Tình Hình Phát Triển Du Lịch Tỉnh Ninh Bình Giai Đoạn 2005 - 2013

56


cửa sông đổ ra với sự hình thành cồn nổi rộng khoảng gần 1.000ha cách bờ biển khoảng 8km, thảm thực vật ngập mặn đã hình thành tạo thành nơi cư trú của nhiều loài sinh vật, đặc biệt là một số loài chim di cư quý hiếm như Cò thìa… Đây cũng là một dạng tài nguyên du lịch tự nhiên có bãi tắm biển rất có ý nghĩa đối với sự phát triển du lịch biển của Ninh Bình.

(18) Hệ thống sông Ninh Bình: Các sông lớn ở Ninh Bình bao gồm sông Đáy, sông Hoàng Long, sông Vân, sông Vạc, sông Lạng… chảy theo hướng Tây Bắc- Đông Nam đổ ra biển. Đặc biệt cảnh quan ở ven sông Hoàng Long có sự thay đổi theo mùa (mùa nước và mùa khô), vì vậy du khách sẽ có được những cảm xúc khác nhau về cảnh quan, về những sinh hoạt truyền thống của người dân ở làng quê tiêu biểu cho đồng bằng sông Hồng.

Ngoài ra, Ninh Bình còn có nhiều vùng cảnh quan khác có giá trị, đặc biệt là hệ thống các hang động karst nằm trải dài dọc theo lãnh thổ của tỉnh như : Hệ thống hang động Tràng An, động Mã Tiên, động Hang Mát, động Trà Tu, động Hang Dơi, hang Bụt,.. đều là những tài nguyên du lịch có giá trị.

3.1.1.5. Tài nguyên du lịch nhân văn

Tài nguyên du lịch nhân văn là những giá trị vật chất cũng như tinh thần do bàn tay và khối óc của sự đoàn kết của cộng đồng các dân tộc anh em cùng chung sống ở Ninh Bình sáng tạo và gìn giữ trong dòng chảy của cuộc sống. Các tài nguyên này bao gồm những di tích lịch sử - văn hóa, di tích lịch sử - cách mạng, các làng nghề thủ công truyền thống, những giá trị văn hóa phi vật thể như văn nghệ dân gian, lễ hội... thể hiện bẳn sắc văn hóa hết sức đa dạng của nhân dân Ninh Bình và là nguồn lực thu hút khách du lịch trong và ngoài nước. Có thể chia thành các nhóm chủ yếu sau :

(1) Nhóm các di tích lịch sử - văn hóa: Ninh Bình có 1.499 di tích, trong đó có 79 di tích cấp quốc gia (trong đó có 2 di tích cấp quốc gia đặc biệt đó là: Khu di tích lịch sử văn hóa Cố đô Hoa Lư và Danh lam thắng cảnh Tràng An – Tam Cốc – Bích Động) và 235 di tích cấp tỉnh.

- Cố đô Hoa Lư: Là kinh đô của nhà nước phong kiến tập quyền đầu tiên ở nước ta, thuộc xã Trường Yên, huyện Hoa Lư, nằm trên một diện tích trải rộng khoảng 400ha.

- Đền vua Đinh (làng Trường Yên Thượng, xã Trường Yên, huyện Hoa Lư): Đền thờ vua Đinh Tiên Hoàng. Đền Đinh Tiên Hoàng là một kiến trúc độc đáo trong nghệ thuật chạm khắc gỗ và đá của các nghệ sĩ dân gian Việt Nam ở thế kỷ 17 - 19.

57


- Đền vua Lê (làng Trường Yên Hạ, xã Trường Yên, huyện Hoa Lư): Đền thờ vua Lê Đại Hành cách đền vua Đinh chừng 300m. Trước mặt đền là núi Đèn, sau lưng là núi Đìa. Điều đặc biệt ở đền thờ vua Lê Đại Hành là nghệ thuật chạm khắc gỗ ở thế kỷ 17 đã đạt đến trình độ điêu luyện, tinh xảo.

- Chùa Bích Động (thôn Đam Khê trong, xã Ninh Hải, huyện Hoa Lư): Chùa Bích Động là một công trình kiến trúc cổ được xây dựng trên sườn núi Bích Động. Điều độc đáo là chùa được xây cất ở sườn núi cao, dựa vào thế núi. Toàn công trình chùa Bích Động bao gồm 3 ngôi chùa: chùa Hạ, chùa Trung và chùa Thượng.

- Đền Thái Vy (thôn Văn Lâm, xã Ninh Hải, huyện Hoa Lư): Đền thờ Trần Thái Tông, Đền thờ Trần Nhân Tông, hoàng hậu Thuận Thiên và Trần Thánh Tôn. Đền Thái Vy được xây dựng theo kiểu “nội công, ngoại quốc”. Trước đền có giếng Ngọc xây bằng đá xanh.

- Đền Vua Đinh Tiên Hoàng (thôn Văn Bòng, xã Gia Phương, huyện Gia Viễn): thôn Văn Bòng là quê hương của Đinh Tiên Hoàng đế, vì vậy người dân nơi đây đã lập đền thờ ông. Đền có quy mô nhỏ, tuy nhiên du khách đến thăm nơi đây như được trở về thăm quê hương của người anh hùng thế kỷ thứ X với nhiều huyền thoại về một thời thơ ấu của Đinh Bộ Lĩnh cùng với những người bạn thủa ấu thơ đã từng chăn trâu cắt cỏ như Đinh Điền, Nguyễn Bặc, Trịnh Tú, Lưu Cơ... và nuôi chí lớn dẹp loạn 12 sứ quân thống nhất đất nước.

- Chùa Địch Lộng (thuộc xã Gia Thanh, huyện Gia Viễn): Địch Lộng nghĩa là tiếng sáo thổi, khi đứng ở cửa động, gió thổi vào cửa động, nghe có tiếng vi vu như tiếng sáo. Vì làng có tên là Địch Lộng nên chùa cũng được gọi theo tên làng. Chùa Địch Lộng là một cụm kiến trúc chùa và đình.

- Nhà thờ đá Phát Diệm (thị trấn Phát Diệm, huyện Kim Sơn): cách Hà Nội 120 km về phía Nam, được xây dựng từ năm 1875 đến năm 1898. Phát Diệm có nghĩa là phát sinh ra cái đẹp. Đây là một quần thể kiến trúc gồm có: Ao hồ, Phương Đình, Nhà thờ lớn với bốn nhà thờ cạnh ở hai bên, ba hang đá nhân tạo, nhà thờ đá. Nhà thờ Phát Diệm, một công trình kiến trúc độc đáo có một không hai ở Việt Nam. Các công trình kiến trúc nguy nga, tráng lệ nhưng hài hòa với cảnh vật thiên nhiên, sự hài hòa của nghệ thuật kiến trúc á Đông và Âu Châu.

- Đền đức Thánh Nguyễn (đền Nguyễn Minh Không): tọa lạc tại xã Gia Thắng, huyện Gia Viễn, thờ quốc sư Nguyễn Minh Không.

(2) Nhóm các lễ hội: Tính đến hết năm 2013, toàn tỉnh có 242 lễ hội truyền thống và nhiều hội làng mang đậm yếu tố dân gian, đậm đà văn hoá vùng đất châu

58


thổ sông Hồng. Những lễ hội lớn như:

- Lễ hội đền Đinh - Lê (lễ hội Trường Yên): Hội được tổ chức vào ngày mồng 10 đến 13 tháng 3 âm lịch hàng năm tại xã Trường Yên, Huyện Hoa Lư (Cố đô Hoa Lư) để tưởng nhớ công đức vua Đinh Tiên Hoàng và vua Lê Đại Hành, bao gồm hai phần lễ và hội.

- Lễ hội đền Thái Vi: Hội được tổ chức hàng năm từ ngày 14 đến ngày 17 tháng 3 âm lịch tại thôn Văn Lâm, xã Ninh Hải, huyện Hoa Lư. Đây là dịp để nhân dân Ninh Bình và nhân dân cả nước tưởng nhớ công lao các vua Trần - những người có công lớn với dân với nước.

- Lễ hội chùa Địch Lộng: Lễ hội được tổ chức vào hai ngày: mùng 6 và mùng 7 tháng 3 (âm lịch) tại chùa Địch Lộng thuộc huyện Gia Thanh, huyện Gia Viễn.

- Lễ hội chùa Bái Đính: được tổ chức vào ngày mồng 6 tháng giêng hàng năm tại thôn Sinh Dược xã Gia Sinh, huyện Gia Viễn. Cũng như các lễ hội khác, hội gồm có hai phần là phần lễ và phần hội.

- Lễ hội Báo bản Nộn Khê: Lễ hội được tổ chức vào ngày 14 tháng giêng (âm lịch) hàng năm tại đình làng Nộn Khê, xã Yên Từ, huyện Yên Mô.

- Lễ hội đền Nguyễn Công Trứ: tổ chức vào 3 ngày, từ ngày 13 đến ngày 15 tháng 11 (âm lịch) tại đền Nguyễn Công Trứ thuộc xã Quang Thiện, huyện Kim Sơn.

(3) Các làng nghề truyền thống: Những nghề truyền thống tiêu biểu ở Ninh Bình hiện nay là: Nghề chạm khắc đá (tập trung ở xã Ninh Vân, huyện Hoa Lư); nghề thêu ren (xã Ninh Hải, huyện Hoa Lư); nghề làm hàng cói (ở huyện Kim Sơn, Yên Khánh); nghề mộc (tập trung nhiều ở phường Ninh Phong, thành phố Ninh Bình); nghề đan lát (ở Gia Viễn, Nho Quan)...

(4) Ẩm thực Ninh Bình: Về văn hoá ẩm thực, từ lâu, Ninh Bình đã nổi tiếng với bún mọc Kim Sơn, rượu Lai Thành, tái dê, ngọc dương tửu, cá rô Tổng Trường (Hoa Lư), nem chua Yên Mạc, mắm tép Gia Viễn, cá chuối nướng Vân Long, nhất hưởng thiên kim (cơm cháy), rượu cần Nho Quan… Các món ăn đặc sản trên cũng là nguồn tài nguyên du lịch có giá trị. Hay nói một cách hình tượng, thì văn hoá ẩm thực như cái duyên, tô điểm cho môi trường du lịch hấp dẫn.

3.1.2. Tình hình phát triển du lịch tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2005 - 2013

Được sự quan tâm của Đảng và Chính phủ, với chính sách mở cửa của Nhà nước, sự phối hợp hỗ trợ của các cấp ngành, đoàn thể và sự cố gắng nỗ lực của cán bộ công nhân viên toàn ngành, du lịch Ninh Bình đã đạt được các kết quả tiến bộ đáng kể. Có thể điểm qua về kết quả kinh doanh du lịch những năm gần đây:

59


3.1.2.1. Thị trường khách du lịch

Giai đoạn 2000-2013, du lịch Ninh Bình đã có bước phát triển đáng kể, tốc độ tăng trưởng về khách du lịch đạt 19,2%/năm. Năm 2000 lượng khách du lịch đến Ninh Bình mới đạt 401.516 lượt khách thì đến năm 2013 đã đón được gần 4,4 triệu lượt khách (tăng gần 10 lần). Năm 2009, Ninh Bình đón gần 2.4 triệu lượt khách du lịch, tăng 26% so với năm 2008, trong đó khách quốc tế có 613.529 lượt, chiếm 25,7%. Số khách du lịch năm 2010 tăng 38,9% so với năm 2009, trong đó khách quốc tế 699.000 lượt, chiếm 21%. Với tỷ trọng khách quốc tế khá cao, cùng với sự gia tăng đột biến về khách nội địa trong những năm qua cho thấy Ninh Bình đang trở thành điểm đến hấp dẫn, thu hút ngày càng lớn lượng khách quốc tế và nội địa.

Các thị trường nổi bật đưa khách đến Ninh Bình trong giai đoạn này là Đài Loan, Nhật, Pháp, Mỹ, Anh, Hồng Kông, Thái Lan, Trung Quốc, tuy nhiên đang có sự chuyển hướng đến những thị trường tiềm năng là Nga, ý, Thuỵ Điển, Thụy Sỹ, Đan Mạch, Hà Lan.... Trong giai đoạn 2006 - 2010 thị trường Đài Loan chiếm trung bình 14,15% tổng số khách gửi đến Ninh Bình; thị trường Trung Quốc chiếm trung bình 11,2%; thị trường Mỹ chiếm trung bình 8,3 %; thị trường Pháp chiếm 7,7%; thị trường Nhật Chiếm 7%; thị trường Anh chiếm 3,3% ; thị trường Thái Lan chiếm 1,8%; thị trường Hồng Kông chiếm 1,7%; Việt Kiều chiếm trung bình 18,9%; còn lại là thị trường từ nhiều nơi khác đến.

3.1.2.2.. Hệ thống các nhà cung cấp

Tính 31/12/2013, toàn tỉnh có 276 cơ sở lưu trú du lịch với 91 khách sạn, 185 nhà nghỉ, nhà khách với tổng số 4.119 buồng ngủ, trong đó có 1 khách sạn đạt tiêu chuẩn 4 sao, 24 khách sạn đạt tiêu chuẩn 2 sao và 7 khách sạn đạt tiêu chuẩn 1 sao. Cơ sở lưu trú chủ yếu tập trung ở thành phố Ninh Bình (119 cơ sở), huyện Hoa Lư (24 cơ sở), thị xã Tam Điệp, huyện Nho Quan, Gia Viễn (18 cơ sở)... là những khu vực có tiềm năng và hoạt động du lịch tương đối phát triển. Nhìn chung cơ sở lưu trú trên địa bàn còn có quy mô nhỏ, dịch vụ và chất lượng phục vụ còn nhiều hạn chế, chưa đồng bộ và đa dạng; số cơ sở được thẩm định xếp hạng mới chỉ chiếm 14,3%.

Hệ thống quản lý và quy trình phục vụ chưa bài bản (trừ một số khách sạn liên doanh với nước ngoài), thiếu cán bộ và nhân viên có năng lực và kỹ năng nghiệp vụ cần thiết, nhân viên chưa được đào tạo đầy đủ nên chất lượng phục vụ không cao, năng suất lao động thấp....đánh giá chung thì các khách sạn ở Ninh Bình vẫn chưa có nhiều sản phẩm riêng biệt độc đáo, chưa tạo nên tính cách riêng về sản phẩm khách sạn Ninh Bình.

60


Hệ thống các cơ sở kinh doanh ăn uống phục vụ du lịch: Cùng với sự gia tăng nhanh của khách du lịch cũng như các cơ sở kinh doanh lưu trú, hệ thống các cơ sở ăn uống ở các địa phương trong cả nước cũng phát triển nhanh. Hầu hết các khách sạn, nhà nghỉ đều có các phòng ăn (Restaurant), quầy bar vv.. không những chỉ phục vụ cho khách nghỉ tại khách sạn mà còn phục vụ cả khách bên ngoài. Ở những cơ sở này, khách du lịch được thưởng thức đầy đủ các món ăn dân tộc, Âu, Á... với chất lượng cao, đảm bảo vệ sinh an toàn, vừa ăn uống khách du lịch có thể vừa được thưởng thức các làn điệu dân ca mang đậm đà bản sắc dân tộc. Đồ uống ở đây cũng rất đa dạng phong phú, có đầy đủ các loại rượu bia nổi tiếng trên thế giới... Tuy nhiên, giá cả ở đây thường cao hơn từ 2 -3 lần so với các nơi khác, nên đối tượng khách của các cơ sở này thường là người có thu nhập cao, hoặc khách đi du lịch theo tour trọn gói. Ngoài các cơ sở ăn uống nằm trong các khách sạn ra, các cơ sở ăn uống nằm ngoài khách sạn cũng phát triển mạnh và hầu như các thành phần kinh tế đều tham gia kinh doanh dịch vụ này. Chủng loại đồ ăn - thức uống ở đây cũng phong phú, chất lượng đa dạng, đáp ứng được nhu cầu không những cho nhiều loại đối tượng khách du lịch khác nhau mà còn cho cả nhân dân địa phương.

Vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm và đồ uống ở các cơ sở ăn uống trong thời gian gần đây cũng chưa được quan tâm thoả đáng. Mới chỉ có một số khách sạn lớn ở các thành phố có bộ phận y tế kiểm tra vệ sinh thực phẩm và đồ uống, đặc biệt là đồ uống pha chế, còn hầu hết các cơ sở ăn uống khác, vấn đề này còn đang bị buông lỏng. Nhiều trường hợp vệ sinh không đảm bảo đã ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ người tiêu dùng.

Hệ thống phương tiện vận chuyển khách du lịch: Thời gian qua du lịch Ninh Bình có bước phát triển nhanh, trong đó có sự đóng góp của các phương tiện vận chuyển cả về chủng loại, về số lượng và chất lượng, đó là:

- Về vận chuyển đường bộ: Phát triển nhanh cả về số lượng, chất lượng và chủng loại. Hầu hết các công ty vận chuyển khách du lịch đã đầu tư mới hàng loạt xe, góp phần nâng cao chất lượng phục vụ khách du lịch.

- Về vận chuyển đường thuỷ: Phát triển và đổi mới chậm hơn so với các loại hình vận chuyển khác, do đó việc vận chuyển khách du lịch bằng đường thuỷ còn rất hạn chế.

Các hoạt động dịch vụ phục vụ du lịch: Các khu du lịch, khu vui chơi giải trí, thể thao hiện nay là khâu yếu kém nhất của du lịch Ninh Bình. Tuy nhiên, trong

61


những năm gần đây với những cố gắng nỗ lực của ngành, một số khu du lịch quan trọng có ý nghĩa quốc gia và quốc tế đã đi vào hoạt động.

Các cơ sở vui chơi giải trí, thể thao với quy mô nhỏ, đơn giản cũng được phát triển trong mấy năm gần đây, trước mắt phần nào đã đáp ứng được nhu cầu cho khách du lịch và nhân dân địa phương.

3.1.2.3. Kết quả kinh doanh

Sự tăng trưởng của các dòng khách du lịch và mở rộng đầu tư kéo thu nhập du lịch cũng tăng theo. Năm 2000 du lịch Ninh Bình thu về 14,7 tỷ đồng. Năm 2010, tổng thu từ du lịch đạt 551,4 tỷ đồng, gấp 2,2 lần so với năm 2009. Năm 2013, doanh thu từ du lịch đạt 897,4 tỷ đồng, tăng 15,5% so với năm 2012 và tăng gần 60 lần so với năm 2000. Tuy nhiên, hiệu quả kinh tế du lịch chưa tương xứng, đóng góp còn khiêm tốn trong cơ cấu kinh tế của tỉnh, bởi phần lớn là khách đi trong ngày, hoặc lưu lại rất ngắn (trung bình từ 1,2 - 1,5 ngày) và chi tiêu ít (khách nội địa chi tiêu trung bình 400.000đ-600.000đ/ngày/khách; khách quốc tế 500.000đ-700.000đ/ngày/khách). Mặc dù vậy, sự tăng trưởng về thu nhập du lịch trong những năm gần đây (2009-2013) cho thấy sự vươn lên mạnh mẽ của kinh tế du lịch trong cơ cấu kinh tế địa phương. So với các tỉnh khác trong vùng đồng bằng sông Hồng và duyên hải đông bắc, tổng thu từ du lịch của Ninh Bình vươn lên đứng thứ 4 toàn vùng.

Bảng 3.1: Kết quả hoạt động kinh doanh của ngành du lịch Ninh Bình thời kỳ 2005 -2013


Năm

Nộp ngân sách NN (tỷ đồng)

Khách quốc tế

Khách nội

địa

Thu nhập từ

du lịch

Số lượng (nghìn

lượt)

Tốc độ

tăng trưởng (%)

Số lượng (nghìn

lượt)

Tốc độ tăng trưởng (%)

Tổng số (tỷ đồng)

Tốc độ

tăng trưởng (%)

2005

229

420,4

40,0

591,0

44,6

1.350

68,8

2006

400

485,6

15,5

777,8

31,6

2.500

85,2

2007

800

583,9

20,3

935,2

20,3

5.200

108,0

2008

780

567,0

-2,9

1.331,8

42,4

8.000

53,8

2009

740

613,5

8,2

1.774,7

33,2

9.500

18,75

2010

840

699,0

13,9

2.617,0

47,5

8.500

-10,5

2011

580

667,4

-4,5

2.932,6

12,1

14.000

64,7

2012

1.500

675,6

1,22

3.036,4

3,5

15.600

10,7

2013

1.500

521,5

-22,8

3.877,2

27,7

17.000

8,9

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 176 trang tài liệu này.

Vai trò của chính quyền địa phương cấp tỉnh trong phát triển du lịch bền vững tỉnh Ninh Bình - 9

Nguồn: SVHTTDLNB (2006-2013)

- Công suất sử dụng phòng khách sạn: Theo kết quả tính toán cho thấy các khách sạn liên doanh có sông suất sử dụng phòng khoảng 60 -70%, khách sạn quốc doanh khoảng 50 -55%, khách sạn ngoài quốc doanh khoảng 40 đến 45%.

62


Bảng 3.2: Công suất phòng khách sạn Trung bình cả nước 2006-2013

Đơn vị tính: %


Năm

2006

2007

2008

2009

2010

2011

2012

2013

C.Suất

70

65

69

67

55

64

65

54

Khách sạn liên doanh: 70

Khách sạn quốc doanh: 45 -65

Khách sạn tư nhân: 50

Nguồn: SVHTTDLNB (2006-2013)

- Số ngày khách lưu trú trung bình tại Ninh Bình: Đối với khách quốc tế, số ngày khách lưu trú trung bình ở Ninh Bình trong những năm qua ngày một tăng lên. Nếu như năm 2005 thời gian lưu trú trung bình của một khách du lịch quốc tế ở Ninh Bình đạt 1,2 ngày và đến năm 2013 con số này đã tăng lên 2,37 ngày. Tính chung, cả giai đoạn 2010 - 2013 khách quốc tế đến Ninh Bình trung bình một khách lưu lại ở mức ổn định 2,2 ngày. Đối với khách nội địa, phần đông khách du lịch đi trong ngày, tỷ lệ khách lưu trú thấp hoặc lưu trú ngắn ngày kéo theo hoạt động du lịch còn đơn điệu và chi tiêu của khách du lịch vì vậy thấp. Khách đến Ninh Bình chủ yếu là khách tham quan thắng cảnh, hệ sinh thái, khách du lịch văn hóa tâm linh. Tỷ trọng khách du lịch nghỉ dưỡng còn nhỏ, nhưng có tiềm năng tăng trưởng mạnh trong tương lai.

- Chi tiêu bình quân một ngày khách quốc tế 58 USD/ngày (năm 2013); cơ cấu chi tiêu của khách du lịch quốc tế trong chuyến đi được phân bổ như sau: chi phí cho ăn, ngủ và đồ uống là 75%, chi phí cho mua sắm là 4%; chi phí cho dịch vụ vui chơi giải trí là 3%, chi phí cho vận chuyển 5%; chi phí khác 13%. Sở dĩ khách du lịch chi tiêu cho việc mua sắm hàng hoá, vận chuyển và các dịch vụ khác còn hạn chế bởi vì các cơ sở kinh doanh du lịch cũng như các cơ sở sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ của Ninh Bình chưa có nhiều sản phẩm đặc sắc có chất lượng cao; chưa có nhiều điểm và trung tâm vui chơi giải trí tổng hợp; các dịch vụ bổ sung còn nghèo nàn; chưa tổ chức được các tour du lịch hấp dẫn. Điều đó cũng nói lên doanh thu đầu khách du lịch của Ninh Bình còn thấp.

3.2. HIỆN TRẠNG VAI TRÒ CỦA CHÍNH QUYỀN CẤP TỈNH TRONG PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG TỈNH NINH BÌNH

3.2.1. Vai trò của chính quyền địa phương cấp tỉnh trong xây dựng chiến lược phát triển du lịch bền vững tỉnh Ninh Bình

Căn cứ vào đặc điểm tài nguyên, sự phân bố của tài nguyên, nguồn lực phát triển du lịch, nhu cầu thị trường, định hướng phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và

63


chiến lược phát triển du lịch Việt Nam, từ năm 1995 tỉnh đã phối hợp với Viện Nghiên cứu phát triển du lịch - Tổng cục Du lịch Việt Nam quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Ninh Bình đến 2010. Đến năm 2007 tỉnh tiếp tục điều chỉnh bổ sung quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Ninh Bình đến 2010 và định hướng đến 2015 (VNCPTDL, 2007).

Nội dung bao quát của chiến lược, quy hoạch phát triển như sau:

- Về quan điểm phát triển, tỉnh chủ trương:

+ Tăng tốc, tạo sự đột phá trong phát triển du lịch địa phương.

+ Phát triển du lịch theo hướng bền vững trên cơ sở khai thác hợp lý tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ giữ gìn môi trường du lịch và bản sắc văn hóa dân tộc trong tỉnh.

+ Phát triển du lịch trên cơ sở khai thác sức mạnh của tất cả các thành phần kinh tế; tranh thủ nguồn lực từ bên trong, từ bên ngoài.

+ Phát triển du lịch trên cơ sở bảo đảm phù hợp liên ngành, liên vùng trong đó du lịch là ngành động lực.

+ Phát triển du lịch theo hướng công nghiệp hóa-hiện đại hóa, du lịch chất lượng cao, văn minh và hiệu quả KT-XH cao.

- Về mục tiêu, xác định các chỉ tiêu chủ yếu (theo điều chỉnh năm 2006) đến năm 2010 như sau:

+ Chỉ tiêu về GDP du lịch chiếm tỉ trọng 28% GDP toàn tỉnh (423 triệu USD/1506 triệu USD)

+ Các chỉ tiêu về khách du lịch: Đón được 3 triệu lượt khách, trong đó có 0,3- 0,5 triệu lượt khách quốc tế. Ngày lưu trú bình quân 3,8-4 ngày.

- Về định hướng phát triển loại hình du lịch và sản phẩm du lịch:

Định hướng chung là: Đa dạng hóa sản phẩm du lịch, nâng cao chất lượng, gia tăng khả năng thu hút khách.

Các loại hình sản phẩm được chọn, gồm 6 loại hình là: 1. Du lịch nghỉ dưỡng;

2. Du lịch sinh thái; 3. Du lịch tham quan; 4. Du lịch thể thao; 5. Du lịch vui chơi giải trí; 6. Du lịch hội nghị - hội thảo.

Để đảm bảo cho lựa chọn loại hình trên, tỉnh đã đề ra 10 nhóm biện pháp. Đáng lưu ý là các biện pháp: Điều tra đánh giá chính xác hiện trạng về tài nguyên, phân loại hệ thống dịch vụ, khách sạn để phát hiện các tiềm năng chưa khai thác, các yếu kém của hệ thống hiện tại nhằm có kế hoạch khắc phục; Khuyến khích đầu tư phát triển các loại hình vui chơi, giải trí; Quy hoạch làng văn hóa các dân tộc, các điểm khai thác ca múa nhạc, phong tục đặc sắc của các dân tộc Tây Nguyên; Phân

Xem tất cả 176 trang.

Ngày đăng: 16/03/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí