuyên truyền phổ biến pháp luật về khiếu nại;
- Đào tạo, bồi dưỡng các cán bộ, công chức làm công tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại;
- Thanh tra nhà nước các cấp trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình thanh tra việc chấp hành pháp luật về khiếu nại của các cơ quan hành chính nhà nước;
- Tổng Thanh tra định kỳ báo cáo Chính phủ về công tác giải quyết khiếu nại; kiến nghị các biện pháp nâng cao hiệu quả công tác giải quyết khiếu nại.
- Tổng kết kinh nghiệm về công tác giải quyết khiếu nại
Như vậy các quy định về nhiệm vụ của cơ quan thanh tra theo cấp hành chính trong việc giải quyết khiếu nại đã có sự thay đổi lớn. Trong Pháp lệnh khiếu nại, tố cáo của công dân 1991, các cơ quan thanh tra Nhà nước có vai trò đặc biệt quan trọng trong quá trình giải quyết vụ việc khiếu nại, là một cấp