giải quyết độc lập. Đến năm 1996 khi Toà Hành chính đi vào hoạt động thì vai trò của cơ quan Thanh tra Nhà nước có sự thay đổi theo hướng giảm dần thẩm quyền. Đến Luật sửa đổi, bổ sung Luật khiếu nại, tố cáo năm 2004,2005 thì cơ quan thanh tra theo cấp hành chính chỉ là cơ quan tham mưu, giúp việc cho thủ trưởng cơ quan cùng cấp trong giải quyết vụ việc. Đồng thời tiến hành tiếp công dân và quản lí nhà nước về công tác giải quyết khiếu nại là hoạt động có tính chất hỗ trợ trực tiếp, gắn bó chặt chẽ với việc giải quyết khiếu nại. Chính vì vậy khi nghiên cứu về vai trò thanh tra hành chính trong giải quyết khiếu nại chúng ta phải đề cập nhiệm vụ, quyền hạn trong các lĩnh vực nêu trên mới toàn diện và đầy đủ.
Tóm lại: Quyền khiếu nại của công dân là quyền hiến định. Thực tế, hầu hết các đạo luật đều có các điều khoản ghi nhận quyền khiếu nại đi kèm như một chế định đảm bảo quyền và lợi ích các bên khi tham gia vào các quan hệ pháp luật mà đạo luật đó điều chỉnh. Điều này hoàn toàn phù hợp với thực tiễn xây dựng pháp luật. Bản chất của luật là xác lập và điều chỉnh các mối quan hệ giữa các chủ thể. Mối quan hệ đó suy cho cùng cũng không ngoài những vấn đề về quyền, nghĩa vụ và lợi ích các bên liên quan mà Nhà nước và pháp luật dự liệu, bảo vệ. Do vậy khi có sự vi phạm quyền, lợi ích hợp pháp thì pháp luật cũng qui định cho các bên được dùng quyền khiếu nại để tự bảo vệ thông qua sự can thiệp của Nhà nước. Để đảm bảo quyền khiếu nại của công dân, Nhà nước đã thiết lập cơ chế giải quyết khiếu nại với sự tham gia của rất nhiều hệ thống cơ quan, tổ chức khác nhau. Cơ quan thanh tra hành chính các cấp chỉ là mắt xích trong cỗ máy giải quyết khiếu kiện. Tuy không trực tiếp giải quyết những khiếu kiện của người dân nhưng những hoạt động của cơ quan thanh tra hành chính khi thực hiện công tác giải quyết khiếu nại đóng một vai trò cực kỳ quan trọng trong đời sống xã hội. Những quan điểm về vai trò của cơ quan thanh tra hành chính trong giải quyết khiếu nại là một bộ phận thống nhất của hệ thống các quan điểm của Đảng và Nhà nước về
một Nhà nước kiểu mới, Nhà nước của dân, do dân và vì dân. Thanh tra và giải quyết khiếu nại luôn là hai lĩnh vực có quan hệ mật thiết với nhau. Trong các quy định của pháp luật về khiếu nại luôn gắn liền với các quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan thanh tra Nhà nước và ngược lại. Đây là hai lĩnh vực công tác có nhiều điểm tương đồng về mục đích, phương pháp và những yêu cầu đặt ra. Cũng chính vì vậy, giải quyết khiếu nại luôn là một nhiệm vụ quan trọng của cơ quan thanh tra hành chính trong suốt quá trình lịch sử từ khi thành lập đến nay.
Chương 2
THỰC TRẠNG VAI TRÒ CỦA CƠ QUAN THANH TRA HÀNH CHÍNH TRONG GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
2.1. Khái quát về tình hình khiếu nại hiện nay
Trong những năm vừa qua, tình hình khiếu nại của công dân phát sinh nhiều diễn biến phức tạp. Số lượng các vụ khiếu nại có nơi, có lúc tăng, giảm khác nhau nhưng tính chất còn phức tạp thể hiện ở chỗ, tình trạng khiếu kiện đông người diễn ra trên diện rộng ở nhiều tỉnh, thành phố có thời điểm cả nước có trên 30 tỉnh, thành phố có nhiều đoàn khiếu kiện đông người. Ở nhiều địa phương đã xuất hiện nhiều "điểm nóng" về khiếu nại điển hình như tại tỉnh Thái Bình 264/285 xã; việc khiếu tố xảy ra ở 20/22 xã thuộc huyện Giao thuỷ, tỉnh Nam Định; khiếu kiện tranh chấp đất của hơn 2000 hộ dân ở 3 huyện Ba Tri, Giồng Trôm, Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre; khiếu kiện về đất đai của hơn 300 hộ nông dân với Nông trường 30/4 ở tỉnh Sóc Trăng; khiếu kiện về đất đai của nhiều hộ nông dân dân tộc Khơme ở tỉnh An Giang; những vụ việc khiếu kiện đông người gây bức xúc tại huyện Quốc Oai tỉnh Hà Tây; vụ việc của trên 100 hộ thuộc thị trấn Sao Đỏ, huyện Chí Linh, Tỉnh Hải Dương liên quan đến việc đền bù, giải phòng mặt bằng trong dự án đường 18 v.v..[36,
Có thể bạn quan tâm!
- Cơ Quan Thanh Tra Hành Chính – Phương Thức Bảo Đảm Pháp Chế, Kỷ Luật; Bảo Vệ Quyền Và Lợi Ích Hợp Pháp Của Cá Nhân, Cơ Quan, Tổ Chức
- Vai trò của cơ quan thanh tra hành chính trong giải quyết khiếu nại ở Việt Nam hiện nay - 4
- Vai trò của cơ quan thanh tra hành chính trong giải quyết khiếu nại ở Việt Nam hiện nay - 5
- Vai trò của cơ quan thanh tra hành chính trong giải quyết khiếu nại ở Việt Nam hiện nay - 7
- Hoạt Động Tham Mưu Giúp Thủ Trưởng Cơ Quan Hành Chính Cùng Cấp Trong Việc Giải Quyết Khiếu Nại
- Yêu Cầu Khách Quan Và Chủ Quan Đòi Hỏi Nâng Cao Vai Trò Cơ Quan Thanh Tra Hành Chính Trong Giải Quyết Khiếu Nại
Xem toàn bộ 109 trang tài liệu này.
tr295 -306]
Tính phức tạp của thành phần tham gia khiếu kiện ngày càng tăng và có việc tổ chức, liên kết giữa các đoàn tham gia khiếu kiện. Xuất hiện những hiện tượng “ cò mồi, lợi dụng dân chủ trong khiếu kiện”. Các đoàn khiếu kiện đông người ở các địa phương thường kéo lên Trung ương trong thời gian diễn ra các kiện chính trị quan trọng của đất nước như: hội nghị của Ban chấp hành Trung ương Đảng và các kỳ họp thường kỳ của Quốc hội. Đáng lưu ý, nhiều cá nhân và các đoàn khiếu kiện đông người ở các địa phương khi về Trung ương đã có sự liên kết với nhau để gây sức ép tại các cơ quan Trung ương và nhà
riêng các đồng chí lãnh đạo Đảng và Nhà nước. Có đoàn khiếu kiện đã đưa các cụ già, phụ nữ, trẻ em, thương binh, thân nhân của gia đình liệt sĩ đi cùng, trưng khẩu hiệu, căng biểu ngữ tạo nên sự bức xúc, gay gắt, không tin tưởng và chấp thuận việc giải quyết của địa phương, đòi Trung ương về giải quyết, cá biệt có đoàn kéo đến Lãnh sự quán Mỹ nhờ can thiệp. Nhiều trường hợp đeo bám khiếu kiện dài ngày ở các cơ quan Trung ương, Trụ sở tiếp công dân của Đảng và Nhà nước ở Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh mà điển hình là sự kiện 400 công dân với hàng trăm khẩu hiệu, băng rôn dựng lều, lán trong nhiều tháng để khiếu kiện tại Trụ sở Văn phòng Chính phủ ở số 7 Lê Duẩn, thành phố Hồ Chí Minh. Người khiếu kiện đã có những hành vi vượt ra ngoài quyền khiếu nại mà pháp luật cho phép, dẫn đến vi phạm pháp luật như: lăng mạ, xúc phạm, hành hung, gây thương tích hoặc bắt giữ cán bộ, đập phá tài sản, gây rối trật tự công cộng. Như vậy tình hình trên đã gây nhiều phức tạp về an ninh, chính trị và trật
tự, an toàn xã hội, ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của các cơ quan nhà nước, làm giảm uy tín của Đảng và Nhà nước đối với nhân dân.
Qua tổng hợp cho thấy, nội dung khiếu nại tập trung chủ yếu là về đất đai, nhà ở (chiếm tỷ lệ gần 60%). Ở các tỉnh phía Bắc, nội dung khiếu nại chủ yếu liên quan đến việc chính quyền thu hồi đất, đền bù, giải phóng mặt bằng; tự cấp đất bán đất trái thẩm quyền như ở Sầm Sơn ( Thanh Hoá), Đồ Sơn (Hải Phòng). Ở các tỉnh Nam Bộ chủ yếu là việc đòi lại đất cũ, đất cho mượn, cho ở nhờ, tranh chấp đất trước đây đưa vào hợp tác xã hoặc tập đoàn sản xuất, tranh chấp trong nội bộ nhân dân hoặc giữa chủ cũ và người đang sử dụng đất, giữa dân với các nông trường, lâm trường, cơ quan, đơn vị quân đội. Ở miền Trung, nhất là các tỉnh Tây Nguyên, tình trạng phá rừng để lấy đất sản xuất, mua bán, đổi, lấn chiếm đất nông, lâm trường, tranh chấp giữa đồng bào dân tộc với các hộ dân di cư, với nông trường, lâm trường cũng là vấn đề bức xúc. Việc khiếu
kiện đòi nhà, đất do Nhà nước quản lý thuộc diện cải tạo trước đây cũng diễn ra gay gắt, tập trung ở một số đô thị lớn như Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, Khánh Hoà, thành phố Hồ Chí Minh, Bà Rịa - Vũng Tàu, Cần Thơ…Khiếu kiện liên quan đến chính sách xã hội như người có công, thương binh, liệt sỹ…nhiều vụ việc do lịch sử để lại quá lâu, thiếu chứng cứ để xem xét xác định. Khiếu kiện liên quan đến công ăn, việc làm, xoá đói, giảm nghèo, kỷ luật cán bộ, công chức cũng đang là những vấn đề bức xúc...[ 33, tr.538 -540].
Nguyên nhân làm phát sinh tình hình khiếu nại có nhiều, nhưng chủ yếu là do những nguyên nhân sau:
Trong quá trình phát triển kinh tế- xã hội, xây dựng kết cấu hạ tầng, Nhà nước phải thu hồi đất để thực hiện các dự án đã ảnh hưởng đến quyền lợi của nhiều hộ dân. Trong khi dó quá trình triển khai thực hiện đền bù, giải toả nhiều nơi làm chưa đúng chính sách, thiếu công khai, dân chủ thậm chí tiêu cực, tham nhũng. Khi phát sinh khiếu kiện, cấp uỷ Đảng, chính quyền nhiều nơi chưa tập trung chỉ đạo, giải quyết kịp thời, có khi còn né tránh, đùn đẩy. Nhiều trường hợp giải quyết không đúng chính sách, pháp luật, xử lý vi phạm không kịp thời, chưa nghiêm minh. Đây là nguyên chính dẫn đến gia tăng số lượng vụ việc, nhất là những vụ việc khiếu kiện đông người trong những năm vừa qua.
- Đất nước ta trải qua nhiều giai đoạn cách mạng, có nhiều vấn đề do lịch sử để lại, đặc biệt là vấn đề nhà của, đất đai qua các thời kỳ thực hiện chính sách cải tạo. Khi nhà nước qui hoạch, phát triển kinh tế- xã hội, giá trị nhà đất ngày càng tăng cao, người dân cảm thấy bị thiệt thòi đã khiếu kiện yêu cầu nhà nước trả lại nhà đất trước đây nhà nước đã quản lý.
- Hệ thống pháp luật nói chung, nhất là các qui định về quản lý, sử dụng đất đai chưa hoàn chỉnh, thiếu đồng bộ, còn nhiều sơ hở, bất cập, lại liên tục thay đổi, nhất là qui định về giá đền bù thiệt hại khi nhà nước thu hồi đất chưa
phù hợp với thực tế, chưa thực sự tạo điều kiện để người dân ổn định cuộc sống khi bị thu hồi đất, việc thực hiện còn nhiều sai phạm đã dẫn đến khiếu kiện.
- Công tác quản lí nhà nước trên nhiều lĩnh vực bị buông lỏng, dẫn đến vi phạm nhất là trong lĩnh vực quản lí đất đai, xây dựng, nhà ở; quy hoạch sử dụng đất, chuyển đổi mục đích sử dụng đất…còn nhiều hạn chế, thiếu sót thậm chí tiêu cực nhưng chưa được phát hiện và xử lý đúng đắn, kịp thời. Ở một số nơi, một số cán bộ, đảng viên còn quan liêu tham nhũng, mất dân chủ, cố tình làm trái chính sách pháp luật hoặc năng lực, trình độ yếu kém, trách nhiệm chưa cao nhưng chưa được xử lý kịp thời nghiêm minh; có nơi mất đoàn kết nội bộ mà phát sinh khiếu nại.
- Các quy định về pháp luật khiếu nại đã được sửa đổi bổ sung nhiều lần nhưng vẫn còn một số bất cập nhất là các quy định về thẩm quyền giải quyết; thủ tục giải quyết chưa công khai, minh bạch. Cơ chế giải quyết khiếu nại chưa khoa học, khách quan, cơ quan hành chính bị khiếu nại cũng chính là cơ quan giải quyết khiếu nại.
- Hiệu lực, hiệu quả của công tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại chưa cao. Ở một số nơi, lãnh đạo chính quyền ít trực tiếp đối thoại với người khiếu nại; chưa giải quyết kịp thời khiếu nại thuộc thẩm quyền, còn né tránh, đùn đẩy; giải quyết thiếu công bằng, không đúng chính sách, pháp luật; việc thực hiện kết luận thanh tra, giải quyết khiếu nại đã có hiệu lực pháp luật còn chậm triệt để, chưa xử lí nghiêm cán bộ vi phạm pháp luật.
- Về phía người khiếu nại: một số người do không hiểu chính sách, pháp luật nên khiếu nại thiếu căn cứ, vượt ra ngoài phạm vi mà pháp luật qui định nhưng cố tình đeo bám dai dẳng, cố chấp được thua hoặc do bất mãn, cố tình không chấp hành quyết định giải quyết có lý, có tình của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Thậm chí một số kẻ xấu lợi dụng quyền khiếu nại để
gây rối, làm ảnh hưởng đến an ninh, trật tự xã hội âm mưu chống phá Nhà nước xã hội chủ nghĩa.
2.2. Thực trạng hoạt động của cơ quan thanh tra hành chính trong giải quyết khiếu nại
Để phát huy vai trò bảo đảm pháp chế, kỷ luật; quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chức trong việc giải quyết khiếu nại, trong những năm vừa qua cơ quan thanh tra hành chính đã tiến hành những hoạt động cụ thể như sau:
2.2.1. Hoạt động quản lí nhà nước về công tác giải quyết khiếu nại
Trước tình hình khiếu kiện diễn biến phức tạp, nhằm tăng cường pháp chế và kỷ luật trong giải quyết khiếu nại, Bộ chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội và Chính phủ đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo bằng nhiều biện pháp, đã huy động cả hệ thống chính trị tham gia giải quyết khiếu nại coi đây là một nhiệm vụ chính trị trọng tâm vừa cấp bách, vừa lâu dài.
Theo quy định của pháp luật, cơ quan thanh tra hành chính các cấp được giao giúp Thủ trưởng cơ quan hành chính cùng cấp tiến hành quản lí nhà nước về công tác giải quyết khiếu nại. Nội dung của hoạt động quản lí nhà nước về công tác giải quyết khiếu nại rất đa dạng, phong phú gồm nhiều nhiệm vụ khác nhau. Cụ thể tình hình thực hiện công tác này của cơ quan thanh tra hành chính các cấp trong những năm qua như sau:
Thứ nhất: Thực hiện nhiệm vụ tuyên truyền hướng dẫn và tổ chức việc thực hiện các quy định về pháp luật khiếu nại
Để tổ chức thi hành pháp luật về khiếu nại có hiệu quả, Thanh tra hành chính các cấp đã biên soạn các tài liệu để học tập, tuyên truyền pháp luật về khiếu nại. Theo thống kê sau khi ban hành Luật khiếu nại, tố cáo 1998, Thanh tra Nhà nước và các Bộ, ngành, địa phương đã tổ chức được 4.071 lớp tập
huấn và quán triệt thi hành Luật khiếu nại, tố cáo cho 917.329 lượt cán bộ chủ chốt của các Bộ, ngành, địa phương, cán bộ công chức ngành Thanh tra, hội viên Hội Nông dân và thanh tra nhân dân ở xã, phường, thị trấn [32]. Từ khi Ban Bí thư có Chỉ thị số 32- Ct/TW ngày 9/12/2003 về “ tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng trong công tác phổ biến giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, nhân dân” công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về khiếu nại đã được các ngành, các cấp quan tâm hơn. Chính phủ đã xây dựng và chỉ đạo, tổ chức thực hiện chương trình phổ biến giáo dục pháp luật từ năm 2003 đến năm 2007. Thanh tra Chính phủ đã chủ trì thực hiện tốt Đề án “ tăng cường phổ biến pháp luật về khiếu nại, tố cáo ở xã phường, thị trấn” theo Quyết định số 212/2004/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.
Bên cạnh việc tổ chức quán triệt và triển khai thi hành những nội dung của Luật Khiếu nại, tố cáo và các cấp văn bản hướng dẫn cho cán bộ, công chức và những người có trách nhiệm, cơ quan thanh tra hành chính các cấp đã tham mưu với các cấp chính quyền cũng như chủ động phối hợp với các cơ quan báo chí, phát thanh, truyền hình tổ chức tuyên truyền, hướng dẫn, phổ biến pháp luật về khiếu nại cho nhân dân bằng nhiều hình thức phù hợp, phong phú đa dạng. Đây là hoạt động để chuyển hoá pháp luật vào trong đời sống nhân dân, một mặt để nhân dân hiểu rõ quyền và nghĩa vụ của mình khi thực hiện quyền khiếu nại, giảm bớt khiếu nại thiếu căn cứ, không có cơ sở, từ đó góp phần ổn định tình hình chính trị, trật tự, an toàn xã hội. Mặt khác nhằm nâng cao sự hiểu biết để tăng cường năng lực giám sát của nhân dân đối với các cơ quan hành chính nhà nước trong công tác giải quyết khiếu nại. Cùng với việc tuyên truyền, giáo dục, phổ biến pháp luật thường xuyên, liên tục, cơ quan thanh tra hành chính các cấp còn tổ chức việc hướng dẫn việc thực hiện các quy định pháp luật về khiếu nại . Bao gồm việc thực hiện những