Yêu Cầu Khách Quan Và Chủ Quan Đòi Hỏi Nâng Cao Vai Trò Cơ Quan Thanh Tra Hành Chính Trong Giải Quyết Khiếu Nại


đáng của người dân, chấm dứt một số việc khiếu nại kéo dài. Về xử lý đơn thư, Vụ đã tiếp nhận và xử lý 50.807 đơn, tăng 9,8% so với năm trước, trong đó mới nhận trong năm là 48.076 đơn; tồn từ năm trước chuyển sang là 2.731 đơn. Đã xử lý 49.846 đơn, tăng 21,6% so với năm trước, hiện còn 882 đơn chuyển sang năm 2007. Qua phân loại, có 13.510 đơn khiếu nại, bao gồm 10.767 đơn khiếu nại trong lĩnh vực hành chính, chiếm 79,7%; 2712 đơn khiếu nại trong lĩnh vực tư pháp, chiếm 20,07 %; 31 đơn khiếu nại về công tác Đảng, chiếm 0,23%. Sau khi xử lý, Vụ đã có 10.953 phiếu hướng dẫn công dân gửi đơn khiếu nại, có 3.474 phiếu chuyển đơn tố cáo, kiến nghị, phản ánh đến cơ quan có thẩm quyền giải quyết [44].

Như vậy Thanh tra Chính phủ, Thanh tra cấp tỉnh, cấp huyện đã tổ chức tốt công tác tiếp dân, nhận các khiếu nại của công dân, kịp thời giải thích hướng dẫn để nhân dân nắm được chủ trương, chính sách pháp luật thực hiện đúng quyền khiếu nại của mình để tránh khiếu kiện đông người, gây sức ép với các cơ quan nhà nước.

Do có sự nhận thức đúng đắn, có định hướng cụ thể nên việc tiếp công dân, nhận các khiếu nại, kiến nghị của các cơ quan thanh tra hành chính các cấp trong thời gian qua đã đạt được những kết quả nhất định. Tổng hợp từ năm 1999 đến năm 2006, các cơ quan hành chính nhà nước các cấp và Thanh tra hành chính các cấp đã thực hiện như sau [17]:

Năm 1999 tiếp 284.264 lượt người với tổng số đơn thư là 178.738 trong đó khiếu nại thuộc thẩm quyền là 113.668 trường hợp đã giải quyết

92.025 trường hợp đạt tỷ lệ 80,9%;

Năm 2000 tiếp 236.827 lượt người với tổng số đơn thư là 191.344 trong đó khiếu nại thuộc thẩm quyền là 124.063 trường hợp đã giải quyết

107.386 trường hợp đạt tỷ lệ 86,5%;

Năm 2001 tiếp 282.362 lượt người với tổng số đơn thư là 185.094


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 109 trang tài liệu này.

trong đó khiếu nại thuộc thẩm quyền là 128.896 trường hợp đã giải quyết

106.479 trường hợp đạt tỷ lệ 82,6%;

Vai trò của cơ quan thanh tra hành chính trong giải quyết khiếu nại ở Việt Nam hiện nay - 9

Năm 2002 tiếp 284.638 lượt người với tổng số đơn thư là 164.590 trong đó khiếu nại thuộc thẩm quyền là 92.519 trường hợp đã giải quyết

81.244 trường hợp đạt tỷ lệ 87,8%;

Năm 2003 tiếp 242.087 lượt người với tổng số đơn thư là 144.060 trong đó khiếu nại thuộc thẩm quyền là 84.855 trường hợp đã giải quyết 67.860 trường hợp đạt tỷ lệ 80%;

Năm 2004 tiếp 292.101 lượt người với tổng số đơn thư là 173.957 trong đó khiếu nại thuộc thẩm quyền là 70.176 trường hợp đã giải quyết

58.435 trường hợp đạt tỷ lệ 83%; .

Năm 2005 tiếp 245.585 lượt người với tổng số đơn thư là 123.987 trong đó khiếu nại thuộc thẩm quyền là 70.758 trường hợp đã giải quyết

60.519 trường hợp đạt tỷ lệ 85,5%;

Năm 2006 tiếp 327.729 lượt người với tổng số đơn thư là 229.109 trong đó khiếu nại thuộc thẩm quyền là 65.372 trường hợp đã giải quyết

54.504 trường hợp đạt tỷ lệ 83,3%. Thực hiện sử chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại văn bản số 14/TTg-V.II ngày 24/3/2006 và các văn bản số 292/VPCP-V.II ngày 14/4/2006, văn bản số 45/TTg-V.II ngày 21/8/2006, Thanh tra Chính phủ đã lập tổ công tác tiếp dân của Trung ương để phối hợp 34 tỉnh thành phố có công dân thường xuyên kéo về Hà Nội để xử lý dứt điểm. Đây là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của công tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại năm 2006.

Quý I năm 2007 số lượng đơn thư khiếu nại, tố cáo và số lượt tiếp công dân ở một số địa phương có tăng so với cùng kỳ năm trước (có 14 địa phương báo cáo đơn thư khiếu tố phát sinh tăng so với cùng kỳ năm 2006). Trụ sở tiếp công dân của Trung ương Đảng và Nhà nước tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí


Minh tiếp 5.267 lượt công dân( tăng 102%) và 120 đoàn đông người (tăng 42%). Thanh tra Chính phủ tiếp nhận 14.901 đơn thư khiếu nại, tố cáo. Tổng hợp báo cáo của 58 tỉnh, thành phố và 14 bộ ngành ( tính đến ngày 5/4/2007) các cơ quan hành chính đã tiếp 45.518 lượt công dân, tiếp nhận 38.923 đơn khiếu nại, tố cáo và kiến nghị, phản ánh

Tuy nhiên, công tác tiếp dân ở nhiều địa phương vẫn chưa được coi trọng. Việc tiếp dân mang tính hình thức, kém hiệu quả không gắn với quá trình giải quyết. Nhiều nơi việc tiếp dân còn khoán trắng cho bộ phận tiếp dân hoặc cơ quan thanh tra, Sở Tài nguyên – Môi trường. Chưa có cơ chế phối hợp giữa cơ quan có thẩm quyền, giữa trung ương và địa phương dẫn đến tình trạng đùn đẩy, tránh né gây mất lòng tin của nhân dân. Mô hình tổ chức tiếp dân cũng chưa được thống nhất có nơi do cơ quan thanh tra quản lí, có nơi do Văn phòng Uỷ ban nhân dân cùng cấp quản lí, có nơi chỉ làm việc tiếp nhận, hướng dẫn, chuyển đơn thư khiếu nại do công dân chuyển đến trong khi đó có nơi có chức năng tham mưu, kiểm tra, đôn đốc các cơ quan, đơn vị có thẩm quyền giải quyết khiếu nại của công dân. Đội ngũ cán bộ tiếp dân có nhiệm vụ tham mưu giải quyết khiếu nại vừa thiếu về số lượng, vừa yếu về chất lượng

2.2.4. Hoạt động của Tổng Thanh tra Chính phủ

Tổng Thanh tra Chính phủ với tư cách là thành viên Chính phủ, theo qui định Điều 26 Luật Khiếu nại, tố cáo sửa đổi, bổ sung năm 2005 có thẩm quyền : 1. Giải quyết khiếu nại mà Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ đã giải quyết lần đầu nhưng còn có khiếu nại;

2. Giúp Thủ tướng Chính phủ theo dõi, kiểm tra đôn đốc các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Uỷ ban nhân dân các cấp trong việc tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, thi hành quyết định giải quyết khiếu nại đã có hiệu lực pháp luật.


Trường hợp phát hiện có hành vi vi phạm pháp luật gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức thì kiến nghị Thủ tướng Chính phủ hoặc kiến nghị người có thẩm quyền áp dụng biện pháp cần thiết để chấm dứt vi phạm, xem xét trách nhiệm, xử lý đối với người vi phạm.

Đối với thẩm quyền thứ hai có phần trùng với nội dung trong công tác quản lí nhà nước về giải quyết khiếu nại của Thanh tra Chính phủ nói chung đã được đề cập ở phần trên. Ở đây vai trò của cá nhân người đứng đầu được thể hiện không tách rời thông qua hoạt động tập thể. Vì thế tác giả chỉ đề cập đến thẩm quyền thứ nhất là giải quyết khiếu nại mà Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ đã giải quyết lần đầu nhưng còn khiếu nại vì tính chất đặc biệt của nó. Thẩm quyền này vẫn được giữ nguyên qua hai lần sửa đổi Luật Khiếu nại, tố cáo mặc dù không phải không có những ý kiến khác. Theo tác giả Phạm Hồng Thái chủ biên trong cuốn Tìm hiểu về pháp luật khiếu nại, tố cáo của Nhà xuất bản Thành phố Hồ Chí Minh năm 2003 có ghi :

Trong thẩm quyền giải quyết khiếu nại của Tổng thanh tra nhà nước quy định tại Luật khiếu nại, tố cáo cũng có điểm chưa hợp lý( … )Quy định như vậy chưa khách quan, khi Luật khiếu nại, tố cáo xác định thẩm quyền của Tổng Thanh tra Nhà nước trên cơ sở địa vị pháp lý của cá nhân người đứng đầu cơ quan thuộc Chính phủ, chứ không phải là trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan đó. Về nguyên tắc, các cơ quan thuộc Chính phủ đều có địa vị pháp lý như nhau, thậm chí nếu xét về nội dung quản lý nhà nước, nhiều cơ quan thuộc Chính phủ mà người đứng đầu không phải là Bộ trưởng, song lại có nội dung quản lý nhà nước rộng hơn nhiều so với cơ quan thuộc Chính phủ mà người đứng đầu là Bộ trưởng [ 40 , tr91].

Đây cũng là quan điểm cần nhìn nhận, tham khảo trong quá trình sửa đổi luật sau này. Thực tế, hiện nay các cơ quan thuộc Chính phủ không nhiều,


nội dung quản lí nhà nước không lớn nên số việc khiếu nại mà Tổng Thanh tra Chính phủ giải quyết qua từng năm cũng giảm dần. Theo số liệu của Thanh tra Chính phủ năm 1999, Tổng Thanh tra nhà nước ( nay là Tổng Thanh tra Chính phủ) đã giải quyết 3 vụ việc thuộc thẩm quyền, năm 2000 là 7 vụ, năm 2001 đã giải quyết 3 vụ, năm 2002 đã giải quyết giải quyết 2 vụ, năm 2004 giải quyết 1 vụ. [ 34, tr2]. Nhìn chung các quyết định giải quyết khiếu nại của Tổng Thanh tra Chính phủ cơ bản được người dân tôn trọng, các cơ quan, tổ chức, cá nhân chấp hành nghiêm chỉnh. Số vụ việc còn tiếp khiếu hầu như không có. Chính vì vậy mà thẩm quyền của Tổng Thanh tra Chính phủ vẫn được tiếp tục ghi nhận trong Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Khiếu nại, tố cáo 2005.

Tóm lại: Nhìn tổng quát tình hình khiếu nại những năm qua cho thấy tuy diễn biến phức tạp nhưng dưới sự lãnh đạo của Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng, sự chỉ đạo, điều hành của Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ, cùng với các cơ quan quản lí; cơ quan thanh tra hành chính các cấp đã ngày càng làm tốt hơn chức năng quản lí nhà nước trong công tác giải quyết khiếu nại và tham mưu cho thủ trưởng cùng cấp trong giải quyết khiếu nại . Ngoài việc tăng cường nắm bắt tình hình để chủ động đề ra các biện pháp xử lý đã tập trung vào công tác thanh tra, kiểm tra trách nhiệm của Thủ trưởng cơ quan hành chính cấp dưới trong việc chấp hành Luật khiếu nại, tố cáo; phát hiện và chấn chỉnh kịp thời những hạn chế, yếu kém trong công tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại đồng thời tập trung tham mưu, giải quyết các vụ việc phức tạp, tồn đọng. Cơ quan thanh tra hành chính các cấp đã chủ động cùng với các cơ quan quản lí tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong cơ chế giải quyết khiếu nại và phối hợp chặt chẽ với các cấp địa phương xem xét giải quyết những vụ việc phức tạp, các vụ khiếu nại đông người, vượt cấp. Nhờ sự phát huy tích cực vai trò của cơ quan thanh tra hành chính mà đã tập trung giải quyết được một khối lượng lớn vụ việc khiếu nại phát sinh cũng như


nhiều vụ việc tồn đọng, phức tạp. Công tác thanh tra, kiểm tra, kiến nghị, kết luận báo cáo cấp có thẩm quyền xử lý, giải quyết được nâng cao một bước về chất lượng và hiệu quả, được quần chúng nhân dân đồng tình ủng hộ, góp phần quan trọng vào việc giải quyết nhiều vụ việc tranh chấp, khiếu nại ngay tại cơ sở một cách thoả đáng, đúng pháp luật. Nhìn chung, là cơ quan có vị trí quan trọng trong cơ cấu tổ chức của các cơ quan hành chính nhà nước, với những nhiệm vụ, quyền hạn nhất định do pháp luật trao, cơ quan thanh tra hành chính các cấp trong thời gian qua bằng những hoạt động thiết thực đã khẳng định được vai trò của mình trong công tác giải quyết khiếu nại thông qua chức năng tham mưu giúp việc cho thủ trưởng cơ quan quản lí nhà nước cùng cấp trong giải quyết khiếu nại và tiến hành quản lí nhà nước về công tác giải quyết khiếu nại.‌‌

Tuy nhiên, nhiều vụ việc khiếu kiện chưa được giải quyết kịp thời hoặc giải quyết chậm dứt điểm do công tác thẩm tra, xác minh, thu thập chứng cứ để giải quyết chưa đảm bảo chính xác, có một số vụ do nhận thức và vận dụng pháp luật để giải quyết còn có ý kiến khác nhau hoặc áp dụng chưa đúng chính sách, pháp luật dẫn đến quá trình giải quyết còn nhùng nhằng. Do đó khi ban hành quyết định giải quyết chưa được công dân đồng tình. Có những vụ việc xảy ra không phức tạp nhưng cách giải quyết ban đầu của chính quyền địa phương chưa chính xác, còn né tránh trách nhiệm, hoạt động áp dụng chính sách, pháp luật chưa đúng, còn biểu hiện tuỳ tiện, tắc trách dẫn đến sự việc khiếu kiện kéo dài, phức tạp. Sự phối hợp giữa các cấp ngành chức năng trong quá trình giải quyết khiếu nại chưa chặt chẽ. Công tác kiểm tra, đôn đốc của cấp trên với cấp dưới chưa thường xuyên, nhiều quyết định giải quyết đã ban hành nhưng không được thực hiện, kể cả một số trường hợp đã rõ là có sai phạm nhưng vẫn đùn đẩy, né tránh, không mạnh dạn sửa sai hoặc bao che cho cấp dưới hoặc không kiên quyết xử lý những người sai phạm.


Chương 3

CÁC GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG VAI TRÒ CƠ QUAN THANH TRA HÀNH CHÍNH TRONG GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI

3.1. Yêu cầu khách quan và chủ quan đòi hỏi nâng cao vai trò cơ quan thanh tra hành chính trong giải quyết khiếu nại

3.1.1. Yêu cầu khách quan

Thứ nhất: Xuất phát từ xu hướng xây dựng nhà nước pháp quyền và quá trình dân chủ hoá đời sống nhà nước, đời sống xã hội ở nước ta hiện nay

Tại Điều 2 Hiến pháp 1992 ( đã sửa đổi bổ sung 2001) của nước ta ghi nhận :”Nhà nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân. Nhà nước bảo đảm và không ngừng phát huy quyền làm chủ của nhân dân trên tất cả lĩnh vực của đời sống xã hội. Nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật, không ngừng tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa”.

Như vậy bằng việc đảm bảo về mặt hiến định, chúng ta đang tiến hành tạo những nền tảng cần thiết để xây dựng nhà nước pháp quyền. Nhưng việc xây dựng nhà nước pháp quyền ở Việt Nam là một tiến trình lâu dài và có tính đặc thù. Nhà nước pháp quyền phải là sự kế thừa, phát triển của nhà nước dân chủ nhân dân lên tầm cao mới trên cơ sở bảo tồn, phát huy các giá trị văn hoá truyền thống. Mặt khác, quá trình xây dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa không tách rời với quá trình phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa. Vì vậy, Văn kiện Đại hội IX chỉ rõ: "Phát huy dân chủ, giữ vững kỷ luật, kỷ cương, tăng cường pháp chế...Thực hiện tốt quy chế dân chủ, mở rộng dân chủ trực tiếp ở cơ sở. Chăm lo cho con người, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mọi người. Giải quyết kịp thời khiếu nại, tố cáo của công dân".

Nhà nước pháp quyền là nhà nước ở đó pháp luật giữ địa vị thống trị, pháp luật là ý chí của toàn thể nhân dân. Quản lý nhà nước bằng pháp luật là


yêu cầu khách quan của một xã hội văn minh, công bằng, dân chủ, là phương pháp cơ bản đảm bảo hiệu lực và hiệu quả quản lý của nhà nước. Xây dựng nhà nước pháp quyền hoạt động trên cơ sở pháp luật, thực hiện quản lý tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, bảo đảm cho toàn xã hội nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật. Trên cơ sở đó, các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân được bảo đảm, khắc phục được sự tuỳ tiện, lạm quyền của các cơ quan nhà nước, cán bộ, công chức trong bộ máy nhà nước.

Việc sử dụng quyền khiếu nại là thước đo phản ánh thái độ, niềm tin của công dân đối với sự công bằng mà pháp luật có thể mang lại cho họ trong việc xem xét, xử lý các vi phạm của bản thân cơ quan nhà nước. Bằng việc trao cho công dân quyền năng này, Nhà nước đã tạo lập công cụ pháp lý để công dân có thể tự bảo vệ mình, đấu tranh chống lại các hành vi vi phạm pháp luật mà trước hết là hướng vào sự vi phạm từ phía cơ quan nhà nước, người thừa hành công vụ.

Cụ thể, các cơ quan Nhà nước phải hoạt động trong khuôn khổ của pháp luật. Các quyền về chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội …của người dân phải được tôn trọng và bảo đảm không bị xâm phạm bởi quyết định, việc làm của cơ quan nhà nước và cán bộ, công chức. Khi người dân thấy quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị vi phạm thì mọi khiếu nại của cá nhân, cơ quan, tổ chức phải được tiếp nhận, giải quyết kịp thời theo đúng quy định pháp luật. Mọi hành vi thiếu trách nhiệm, vi phạm pháp luật trong giải quyết khiếu nại, trong việc thực hiện quyền khiếu nại của công dân phải bị xử lý kịp thời, nghiêm minh. Cơ quan nhà nước, cán bộ, công chức gây thiệt hại cho công dân trong khi thực thi nhiệm vụ, giải quyết khiếu nại phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

Với việc đề cao hơn nữa trách nhiệm của cơ quan hành chính nhà nước trong xu hướng xây dựng Nhà nước pháp quyền ở Việt Nam hiện nay đòi hỏi

Xem tất cả 109 trang.

Ngày đăng: 19/12/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí