Tiềm Năng, Các Nguồn Lực Và Tình Hình Phát Triển Du Lịch Tỉnh Ninh Bình

48


Chương 3

THỰC TRẠNG VAI TRÒ CỦA CHÍNH QUYỀN CẤP TỈNH TRONG PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG TỈNH NINH BÌNH

3.1. TIỀM NĂNG, CÁC NGUỒN LỰC VÀ TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH NINH BÌNH

3.1.1. Tiềm năng và các nguồn lực phát triển du lịch Ninh Bình

3.1.1.1. Điều kiện tự nhiên

- Vị trí địa lý: Ninh Bình có diện tích 1.390,11 km², nằm ở cực nam Đồng bằng Bắc Bộ, có tọa độ địa lý từ 19050’ đến 20027’ vĩ độ Bắc và 105032’ đến 106033 kinh độ Đông. Về mặt hành chính, Ninh Bình có 8 đơn vị hành chính bao gồm: thành phố Ninh Bình - là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa - xã hội của tỉnh; thị xã Tam Điệp và 6 huyện: Yên Mô, Yên Khánh, Kim Sơn, Gia Viễn, Hoa Lư và Nho Quan. Ninh Bình cách Hà Nội 93 km về phía Nam trên trục quốc lộ 1A và đường sắt xuyên suốt Bắc - Nam, cả hai trục đường ôtô và đường sắt chạy xuyên suốt Bắc - Nam đều qua đây (với hai nút giao thông chính là thành phố Ninh Bình và thị xã Tam Điệp).

Sơ đồ 3 1 Bản đồ du lịch tỉnh Ninh Bình Địa hình Ninh Bình có địa hình 1

Sơ đồ 3.1: Bản đồ du lịch tỉnh Ninh Bình

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 176 trang tài liệu này.

- Địa hình: Ninh Bình có địa hình đa dạng, vừa có đồng bằng, đồi núi, nửa đồi

49


núi và vùng ven biển. Sự phân hóa về địa hình, đặc biệt là sự xuất hiện của dạng địa hình đặc biệt karst đã làm cho địa hình trở thành tài nguyên quan trọng cho Ninh Bình trong phát triển các loại hình du lịch. Điển hình trong số đó phải kể đến khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Vân Long, khu du lịch Tam Cốc - Bích Động, khu du lịch sinh thái Tràng An...

- Khí hậu: Ninh Bình thuộc vùng tiểu khí hậu của đồng bằng sông Hồng, ngoài ảnh hưởng sâu sắc của gió mùa Đông Bắc, Đông Nam, còn chịu ảnh hưởng của khí hậu ven biển, khí hậu rừng núi và nửa rừng núi. Thời tiết trong năm chia làm hai mùa khá rõ rệt: mùa khô từ tháng 11 - 12 năm trước đến tháng 4 năm sau; mùa mưa từ tháng 5 - tháng 10. Nhiệt độ trung bình hàng năm là 24,20C. Số giờ nắng trung bình mỗi tháng là 117,3 giờ. Tổng nhiệt độ năm đạt tới trị số trên 8.5000C. Độ ẩm trung bình hàng năm là 83% và có sự chênh lệch không nhiều giữa các tháng trong năm: tháng 2 cao nhất là 89%, tháng 11 thấp nhất là 75%; giữa các vùng chênh lệch nhau trên dưới 1%. Lượng mưa rơi trung bình toàn tỉnh đạt từ 1.860 - 1.950 mm, phân bố tương đối đồng đều trên toàn bộ lãnh thổ của tỉnh. Trung bình một năm có 125 - 127 ngày mưa. Lượng mưa trung bình mỗi tháng là

238,8 mm; tháng 9 cao nhất là 816 mm, tháng 1 thấp nhất là 8,5 mm. Lượng mưa phân bổ không đều trong năm, thường tập trung vào các tháng từ tháng 5 đến tháng 10 và chiếm từ 86 - 91% tổng lượng mưa trong năm. Như vậy có thể thấy, thời gian thuận lợi nhất cho hoạt động du lịch trên địa bàn tỉnh kéo dài từ tháng 2 đến tháng 5 và từ tháng 8 đến tháng 12 hàng năm. Đây là thời gian không quá khô nóng, cũng như không có mưa nhiều.

- Thuỷ văn: Ninh Bình có nhiều sông và đầm hồ. Hàng năm, hệ thống sông ngòi ở Ninh Bình được nuôi dưỡng bằng nguồn nước mưa dồi dào, tạo nên lượng dòng chảy tương đối phong phú (khoảng 30 l/s/km2). Mật độ mạng lưới sông ngòi khoảng 0,6-0,9 km/km2.

- Sinh vật: Thảm thực vật rừng phong phú, tập trung ở Vườn quốc gia Cúc Phương. Rừng Cúc Phương thuộc loại rừng mưa nhiệt đới điển hình với cấu trúc thảm thực vật nhiều tầng (tới 5 tầng, tầng vượt tán có những cây cao 40-50m), phong phú về thành phần loài. Đây còn là nơi gặp gỡ của các loài thực vật dễ di thực từ vùng nhiệt đới khô như Ấn Độ, Miến Điện tới. Một số loài thực vật điển hình là chò xanh (Terminalia Mgriocarpa), cây lê (brassaiopsis cucphalobgensis thuộc họ Araliacsae), cây chân chim (Schefflera globulihera thuộc họ Araliacsae). Động vật ở Cúc Phương cũng rất phong phú. Hiện đã phát hiện được 233 loài động

50


vật có xương sống, nhiều loài chim và 24 bộ côn trùng trong số 30 bộ côn trùng thường gặp ở nước ta. Đặc biệt có những loại quý hiếm như Phượng hoàng đất ở Tràng An, Vọoc mông trắng ở Vân long...

- Đất đai: Ninh Bình có tổng diện tích tự nhiên là 139.011 ha, trong đó đất cho sản xuất nông nghiệp là 61.959 ha (chiếm 44,57% diện tích tự nhiên), đất lâm nghiệp 27.644 ha (chiếm 19,89% diện tích tự nhiên), đất chuyên dùng 15.197 ha (chiếm 10,93% diện tích tự nhiên), đất khu dân cư 5.346 ha (chiếm 3,85% diện tích tự nhiên) và đất chưa sử dụng 17.094 ha (chiếm 12,3% diện tích tự nhiên).

- Tài nguyên khoáng sản: Đá vôi với trữ lượng hàng chục tỷ m3, chất lượng

tốt, đất sét, tài nguyên nước khoáng,... các tài nguyên khác như cát xây dựng, sét gốm sứ, sét ximăng, gạch ngói trữ lượng nhỏ, phân bố rải rác ven vùng đồi núi thấp ven thị xã Tam Điệp, Gia Viễn, Yên Mô. Bên cạnh đó, Ninh Bình còn nằm gần các nguồn năng lượng lớn của quốc gia ở miền Bắc như: bể than Quảng Ninh; thuỷ điện Hoà Bình; Nhiệt điện Phả Lại... giúp cho Ninh Bình thoả mãn các nhu cầu về than, điện phục vụ cho phát triển sản xuất cũng như nhu cầu dân sinh.

3.1.1.2. Điều kiện dân cư, kinh tế - xã hội

- Đặc điểm dân cư, dân tộc: Dân số Ninh Bình hiện có 926.995 người (năm 2013), chiếm 4,54% dân số vùng đồng bằng sông Hồng và 1,03% dân số của cả nước. Trong tổng dân số của tỉnh có 49,9% là nam, 50,1% là nữ; dân số thành thị chiếm 19,48%, dân số nông thôn chiếm 80,52%. Mật độ dân số chung toàn tỉnh là 673 người/km2, cao nhất là TP.Ninh Bình 2.467 người/km2 và huyện Yên Khánh 987 người/km2; thấp nhấp là huyện Nho Quan 331 người/km2. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên những năm gần đây có xu hướng giảm nhưng vẫn ở mức cao, năm 2000 là 1,02% đến năm 2013 giảm xuống còn 0,672% (mức bình quân cả nước là 1,2%). Cộng đồng các dân tộc đang sống trong tỉnh gồm có: dân tộc Kinh trên 98,2% ; dân tộc Mường chiếm 1,7% ; các dân tộc như Tày, Nùng, Thái, Hoa, Hmong, Dao,... mỗi dân tộc có từ trên một chục đến hơn một trăm người.

- Điều kiện kinh tế - xã hội : Trong những năm gần đây kinh tế Ninh Bình liên tục tăng trưởng ở mức 2 con số, Năm 2005 chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh xếp thứ 41/42, năm 2006 vươn lên xếp thứ 18/64, năm 2007 xếp thứ 24/64, năm 2008 xếp 23/63, năm 2009 xếp 32/63, năm 2010 xếp thứ 11/63, năm 2011 xếp thứ 21/63, năm 2013 xếp thứ 28/63. Ninh Bình là một trong những tỉnh thu hút vốn đầu tư nước ngoài lớn của Việt Nam; thu ngân sách năm 2013 đạt 2.825 tỷ đồng, là tỉnh thứ 26/64 đạt mức thu trên 1000 tỷ. Trong khi diện tích và dân số tỉnh chỉ đứng thứ

51


56/64 và 43/64. Cơ cấu kinh tế trong GDP năm 2013: Công nghiệp - xây dựng: 43,35%; Nông, lâm - ngư nghiệp: 17,04%; Dịch vụ: 42,58%.

Ninh Bình có tiềm năng và thế mạnh phát triển công nghiệp vật liệu xây dựng với số lượng nhà máy sản xuất xi măng nhiều trong đó nổi bật là các doanh nghiệp xi măng The Vissai, xi măng Hệ Dưỡng (công suất 3,6 triệu tấn/năm), xi măng Tam Điệp, xi măng Phú Sơn, xi măng Duyên Hà (công suất 0,6 triệu tấn/năm), xi măng Hướng Dương (công suất 2 triệu tấn/năm).v.v. Sản phẩm chủ lực của địa phương là xi măng, đá, thép, vôi, gạch .v.v.

Tính đến năm 2013, Ninh Bình có 7 khu công nghiệp, gồm: Gián Khẩu, Ninh Phúc, Tam Điệp, Phúc Sơn, Sơn Hà, Xích Thổ và Khánh Cư, 22 cụm công nghiệp với diện tích 880 ha. Nghề thủ công truyền thống địa phương có: thêu ren ở Hoa Lư, dệt chiếu và làm hàng cói mỹ nghệ ở Kim Sơn, Yên Khánh..., đan lát mây tre ở Gia Viễn, Nho Quan, sản xuất đồ đá mỹ nghệ ở Ninh Vân (Hoa Lư). Về thu hút đầu tư, tỉnh hiện có những dự án công nghiệp với mức đầu tư lớn đang được triển khai xây dựng như: Nhà máy phân đạm công suất 56 vạn tấn/năm, nhà máy sản xuất phụ tùng động cơ tàu thuỷ Vinashin với vốn đầu tư

1.200 tỷ đồng, nhà máy sản xuất sôđa đầu tư 1.300 tỷ, nhà máy sản xuất phôi thép Ninh Bình đầu tư 560 tỷ đồng.

Ninh Bình có lợi thế phát triển ngành nông nghiệp đa dạng nhiều thành phần. Các vùng chuyên canh nông nghiệp chính của tỉnh: vùng Đồng Giao Tam Điệp chuyên trồng cây công nghiệp như cây dứa thơm; vùng Kim Sơn trồng cây cói làm chiếu, hàng mỹ nghệ, nuôi tôm sú, hải sản; vùng Ninh Phúc, Ninh Sơn trồng hoa và rau sạch. Lĩnh vực nuôi thuỷ sản phát triển khá ổn định, nhất là ở khu vực nuôi thả thuỷ sản nước ngọt.

Nguồn lao động của Ninh Bình khá đông đảo, được đào tạo tương đối cơ bản; ngày càng được bổ sung lực lượng lao động trẻ có kiến thức văn hoá và trình độ chuyên môn, có khả năng tiếp thu các tiến bộ khoa học kỹ thuật, đáp ứng yêu cầu của công cuộc đổi mới kinh tế - xã hội trên địa bàn của tỉnh.

Giáo dục và đào tạo đã được công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục THCS từ tháng 12/2002; 100% số xã, phường, thị trấn trong tỉnh có trường học cao tầng, kiên cố.

Tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội và khối đại đoàn kết dân tộc được giữ vững và ổn định; hệ thống Đảng, Chính quyền, các Đoàn thể nhân dân tiếp tục được xây dựng và hoạt động có hiệu quả.

52


3.1.1.3. Hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch

- Hệ thống giao thông: Mạng lưới giao thông trên địa bàn tỉnh Ninh Bình trong những năm gần đây đã được xây dựng tương đối hợp lý, rộng khắp toàn tỉnh, do vậy việc đi lại rất thuận tiện, nhanh chóng. Các tuyến đường từ tỉnh xuống huyện được nâng cấp rải nhựa ô tô đi đến 100% số xã phường. Mạng lưới giao thông của Tỉnh phân bố tương đối đều: đường sắt, đường bộ, đường thủy…

Ninh Bình là địa phương nằm trên tuyến đường sắt quốc gia Bắc - Nam, đây là tuyến đường sắt đóng góp một phần rất lớn trong quá trình phát triển kinh tế, xã hội của Tỉnh với các địa phương khác trong vùng và trên toàn quốc. Toàn tỉnh Ninh Bình có 4 ga là: ga Ghềnh, ga Đồng Dao, ga Cầu Yên và ga Ninh Bình.

Ninh Bình có 22 sông, kênh có thể khai thác vận tải thủy với tổng chiều dài 387,3 km. Mật độ sông là 27,3 km/km2.

- Hệ thống cấp điện: Mạng lưới điện trong tỉnh đã được xây dựng với tổng chiều dài các đoạn đường dây trung cao áp là 770km. Hiện nay, tỉnh có 1 nhà máy nhiệt điện và 4 trạm điện phân phối. Nguồn điện hiện nay bao gồm cả mạng lưới điện phân phối về cơ bản có thể đáp ứng cho nhu cầu sản xuất và sinh hoạt.

- Hệ thống cấp thoát nước và vệ sinh môi trường: Trong những năm gần đây tỉnh Ninh Bình đã từng bước phát triển đảm bảo cung cấp nước sinh hoạt cho vùng đô thị (thành phố Ninh Bình, thị xã Tam Điệp và các thị trấn huyện lỵ). Chất lượng, nguồn nước đảm bảo vệ sinh đủ tiêu chuẩn cần thiết để sử dụng cho ăn uống và sinh hoạt.

Mạng lưới thoát nước thải sinh hoạt tại các đô thị của Tỉnh sử dụng hệ thống thoát chung (cho cả nước mưa và nước thải sinh hoạt). Nhìn chung các tuyến thoát nước đều hoạt động tốt nhưng do mật độ còn quá thấp chưa đáp ứng được nhu cầu nên ảnh hưởng không ít đến môi trường đô thị.

- Hệ thống bưu chính viễn thông: Mạng lưới thông tin liên lạc đã phủ kín cả tỉnh với hệ thống tổng đài điện tử số hiện đại của bưu điện trung tâm tỉnh và bưu điện của tất cả huyện thị xã, hệ thống thông tin viễn thông vi ba, cáp quang Bắc - Nam chạy qua đảm bảo cho liên lạc nhanh chóng, thuận tiện giữa Ninh Bình với các địa phương, các vùng trong nước và liên lạc quốc tế.

- Hệ thống dịch vụ tài chính, ngân hàng: Các cơ sở dịch vụ về tài chính, ngân hàng của Ninh Bình đang ngày càng đáp ứng tốt hơn nhu cầu về vốn cho sản xuất-kinh doanh, đáp ứng tốt hơn các công tác thanh toán, trao đổi hàng hoá-dịch vụ; phục vụ kịp thời cho công tác lãnh đạo, quản lý của các cấp, các ngành; góp phần tích cực cho phát triển kinh tế, cải thiện đời sống nhân dân trong tỉnh.

53


3.1.1.4. Tài nguyên du lịch tự nhiên

Khó có nơi nào được thiên nhiên ưu ái ban tặng cho nhiều thắng cảnh hữu tình như Ninh Bình. Đặc điểm về địa hình kết hợp với các thành phần tự nhiên khác như hệ thống thủy văn, lớp phủ thực vật... đã tạo cho Ninh Bình tiềm năng du lịch đa dạng và phong phú. Thiên nhiên đã ban tặng cho vùng đất này nhiều danh lam thắng cảnh kỳ thú, nhiều hang động nổi tiếng: Quần thể danh thắng Tràng An đã được UNESSCO công nhận là Di sản văn hoá và thiên nhiên thế giới, đây là di sản hỗn hợp đầu tiên của Việt Nam và cả Đông nam Á; Vườn quốc gia Cúc Phương với hệ động thực vật phong phú; Khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Vân Long với đa dạng sinh học, nhiều loài động thực vật được ghi vào Sách đỏ Việt Nam; khu du lịch sinh thái hồ Yên Thắng - Yên Đồng - động Mã Tiên với cảnh quan đặc sắc; Vùng ven biển Kim Sơn - một bộ phận của Khu dự trữ sinh quyển châu thổ sông Hồng chứa đựng những hoạt động kiến tạo địa chất và đa dạng sinh học có giá trị nổi bật toàn cầu… Đây là tiền đề quan trọng cho việc phát triển nhiều loại hình du lịch hấp dẫn như du lịch sinh thái, du lịch vui chơi giải trí, du lịch chữa bệnh, du lịch mạo hiểm, du lịch tham quan… Một số tài nguyên du lịch tự nhiên tiêu biểu như:

(1) Quần thể hang động Tràng An: Nằm ở thôn Tràng An, xã Trường Yên, huyện Hoa Lư, cách cố đô Hoa Lư khoảng 4km về phía Nam, diện tích trên 1.961 ha, với những dải đá vôi, các thung lũng và những dòng sông ngòi đan xen vào nhau tạo nên một không gian huyền ảo và thơ mộng. Với 48 hang xuyên thuỷ động, đây là quần thể hang động có một không hai ở Việt Nam.

(2) Vườn quốc gia Cúc Phương (huyện Nho Quan): Vườn quốc gia Cúc Phương được thành lập vào 7/7/1962, có diện tích 22.200 ha, trong đó 1/2 là núi đá vôi cao từ 300 đến 648m so với mặt biển. Đây là vườn quốc gia đầu tiên của Việt Nam. Vườn có hệ động thực vật phong phú, đa dạng. Hiện nay, vườn quốc gia Cúc Phương đã trở thành một trung tâm cung cấp các loài thực vật quý hiếm, có giá trị kinh tế cao phục vụ cho các chương trình trồng rừng trong khu vực và trên cả nước. Đến Cúc Phương đẹp nhất vào mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4. Một khu rừng nguyên sinh với hệ sinh thái rừng nhiệt đới đa dạng, phong phú được bảo vệ nghiêm ngặt.

(3) Khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Vân Long: Khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Vân Long là khu bảo tồn sinh cảnh đặc trưng cho hệ sinh thái núi đá ngập nước có diện tích lớn nhất ở vùng đồng bằng sông Hồng (khoảng 2.643 ha).

54


Đây cũng là nơi khoanh vùng bảo vệ loài Voọc quần đùi trắng - một loài linh trưởng quý hiếm đã được ghi trong Sách đỏ thế giới. Vân Long là một vùng đất còn ít được khám phá với cảnh quan đặc biệt hấp dẫn.

(4) Tam Cốc: Tam Cốc nghĩa là ba hang: hang Cả, hang Hai và hang Ba ở thôn Văn Lâm, xã Ninh Hải, huyện Hoa Lư. Du khách vào thăm Tam Cốc chỉ có một con đường thủy duy nhất, vào ra mất khoảng hơn 1 giờ đồng hồ. Lúc thuyền luồn vào ba hang, du khách sẽ cảm nhận được làn không khí trong lành, mát lạnh của hương đồng gió nội. Thạch nhũ từ trần hang rủ xuống lô nhô óng ánh như những khối châu ngọc kỳ ảo.

(5) Động Địch Lộng: Động thuộc xã Gia Thanh, huyện Gia Viễn, được nhân dân phát hiện từ năm 1739. Động Địch Lộng còn có tên khác là động Nham Sơn. Cảnh đẹp của Địch Lộng được vua Minh Mạng ban tặng cho 5 chữ khi đến thăm nơi đây - “Nam thiên đệ tam động” (Động đẹp thứ 3 trời Nam).

(6) Động Tiên: Động Tiên còn có tên gọi khác là động Móc, ở thôn Đam Khê, xã Ninh Hải, huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình, cách Bích Động gần 1km. Động gồm có ba hang lớn, rộng, và cao vời vợi. Đến thăm động Tiên, du khách sẽ như lạc bước vào chốn bồng lai, tiên cảnh, được khám phá và hoà mình vào khung cảnh tự nhiên kỳ thú.

(7) Đèo Tam Điệp: Đèo Tam Điệp còn có tên là đèo Ba Dội đã đi vào trong thơ ca của bà chúa thơ Nôm Hồ Xuân Hương. Đèo thuộc thị xã Tam Điệp. Nơi đây có 3 dãy núi đá vôi chạy suốt từ Hòa Bình về, ăn ra biển Đông theo hướng Tây Bắc

- Đông Nam. Chỗ núi đá hạ thấp xuống gọi là Đèo. Vì có ba đèo liền nhau nên gọi là Tam Điệp. Đèo Tam Điệp không chỉ là một thắng cảnh mà còn là một di tích lịch sử nổi tiếng đã đi vào lịch sử, đi vào thơ văn của các thi nhân xưa và nay.

(9) Suối nước nóng Kênh Gà: Suối nước nóng mặn Kênh Gà thuộc thôn Kênh Gà, xã Gia Thịnh, huyện Gia Viễn. Núi Kênh Gà trông xa như hình một con lạc đà đang đi, nơi đây có một nguồn nước suối nóng mặn, vì thế suối có tên là Kênh Gà. Nước khoáng Kênh Gà là một trong số rất ít mỏ nước khoáng lộ thiên ở nước ta có giá trị to lớn trong y học để phòng và chữa bệnh.

(10) Động Vân Trình: Động Vân Trình rộng gần 3.500m2, là một động lớn

nhất và đẹp nhất của tỉnh Ninh Bình, sánh ngang với động Thiên Cung ở Vịnh Hạ Long (Quảng Ninh). Động Vân Trình còn giữ nguyên được nét đẹp trinh nguyên, tinh khiết của đá. Du khách đến đây không cần phải tưởng tượng về chốn bồng lai tiên cảnh, mà chính hang đã là cảnh thần tiên hiện giữa cõi trần.

55


(11) Động Sinh Dược (thuộc thôn Xuân Trì, xã Gia Sinh, huyện Gia Viễn): Đây là một động xuyên thủy dài gần 2km. Du khách sẽ bị cuốn hút bởi vẻ đẹp kỳ ảo của động và không thể khám phá hết cái thế giới kỳ thú này chỉ thông qua một chuyến đi.

(12) Động Hoa Lư: Động Hoa Lư còn gọi là Thung Lau, thuộc thôn Mai Phương xã Gia Hưng huyện Gia Viễn. Đây là căn cứ ban đầu của Đinh Bộ Lĩnh. Khi theo mẹ về quê, lúc đầu ở cạnh đền Sơn Thần (Gia Thủy, Nho Quan gần đó) Đinh Bộ Lĩnh đã cùng lũ trẻ chăn trâu lấy hoa lau làm cờ tập trận cờ lau tại động Hoa Lư.

(13) Hồ Đồng Chương: Một hồ nước trong nằm giữa hai xã Phú Lộc và Phú Long, huyện Nho Quan có tên gọi là Đồng Chương. Du khách đến đây sẽ thấy được vẻ đẹp hòa quyện của thiên nhiên và con người nơi đây, vì thế Đồng Chương được ví như “Đà Lạt” của Ninh Bình.

(14) Hồ Đồng Thái: Hồ Đồng Thái thuộc địa bàn hai xã Đông Sơn (Thị xã Tam Điệp) và Yên Đồng (huyện Yên Mô) có diện tích rộng hơn 380ha được bao bọc bởi dãy núi Tam Điệp hùng vĩ và con đê trải dài hơn 10 km. Hồ có trữ lượng hơn 8.000.000m3 nước với không chỉ phục vụ cho tưới tiêu nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản mà còn là một điểm du lịch sinh thái lý tưởng.

(15) Núi chùa Bái Đính (xã Gia Sinh, huyện Gia viễn): Núi Bái Đính hiện còn giữ được nét nguyên sơ của núi rừng xa xưa, cây cối tươi tốt, có nhiều cây cao to bao phủ núi non, xanh mướt một màu dịu mát. Hiện nay khu núi chùa Bái Đính được UBND tỉnh phê duyệt quy hoạch 390 ha. Đây là ngôi chùa nổi tiếng với nhiều kỷ lục châu Á và khu vực: Tượng phật bằng đồng dát vàng lớn nhất châu Á; Tượng phật Di lặc bằng đồng lớn nhất Đông Nam Á; Chuông đồng lớn nhất Việt Nam; Khu chùa rộng nhất Việt Nam; Khu chùa có hành lang La Hán dài nhất châu Á; Khu chùa có nhiều tượng La Hán nhất Việt Nam; Khu chùa có giếng ngọc lớn nhất Việt Nam; Khu chùa có số cây bồ đề nhiều nhất Việt Nam.

(16) Núi Dục Thúy (núi Non Nước): Núi Dục Thúy (hay còn gọi là núi Non Nước), tạo nên vẻ huyền diệu, sơn thủy hữu tình ngay tại trung tâm thành phố Ninh Bình. Núi cao khoảng gần 70m, đỉnh tương đối bằng phẳng. Thế núi như muốn nhô ra để soi trọn mình trên dòng sông Đáy, tạo thành một mái hiên hình vòm cuốn, đổ bóng che rợp một khoảng sông có chiều dài gần 50m. Núi còn có một số tên gọi khác như Băng Sơn, Lạc Sơn, Lạc Thủy, Sơn Thủy, Hộ Thành Sơn, Thanh Hoa Ngoại Trấn Sơn, Trấn Hải Đài, Dục Thúy Sơn Hải Khẩu...

(17) Hệ sinh thái vùng ven biển Kim Sơn: Với 18 km đường bờ biển nơi có

Xem tất cả 176 trang.

Ngày đăng: 16/03/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí