Chính Sách Quản Lý Tài Nguyên Du Lịch Tại Một Số Khu Du Lịch

72


dựng - kinh doanh công trình kết cấu hạ tầng được miễn thuế trong 8 năm. Miễn thuế nhập khẩu đối với hàng hóa tạo tài sản cố định. Miễn thuế nhập khẩu đối với nguyên liệu sản xuất.

- Ưu đãi về đất đai đối với các doanh nghiệp trong nước: Ngoài ưu đãi theo quy định tại Nghị định số 51/1999/NĐ-CP ngày 08/7/1999 của CP (1999), nhà đầu tư được hưởng thêm ưu đãi của tỉnh về chính sách đất đai: Giảm từ 30-50% tiền thuê đất trong thời gian từ 7-10 năm tiếp theo kể từ khi kết thúc thời gian miễn giảm tiền thuê đất theo quy định đối với các dự án đầu tư vào lĩnh vực ngành nghề ưu đãi thuộc danh mục A, danh mục dự án gọi vốn đầu tư của tỉnh và thực hiện tại địa bàn có điều kiện kinh tế-xã hội khó khăn, có sử dụng số lao động bình quân trong năm đạt từ 50 lao động trở lên. Miễn tiền thuê đất trong suốt thời kỳ thực hiện dự án: đối với các dự án đầu tư không thuộc danh mục ngành nghề ưu đãi thuộc danh mục A nhưng thuộc danh mục dự án gọi vốn đầu tư của tỉnh và thực hiện tại địa bàn có điều kiện KT-XH đặc biệt khó khăn (theo danh mục C) hoặc danh mục các xã có điều kiện KT-XH đặc biệt khó khăn của tỉnh; các dự án đầu tư có xây dựng các công trình nhà ở, nhà trẻ, trường học, cơ sở y tế, công trình phúc lợi công cộng phục vụ đời sống của người lao động trong doanh nghiệp. Giảm từ 50-70% tiền sử dụng đất khi thực hiện chuyển đổi mục đích sử dụng đất sang đất chuyên dùng đối với các dự án đầu tư vào ngành nghề ưu đãi đầu tư của Nhà nước hoặc của tỉnh phù hợp với quy hoạch (ngoài khu công nghiệp, khu du lịch đã quy hoạch), có sử dụng số lao động bình quân trong năm đạt từ 50 lao động trở lên, đầu tư vào địa bàn có điều kiện KT-XH khó khăn hoặc đặc biệt khó khăn.

- Về hỗ trợ đào tạo nghề cho tất cả các loại hình doanh nghiệp trong và nước ngoài: Nhà đầu tư tự tổ chức đào tạo nghề lần đầu cho lao động có hộ khẩu thường trú tại tỉnh Ninh Bình được hỗ trợ 30% kinh phí đào tạo đối với lao động phổ thông, hỗ trợ 50% kinh phí đào tạo nghề từ bậc 2 trở lên theo dự án đào tạo nghề được cơ quan chức năng phê duyệt. Ngoài ra theo Quyết định số 87/2004/QĐ-UB ngày 18/5/2004 của UBND tỉnh thì doanh nghiệp gửi lao động đi học nghề trong nước với số lượng từ 10 lao động trở lên/năm và thời gian đào tạo từ 1 tháng trở lên được hỗ trợ kinh phí đào tạo với mức từ 90-200 nghìn đồng/người/tháng tùy theo ngành nghề, thời gian đào tạo và tối đa không quá 24 tháng .

Việc UBND tỉnh Ninh Bình ban hành các quyết định về ưu đãi, khuyến khích đầu tư là phù hợp với xu thế phát triển, tình hình thu hút đầu tư để phát triển KT- XH của tỉnh và phù hợp với chính sách của Nhà nước về thu hút đầu tư lúc bấy giờ.

73


Hiện nay tỉnh Ninh Bình đang xây dựng các quy định về chính sách ưu đãi đầu tư để thay thế các quy định trước đây nhưng cũng chỉ áp dụng theo quy định của Luật Đầu tư ngày 29/11/2005, Nghị định số 108/2006/NĐ-CP ngày 22/9/2006 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư và các văn bản quy định hiện hành của Nhà nước chứ không đưa ra ưu đãi nào thêm ngoài quy định.

3.2.2.2. Chính sách đất đai cho phát triển du lịch

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 176 trang tài liệu này.

Trên cơ sở Luật Đất đai năm 2003 và các quy định hiện hành của nhà nước, tỉnh Ninh Bình đã quy định cụ thể việc sử dụng đất cho kinh doanh du lịch: Các trường hợp được giao đất, cho thuê đất để đầu tư dự án du lịch, dịch vụ, đầu tư kinh doanh du lịch sinh thái, du lịch nghỉ dưỡng: cho thuê đất, cảnh quan môi trường Ninh Bình, vùng đệm của vườn quốc gia và rừng sản xuất có thời hạn.

Khó khăn nhất hiện nay là việc bồi thường, giải tỏa để thực hiện các dự án đầu tư, mới đây nhất Nghị định số 84/2007/NĐ-CP ngày 25/5/2007 của CP (2007) về Quy định bổ sung về việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thu hồi đất. Nhưng quy định về thu hồi đất không được áp dụng cho từng dự án về du lịch riêng lẻ (trừ trung tâm thương mại, khách sạn cao cấp, khu du lịch có mối liên kết về kết cấu hạ tầng, về loại hình kinh doanh và có nhiều chủ thể cùng kinh doanh); như vậy các dự án phải thỏa thuận nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất đối với các hộ gia đình, cá nhân thuộc dự án; đây là vấn đề đúng đắn để đảm bảo các quyền của người sử dụng đất. Tuy nhiên, không có quy định cụ thể các biện pháp can thiệp của nhà nước khi nhà đầu tư không thỏa thuận được hoặc thỏa thuận được một phần, những khó khăn đó là: giá thoả thuận của người dân đưa lên rất cao, nhà đầu tư không đủ khả năng nhận chuyển nhượng; thời gian thoả thuận kéo dài, ảnh hưởng đến tiến độ đầu tư; trong khi đó việc triển khai dự án có quy định thời hạn; có những dự án đã thoả thuận được gần hết diện tích, nhưng không triển khai được do vướng một ít diện tích chưa thoả thuận được ở giữa khu đất.

Vai trò của chính quyền địa phương cấp tỉnh trong phát triển du lịch bền vững tỉnh Ninh Bình - 11

Công tác giải quyết việc làm, chính sách đền bù, hỗ trợ đối với nông dân bị thu hồi đất còn nhiều vấn đề cần được cải thiện. Tại các khu vực có tài nguyên du lịch, hệ quả của việc xã hội hóa du lịch đã dẫn đến việc thu hẹp diện tích canh tác nông nghiệp để triển khai các dự án cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch. Mặc dù tỉnh cũng đã có những chính sách tương đối thỏa đáng như: Chính sách hỗ trợ đào tạo nghề, ưu tiên giải quyết việc làm cho người dân bị thu hồi đất; Chính sách đền bù, giải phóng mặt bằng. Tuy nhiên, công tác này cũng đã nảy sinh những bất cập như: Đơn giá đền bù chưa hoàn toàn thỏa đáng và chưa thể hiện được

74


tính minh bạch, công khai và bình đẳng đối với từng hộ dân. Việc hỗ trợ đào tạo nghề và giải quyết việc làm tại chỗ cũng chưa được triệt để.

3.2.2.3. Chính sách tài chính, tín dụng, giá cả đối với phát triển du lịch

Trên cơ sở các chính sách hiện hành của Nhà nước, UBND tỉnh Ninh Bình tổ chức thực hiện, đồng thời căn cứ vào điều kiện cụ thể và vận dụng ưu đãi thêm cho các dự án đầu tư trong giai đoạn 2005-2013 như: Miễn thuế thu nhập doanh nghiệp trong thời gian từ 3-5 năm tiếp theo kể từ khi kết thúc thời gian miễn giảm thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định đối với các dự án đầu tư vào địa bàn có điều kiện KT-XH khó khăn (danh mục B), đặc biệt khó khăn (danh mục C) hoặc danh mục các xã có điều kiện KT-XH đặc biệt khó khăn của tỉnh, có sử dụng số lao động bình quân trong năm đạt từ 50 lao động trở lên. Xem xét và bố trí vào kế hoạch cho vay vốn ưu đãi đối với các dự án có tổng vốn đầu tư từ 200 tỷ đồng trở lên; dự án có mức đầu tư từ 20 tỷ đồng trở lên thực hiện ở địa bàn có điều kiện KT-XH đặc biệt khó khăn; dự án đầu tư mở rộng, nâng cao chất lượng ngành công nghiệp, dịch vụ.

Về chính sách thuế, để quản lý thu thuế đối với ngành du lịch, UBNDNB (2005) đã xây dựng và phê duyệt đề án đổi mới quản lý thu thuế đối với hoạt động kinh doanh du lịch - dịch vụ du lịch trên địa bàn tỉnh Ninh Bình đến năm 2010 (Quyết định số 133/2005/QĐ-UBND ngày 04/7/2005). Đề án tập trung chủ yếu vào các nội dung: đổi mới cơ chế quản lý của các cấp, các ngành; mối quan hệ giữa các cơ quan QLNN và vai trò của Hiệp hội du lịch; phân cấp ủy quyền thu và mục tiêu cần phải đạt được là chống thất thu, thu đúng, thu đủ, đồng thời thu thuế phải trên cơ sơ nuôi dưỡng và phát triển nguồn thu.

Nhìn chung việc tổ chức thực hiện các chính sách theo quy định hiện hành của Nhà nước và địa phương đã góp phần cho ngành du lịch của tỉnh không ngừng phát triển, đóng góp cho ngân sách địa phương ngày càng nhiều. Tuy nhiên tốc độ tăng thu từ ngành du lịch không tương xứng với một ngành kinh tế động lực và tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh. Theo số liệu thu thuế từ dịch vụ du lịch tại bảng 3.9 chỉ thống kê thu các dịch vụ ăn uống, tham quan, ảnh màu, massage- karaoke tại các khách sạn; các dịch vụ khác như vận tải, bưu chính viễn thông, dịch vụ ngân hàng... tính cho các ngành khác.

Để quản lý giá cả các dịch vụ du lịch trong những mùa cao điểm du lịch, UBND tỉnh đã chỉ đạo ngành du lịch, ngành thuế, ngành giao thông vận tải, quản lý thị trường và UBND thành phố, thị xã, huyện nơi địa bàn có nhiều khách du lịch tăng

75


cường công tác kiểm tra, thiết lập đường dây nóng, yêu cầu các cơ sở kinh doanh phải niêm yết giá công khai. Do đó đã khắc phục được cơ bản so với những năm trước về tình trạng nâng giá, ép giá bắt chẹt khách của một số cơ sở kinh doanh.

Việc thu thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp của các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực khách sạn, ăn uống còn thất thoát nhiều, tuy đã có nhiều giải pháp quản lý thu thuế nhưng vẫn chưa khắc phục được việc các doanh nghiệp trốn thuế. Các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực khách sạn, nhà hàng, dịch vụ vận tải tự động nâng giá trong các dịp lễ hội, mùa trọng điểm du lịch như lễ, tết... trong nhiều năm qua tuy đã hạn chế rất nhiều nhưng đây là vấn đề mà các cơ quan chức năng cần có giải pháp hữu hiệu để quản lý tốt hơn nhằm làm lành mạnh môi trường du lịch.

3.2.2.4. Chính sách quản lý tài nguyên du lịch tại một số khu du lịch

Thực hiện công tác tổ chức quản lý tài nguyên du lịch, năm 1995 Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Bình đã thành lập Sở Du lịch tại quyết định số 87/QĐ-UB ngày 25/01/1995 (nay là Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch) với vai trò là cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh, tham mưu và giúp UBND tỉnh thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về du lịch trên địa bàn tỉnh; quản lý Nhà nước về các dịch vụ công thuộc lĩnh vực du lịch. Bên cạnh Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, UBND tỉnh đã thành lập Ban chỉ đạo Nhà nước về du lịch của tỉnh do một Phó chủ tịch UBND tỉnh làm Trưởng ban, bước đầu đã quy tụ được sự tham gia phối hợp của một số cơ quan, ban ngành trong tỉnh. Dưới các huyện thị có các phòng Văn hoá - Thông tin thực hiện các nhiệm vụ quản lý việc khai thác tài nguyên du lịch trên địa bàn huyện, thị của mình dưới sự chỉ đạo trực tiếp của UBND huyện, thị và sự chỉ đạo về chuyên môn của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Từ năm 2005 đến nay, công tác tổ chức, quản lý và khai thác các nguồn tài nguyên du lịch trên địa bàn tỉnh có nhiều chuyển biến tích cực. Tỉnh đã có Nghị quyết chuyên đề riêng cho du lịch. Nghị quyết đã góp phần tạo ra sự chuyển biến tích cực nhiều mặt của ngành du lịch như: phát triển sản phẩm du lịch; xúc tiến tuyên truyền quảng bá; nâng cao nhận thức về du lịch; tăng cường công tác quản lý nhà nước về du lịch; đào tạo phát triển nguồn nhân lực du lịch; xã hội hoá hoạt động du lịch… làm cho hoạt động du lịch thêm sôi nổi, hình ảnh du lịch Ninh Bình dần được xác lập trên thị trường du lịch trong nước và quốc tế.

Tài nguyên du lịch được phân cấp quản lý theo ngành, theo cấp như Vườn quốc gia Cúc Phương thuộc quyền quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn;

76


khu di tích cố đô Hoa Lư do Ban Quản lý quần thể danh thắng Tràng An quản lý; Khu du lịch sinh thái Tràng An do doanh nghiệp Xuân Trường quản lý và khai thác; Quần thể nhà thờ đá Phát Diệm do Ban công giáo Nhà thờ quản lý; Khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Vân Long do Ủy ban Nhân dân xã Gia Vân quản lý…

Công tác quản lý khai thác tài nguyên du lịch tại khu du lịch Tam Cốc – Bích Động. Khu du lịch Tam Cốc - Bích Động là một trong 20 khu du lịch chuyên đề Quốc gia. Trong thời gian qua, hoạt động quản lý khai thác tài nguyên du lịch đã đạt được một số kết quả nhất định, thu hút được nhiều tổ chức cá nhân tham gia vào đầu tư kinh doanh dịch vụ du lịch. Tuy nhiên do đặc điểm tài nguyên du lịch nằm xen kẽ và gắn bó chặt chẽ với cộng đồng dân cư nên hoạt động quản lý khai thác tài nguyên và kinh doanh du lịch có nhiều hạn chế, việc phối hợp giữa ngành du lịch với chính quyền địa phương, giữa chính quyền địa phương với các đơn vị kinh doanh du lịch trong việc đảm bảo an ninh trật tự, vệ sinh môi trường, văn minh du lịch chưa tốt, công tác quản lý khai thác tài nguyên và kinh doanh du lịch chưa đáp ứng được yêu cầu thực tiễn phát triển của khu du lịch. Hình ảnh của khu du lịch Tam Cốc – Bích Động chưa thực sự là điểm đến an toàn và thân thiện trong mắt du khách và các công ty lữ hành. Tình hình khai thác và phát triển nguồn khách của khu du lịch nói chung và các điểm du lịch nói riêng thiếu ổn định, tốc độ tăng trưởng và tỷ trọng khách đến khu du lịch Tam Cốc - Bích Động so với cả tỉnh có xu hướng chậm lại. Năm 2007 đón được 259.093 lượt khách, năm 2009 đón 314.538 lượt khách, năm 2010 đón 330.309 lượt khách, năm 2011 đón 287.893 lượt khách, đến năm 2013 đón 304.075 lượt khách.

Hiện khu du lịch Tam Cốc – Bích Động đang được tổ chức khai thác theo các điểm du lịch chính: Tam Cốc - Đền Thái Vi - chùa Bích Động; Linh Cốc – Hải Nham; Thạch Bích – Thung Nắng; thung Chim. Các điểm du lịch này nằm trong cùng một khu du lịch nhưng mỗi điểm du lịch này lại thuộc quyền quản lý khai thác của một đơn vị, doanh nghiệp. Mỗi đơn vị có cách quản lý khai thác tài nguyên du lịch khác nhau, đôi khi do mâu thuẫn về lợi ích, khác biệt về quan điểm kinh doanh, sử dụng khai thác tài nguyên, nên có nhiều bất đồng trong công tác quản lý và khai thác của toàn khu du lịch. Bên cạnh đó công tác quản lý khai thác tài nguyên chung, công tác an ninh trật tự, vệ sinh môi trường, văn minh du lịch của cả khu du lịch chưa được thống nhất và phân rõ trách nhiệm quản lý cho từng khu vực. Hoạt động quản lý du lịch, kinh doanh dịch vụ du lịch trong khu du lịch còn nhiều bất cập và chưa phù hợp với thực tiễn quản lý và khai thác tài nguyên du lịch trên địa bàn.

77


Điểm du lịch Tam Cốc – đền Thái Vi – Chùa Bích Động do Doanh nghiệp Xuân Trường quản lý khai thác.

Điểm du lịch Thạch Bích – Thung nắng, hang Chùa do công ty TNHH dịch vụ du lịch Bích Động quản lý khai thác.

Điểm du lịch Thung Chim do doanh nghiệp Doanh Sinh quản lý khai thác.

Điểm du lịch động Thiên Hà do doanh nghiệp Ngôi Sao quản lý khai thác.

Các loại hình du lịch, sản phẩm du lịch, dịch vụ du lịch của khu còn nghèo nàn, đơn điệu, hầu hết đã quá quen thuộc với khách hàng, trong khi đó các doanh nghiệp, đơn vị kinh doanh du lịch trên địa bàn chưa chủ động khai thác phát triển các loại hình du lịch mới, tạo ra các sản phẩm dịch vụ du lịch có chất lượng hấp dẫn khách du lịch, phần lớn còn thụ động chờ khách đến, công tác đầu tư khuyếch trương tìm nguồn khách cho mình và cho khu du lịch còn hạn chế.

Công tác quản lý khai thác tài nguyên du lịch khu du lịch Tam Cốc – Bích Động còn nhiều yếu kém dẫn đến hiệu quả hoạt động và khai thác thác tài nguyên thấp, chưa tương xứng với tiềm năng tài nguyên của khu du lịch. Tổ chức thực hiện theo quy hoạch tại khu du lịch chưa thống nhất và đồng bộ, còn manh mún, nhỏ lẻ nên đã ảnh hưởng nhiều đến phân bố không gian chung của khu; công tác đầu tư còn nhiều bất cập, hiệu quả đầu từ không cao, phân bổ vốn đầu tư chưa cân xứng cho các hạng mục; công tác xúc tiến quảng bá du lịch mới triển khai được một số ít các hoạt động nên chưa có sự tác động đáng kể tới các thị trường khách. Chiến lược thị trường không rõ ràng, thậm chí là chưa có để định hướng vào thị trường khách ưu tiên.

Công tác quản lý khai thác tài nguyên du lịch tại khu du lịch sinh thái Vân Long. Khu du lịch sinh thái Vân Long là khu bảo tồn thiên nhiên (BTTN) đất ngập nước nội đồng lớn nhất đồng bằng Bắc bộ nằm trên địa bàn 7 xã thuộc huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình. Khu BTTN đất ngập nước Vân Long được thành lập theo quyết định số 2888/QĐ-UB ngày 18/12/2001 của UBND tỉnh Ninh Bình với tổng diện tích là 2.643ha. Mục tiêu chủ yếu là bảo tồn hệ sinh thái đất ngập nước Vân Long nội đồng điển hình của vùng Châu thổ sông Hồng và loài Voọc quần đùi trắng.

Hiện khu du lịch sinh thái Vân Long đang được UBND tỉnh giao cho UBND xã Gia Vân quản lý khai thác và phối hợp với Hạt kiểm Lâm thuộc Chi cục kiểm Lâm Ninh Bình bảo vệ tài nguyên, môi trường và đa dạng sinh học khu vực. UBND xã Gia Vân đã thành lập Ban quản lý khu du lịch trực thuộc UBND xã với chức năng nhiệm vụ quản lý khai thác tài nguyên du lịch, đảm bảo an ninh trật tự, vệ sinh môi trường khu du lịch.

78


Sau khi Ban quản lý khu du lịch được thành lập, công tác quản lý khai thác tài nguyên của khu du lịch sinh thái Vân Long đã được ngành du lịch quan tâm phối hợp, chỉ đạo và triển khai kịp thời ngay từ buổi ban đầu nên hiệu quả hoạt động tốt. Đang được đánh giá là mô hình điểm về tổ chức quản lý khai thác tài nguyên của các địa phương trong tỉnh. Từ năm 2005 đến 2013, khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Vân Long đã đón 416.466 lượt khách, trong đó có 388.753 lượt khách quốc tế và 27.713 lượt khách nội địa. Đặc biệt, năm 2005 có 64.644 lượt khách đến Vân Long, tăng 2,6 lần so với năm 2004.

Công tác quản lý khai thác tài nguyên du lịch tại khu du lịch sinh thái Vân Long đã và đang thực hiện khá tốt góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thay đổi phương thức sản xuất và khai thác các nguồn tài nguyên tự nhiên trong khu bảo tồn, nhận thức của cộng đồng về bảo vệ đa dạng sinh học, phát triển du lịch bền vững được nâng cao. Nhưng hiện tại khu du lịch sinh thái Vân Long mới chỉ khai thác được một số loại hình du lịch cơ bản như vận chuyển khách bằng đò đưa khách tham quan 2 tuyến chính (hang Bóng - Kẽm Chăm; núi Mèo Cào – hang Cá) với thời gian từ 2 – 5 giờ đồng hồ, nên thời gian tham quan của khách du lịch tại Vân Long còn ngắn chỉ khoảng 1/2 ngày. Các loại hình dịch vụ bổ trợ như nhà hàng, khách sạn, vui chơi giải trí, hàng lưu niệm còn nghèo nàn. Hiện mới chỉ có 03 cơ sở đang hoạt động đó là: khu dịch vụ du lịch sinh thái Vân Long - Thảo Sơn; khu nhà hàng Ngôi Sao và khu nghỉ dưỡng Emeralda resort & spa. Do đó về lâu dài cần có chiến lược và giải pháp cụ thể hơn cả về bộ máy, mô hình tổ chức quản lý, đội ngũ cán bộ quản lý, quy chế quản lý và khai thác tài nguyên, thì mới quản lý khai thác tài nguyên và phát triển nhiều loại hình du lịch, dịch vụ có chất lượng phù hợp với nhu cầu thị trường khách du lịch tiềm năng và mục tiêu để ngày càng thu hút và kéo dài thời gian lưu trú cũng như tăng khả năng chi tiêu của khách du lịch.

Công tác quản lý khai thác tài nguyên du lịch tại khu di tích Cố đô Hoa Lư. Khu di tích Cố đô Hoa Lư nằm trên địa phận xã Trường Yên, huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình. Cố đô Hoa Lư không chỉ có một kiến trúc độc đáo mà còn có một giá trị lịch sử vô giá. Nơi đây từng là kinh đô của các triều đại Đinh, Tiền Lê, Lý trong 41 năm. Với những giá trị to lớn, hiện nay cố đô Hoa Lư là di tích quốc gia đặc biệt. Cố đô Hoa Lư nằm trong Quần thể danh thắng Tràng An đã được UNESCO ghi danh là di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới.

Trải quan một số lần thay đổi về mô hình quản lý, ban đầu do Ban quản lý di

79


tích cố đô Hoa Lư trực thuộc Sở Văn hóa Thông tin quản lý, sau đó trực thuộc UBND huyện Hoa Lư. Để thống nhất trong công tác quản lý di sản theo yêu cầu của UNESCO, từ đầu tháng 5 năm 2012 khu di tích cố đô Hoa Lư do Trung tâm Bảo tồn di tích lịch sử văn hóa Cố đô Hoa Lư trực thuộc Ban Quản lý Quần thể danh thắng Tràng An quản lý. Hiện Cố đô Hoa Lư mới khai thác được hai loại hình du lịch cơ bản là du lịch văn hoá - lịch sử và tham quan nghiên cứu. Mức độ và hiệu quả khai thác mỗi loại hình không cao.

Công tác quản lý và khai thác tài nguyên, đảm bảo an ninh trật tự, văn minh du lịch và vệ sinh môi trường tại khu di tích cố đô Hoa Lư đã có nhiều đổi mới và cải tiến, các quầy bán hàng lưu niệm của người dân địa phương đã được bố trí, sắp xếp quy củ, ngăn nắp. Tuy nhiên vẫn còn nhiều hạn chế và tồn tại. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến lượng khách đến Khu di tích cố đô Hoa Lư giai đoạn 2005 - 2013, chỉ chiếm khoảng 7,2 % tổng lượng khách du lịch đến Ninh Bình (năm 2005 đón được 50.320 lượt khách, chiếm 4,92%, năm 2011 đón được 229.150 lượt, chiếm

7,1% và đến năm 2013 đón được 365.899 lượt khách, chiếm 8,32%).

Để phát huy và khai thác tốt tiềm năng tài nguyên đặc thù có giá trị vô giá của khu di tích cố đô Hoa Lư, thì cần phải phân định rõ chức năng quản lý khai thác với chức năng bảo tồn, tôn tạo; xây dựng quy chế quản lý, sử dụng và khai thác cụ thể; quy chế phối hợp giữa đơn vị quản lý với chính quyền địa phương và lực lượng an ninh trật tự; Có chính sách thu hút đầu tư dịch vụ, có quy định cụ thể điều chỉnh các hoạt động khai thác tài nguyên, kinh doanh du lịch, trật tự an toàn, vệ sinh môi trường trong khu vực di tích cố đô Hoa Lư đảm bảo lợi ích giữa các bên tham gia cũng như quyền lợi kinh doanh hợp pháp của cộng đồng dân cư địa phương góp phần xoá đói giảm nghèo, tạo công ăn việc làm và nâng cao đời sống nhân dân xã Trường Yên nói riêng và sự phát triển của ngành du lịch Ninh Bình nói chung.

Công tác quản lý khai thác tài nguyên du lịch tại khu du lịch Vườn quốc gia Cúc Phương. Vườn quốc gia Cúc Phương là vườn quốc gia đầu tiên của Việt Nam được thành lập theo quyết định số 72/TTG ngày 7/7/1962 trực thuộc bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn với chức năng bảo tồn thiên nhiên. Chủ yếu thực hiện hai nhiệm vụ chính là bảo vệ động thực vật, đa dạng sinh học và di sản văn hoá lịch sử trong khu vực vườn; nghiên cứu khoa học trong phạm vi vườn và hợp tác với các tổ chức khác; đón tiếp và phục vụ khách du lịch đến tham quan, nghiên cứu tại vườn.

Hiện Trung tâm Du lịch sinh thái và Giáo dục môi trường là đơn vị được giao nhiệm vụ đón tiếp, phục vụ khách đến tham quan, nghiên cứu tại vườn. Do được tổ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 16/03/2023