Không Gian Du Lịch Tràng An, Tam Cốc- Bích Động - Cố Đô Hoa Lư:

64


loại, hệ thống hóa, tổ chức chu đáo lễ hội truyền thống trên địa bàn, có chính sách xúc tiến quảng bá loại sản phẩm du lịch này; Khuyến khích quy hoạch lại các làng nghề truyền thống; Khuyến khích mở các điểm trưng bày, các cửa hàng kinh doanh hàng thủ công mỹ nghệ, đồ lưu niệm; Liên kết với các địa phương phụ cận để phối hợp mở thêm các sản phẩm du lịch nhất là du lịch biển, sinh thái, văn hóa Tây Nguyên, hội nghị-hội thảo.

- Về định hướng tổ chức các loại hình kinh doanh du lịch:

Định hướng chung: Xây dựng một hệ thống loại hình chuyên môn hóa theo quy trình khai thác và kinh doanh hiện đại.

Sản phẩm du lịch của khu:

- Văn hóa, lễ hội, tín ngưỡng; tham quan, nghiên cứu lịch sử văn hóa; tham quan danh lam thắng cảnh, khám phá hang động.

* Hướng khai thác.

- Du lịch văn hóa, lễ hội, tâm linh; du lịch nghiên cứu: du lịch thăm quan danh thắng: du lịch cuối tuần.

- Định hướng phát triển không gian du lịch trên địa bàn lãnh thổ địa phương (phát triển du lịch theo lãnh thổ):

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 176 trang tài liệu này.

Định hướng chung: Cơ sở để tổ chức không gian du lịch được xác định là: Sự phân bố nguồn tài nguyên du lịch; kết cấu hạ tầng; nhu cầu của khách du lịch. Tổ chức không gian du lịch phải nhất quán, phù hợp với không gian KT-XH của lãnh thổ nghiên cứu và mối quan hệ về du lịch với các lãnh thổ lân cận, tạo nên sự hài hòa trong không gian phát triển KT-XH trên địa bàn lãnh thổ địa phương, cũng như trên những vùng lãnh thổ rộng lớn hơn. Ninh Bình được phân thành 7 không gian du lịch, cụ thể:

1). Không gian du lịch Tràng An-Tam Cốc-Bích Động- Cố Đô Hoa Lư 2). Không gian du lịch Trung tâm thành phố Ninh Bình.

Vai trò của chính quyền địa phương cấp tỉnh trong phát triển du lịch bền vững tỉnh Ninh Bình - 10

3). Không gian du lịch Suối nước nóng Kênh Gà- Động Vân Trình- Khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Vân Long- Chùa Địch Lộng- Động Hoa Lư

4). Không gian du lịch Thị xã Tam Điệp-Phòng tuyến Tam Điệp Biện Sơn 5). Không gian du lịch Hồ Yên Thắng- Hồ Đồng Thái- Động Mã Tiên

6). Không gian du lịch Nhà thờ đá Phát Diệm và vùng ven biển Kim Sơn 7). Không gian du lịch Cúc Phương- Kỳ Phú- Hồ Đồng Chương.

Tuyến du lịch là sự kết nối các điểm du lịch, đa dạng có sức thu hút khách du lịch (bởi tài nguyên thiên nhiên, nhân văn đặc sắc, cơ sở vui chơi giải trí, cơ sở hạ

65


tầng, cơ sở lưu trú, môi trường trong sạch...). Quy hoạch cũng dự kiến sẽ tổ chức một loạt tuyến du lịch chuyên đề, các tuyến du lịch tổng hợp trong và ngoài tỉnh (kể cả nước ngoài).

* 9 tuyến du lịch nội tỉnh:

+ Thành phố Ninh Bình- Tràng An- Cố Đô Hoa Lư- chùa Bái Đính;

+ Thành phố Ninh Bình- Cố Đô Hoa Lư- chùa Bái Đính;

+ Thành phố Ninh Bình- Tam Cốc- Bích Động - Hải Nham;

+ Thành phố Ninh Bình- Địch Lộng- Vân Long- Động Hoa Lư- Kênh Gà;

+ Thành phố Ninh Bình- Cúc Phương- Kỳ Phú- hồ Đồng Chương- căn cứ cách mạng Quỳnh Lưu- Thị xã Tam Điệp;

+ Tam Cốc- Bích Động- nhà thờ đá Phát Diệm- Vùng ven biển Kim Sơn- các làng nghề;

+ Núi chùa Non Nước- núi chùa Bái Đính- Kênh Gà-Vân Trình;

+ Thành phố Ninh Bình- Thị xã Tam Điệp- phòng tuyến Tam Điệp Biện Sơn;

+ Thành phố Ninh Bình- hồ Yên Thắng- hồ Yên Đồng- động Mã Tiên;

* 10 tuyến du lịch liên tỉnh và quốc tế:

+ Ninh Bình- Hà Nội

+ Ninh Bình- Hải Phòng- Quảng Ninh- Trung Quốc (tuyến đường quốc lộ 10)

+Ninh Bình- Lào Cai- Sa pa- Trung Quốc

+ Ninh Bình- Điện Biên- Trung Quốc

+ Ninh Bình- Nam Định- Thái Bình- Hải Phòng- Quảng Ninh

+ Ninh Bình- Tuyên Quang- Hà Giang

+ Ninh Bình- Hà Tây- Hòa Bình (du lịch bằng đường sông và đường bộ)

+ Ninh Bình- Thanh Hóa- Nghệ An;

+ Ninh Bình- Quảng Bình- Huế- Đà Nẵng;

- Định hướng đầu tư phát triển du lịch, chọn các hướng chính sau:

+ Phát triển các cơ sở lưu trú - chú trọng về chất lượng.

+ Phát triển các công trình dịch vụ du lịch, công trình thể thao tổng hợp, hội chợ triển lãm, khu hội thảo quốc tế, nhà hàng ăn uống, dịch vụ mang tầm cỡ quốc tế.

+ Tôn tạo các di tích văn hóa - lịch sử, phát triển các lễ hội truyền thống (chú trọng cả vật thể, phi vật thể, đặc biệt là hướng văn hóa truyền thống).

+ Xây dựng trung tâm tư vấn đầu tư phát triển du lịch.

+ Xây dựng hệ thống an ninh, an toàn du lịch.

Trên cơ sở định hướng phát triển du lịch dài hạn, tỉnh Ninh Bình đã quy hoạch

66


chung, quy hoạch chi tiết từng cụm, từng dự án đầu tư phát triển cụ thể như sau:

1. Không gian du lịch Tràng An, Tam Cốc- Bích Động - Cố Đô Hoa Lư:

* Về quy hoạch phát triển du lịch

Ngày 29 tháng 3 năm 2003 Thủ tướng chính phủ có số quyết định số 82/2003/QĐ-TTg về việc phê duyệt quy hoạch tổng thể tôn tạo và phát huy giá trị khu di tích lịch sử- Văn hóa Cố Đô Hoa Lư- tỉnh Ninh Bình (TTCP, 2003). Thủ tướng Chính phủ đã công nhận 2 di tích đặc biệt cấp quốc gia và đang đề cử khu danh thắng Tràng An là di sản thiên nhiên thế giới. Căn cứ quyết định của Thủ tướng chính phủ, UBND tỉnh đã chỉ đạo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với các Sở, ban, ngành, UBND các cấp lập quy hoạch chi tiết và trình UBND tỉnh phê duyệt các quy hoạch:

- Quy hoạch chi tiết Khu du lịch Tam Cốc - Bích Động với quy mô diện tích 350,3 ha (Quyết định 2795/ QĐ/-UBND ngày 14/12/2006)

- Quy hoạch tổng thể khu du lịch sinh thái Tràng An 3682 ha.

- Điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất, tuyến dịch vụ du lịch Cầu Vòm- Bến xe

Đồng Gừng 119,76 ha (Quyết định 1460/QĐ- UBND tỉnh ngày 7/12/2009)

- Phê duyệt điều chỉnh quy hoạch chi tiết bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị vùng bảo vệ đặc biệt Cố Đô Hoa Lư: 339,65 ha (Quyết định 577/ QĐ- UBND ngày 8/6/2009)

* Về đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng

- Hiện nay đã có: 48 tổ chức, cá nhân đầu tư vào kinh doanh du lịch với tổng số vốn là: 4.659,557 tỷ đồng. Nhà nước đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng với tổng mức đầu tư là: 9.390,875 tỷ đồng.

2.Không gian du lịch trung tâm thành phố Ninh Bình.

* Về quy hoạch phát triển du lịch

- Quy hoạch chi tiết khu du lịch trung tâm thành phố Ninh Bình chưa được quy hoạch, tuy nhiên để tạo điều kiện cho các nhà đầu tư, đầu tư vào dịch vụ du lịch, UBND thành phố Ninh Bình đã quy hoạch chi tiết khu dịch vụ khách sạn trung tâm thành phố Ninh Bình với diện tích 21,7 ha (Quyết định 1857/QĐ- UBND ngày 27/10/2008).

- Quy hoạch sử dụng đất các khu dịch vụ du lịch trên địa bàn Hoa Lư và huyện Gia Viễn (Quyết định 1432/QĐ- UBND ngày 25/11/2009). Trong đó khu đất dịch vụ du lịch Ninh Khang 1 là 41,48 ha; khu đất dịch vụ du lịch Ninh Khang 2 là 15,3 ha.

- Quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/2000 khu công viên văn hóa Tràng An đã được quy

67


hoạch với diện tích 288,05ha (Quyết định 444/QĐ-UBND ngày 6/5/2009).

* Sản phẩm du lịch chủ yếu:

- Tham quan các di tích lịch sử văn hóa; hội nghị; hội thảo; vui chơi, giải trí; các dịch vụ ăn nghỉ cao cấp…

* Hướng khai thác:

- Du lịch văn hóa; du lịch Mice (du lịch kết hợp với hội thảo, hội nghị); du lịch vui chơi, giải trí.

* Về đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng:

- Hiện nay đã có: 134 tổ chức, cá nhân đầu tư vào kinh doanh du lịch với tổng số vốn là: 4.696,837 tỷ đồng.

- Đây là trung tâm mua sắm, lưu trú của khách du lịch, đóng vai trò điều phối quan trọng trong hoạt động du lịch của tỉnh Ninh Bình. Tỉnh đang kêu gọi đầu tư xây dựng các sản phẩm du lịch đặc thù có khả năng cạnh tranh cao trong khu vực và quốc tế. Hiện nay khu khách sạn trung tâm thành phố Ninh Bình đã được các nhà đầu tư lấp đầy và đang tập trung đầu tư để sớm đưa vào hoạt động.

3. Không gian du lịch Cúc Phương - Kỳ Phú - hồ Đồng Chương

* Về quy hoạch phát triển du lịch:

- Không gian du lịch này cũng chưa được quy hoạch, để khai thác tiềm năng thế mạnh của không gian này. Trước hết tỉnh phê duyệt quy hoạch sử dụng đất khu du lịch sinh thái hồ Đồng Chương thuộc địa bàn xã Phú Long, xã Phú Lộc và Kỳ Phú huyện Nho Quan với tổng diện tích 401,39ha (Quyết định 53/QĐ- UBND ngày 14/1/2011).

- Đề nghị Chính phủ phê duyệt Dự án xây dựng công viên bảo tồn động vật hoang dã

* Sản phẩm du lịch quan trọng nhất là:

- Tham quan, nghiên cứu rừng nguyên sinh; thể thao leo núi, chơi Golf; nghỉ dưỡng, chữa bệnh bằng nước khoáng.

* Các hướng khai thác:

- Du lịch sinh thái; du lịch thể thao (chơi Golf, leo núi); du lịch nghỉ dưỡng

* Về đầu tư cơ sở hạ tầng:

- Hiện nay đã có: 22 tổ chức cá nhân, đầu tư vào kinh doanh du lịch với tổng số vốn: 1.975,755 tỷ đồng.

- Trong quy hoạch du lịch đồng bằng sông Hồng, đây là điểm du lịch quốc gia và đây cùng là không gian phát triển du lịch sinh thái truyền thống của Ninh Bình.

68


Tâm điểm là vườn Quốc gia Cúc Phương, suối khoáng nóng Cúc Phương. Hiện nay hệ thống giao thông đến khu du lịch đã được đầu tư cơ bản xong. Du khách có thể đến vườn Quốc gia Cúc Phương, khu du lịch sinh thái Hồ Đồng Chương, khu nghỉ dưỡng Cúc Phương thuận lợi.

4. Không gian du lịch suối khoáng nóng Kênh Gà- Động Vân Trình- khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Vân Long- Chùa Địch Lộng- Động Hoa Lư.

* Về quy hoạch phát triển du lịch:

- UBND tỉnh phê duyệt quy hoạch khu du lịch sinh thái Vân Long với diện tích 3.710ha (Quyết định 222/QĐ- UBND ngày 24/1/2007). Trong quy hoạch du lịch đồng bằng sông Hồng, đây là điểm du lịch quốc gia.

- Quy hoạch chi tiết khu dịch vụ xã Gia Thanh- Gia Viễn với diện tích 13,3ha (Quyết định 533/QĐ-UBND ngày 31/5/2001).

- Đang hoàn chỉnh quy hoạch chung khu du lịch Kênh Gà- Vân Trình.

* Các sản phẩm du lịch tiêu biểu:

- Tham quan nghiên cứu cảnh quan núi, hệ sinh thái đất ngập nước; tham quan di tích lịch sử văn hóa; nghỉ dưỡng; chữa bệnh.

* Hướng khai thác:

- Du lịch sinh thái; du lịch Văn hóa lịch sử; du lịch nghỉ dưỡng chữa bệnh; du lịch cộng đồng. (Homestay)

* Về đầu tư cơ sở hạ tầng:

- Đã đầu tư đường vào khu du lịch, đường đê bao quanh khu đất ngập nước, 1 điểm đỗ xe, 1 nhà vệ sinh, nạo vét 1 tuyến du lịch đường thủy. Có 26 tổ chức cá nhân đầu tư vào dịch vụ du lịch với tổng số vốn là: 1.597 tỷ 645 triệu đồng. Trong đó có 1 khu nghỉ dưỡng đạt tiêu chuẩn 4 sao với 175 phòng, trùng tu hai di tích quan trọng là Thung Lau, Thung Lá (nơi phát tích của Vua Đinh).

5. Không gian du lịch thị xã Tam Điệp - Phòng tuyến Tam Điệp Biện Sơn.

* Về quy hoạch phát triển du lịch:

- UBND thị xã Tam Điệp đã lập xong quy hoạch phát triển du lịch.

* Sản phẩm du lịch chủ yếu:

- Tham quan di tích lịch sử văn hóa, tín ngưỡng; du lịch thể thao, nghỉ dưỡng và vui chơi giải trí.

* Các hướng phát triển quan trọng:

- Du lịch Văn hóa lịch sử; du lịch thể thao, vui chơi giải trí.

* Về đầu tư cơ sở hạ tầng:

69


- Hiện nay có: 19 tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp đầu tư vào kinh doanh du lịch với tổng số vốn: 1.829,573 tỷ đồng.

- Cũng như thành phố Ninh Bình, cơ sở hạ tầng của thị xã Tam Điệp đã được đầu tư cơ bản, du lịch của thị xã có thể khai thác lợi thế này để phát triển du lịch.

Hiện nay đường đến các điểm du lịch chính của Tam Điệp như: đền Dâu, đền Quán Cháo, động Tam Giao, sân Golf, Nông trường Đồng Giao (Nay là công ty cổ phần Đồng giao) khá thuận lợi.

6. Không gian du lịch Hồ Yên Thắng- hồ Đồng Thái-động Mã Tiên

* Về quy hoạch phát triển du lịch

- Quy hoạch phát triển du lịch hồ Đồng Thái với diện tích 2.118ha (Quyết định 3337/QĐ- UBND ngày 31/12/2004).

- Quy hoạch phát triển khu du lịch tổng hợp sân Golf 54 lỗ Hồ Yên Thắng (Quyết định 2077/QĐ- UBND ngày 13/11/2008).

* Các sản phẩm quan trọng của khu du lịch:

- Vui chơi giải trí; tham quan thắng cảnh

* Hướng khai thác chủ yếu:

- Du lịch vui chơi giải trí; du lịch thể thao; du lịch nghỉ dưỡng vãn cảnh.

* Về đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng:

- Hiện nay đã có: 1 tổ chức, cá nhân đầu tư vào kinh doanh du lịch với tổng số vốn: 808,81 tỷ đồng.

- Khu vực này có các hồ nước đẹp như hồ Đồng Thái, hồ Yên Thắng, hệ thống giao thông đến khu du lịch đã được đầu tư xây dựng cơ bản tuyến đường chính. Sân Golf 54 lỗ đã đưa vào hoạt động giai đoạn 1 là 18 lỗ. Bước đầu đã thu hút được lượng khách đáng kể đến chơi Golf.

7. Không gian du lịch nhà thờ đá Phát Diệm-vùng ven biển Kim Sơn.

* Về quy hoạch phát triển khu du lịch:

- Năm 2012 UBND tỉnh giao cho Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch nghiên cứu lập quy hoạch phát triển du lịch.

* Sản phẩm du lịch của vùng là:

- Tham quan nhà thờ đá Phát Diệm; tham quan làng nghề, cảnh quan ven biển; tắm biển.

* Hướng khai thác:- Du lịch văn hóa tín ngưỡng; du lịch tham quan nghiên cứu; du lịch sinh thái; du lịch biển.

* Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng: Đầu tư cơ bản xong hệ thống đường trục

70


chính (Quốc lộ 10) từ thành phố Ninh Bình đến nhà thờ đá Phát Diệm và đường 480B đi từ thị xã Tam Điệp xuống chợ Cồn Thoi và đê Bình Minh III. Cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch ở vùng ven biển hầu như chưa có.

Trải qua hơn 10 năm thực hiện chiến lược, quy hoạch nhất là những năm gần đây (2005-2013), tình hình thực tế cho phép đánh giá kết quả và qua đó nhìn lại các định hướng đã xác định:

- Về nhịp độ tăng trưởng và tỉ trọng GDP du lịch trong GDP toàn tỉnh: Tỉ trọng GDP du lịch trong GDP toàn tỉnh năm 2005 đạt 9,96%, nhịp độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 1996-2005 đạt 14,9%/năm.

- Về mục tiêu thu hút khách nội địa và quốc tế: Trong giai đoạn 2005-2013 khách du lịch đến Ninh Bình tăng bình quân mỗi năm là 19,2%, trong đó khách nội địa tăng bình quân 25,5%, khách quốc tế tăng bình quân 2%. Điều đáng quan tâm là năm 2013 khách nội địa tăng đột biến (tăng 27,7% so với năm trước), trong khi đó khách quốc tế lại giảm (giảm 22,8% so với năm trước). Từ 2004-2007 nhịp độ tăng cả khách nội địa và khách quốc tế đều đặn hơn. Năm 2007 khách quốc tế đạt 584 nghìn lượt người, khách nội địa đạt 935,2 nghìn lượt người.

Theo kết quả thống kê năm 2005 khách du lịch quốc tế đến Ninh Bình có 23,1% là quốc tịch Pháp, 13,8% từ Đài Loan, 11,5% từ Mỹ, 6,8% từ Anh, 6,5% từ Hà Lan, Singapore 1,7%…Khách nội địa 60,5% đến từ Hà Nội và các tỉnh phía Bắc...

So với mục tiêu của chiến lược, khách du lịch quốc tế thực tế thực hiện mới đạt ở mức thấp. Năm 2010 dự kiến đạt 800 nghìn lượt khách quốc tế, thực tế mới đạt 699 nghìn lượt, bằng 87,4% dự báo. Năm 2013 dự kiến đạt 750 nghìn lượt khách quốc tế, thực tế mới đạt 521,5 nghìn lượt, bằng 69,5% dự báo; riêng khách nội địa năm 2013 dự kiến 3,25 triệu lượt khách, thực tế đạt 3,88 triệu lượt khách tăng 19,3% so với dự báo.

Doanh thu du lịch tăng đều qua các năm, mức tăng trung bình đạt 27,2%/năm. từ năm 2002 doanh thu tăng nhanh, lên một ngưỡng mới. Theo số liệu điều tra năm 2005 thì cơ cấu chi tiêu của khách du lịch quốc tế 44-50% chi lưu trú, 50-56% chi ăn uống và mua sắm hàng hóa (cụ thể là tổng chi 79,1 USD/ngày trong đó 35 USD cho lưu trú, 44,1 USD cho ăn uống, mua sắm). Khách du lịch nội địa chi 496.600 đồng/ngày, trong đó 250.000 đồng cho lưu trú, 246.600 đồng cho ăn uống, mua sắm...; như vậy chi lưu trú chiếm 52,4%, chi ăn uống, mua sắm, vui chơi giải trí chỉ là 47,6%.

Tuy nhiên, trong khi những hướng đầu tư mới được định hướng khá rõ thì việc

71


quy hoạch, sắp xếp bố trí lại những cái đã có lại mờ nhạt.

- Chiến lược, quy hoạch mà quyết định 762/QĐ-UB phê chuẩn được xây dựng trên cơ sở khai thác tài nguyên du lịch rất phong phú của Ninh Bình, nhưng thiếu cơ sở nghiên cứu phân tích thị trường và cạnh tranh trong ngành du lịch với các nội dung: đối thủ cạnh tranh, khách hàng, sản phẩm… ; cũng như các lợi thế, các chiến lược phát triển lựa chọn. Vì vậy tất cả các hướng sản phẩm đều triển khai dàn “hàng ngang”, thiếu sự lựa chọn ưu tiên; bước đi thích hợp.

- Giữa các mục tiêu chiến lược xác định và kết quả thực hiện hơn 10 năm qua còn có khoảng cách quá xa. Thực tế đó cho chúng ta thấy:

Một là, các dự báo và tiêu chuẩn định mức để tính toán quy hoạch là chưa chuẩn xác đối với Ninh Bình.

Hai là, tốc độ xây dựng các quy hoạch chung, quy hoạch chi tiết, các dự án cụ thể rất chậm; các khâu tổ chức thực hiện sau quy hoạch chưa tốt.

Ba là, công tác chỉ đạo thực hiện các định hướng chưa tốt, đặc biệt là chỉ đạo công tác xây dựng cơ sở vật chất, kết cấu hạ tầng du lịch.

3.2.2. Vai trò của chính quyền địa phương cấp tỉnh trong việc ban hành các văn bản pháp quy tạo dựng hành lang pháp lý cho phát triển du lịch bền vững tỉnh Ninh Bình

Để thực hiện định hướng phát triển du lịch và từng bước đưa ngành du lịch tỉnh Ninh Bình trở thành ngành kinh tế động lực nhằm tạo điều kiện thúc đẩy các ngành kinh tế khác phát triển; trong giai đoạn 2005-2013, tỉnh Ninh Bình đã thực hiện chính sách về phát triển du lịch trên một số lĩnh vực như sau:

3.2.2.1. Chính sách thu hút đầu tư của tỉnh Ninh Bình

Căn cứ các chính sách ưu đãi đầu tư hiện hành của Nhà nước; ngày 16/9/2002, UBND tỉnh Ninh Bình đã ban hành các văn bản về thu hút đầu tư như Quyết định số 126/2002/QĐ-UB về việc ban hành một số chính sách ưu đãi đầu tư nước ngoài trên địa bàn tỉnh Ninh Bình và Quyết định số 129/2002/QĐ-UB về việc ban hành một số chính sách ưu đãi đầu tư đối với dự án đầu tư theo Luật Khuyến khích đầu tư trong nước trên địa bàn tỉnh Ninh Bình, cụ thể là:

- Ưu đãi về thuế đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và nước ngoài tham gia hợp doanh được áp dụng thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp là 10% trong suốt thời hạn thực hiện dự án; được miễn thuế 4 năm kể từ khi có thu nhập chịu thuế và giảm 50% trong 4 năm tiếp theo; các doanh nghiệp BOT, BTO, BT, doanh nghiệp công nghiệp kỹ thuật cao, các dự án trồng rừng và các dự án xây

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 16/03/2023