ra phương hướng, giải pháp nâng cao hiệu quả, đưa công tác tiếp dân vào nề nếp.
Tuy nhiên khách quan mà đánh giá thì công tác tổng hợp, báo cáo tình hình, kết quả giải quyết khiếu nại; tổng kết rút kinh nghiệm về công tác giải quyết khiếu nại của Thanh tra hành chính các cấp trong thời gian qua còn có những tồn tại nhất định : việc thực hiện chưa thường xuyên, liên tục nhiều nơi, nhiều lúc còn hình thức, chưa cụ thể, chưa đáp ứng được yêu cầu phục vụ cho việc lãnh đạo, chỉ đạo; chủ yếu chỉ tổng kết khi chuẩn bị sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện pháp luật khiếu nại nhất là chưa có những tổng kết chuyên để trong từng lĩnh vực cụ thể. Vì thế trong thời gian tới, cơ quan thanh tra hành chính các cấp cần đổi mới và nâng cao hơn nữa chất lượng công tác này.
Tóm lại quản lí nhà nước về công tác giải quyết khiếu nại là một trong những nhiệm vụ quan trọng của cơ quan thanh tra hành chính các cấp. Quản lí nhà nước về công tác giải quyết khiếu nại là một quá trình gồm nhiều nội dung, hoạt động khác nhau có mối quan hệ biện chứng tác động lẫn nhau. Thông qua việc thực hiện nội dung của công tác này góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác giải quyết khiếu nại, khẳng định vai trò tích cực của Thanh tra hành chính, là biện pháp để bảo đảm pháp chế, kỷ luật và quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chức.
2.2.2. Hoạt động tham mưu giúp Thủ trưởng cơ quan hành chính cùng cấp trong việc giải quyết khiếu nại
Để thực hiện nhiệm vụ tham mưu, hàng năm cơ quan thanh tra hành chính các cấp đã tiến hành nhiều hoạt động khác nhau. Thủ tướng Chính phủ đã có công văn số 1435/CP-V.II ngày 23/10/2003 giao cho Tổng Thanh tra Nhà nước, Thủ trưởng các bộ, ngành và Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương rà soát, phân loại, kiểm tra những vụ việc phức tạp, tồn đọng để có biện pháp xử lý, giải quyết dứt điểm. Thanh tra
Chính phủ đã tiến hành kiểm tra, xác minh, kết luận trình Thủ tướng Chính phủ để có ý kiến chỉ đạo các Bộ, ngành, địa phương giải quyết cụ thể, trong số vụ việc này phần lớn là những vụ việc phức tạp, tồn đọng, gay gắt, kéo dài, liên quan đến nhiều địa phương, nhiều lĩnh vực quản lý nhà nước.Thanh tra Chính phủ đã tiến hành làm việc với cấp uỷ và chính quyền các tỉnh, thành phố có nhiều khiếu kiện phức tạp, đông người và tồn đọng kéo dài để thống nhất các chủ trương, biện pháp cụ thể giải quyết, nhằm góp phần ổn định tình hình ở địa phương.
Trước tình hình bức xúc về khiếu kiện, hằng năm Thanh tra Chính phủ đã tham mưu với Thủ tướng Chính phủ thành lập các Đoàn công tác liên ngành mà Thanh tra Chính phủ là thành phần chủ chốt để kiểm tra, đôn đốc việc giải quyết khiếu nại ở địa phương trọng điểm. Tiếp đó, Thanh tra Chính phủ đã tham mưu với Chính phủ hướng dẫn các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương còn lại thành lập các Đoàn công tác liên ngành của địa phương hoạt động như cơ chế của Đoàn công tác trung ương để kiểm tra, đôn đốc việc giải quyết các khiếu nại bức xúc ở địa phương.
Việc triển khai các Đoàn công tác của Trung ương, trước hết đã có tác dụng thúc đẩy, nâng cao nhận thức, trách nhiệm của lãnh đạo địa phương đối với công tác giải quyết khiếu nại. Từ chỗ trước đây nhiều đồng chí lãnh đạo cấp ủy, chính quyền chưa thực sự vào cuộc để giải quyết khiếu kiện, thường giao khoán cho các cơ quan chức năng giải quyết cho nên hiệu lực giải quyết thấp, làm cho tình hình khiếu kiện không chấm dứt, kéo dài gay gắt thì đến nay cấp uỷ và chính quyền các cấp đã thực sự vào cuộc, nhiều đồng chí đã trực tiếp chỉ đạo hoặc phân công cụ thể từng đồng chí lãnh đạo trực tiếp xem xét để giải quyết các vụ việc lớn, bức xúc. Đồng thời, các cấp uỷ Đảng và chính quyền các địa phương đã huy động một đội ngũ đông đảo cán bộ các cấp, các ngành tham gia vào công tác giải quyết khiếu nại và thành lập các
Có thể bạn quan tâm!
- Vai trò của cơ quan thanh tra hành chính trong giải quyết khiếu nại ở Việt Nam hiện nay - 5
- Thực Trạng Hoạt Động Của Cơ Quan Thanh Tra Hành Chính Trong Giải Quyết Khiếu Nại
- Vai trò của cơ quan thanh tra hành chính trong giải quyết khiếu nại ở Việt Nam hiện nay - 7
- Yêu Cầu Khách Quan Và Chủ Quan Đòi Hỏi Nâng Cao Vai Trò Cơ Quan Thanh Tra Hành Chính Trong Giải Quyết Khiếu Nại
- Vai trò của cơ quan thanh tra hành chính trong giải quyết khiếu nại ở Việt Nam hiện nay - 10
- Tăng Cường Sự Lãnh Đạo Của Đảng Và Chính Quyền Các Cấp Đối Với Công Tác Thanh Tra Trong Giải Quyết Khiếu Nại
Xem toàn bộ 109 trang tài liệu này.
Đoàn công tác của địa phương làm nhiệm vụ đôn đốc, kiểm tra cấp dưới và phối hợp với Đoàn công tác của Trung ương giải quyết các vụ việc phức tạp. Có thể nói, cả bộ máy Đảng, Chính quyền, Đoàn thể ở địa phương đã có bước chuyển động tích cực để giải quyết có hiệu quả khiếu nại của dân. Quần chúng nhân dân ở các địa phương đều hoan nghênh và rất quan tâm kết quả hoạt động của các Đoàn công tác. Qua các đợt kiểm tra, các Đoàn Công tác đã biểu dương kịp thời những nơi làm tốt, chỉ rõ những yếu kém, xử lý cá nhân, tổ chức sai phạm, khôi phục quyền, lợi ích hợp pháp cho công dân bị vi phạm. Từ đó, tạo niềm tin của dân đối với cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương, nâng cao hiệu quả công tác giải quyết khiếu nại. Những vấn đề vướng mắc của địa phương về chính sách, thì cùng nghiên cứu, bàn bạc, kiến nghị Thủ tướng cho ý kiến xử lý hoặc kiến nghị bổ sung, sửa đổi chính sách. Qua thực tế hoạt động của các Đoàn Công tác liên ngành Trung ương cho thấy chủ trương, quyết định của Thủ tướng Chính phủ thành lập các đoàn công tác về cùng địa phương giải quyết tình hình khiếu kiện bức xúc hiện nay, là một chủ trương đúng, hợp lòng dân. Đây là dịp để công dân tiếp xúc, đối thoại cởi mở, thẳng thắn với Đoàn công tác của Trung ương và người đứng đầu chính quyền địa phương, thể hiện mối quan hệ gắn bó giữa các cấp chính quyền với dân. Qua đây cũng là một biện pháp trong chỉ đạo, điều hành của Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ về công tác giải quyết khiếu nại. Việc làm này đã tạo ra những kinh nghiệm quí báu để địa phương vận dụng để giải quyết các vụ việc tương tự. Tuy nhiên, cũng còn có ý kiến đánh giá khác nhau về hoạt động của các Đoàn công tác liên ngành của Trung ương, có ý kiến cho rằng: do có Đoàn công tác, nên dân mới tập trung đông người, gửi nhiều đơn, làm cho số lượng đơn khiếu kiện tăng, mà không thấy được những vấn đề phức tạp đang tiềm ẩn trong nội bộ nhân dân, nếu không giải quyết tốt dễ phát thành "điểm nóng" phức tạp; cũng có ý kiến cho rằng khiếu kiện của địa phương thì để cho
địa phương giải quyết, Trung ương về giải quyết là làm thay địa phương, vô hiệu hoá chính quyền địa phương.v.v.. Những ý kiến nêu trên theo tác giả là phiến diện, nhìn vấn đề chưa toàn diện, chưa thấy hết những tiềm ẩn phức tạp và tầm quan trọng của công tác giải quyết khiếu nại. Trong quản lý Nhà nước, việc cấp trên tiến hành kiểm tra cấp dưới, xử lý tại chỗ các vụ việc thuộc thẩm quyền của cấp dưới là đúng với trách nhiệm, là việc làm cần thiết, phải được tổ chức thường xuyên, không chỉ trong công tác giải quyết khiếu nại mà phải kiểm tra thường xuyên tất cả các mặt công tác của chính quyền cấp dưới. Qua công tác kiểm tra này cấp trên càng nắm chắc tình hình, công việc của cấp dưới, để từ đó có biện pháp chỉ đạo, điều hành phù hợp, linh hoạt, nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước. Từ kết quả hoạt động của các Đoàn công tác đã khẳng định vai trò và trách nhiệm của địa phương trong công tác giải quyết khiếu nại là rất quan trọng, Đoàn công tác Chính phủ không thể làm thay công việc của địa phương. Những vụ việc thuộc thẩm quyền của Trung ương nếu chỉ căn cứ vào báo cáo của cấp dưới dễ dẫn đến quan liêu, hành chính, không sát thực tế. Với trách nhiệm của mình, Đoàn công tác Chính phủ có nhiệm vụ xác định các địa phương làm đúng hay sai. Đoàn công tác của Trung ương về địa phương để cùng với địa phương giải quyết tại chỗ những phức tạp đang đặt ra trong công tác quản lý hành chính nhà nước thì càng nâng cao uy tín và hiệu lực của Chính phủ và của chính quyền địa phương đối với nhân dân. Cách làm như vậy khắc phục một bước tình trạng quan liêu, hiệu quả giải quyết nhanh, thiết thực, cần được phát huy. Và thực tế, với cách làm này, nhiều vụ việc tại các địa phương đã được giải quyết tương đối tốt. Song, trách nhiệm chính trong giải quyết khiếu kiện của dân vẫn thuộc về các địa phương.
Còn tại địa phương, cơ quan thanh tra hành chính các cấp cũng đã làm tốt công tác tham mưu giúp thủ trưởng cùng cấp xem xét, kết luận, giải quyết có kết quả nhiều vụ việc khiếu kiện, nhiều điểm nóng ở các địa phương. Đồng
thời đã chủ động bàn bạc với các đoàn thể (mặt trận tổ quốc, hội nông dân, hội cựu chiến binh, hội phụ nữ Hội Phụ nữ, Đoàn Thanh niên) tăng cường phối hợp với chính quyền cơ sở để tổ chức việc hoà giải và đã hoà giải thành công nhiều vụ việc tranh chấp trong nội bộ nhân dân hoặc vụ khiếu kiện mới phát sinh ở cơ sở.
Qua theo dõi thực tiễn cho thấy, đa số các vụ việc khiếu nại mà cơ quan hành chính đã giải quyết, cơ quan thanh tra hành chính các cấp đảm nhiệm việc tham mưu chiếm tỷ lệ lớn khoảng trên dưới 80%. Ở một số tỉnh, thành phố lớn như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Nghệ An…thanh tra tham mưu chiếm khoảng 85 % vụ việc, còn ở các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ chiếm khoảng 80% vụ việc, ở các tỉnh phía Nam chiếm khoảng 80% vì ở đó khiếu nại chủ yếu liên quan đến vấn đề đất đai, mà ngoài các cơ quan thanh tra còn có cơ quan quản lí nhà đất và cơ quan, tổ chức hữu quan khác cùng phối hợp tham mưu cho cơ quan hành chính cùng cấp xem xét, giải quyết [45].
Để có thể đánh giá được hiệu quả công tác tham mưu của cơ quan thanh tra hành chính các cấp trong việc giải quyết khiếu nại chính là thông qua những kết quả giải quyết khiếu nại của cơ quan hành chính trong thời gian qua. Đồng thời khi nghiên cứu về kết quả giải quyết khiếu nại nay có một đặc điểm nổi lên là sự lẫn lộn và mối liên hệ chặt chẽ giữa khiếu nại và tố cáo trong các vụ việc mà việc giải quyết nó khó có thể phân định và thực hiện một cách riêng biệt như pháp luật hiện hành. Chính vì vậy khi xem xét kết quả giải quyết khiếu nại của cơ quan hành chính các cấp, vấn đề này cần được xem xét dưới giác độ chung của tình hình.
Từ năm 1999 đến 2004, cơ quan hành chính nhà nước các cấp đã tiếp nhận 614.177 vụ việc thuộc thẩm quyền giải quyết được 513.409 vụ việc. Qua công tác giải quyết khiếu nại tố cáo nói chung đã thu hồi cho Nhà nước 145 tỷ 828 triệu 500 nghìn đồng, 6.646,8 ha đất, 10.372,4 tấn lương thực; trả
lại cho tập thể và công dân 155 tỷ 806,3 triệu đồng, 4.619,3 ha đất, 26.764,3 tấn lương thực; kỷ luật hành chính 7519 người, chuyển cơ quan điều tra 155 vụ với 274 người [17 ].
Năm 2005 các cơ quan hành chính các cấp đã tiếp nhận 70.758 trường
hợp khiếu nại thuộc thẩm quyền giải quyết 60.519 trường hợp đạt tỷ lệ 85,5%. Qua công tác giải quyết khiếu nại tố cáo nói chung đã thu hồi cho công dân 32 tỷ 285 triệu đồng, 195,72 ha đất, 26.764,3 tấn lương thực; kỷ luật hành chính 1096 người, chuyển cơ quan điều tra 29 vụ với 100 người[28].
Năm 2006 tiếp nhận khiếu nại thuộc thẩm quyền là 65.372 trường hợp
đã giải quyết 54.504 trường hợp đạt tỷ lệ 83,3%. Qua công tác giải quyết khiếu nại tố cáo nói chung đã thu hồi cho Nhà nước, tập thể và công dân 52 tỷ 329 triệu đồng, 461,3 ha đất. Phân tích kết quả giải quyết 27.667 đơn khiếu nại cho thấy có 10.798 đơn khiếu nại đúng( chiếm 39%); 6.326 đơn khiếu nại có đúng, có sai ( chiếm 22,9%) và 10.552 đơn khiếu nại sai (chiếm 38,1%). Kết quả giải quyết khiếu nại cho thấy phần lớn đơn khiếu nại của nhân dân là có cơ sở. Qua đó cho thấy rằng công tác quản lí nhà nước nhất là trong lĩnh vực quản lí đất đai còn nhiều bất cập, qúa trình thực thi nhiệm vụ quản lí nhà nước còn chưa đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp của công dân [ 30].
Riêng cơ quan Thanh tra Chính phủ ngoài việc thực hiện chức năng quản lý nhà nước đã trực tiếp xem xét, giải quyết theo thẩm quyền và các vụ việc được Thủ tướng Chính phủ giao. Thanh tra Chính phủ trong năm 2006 đã xem xét xác minh 83 vụ việc khiếu nại, tố cáo phức tạp do Thủ tướng Chính phủ giao.
Quý I năm 2007, cơ quan hành chính các cấp đã giải quyết được 12.685/18.596 vụ việc khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền, đạt 68,2% (tỷ lệ giải quyết thấp do đây là thời điểm đầu năm, nhiều vụ việc còn đang trong quá trình kiến nghị, phản ảnh). Kết quả giải quyết đã thu hồi cho nhà nước,
tập thể và trả lại cho công dân 5.718 tỷ đồng, 139.884m2 đất các loại; kiến nghị và xử lý kỷ luật hành chính 27 người. [31]
2.2.3 Công tác tiếp công dân
Trong thời gian vừa qua, thực hiện nhiệm vụ được giao, cơ quan thanh tra hành chính các cấp đã triển khai nhiều hoạt động để tổ chức tốt việc tiếp công dân, nhận các khiếu nại. Thanh tra Chính phủ đã ban hành một số văn bản để chỉ đạo và hướng dẫn Thanh tra địa phương, bộ, ngành, Uỷ ban nhân dân các cấp tổ chức các hoạt động cụ thể để tiếp công dân. Thanh tra địa phương tư vấn cho chính quyền các cấp ban hành quy chế, nội quy tiếp công dân phù hợp với điều kiện thực tế ở địa phương.
Thanh tra Chính phủ phối hợp với các cơ quan, tổ chức hữu quan kiện toàn công tác tổ chức, bố trí cán bộ có năng lực, trang bị máy móc phương tiện làm việc đối với trụ sở tiếp công dân của Trung ương Đảng và Nhà nước ở Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Theo qui định Trụ sở tiếp công dân của Trung ương Đảng và Nhà nước thường xuyên có đại diện các cơ quan: Văn phòng Trung ương Đảng, Văn phòng Quốc hội, Văn phòng Chính phủ, Uỷ Ban kiểm tra Trung ương, Thanh tra Chính phủ tiếp dân thường xuyên đến khiếu nại, kiến nghị, phản ánh. Theo thống kê kể từ năm 2001 đến năm 2004, Trụ sở tiếp công dân của Trung ương Đảng và Nhà nước tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh đã tiếp 70.315 lượt người và 1758 đoàn đông người khiếu kiện lên Trung ương [ 34]. Năm 2004 Trụ sở tiếp công dân của Trung ương Đảng và Nhà nước tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh đã tiếp 11.232 (tăng 3,25%) so với năm 2003 [18]. Năm 2005 Trụ sở tiếp dân đã tiếp 14.178 lượt người và 309 đoàn đông người. [ 29]
Trong năm 2006, tại Trụ sở Tiếp công dân của Trung ương Đảng và Nhà nước ở Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, cán bộ tiếp dân và xử lý đơn thư của Thanh tra Chính phủ đã phối hợp cùng cán bộ các cơ quan Văn phòng
Trung ương, Ủy ban Kiểm tra Trung ương, Văn phòng Quốc hội, Văn phòng Chính phủ tiếp 24.199 lượt người (tăng 31,1% so với năm 2005) đến khiếu kiện với 10.553 việc và 554 lượt đoàn đông người (tăng 31,9% so với năm 2005). Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Tổng Thanh tra đối với các vụ khiếu kiện đông người, Vụ Tiếp dân và xử lý đơn thư đã mời lãnh đạo Thanh tra Chính phủ cùng tiếp (như các vụ khiếu kiện của công dân xã Lai Vu, tỉnh Hải Dương; công dân các xã Phụng Công, Xuân Quan, Cửu Cao, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên; xã Tề Lỗ, tỉnh Vĩnh Phúc, và hàng chục vụ việc đơn lẻ khiếu kiện dai dẳng nhiều ngày khi người khiếu kiện có mặt tại Hà Nội và TP Hồ Chí Minh). Sau khi tiếp, Vụ đã có văn bản trình lãnh đạo trả lời công dân hoặc yêu cầu địa phương xem xét, giải quyết theo thẩm quyền.Số lượng cán bộ ít, công việc tiếp dân và xử lý đơn thư trong năm có áp lực lớn, nhưng Vụ Tiếp dân và Xử lý đơn thư vẫn dành thời gian, tập trung những người có năng lực và kinh nghiệm để phối hợp với các cơ quan Trung ương (Văn phòng Trung ương, UBKT Trung ương, Văn phòng Quốc Hội, Văn phòng Chính phủ) thành lập các Đoàn công tác của Trụ sở tiếp dân kiểm tra đôn đốc các địa phương có nhiều vụ việc khiếu kiện đông người bức xúc lên Trung ương như: Hưng Yên, Vĩnh Phúc, Tây Ninh, Đồng Tháp, Long An, Hải Dương, Hà Tây, Ninh Bình, Bắc Ninh, Bắc Giang, Vĩnh Phúc, Bình Phước, Vĩnh Long Kết quả là nhiều vụ việc đã được lãnh đạo các địa phương chỉ đạo giải quyết khẩn trương và đúng chính sách, pháp luật, chấm dứt khiếu nại. Ngoài việc phối hợp với các cơ quan Trung ương, Vụ còn chủ động đề xuất với lãnh đạo Thanh tra Chính phủ thành lập các tổ công tác để rà soát lại các khiếu nại quyết định giải quyết cuối cùng ở một số tỉnh; đồng thời chủ trì 3 tổ công tác rà soát tại các địa phương như Hà nội, Hải Phòng, Bạc Liêu và Kiên Giang. Qua rà soát đã tư vấn cho địa phương xem xét giải quyết lại, hoặc hủy bỏ quyết định giải quyết không đúng pháp luật, bảo vệ được quyền và lợi chính